VỚI MƯU ĐỒ BÁ CHỦ THẾ GIỚI,
TRUNG QUỐC ĐANG ÂM MƯU BIẾN BIỂN ĐÔNG
– THÁI BÌNH DƯƠNG THÀNH AO NHÀ
Phần 1
TS. NGUYỄN HOÀNG ĐIỆP
A. SỢI CHỈ ĐỎ XUYÊN SUỐT LỊCH SỬ HƠN 4000 NĂM: BÁ QUYỀN NƯỚC LỚN, HIẾP ĐÁP NƯỚC NHỎ, THÔN TÍNH VÀ MỞ RỘNG BIÊN CƯƠNG.
Sau gần 40 năm nghiên cứu lịch sử, văn hóa, phong tục – tập quán, con người Trung Quốc và đặc biệt là tư tưởng của những vị Hoàng đế cũng như các vị lãnh đạo đương thời của Trung Hoa nên tôi càng thấm đậm bản chất, âm mưu và dã tâm của họ. Để giúp độc giả Việt Nam hiểu rõ hơn về Trung Quốc, trong vài chục năm gần đây, chúng tôi đã cho biên soạn, dịch một số bộ sách lớn như:
- Lịch sử Văn hóa Trung Hoa (2 tập) 5000 năm
- Những anh hùng hào kiệt trong thời loạn
- Tổng tập lược truyện các Tể tướng trong Lịch sử Trung Quốc (2 tập)
Ngoài ra, còn
xuất bản hàng chục tên sách khác nói về con người cũng như âm mưu, thủ đoạn của
các tập đoàn phong kiến và chính quyền đương đại đã thôn tính lẫn nhau và xâm
lược các nước láng giềng như thế nào?
Đặc biệt, sắp tới, chúng tôi sẽ cho ra đời bộ sách nhiều tập: Các Hoàng đế Trung Hoa (trong đó có cả “Hoàng đế” của thời hiện đại). Cũng từ 15 năm nay, chúng tôi đã tập hợp, ấp ủ muốn cho ra mắt độc giả cuốn sách: Lịch sử biên giới Việt – Trung từ năm 1885 đến năm 2000. Song do điều kiện về kinh phí và lịch sử nên lực bất tòng tâm. Đây là tập bản thảo tập hợp khá đây đủ những tư liệu lịch sử bằng văn bản: Hiệp ước, Công ước, Thỏa ước, Công hàm, thư từ qua lại (bằng tiếng Trung và tiếng Pháp) giữa triều đình Mãn Thanh và thực dân Pháp (ở Đông Dương). Chúng đã trao đổi, cắt đất, nhượng địa, buôn bán lãnh thổ Việt Nam như thế nào? Đồng thời cung cấp nguồn tư liệu lịch sử về các cột mốc biên giới, bản đồ đường giáp ranh được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc đến năm 2000.
Để làm vừa lòng “con sư tử phương Đông chia mồi”, phía Việt Nam đã nhượng bộ một số cột mốc như cột mốc số 53 ở đỉnh Thác Bản Giốc (Cao Bằng), Làng Trình Tường (Quảng Ninh) trước thuộc Việt Nam, nay đã bị Trung Quốc nuốt chửng [1]. Họ lấn vào biên giới Việt Nam dài 6km và sâu 1300m. Cửa Ải Hữu Nghị Quan (xưa gọi là Mục Nam Quan), những dấu ấn bút tích của nhiều nhà Nho khi đi sứ Trung Hoa đề thơ, nay đâu còn nữa mà chỉ còn dấu tích của ngôi nhà mái vòm được xây dựng vào thời Mao Trạch Đông; dấu cột mốc đã lấn sâu vào lãnh thổ nước ta từ 1500 m đến 2000 m. Khu vực Nhà ga Bằng Tường giáp với Trung Quốc, thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước, với danh nghĩa “Bạn xây nhà ga trên đất nước ta để tiện tiếp tế vận chuyển”. Nay “bạn” cũng “cãi chày cãi cối” và chiếm luôn. Khi phân định biên giới nơi gặp các con sông, dòng suối, phía Trung Quốc đề nghị lấy tâm các dòng sông, suối làm điểm phân chia ranh giới. Phía Việt Nam là những con người trung thực, hiền lành, tin “bạn”, đã đồng ý với quan điểm phân chia ấy. Nhưng đằng sau đó đã “ẩn náu một dã tâm hiểm độc muốn lấn chiếm nước người”. Ta biết rằng, tại địa điểm các dòng sông, con suối chảy qua, phần Việt Nam luôn luôn là dải đất thấp hơn, khi vào mùa gió Đông Bắc thổi, nước phá lở bờ phía Nam và tâm dòng sông, suối cũng thay đổi, tiến về phía Việt Nam. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong vô vàn cách phân chia biên giới của“người bạn” nước láng giềng khổng lồ là như thế đấy! Tại các vùng biên giới, nơi giáp ranh, phía Trung Quốc thường cho gieo một loại hạt giống như cây muồng, cây gặp mưa nảy mầm và lớn rất nhanh. Khi cây lớn ra hạt, gặp gió Đông Bắc, hạt bay sang đất Việt Nam mọc thành lũy. Cứ thế, “người bạn láng giềng” phát cây lấn sang đất nước ta.
