Sư đòi ôtô, cả làng nháo nhác
13:51pm, 20/07/2014
Đất Việt - Ngày 18/7/2014, sư Thích Minh Phượng ủy quyền cho một người trong làng để về đưa chiếc ô tô của mình đang trong khuôn viên chùa đi, khiến cả làng Chàng Sơn nổi giận.
Cuộc họp lạ lùng lúc chập tối
Đất Việt - Ngày 18/7/2014, sư Thích Minh Phượng ủy quyền cho một người trong làng để về đưa chiếc ô tô của mình đang trong khuôn viên chùa đi, khiến cả làng Chàng Sơn nổi giận.
Cuộc họp lạ lùng lúc chập tối
Từ
tháng 10/2013, sư Thích Minh Phượng, trụ trì chùa Chân Long (xã Chàng
Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) bị người dân phát giác sử dụng bức tượng
có 90% giống chân dung mình để đưa vào chùa đặt vào vị trí tượng Phật
Hoàng Trần Nhân Tông. Sau đó, vị sư này đã bỏ đi khỏi ngôi chùa.
Kể
từ đó, ngôi chùa rơi vào cảnh không có trụ trì. Nhân dân được sự đồng ý
của chính quyền xã đã tự lập một ban quản lý di tích và một ban hộ tự
mới vào tháng 12/2013 để trông nom ngôi chùa và phụ trách việc hương
khói, hoạt động tín ngưỡng của người dân nơi đây. Những tài sản của sư
Phượng trong phòng riêng, đặc biệt là chiếc ô tô để trong khuôn viên của
chùa đều được niêm phong khóa kín.
Biểu ngữ của người dân phản đối sư Phượng dán đầy cổng chùa, bên trong sân chùa, nhân dân tập trung.
Tuy nhiên, ngày 18/7/2014, sư Phượng ủy quyền cho ông Chu Văn Hoa (người làng Chàng Sơn) về lấy chiếc ô tô của mình ra khỏi chùa. Giấy ủy quyền này được Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn ký tên đóng dấu.
Trước đó, tối ngày 17/7/2014, đại diện
chính quyền xã đã tổ chức một cuộc họp nóng với đại diện nhân dân và ban
hộ tự, ban quản lý di tích mới. Theo đó, chính quyền xã thông báo cho
nhân dân về việc có sự ủy quyền đó và mong muốn người dân hợp tác. Tuy
nhiên không nhận được sự đồng ý. Cuộc họp lạ lung lúc chập tối này không
có biên bản giữa cá bên.
Cả làng trông... xe ô tô
Sáng
ngày 18/7/2014, như dự kiến, ông Chu Văn Hoa thuê xe cứu hộ về làng với
mục đích đưa chiếc xe này ra khỏi chùa, nhưng vấp phải sự phản đối
quyết liệt từ phía người dân xã Chàng Sơn, xe cứu hộ buộc phải đỗ ở trạm
xá.
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã tập trung trong khuôn viên và xung quanh chùa, các camera được người dân đầu tư hoạt động hết công suất để chặn “vị được ủy quyền” về lấy xe ô tô mang đi.
Nhân dân tập trung trong chùa để bảo vệ xe ô tô.
Sở dĩ người dân không cho mang chiếc xe này đi, theo lời anh Nguyễn Duy Khải – Ban quản lý di tích chùa Chàng Sơn cho biết: “Chúng tôi biết việc ủy quyền của sư Phượng cho ông Hoa là đúng pháp luật. Chúng tôi tôn trọng pháp luật nhưng pháp luật phải bình đẳng. Nếu như một lá đơn ủy quyền của ông Phượng được chính quyền xã chấp thuận, vậy tại sao hàng trăm lá đơn chúng tôi gửi đi bao nhiêu năm nay không lá đơn nào được giải quyết?”
Ông Khải bày tỏ nguyện vọng: “Nhân dân Chàng Sơn chỉ muốn sư Phượng về chùa, làm rõ xem số tiền mua chiếc xe ô tô này từ đâu? Nếu ông ấy chứng minh được là tài sản cá nhân, mua bằng tiền của ông ấy, thì sẽ chẳng ai cấm ông ấy mang chiếc xe đi cả. Nhưng nếu như ông ấy mua bằng tiền công đức của chùa thì phải trả lại cho chùa. Không thể nào có thể chiếm dụng như thế được.
Tiếp đó, vì sao khi chúng tôi hỏi về trách nhiệm của cơ quan quản lý thế nào, thì xã đẩy lên huyện, UBND huyện bảo cái này thuộc trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo Thạch Thất, nhưng bây giờ lại ký đơn cho ông Hoa được ủy quyền về lấy xe. Chúng tôi không thấy thỏa đáng.”
.
Dòng người ngăn cản đại diện của sư Phượng về lấy xe.
