Nhật vạch trần kế hoãn binh của Trung Quốc
khi rút giàn khoan
khi rút giàn khoan
Một Thế Giới - Vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan phi pháp trong vùng biển
thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam ở biển Đông được báo Nhật theo dõi sát
sao. Khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan, dư luận Nhật cũng quan tâm đặc
biệt. Tờ Yomiuri Shimbun vừa có bài phân tích quanh việc Trung Quốc di
chuyển giàn khoan. Một Thế Giới xin trích đăng lại bài viết này.
Khi đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ cộng
đồng quốc tế, Trung Quốc có lẽ đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài
việc từ bỏ nỗ lực "thay đổi hiện trạng bằng vũ lực" bằng cách kết thúc
hoạt động của giàn khoan Haiyang Shiyou 981 ở gần quần đảo Hoàng Sa
(Việt Nam) tại Biển Đông.
Các hoạt động ban đầu được dự kiến sẽ tiến hành cho đến giữa tháng 8 nhưng đã kết thúc sớm vì Trung Quốc nói "công việc tiến hành thuận lợi". Nhưng chắc chắn Trung Quốc đã cúi đầu trước áp lực quốc tế và giảm bớt các hoạt động (khiêu khích).
Tính toán sai lầm của Trung Quốc
Vào đầu tháng Năm, Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan ở vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và Việt Nam ngăn chặn hoạt động của Trung Quốc rất mạnh mẽ. Tàu của Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam liên tục, đánh chìm một thuyền cá Việt Nam khiến căng thẳng leo thang đến mức độ nguy hiểm.
Việt Nam đã kêu gọi quốc tế lên án hành động không tôn trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Có lẽ Trung Quốc không ngờ rằng Việt Nam - vốn ràng buộc nhiều với Trung Quốc về mặt kinh tế - lại phản ứng mãnh liệt như vậy.
Một tính toán sai lầm lớn nữa của Trung Quốc là họ không ngờ Nhật Bản, Mỹ và các thành viên của ASEAN nhanh chóng tăng cường hợp tác với Việt Nam, phản đối Trung Quốc. Thủ tướng Shinzo Abe chỉ trích Trung Quốc đe dọa hòa bình tại các hội nghị quốc tế bằng cách liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quy định của luật pháp quốc tế cũng như đòi Trung Quốc làm sáng tỏ các yêu sách lãnh thổ vốn không dựa theo luật pháp quốc tế. Tuyên bố của Thủ tướng Abe đã được cộng đồng quốc tế tán thành ủng hộ.
Với chính sách tập trung vào châu Á, Mỹ đã nói rõ họ sẵn sàng tham gia tích cực trong vấn đề Biển Đông. Vào thời điểm khi Bắc Kinh đang cố gắng để loại trừ Mỹ ra khỏi châu Á, hành động của Mỹ cho thấy họ sẵn sàng thách thức các toan tính của Trung Quốc
Tại cuộc hội đàm của các Ngoại trưởng hồi tháng 5, các thành viên ASEAN vốn có quan điểm trái ngược nhau trong vấn đề Trung Quốc - đã thống nhất thể hiện "quan ngại nghiêm trọng" về tình hình nguy hiểm ở Biển Đông.
Trung Quốc vẫn còn dã tâm
Một loạt các cuộc họp quốc tế đang chờ đợi Trung Quốc. Diễn đàn khu vực ASEAN, với sự tham gia của Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc, sẽ được tổ chức vào đầu tháng tới, trong khi Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương tại Bắc Kinh vào tháng 11. Trung Quốc dường như muốn tránh là mục tiêu của các chỉ trích trong các diễn đàn kể trên. Một số nhà quan sát dự đoán rằng nước này sẽ thực hiện tự kiềm chế trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ không thay đổi chiến lược bành trướng lãnh thổ của mình ở biển Đông và Hoa Đông. Do vậy, Nhật Bản và Mỹ phải cảnh giác trước các toan tính của Trung Quốc.