Trung Quốc còn một kế sách “đồng hóa” thời hiện đại để chiếm đất. Dọc biên giới Việt – Trung, hơn 750 km, nhiều thanh niên nam người Hoa sang lấy con gái Việt và ở rể bên đất Việt. Được một thời gian, cả một cụm bản làng đều theo về Trung Quốc với danh nghĩa con gái lấy chồng phải theo về nhà chồng. Đây là chính sách đã có từ thời Mã Viện (được phong là Phục Ba tướng quân, đời Hán).
Qua nghiên cứu, theo dõi, tổng kết một chẳng đường dài lịch sử của các vương triều như Tần, Sở, Hán, Lương, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh cho tới Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ra đời năm 1949) đến nay nó đã lộ rõ: Một sợi chỉ đỏ xuyên suốt bề dày lịch sử trên 4000 năm ấy với bản chất không thay đổi (có chăng nó chỉ biến tướng, trá hình) là:
Chủ nghĩa Đại Hán, bá quyền nước lớn, lúc nào cũng thủ sẵn mưu đồ thôn tính các nước láng giềng và mở rộng lãnh thổ biên giới.
Để thực hiện mục đích trên, họ đã tiến hành âm mưu thầm lặng ấy bằng mọi thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt, lừa dối qua giao hảo lúc cương, lúc nhu, có lúc dùng quân sự, có lúc mua chuộc bằng tiền bạc, có lúc dựng lên một bọn “phát xít thời hiện đại” để tiêu diệt cả một dân tộc mà trên 3 triệu sinh mạng con người phải trả giá; hoặc có lúc dọa nạt, răn đe bằng những phương thức bỉ ổi: Dọa tung dư luận nói xấu, bôi nhọ danh dự, hoặc đe dọa tiêm chích thuốc làm hại tính mạng những vị nguyên thủ đứng đầu Nhà nước một số Quốc gia khi sang thăm nước họ... Gần đây nhất, với danh nghĩa viện trợ và giúp đỡ các nước thứ ba phát triển, nhất là một số nước Châu Phi, Châu Á, Trung Quốc đã đổ vào các nước này hàng nghìn tỷ đô la. Vậy đằng sau tất cả việc làm ấy là gì?
Đó là chiến lược bá quyền Thế giới, mua chuộc và dụ dỗ, tiến tới thống trị, chi phối về kinh tế, nhằm tạo ra một loạt các nước chư hầu của Thế kỷ XXI theo phe phái (ăn theo và nói leo). Đây cũng là mưu đồ lâu dài của Trung Quốc muốn bá chủ Thế giới và độc quyền chiếm Biển Đông, tiến tới thao túng Thái Bình Dương. Chỉ có tạo ra một thế lực vây cánh, Trung Quốc mới có điều kiện dùng bộ máy thông tin khổng lồ để vu cáo, thay trắng, đổi đen lịch sử, nhằm dễ bề ăn hiếp các nước trong khu vực Biển Đông như đã và đang ứng xử với Việt Nam, Phillipines, Indonesia... và tranh chấp Quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku của Nhật Bản.