Bà Nguyễn Thị Gia, trưởng ban hộ tự mới của chùa cho biết: “Chỉ riêng đợt Tết Nguyên Đán, số tiền công đức đã lên tới 220 triệu đồng. Chúng tôi đều gửi vào ngân hàng, có sổ sách đàng hoàng, đang xin ý kiến xã để tu sửa lại cổng tam quan của ngôi chùa đã quá xuống cấp. Vậy thử hỏi trong bao nhiêu năm sư Phượng trụ trì, chùa chẳng có gì thay đổi, thậm chí còn mất tượng cổ, mất bát hương cổ. Chúng tôi cần một lời giải thích.”
Đến khoảng 10h sáng cùng ngày, một cán bộ công an huyện tên Nguyễn Văn Long về hiện trường. Ông Long cho biết thấy người dân đang tập trung gây mất trật tự nên về địa bàn để… nắm tình hình.
Đến gần trưa, vị cán bộ này rời đi. Chiều cùng ngày, người dân vẫn tập trung khoảng hơn trăm người với sự cảnh giác cao độ, dốc toàn sức để bảo vệ cái nhà để xe.
.
______________
Tễu: Bác nào về thăm Chàng Sơn, thì tiện thể sang ngay làng giáp bên cạnh là làng Hữu Bằng thăm luôn sư Huyền "chụ chì" của chùa làng. Sư Huyền bị dân làng cấm bước chân lên chùa. Đã mấy năm nay sư chỉ ở nhà tăng phía sau chùa, được ngăn với chùa bằng tường cao. Dân làng, Chính quyền Xã, Huyện đuổi sư đi mà chưa đuổi được.
Giờ thì toàn sư hổ mang ăn mắm tôm, thịt chó thôi. Họ coi đây cũng là một nghề kinh doanh thôi mà!
Trả lờiXóaĐúng là có những người đi tu nhưng chưa đắc đạo. Nhưng ở đời vẫn còn có rất nhiều các vị chân tu. Nói như thế là phạm tội vọng ngữ rồi.
XóaTôi không phải là tín đồ phật giáo . Bạn nói như thết là : vơ đũa cả nắm . Ta chỉ phê phán vị sư nào không đàng hoàng mà thôi .
XóaNhớ câu
Trả lờiXóa"Đất vua chùa làng".
Thời mạt pháp, mạt vận cả rồi > Ôi ! Nếu như một lá đơn ủy quyền của ông Phượng được chính quyền xã chấp thuận, vậy tại sao hàng trăm lá đơn chúng tôi gửi đi bao nhiêu năm nay không lá đơn nào được giải quyết?”. Chánh quyền ở về phía sư hổ mang rồi ạ !
Trả lờiXóakhông biết sư này có bao nhiêu năm tuổi đảng
Trả lờiXóaỞ VN có chuyện rất lạ là, rất nhiều nhà sư trụ trì sắm được xe ô tô hoặc xe máy xịn. Không khó gì để xác định được tiền mua xe đó ở đâu mà ra. Còn nhớ cách đây vài ba năm, có một vị sư sau khi qua đời, người ta phát hiện có nhiều sổ tiết kiệm với số tiền hàng trăm nghìn đô la.
Trả lờiXóaVì vậy bà con Chàng Sơn hãy kiên quyết làm sáng tỏ vụ việc để trả lại công bằng cho bà con và các phật tử chân chính. Chính quyền các cấp cũng phải giúp bà con chứ không được bao che.
Phật Tổ rời bỏ VN rồi. Nếu Ngài có ở đây, dân đâu đến nỗi khổ nhục, chìm đắm trong bể khổ. Mong Ngài thương xót chúng sanh Việt mà quay lại... Nam mô...
Trả lờiXóaBác nói như này là chưa hiểu Phật pháp rồi!
XóaĐã phá giới rồi thì còn tham của nhà Chùa làm gì nữa
Trả lờiXóaSư thời buổi kinh tế thị trường , khác xưa nhiều rồi , bà con ạ . Sư bây chừ ăn mặc đẹp , phóng xe máy như điên , ăn nhậu , hát karaoke tới số . Có "vị sư " còn có các em chân dài bầu bạn . có vị còn hiếp cả cháu vị thành niên ( báo đã đề cập )...Túm lại là các vị " sư " ấy cũng rất đời thường như chúng sinh vậy .
Trả lờiXóaDưng mà nói đi thì cũng nên nhìn lại , cho công bình . Rằng thì là , cứ nhìn ở bên xứ Thái , đất Phật , có sư còn tậu cả máy bay , xây la liệt biệt thự , gái gú tơi bời khói lửa ... thì sư ở ta ...chưa thấm vào đâu .