Nhưng dù sao, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế đã mang lại tác dụng tích cực trong khoảng thời gian này. Với kinh nghiệm vừa trải qua, các quốc gia có liên quan phải cố gắng thuyết phục Trung Quốc tham gia một cách tích cực vào quá trình xây dựng một trật tự mới ở châu Á.
Các hoạt động ban đầu được dự kiến sẽ tiến hành cho đến giữa tháng 8 nhưng đã kết thúc sớm vì Trung Quốc nói "công việc tiến hành thuận lợi". Nhưng chắc chắn Trung Quốc đã cúi đầu trước áp lực quốc tế và giảm bớt các hoạt động (khiêu khích).
Tính toán sai lầm của Trung Quốc
Vào đầu tháng Năm, Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan ở vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và Việt Nam ngăn chặn hoạt động của Trung Quốc rất mạnh mẽ. Tàu của Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam liên tục, đánh chìm một thuyền cá Việt Nam khiến căng thẳng leo thang đến mức độ nguy hiểm.
Việt Nam đã kêu gọi quốc tế lên án hành động không tôn trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Có lẽ Trung Quốc không ngờ rằng Việt Nam - vốn ràng buộc nhiều với Trung Quốc về mặt kinh tế - lại phản ứng mãnh liệt như vậy.
Một tính toán sai lầm lớn nữa của Trung Quốc là họ không ngờ Nhật Bản, Mỹ và các thành viên của ASEAN nhanh chóng tăng cường hợp tác với Việt Nam, phản đối Trung Quốc. Thủ tướng Shinzo Abe chỉ trích Trung Quốc đe dọa hòa bình tại các hội nghị quốc tế bằng cách liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quy định của luật pháp quốc tế cũng như đòi Trung Quốc làm sáng tỏ các yêu sách lãnh thổ vốn không dựa theo luật pháp quốc tế. Tuyên bố của Thủ tướng Abe đã được cộng đồng quốc tế tán thành ủng hộ.
Với chính sách tập trung vào châu Á, Mỹ đã nói rõ họ sẵn sàng tham gia tích cực trong vấn đề Biển Đông. Vào thời điểm khi Bắc Kinh đang cố gắng để loại trừ Mỹ ra khỏi châu Á, hành động của Mỹ cho thấy họ sẵn sàng thách thức các toan tính của Trung Quốc
Tại cuộc hội đàm của các Ngoại trưởng hồi tháng 5, các thành viên ASEAN vốn có quan điểm trái ngược nhau trong vấn đề Trung Quốc - đã thống nhất thể hiện "quan ngại nghiêm trọng" về tình hình nguy hiểm ở Biển Đông.
Trung Quốc vẫn còn dã tâm
Một loạt các cuộc họp quốc tế đang chờ đợi Trung Quốc. Diễn đàn khu vực ASEAN, với sự tham gia của Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc, sẽ được tổ chức vào đầu tháng tới, trong khi Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương tại Bắc Kinh vào tháng 11. Trung Quốc dường như muốn tránh là mục tiêu của các chỉ trích trong các diễn đàn kể trên. Một số nhà quan sát dự đoán rằng nước này sẽ thực hiện tự kiềm chế trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ không thay đổi chiến lược bành trướng lãnh thổ của mình ở biển Đông và Hoa Đông. Do vậy, Nhật Bản và Mỹ phải cảnh giác trước các toan tính của Trung Quốc.
Nhưng dù sao, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế đã mang lại tác dụng tích cực trong khoảng thời gian này. Với kinh nghiệm vừa trải qua, các quốc gia có liên quan phải cố gắng thuyết phục Trung Quốc tham gia một cách tích cực vào quá trình xây dựng một trật tự mới ở châu Á.
Anh Tú (theo Yomiuri Shimbun)
Nguồn: Một Thế Giới.