Tư tưởng và hành động xuyên suốt mấy nghìn năm của lịch sử Trung Quốc là họ luôn gây hấn, rồi tạo ra sự cố lấy “thịt đè người” để xâm lấn các Quốc gia láng giềng. Ta hãy điểm qua các sự kiện lịch sử của chặng đường dài ấy về những cuộc tranh chấp, xung đột và xâm chiếm lãnh thổ nước khác của Trung Quốc:
- Thời Hán, Lương, Tùy, Đường: Đã tiến hành nhiều cuộc xâm lược nước ta. Tổ tiên ta đã bị phong kiến Hán, Lương, Tùy, Đường thống trị ngót 1117 năm Bắc Thuộc (179 TCN – 938).
- Thời nhà Tống, chúng đã hai lần mang quân xâm lược Nhà nước Đại Cồ Việt (thời Tiền Lê) và Nhà nước Đại Việt (thời Lý) vào các năm 981 và 1075 – 1077. Nhưng cả hai lần, chúng đều bị đại bại và phải ký hòa ước.
- Thời nhà Nguyên: Một đế quốc hung hãn, hùng mạnh nhất thời đó. Chúng đã chiếm gần hết Châu Á - Âu và “làm cỏ” nhiều Quốc gia. Nhà Nguyên đã tổ chức liên tiếp 3 cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1288. Song cả 3 lần, chúng đều bị quân dân nhà Trần, dưới sự lãnh đạo của vị tướng thiên tài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh cho thất bại thảm hại.
- Thời nhà Minh mở cuộc xâm lăng nước Đại Ngu (thời Hồ) năm 1407. Phải sau đó 20 năm (1427), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi thành công, vây hãm tướng giặc Vương Thông ở Đông Đô (tức Kinh thành Thăng Long), nhân dân ta mới giành được toàn thắng, thoát khỏi sự đô hộ của nhà Minh. Sau đó, Lê Thái Tổ đã mở đường hiếu sinh, “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn” mà tha cho tướng giặc Vương Thông và hàng vạn binh sĩ nhà Minh được cấp ngựa, xe, thuyền và lương thực về nước.
- Thời nhà Thanh, chúng đã huy động tới 29 vạn quân dưới sự thống lĩnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sỹ Nghị sang xâm chiếm Đại Việt. Nhưng chỉ một trận quyết chiến thần tốc của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ từ Phú Xuân kéo quân ra Thăng Long đã tiêu diệt gọn cả bọn cướp nước và bán nước vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789.
Cũng vào thời nhà Thanh, dưới đời Vua Càn Long đã tổ chức bốn lần liên tiếp cử đại quân đi xâm lược Miến Điện (Myanmar) (từ năm 1765 đến năm 1769). Nhưng cả 4 lần quân Thanh đều thất bại nặng nề. Hơn 7 vạn sinh linh bỏ xác nơi chiến trường, 4 viên tướng chỉ huy danh tiếng của Mãn Thanh vĩnh viễn ngàn thu không bao giờ nhìn thấy ánh Mặt trời. Triều đình nhà Thanh phải ký nghị hòa với Miến Điện vào tháng 12 năm 1769.
Đối với các triều đại phong kiến Trung Hoa từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, ngoài các cuộc xâm lăng Đại Việt, họ còn ra sức mở rộng bờ cõi về phía Tây (vùng Tây Vực). Nhà Đường mở cuộc chinh Tây tiêu diệt người Đột Quyết. Hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân sau khi chinh phạt người Đột Quyết thành công, đã được người Đột Quyết tôn phong là Thiên Khả hãn.
Nhà Tống chinh phạt người Nhung, Địch, Thổ Phồn, Liêu; tấn công nhiều nước Bách Việt ở vùng Vân Nam bấy giờ.
Nhà Nguyên diệt Nam Tống xong thì cũng hoàn toàn xóa xổ nước Kim trên bản đồ. Người Kim sau này đổi về tộc Nữ Chân và quay lại thống trị Trung Nguyên, lập ra Nhà nước Mãn Thanh.