Vậy bà con cứ việc nặn túi ( vì đa phần dân ta còn nghèo nhưng mộ tâm đức ) bỏ tiền vào cái hòm ( cái hòm không đáy ) gọi là hòm công đức nuôi ... sư
Nhớ năm xưa , có vị sư bất ngờ viên tịch , để lại ba cuốn sổ tiết kiệm tên mình có số tiền hàng tỷ đồng . Người gia đình nhà sư đòi thừa kế 3 cuốn sổ đó ; Nhà chùa thì lý sự là tiền công đức của chùa ( vì khi nhập nơi cưa Phật, sư đâu có mang theo tiền ) . Chả bên nào chịu nhượng bộ ; Không rõ cái vụ lùm sùm đó sau được xử ra sao .
Trả lờiXóaNhắc lại chuyện cũ để biết ; Tiền công đức của Phật tử nhừm trùng tu tôn tạo chùa , không biết " Chạy " vào đâu ? ai quản lý , sử dụng ra sao ... ...
Phá giới thì thường là do tham sân si mà ra, chứ còn giữ được giới thì đã không tham!
Trả lờiXóaCần có tòa án xét về tài sản công hay tư.
Trả lờiXóanếu là Tư hữu thì không ai có quyền can thiệp.
Việc điều tra kê khai tài sản của Sư cũng không khó lắm, vì sư còn sống.
trong luật của GHPG VN không cấm sư có và đi Ô tô.
Đi Ô tô mà giảng Pháp hay và gương mẫu tu hành thì cũng tốt.
Bác nói đúng lắm!
XóaNhưng thường những vị sư thật, thấm nhuần Phật Pháp, không ai có của riêng và không bao giờ dùng tiền "công đức" sắm sanh cho bản thân. Vì Đức Phật dạy không THAM, SÂN, SI. Không HỶ, NỘ, ÁI, Ố mà. Thêm nữa nhà sư đi tu là nguyện một đời hiến dâng cho đạo pháp thì, tiền để làm gì nếu không để tu bổ chùa chiền và làm việc thiện? Người ta không khó lắm để nhận ra sư "làm nghề", vì loại sư này thường nhắc nhở mọi người phải năng "đi lễ" và làm "công đức" thật nhiều. Nhưng thực tế, Trước Đức Phật, muôn loài đều bình đẳng như nhau. Và cứ chịu khó tu tâm tích đức vì dân, vì nước là đã gần với Phật rồi.
XóaTôi tin rằng vị sư này có rất nhiều con rơi con rớt !!!- thời buổi nhiễu nhương có khác !
Trả lờiXóaCàng là bậc tu hành càng phải tu sửa bản thân, nếu không ai gọi bậc tu hành nữa ? Ngày nay các tôn giáo đều phải đào tạo các giới tu hành. Các vị được giao nhiệm vụ trụ trì các chùa hay nhà thờ đều thông qua các CQ địa phương, MTTQ, Ban TG và sự giám sát của ND, tín đồ . Sư chùa Chân Long sống trên cả Đạo Pháp, trên cả Pháp Luật NN ? Thế thì chắc ông ta thành tiên rồi đang vui vầy cùng tiên khác giới ở chốn thoát phàm ?
Trả lờiXóaDân gian có câu hay lắm - "Tu hú!". Chuyên lấy việc nói "Quý vị không hiểu Phật pháp..." để lòe bịp người khác.
Trả lờiXóaĐúng đấy bác ạ. Này nữa: "sống ở trên đời ăn miếng dồi chó, Tây thiên cực lạc biết có hay không".
XóaXH nát như tương bần, mà thằng tham nhũng thì vẫn cứ nhởn nhơ cưỡi đầu cưỡi cổ nhân dân bất chấp phải trái đúng sai !!! Thật kỳ lạ! Nhưng phải làm sao đây?
Trả lờiXóaVề thôn An Bài xã Hoa lư huyện Đông hưng mà xem Ban công tác mặt trận thôn An bài dưới sự trợ giúp của lãnh đạo thôn đã họp dân làng để đuổi sư đi nơi khác. xã hội đảo điên nhố nhăng quá rồi.
Trả lờiXóaTôi vốn hèn, chỉ mong người dân nơi đây phát huy lòng dũng cảm đi thẳng đến các quan huyện, tỉnh và trung ương để yêu cầu họ giải thích về cách làm đừơng đắt nhất hành tinh, nhà cửa hoành tráng và xe cộ bạc tỉ, đường ống nước vỡ 9 lần vẫn cho tiếp tục thầu ...
Trả lờiXóa-Các ông đỉnh cao mổi người xây mấy cái lâu đài, mua xe tỷ này tới tỷ kia thì không thắc mắc " tiền ở đâu ra ". Chuyện của "ông sư " này cũng không minh bạch, như so ra thì chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ con.
Trả lờiXóa