Chúng ta cứ để ý coi hành động của Trung quóc "Trỗi dậy hòa Bình "hay tôi gọi là "thực dân không pháo hạm "mỗi khi Trung quốc làm việc gì đó (lấn chiếm ) thấy dư luận phản đối anh ta lại "rút về ở ẩn " khi dư luận lắng xuống anh ta lại xông lên -mỗi lần như thế anh ta (Tàu khựa ) dấn thêm một bước (lấn thêm một ít )khác chi tên đồ tể đâm nhát dao vừa đâm vừa thăm dò và mỗi lần một chút cho tới khi xọc con dao vào tim con vật -HÃY CẢNH GIÁC VÀ TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH VÀ ĐOÀN KẾT trước âm mưu nham hiểm của lãnh đạo Trung quốc (gihoj đã làm như trồng cây ven biên giới ;;cát cáp -thành lậptTam sa -vv vv ) Thực dân cũ _thực Dân mới và hôm nay Tàu thực hiện "thực dân không pháo hạm "
Trả lờiXóaĐừng thấy BK tạm thu mình một thời gian mà mừng. Sách lược bành trướng của BK vẫn còn đấy. BK luôn biết chờ thời, nhưng ăn không được miếng to thì nó gặm nhấm những miếng nhỏ . Nhỏ to gì BK cũng không từ . Cho nên các nước , nhất là VN cũng phải có một sách lược đối phó thường trực với BK. Chỉ cần lơ là sơ sẩy một chút là BK lại đớp miếng to ngay !
Trả lờiXóaXâm lược chưa được thì TC lại lấn chiếm từng phần một. Nhân loại không bao giờ được mất cảnh giác trước dã tâm bành chướng thâm căn cố đế đã thành zen di truyền của chúng!
Trả lờiXóaNhà cháu thấy thằng Tàu học được cách đánh du kích của mình rồi đấy ạ!
Trả lờiXóaNgười Nhật vốn đi tiên phong ở Đông Á, nhất là từ thời Thiên Hoàng Minh Trị. Nhờ vậy họ sớm trở thành cương quốc ngang hàng với phương Tây. Ngày nay họ giúp VN rất nhiều . Mặc dầu sự trợ giúp của họ cũng có lợi cho họ ( hai bên cùng có lợi ), nhưng hiệu qua của những trợ giúp to lớn đó lại không như mong muốn , Do VN không cải cách Dân Chủ triệt để như họ. Xem ra ĐCSVN lợi dụng cái túi tiền của người Nhật để phục vụ cho lợi ích chung của NDVN thì ít mà lợi ích của Đ thì nhiều .
Trả lờiXóaCái nội bộ thì không mấy người biết nhưng nhìn bên ngoài càng ngày càng bộc lộ rõ hơn là ĐCSVN bị quan thầy BK lái quá nhiều. BK không muốn ảnh hưởng của bất cứ nước nào ở VN lớn hơn ảnh hưởng của BK. BK nắm chặt số CB cốt cán nắm quyền lãnh đạo và ban hành các chính sách không được ra khỏi tầm ảnh hưởng của BK. Quân, Cán , Chính , Đảng của VN thường xuyên qua TQ tập huấn. Tập huấn tức là phải trả bài, phải thuộc bài mới và thực hành bài mới . LĐ Đảng ta vẫn cứ riu ríu vâng dạ ! . Các thầy BK chưởi bới học trò CSVN như những đứa con nít, chưởi VN là đứa con hoang ( con hoang thì có khác gì con mất dậy ! ) Thế mà CSVN vẫn cứ cúi đầu ngoan ngoãn . Cứ nghe các ông lớn như TBT, BT QP nói , thì thấy ngay . CSVN không dám làm trái lời thầy TQ . Các du học sinh tiếp thu văn minh Âu, Mỹ, Nhật về đều bị gột rửa và bẻ lái theo chiều BK ! Cho nên những cảnh báo của người Nhật không làm lợi cho VN mà làm lợi cho TQ . Lại là bài học của thầy BK cảnh cáo học trò VN chớ có nghiêng theo Nhật, Mỹ . Có ngày mất ghế, mất ăn !