Vào giai đoạn lịch sử Cổ đại và Trung đại ở vùng Tân Cương, Tây Tạng còn tồn tại hàng trăm Quốc gia và vùng phía Vân Nam, Tây Nam bên dưới Sông Dương Tử (Trường Giang) cũng có tới hàng trăm Quốc gia Cổ đại có đế hiệu riêng biệt mà lịch sử gọi chung là nhóm Bách Việt với một nền văn hóa phát triển hết sức huy hoàng, rực rỡ. Thời kỳ này, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng: Kinh Dịch và một số phát minh của nhân loại trong đó có Người chỉ phương Nam (La Bàn) ra đời từ các Quốc gia cổ này. Sau đó, họ đã bị xâm lược, lần lượt bị thôn tính và hủy diệt bởi các vương triều Tần, Hán, Lương, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh; để rồi một đế chế Trung Hoa rộng lớn với diện tích 9,6 triệu km2 ra đời.
Trong suốt chiều dài lịch sử đau thương đó, dân tộc Việt Nam, tổ tiên ta phải hứng chịu biết bao đau thương gian khổ ngấm đầy máu và nước mắt, bị các tập đoàn phong kiến phương Bắc hủy diệt. Nhưng chưa hết, tới năm 1945, miền Bắc Việt Nam một lần nữa lại hứng chịu sự cướp bóc, chà đạp của đội quân Tàu Ô - Tưởng Giới Thạch được lệnh của phe Đồng Minh tiến vào giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương. Lợi dụng cơ hội này, chúng ra sức cướp phá, vơ vét của cải, hãm hiếp phụ nữ. Ngân khố Đông Dương bị chúng cướp sạch sành sanh trước khi cút về nước. Song khi đi rồi, chúng đã để lại di hại bệnh tật sốt rét, ngã nước, gan siêu vi trùng khiến cho đồng bào ta bị ảnh hưởng nặng nề.
Đến khi Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, người ta tưởng rằng từ đây sẽ chấm dứt những cuộc chiến tranh với các nước láng giềng. Nhưng điều kỳ vọng đó chỉ là ảo tưởng vì nó đã ăn sâu trong máu thịt truyền kiếp của các nhà thống trị Trung Hoa: Là tư tưởng bành trướng, hiếp đáp nước nhỏ.
Ngày nay, một số nhà lãnh đạo Trung Quốc đang nấp sau vỏ bọc ngụy trang, dưới chiêu bài Cộng sản Mácxít mà tư tưởng thì lại sô vanh, bá quyền nước lớn, mang nặng chủ nghĩa dân tộc ích kỷ, luôn luôn muốn mở mang bờ cõi bằng cách đi xâm lấn nước người.
Từ những thập kỷ 60 của Thế kỷ XX tới nay, họ đã liên tiếp gây ra các sự kiện tranh chấp biên giới đất liền, biển, hải đảo và lập ra bản đồ cái gọi là “9 đường lưỡi bò” ở Biển Đông để xâm chiếm lãnh hải của các nước láng giềng có chủ quyền về biển, đảo, quyền tài phán, đặc quyền kinh tế ở Biển Đông theo Luật pháp Quốc tế - Công ước Biển năm 1982.
Trung Quốc có 22.000 km đường biên giới với 14 Quốc gia, bao gồm Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam.
Láng giềng duy nhất không có tranh chấp với Trung Quốc là Pakistan vì giữa 2 nước là quan hệ đồng minh. Hai nước ký thỏa thuận biên giới năm 1963, trong đó Trung Quốc nhượng 1.942 km2 đất cho Pakistan, đổi lại Pakistan công nhận nhiều khu vực ở Bắc Kashimir và Ladakh của Ấn Độ thuộc về Trung Quốc.
Từ ngày 10 – 10 đến ngày 21 – 11 năm 1962, Trung Quốc đã gây ra cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ. Điểm nóng tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước là Aksai Chin và Arunachal Pradesh. Với Aksai Chin, Trung Quốc xem đây là một phần của Thị trấn Hòa Đoàn thuộc Khu tự trị Tân Cương, còn Ấn Độ xem là vùng đất của Quận Ladakh thuộc Bang Jammu và Kashmir. Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép 38.000 km2 tại đây. Aksai Chin không có người ở lẫn tài nguyên nhưng lại có vị trí chiến lược bởi nó nối Tây Tạng với Tân Cương. Với Arunachal Pradesh, Trung Quốc chiếm giữ 90.000 km2, được gọi là vùng “Nam Tây Tạng” của mình.
Vào năm 1969, cuối thập niên 1960, Trung Quốc đã đụng độ, xảy ra xung đột với Liên Xô. Lý do là việc tranh chấp một hòn đảo vốn thuộc về Nga nằm trên Sông Usuri (Trung Quốc gọi là Đảo Trân Bảo, còn Nga gọi là Đảo Damasky) và một số đảo khác trên Sông Amur và Argun. Trung Quốc muốn chiếm vùng đất này nhưng bị rơi vào tay Nga bởi những Hiệp ước thiếu công bằng do nhà Thanh và Sa Hoàng ký vào Thế kỷ XIX. Hai nước từng đụng độ biên giới trong vòng 7 tháng vào năm 1969. Sau đó, cùng năm, Trung Quốc gây chiến tranh tiếp với Tajikistan vì tranh chấp Núi Pamir (giáp Tân Cương), khiến cho quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô rạn nứt. Đến năm 2005, tranh chấp biên giới Nga – Trung tạm ổn định sau khi Nga lần lượt ký các thỏa thuận nhượng lại các khu vực trên cho Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã cảnh báo về nguy cơ mất vùng Viễn Đông của Nga khi người Trung Quốc đang có âm mưu di dân, tràn qua đây quá đông.
Trong bối cảnh khủng hoảng ở Đông Âu nói riêng và phe Xã hội chủ nghĩa nói chung vào những thập niên cuối của Thế kỷ XX, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội này để tranh chấp và chiếm đoạt nhiều vùng lãnh thổ của các Quốc gia thuộc Khu vực Trung Á.
- Kazakhstan có đường biên giới dài 1.700 km đã bị Trung Quốc tranh chấp từ thời Liên Xô, liên quan đến khu vực rộng 680 km2 gần Đèo Baimurz và một diện tích 280 km2 gần Sông Sary-Charndy. Hiệp ước ký năm 1998, đem lại cho Trung Quốc 20% diện tích này, đổi lại là một gói hỗ trợ kinh tế bao gồm: Đầu tư vào một trong những mỏ dầu lớn nhất của Kazakhstan kèm theo hệ thống đường ống dẫn 3.000 km trải khắp nước và chương trình hợp tác kinh tế trong 15 năm. Kazakhstan là khu vực địa lý ngày càng quan trọng với Trung Quốc bởi vị trí kề sát Tân Cương.
- Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn lãnh thổ của Kyrgyzstan với những lý lẽ phi lịch sử. Đây là vùng đất đã bị nhượng lại cho Nga vào Thế kỷ XIX, theo những Hiệp ước mà Trung Quốc cho rằng thiếu công bằng. Theo Hiệp ước 2 nước ký năm 1999, Kyrgyzstan nhận 70% diện tích tranh chấp, còn Trung Quốc lấy 9 km2 thuộc vùng Núi Uzengi-Kush nằm ở phía Nam Khu vực Issyk Kul.
- Sau khi đạt được thỏa thuận với Kyryzstan và Kazakhstan, cuộc đàm phán biên giới giữa Trung Quốc và Tajikistan bị đình lại do nội chiến ở Tajikistan. Hiệp ước ký năm 1999, đem lại cho Trung Quốc một khu vực rộng 1.000 km2 ở Núi Pamir. Diện tích này chỉ xấp xỉ 5,5% so với sự đòi hỏi trước đó – dựa vào “chứng cứ lịch sử” từ thời nhà Thanh – của Trung Quốc. Cũng như với Kazakhstan, Trung Quốc ký Hiệp ước với Tajikistan vì trông chờ các nước Trung Á trấn áp các tổ chức Hồi giáo và chủ nghĩa ly khai của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
- Ngoài những nước kể trên, bất chấp Hiệp ước song phương năm 1963, Trung Quốc vẫn xâm lấn Afghanistan và đang chiếm Tỉnh Bahdakhshan. Khu vực này từng là nơi Trung Quốc cùng với đế quốc Nga và Tiểu vương quốc Afghanistan tuyên bố chủ quyền. Thế lực cai trị Trung Quốc lúc bấy giờ là nhà Thanh đã tuyên bố kiểm soát toàn bộ dãy Núi Pamir, song quân Thanh chỉ kiểm soát được các đèo ở ngay phía Đông của Trấn Tashkurgan. Trong thập niên 1890, các cấp chính quyền nhà Thanh, Nga Sa hoàng và Afghanistan đã ký một loạt các thỏa thuận mà trong đó đã phân chia Badakhshan, song, về phía Trung Quốc vẫn tiếp tục tranh cãi về vấn đề biên giới. Đây là tỉnh có tổng diện tích 44.059 km2 , một điểm dừng chân trên con đường tơ lụa cổ xưa, và Trung Quốc đã thể hiện mối quan tâm lớn trên địa bàn tỉnh này sau khi sự sụp đổ của Taliban, giúp đỡ để xây dựng lại đường xá và cơ sở hạ tầng của tỉnh với ý đồ thôn tính hoặc nô dịch lệ thuộc.
- Bên cạnh đó, Trung Quốc từng có tranh chấp với Bhutan và Nepal trong quá khứ với lý lẽ 2 nước này thuộc về Tây Tạng nên cũng thuộc về Trung Quốc. Giữa Nepal và Trung Quốc từng xảy ra chiến tranh vào năm 1788-1792. Đối với Bhutan, vốn là Đồng minh truyền thống của Ấn Độ và không thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc. Giữa 2 nước có đường biên giới chung gần 470 km với vùng tranh chấp vào khoảng 495 km2.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có tranh chấp với Myanmar, Lào và cả Campuchia dựa trên những “bằng chứng lịch sử” theo lý lẽ như trên. Tuy nhiên, tình hình hiện nay tạm thời “lắng xuống” do Trung Quốc đang giở trò mưu ma, chước quỷ bằng các gói viện trợ béo bở.
- Bên cạnh những đụng độ trên bộ, tranh chấp trên biển mới là “chiến trường” chính mà Trung Quốc đẩy mạnh các năm gần đây. Không tính đến căng thẳng quanh Eo biển Đài Loan, Trung Quốc đang đẩy mạnh tranh giành chủ quyền trên 2 vùng Biển Đông và Hoa Đông. Ở Biển Hoa Đông, Trung Quốc liên tục quấy nhiễu Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) do Nhật Bản quản lý. Với Hàn Quốc, tranh chấp quanh Bãi đá Ieodo/Tô Nham Tiêu tuy không căng thẳng bằng việc Seoul đã phản ứng kiên quyết với vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh lập trên Biển Hoa Đông vì chồng lấn không phận của nước này.
Đặc biệt, sắp tới, chúng tôi sẽ cho ra đời bộ sách nhiều tập: Các Hoàng đế Trung Hoa (trong đó có cả “Hoàng đế” của thời hiện đại). Cũng từ 15 năm nay, chúng tôi đã tập hợp, ấp ủ muốn cho ra mắt độc giả cuốn sách: Lịch sử biên giới Việt – Trung từ năm 1885 đến năm 2000. Song do điều kiện về kinh phí và lịch sử nên lực bất tòng tâm. Đây là tập bản thảo tập hợp khá đây đủ những tư liệu lịch sử bằng văn bản: Hiệp ước, Công ước, Thỏa ước, Công hàm, thư từ qua lại (bằng tiếng Trung và tiếng Pháp) giữa triều đình Mãn Thanh và thực dân Pháp (ở Đông Dương). Chúng đã trao đổi, cắt đất, nhượng địa, buôn bán lãnh thổ Việt Nam như thế nào? Đồng thời cung cấp nguồn tư liệu lịch sử về các cột mốc biên giới, bản đồ đường giáp ranh được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc đến năm 2000.
Để làm vừa lòng “con sư tử phương Đông chia mồi”, phía Việt Nam đã nhượng bộ một số cột mốc như cột mốc số 53 ở đỉnh Thác Bản Giốc (Cao Bằng), Làng Trình Tường (Quảng Ninh) trước thuộc Việt Nam, nay đã bị Trung Quốc nuốt chửng [1]. Họ lấn vào biên giới Việt Nam dài 6km và sâu 1300m. Cửa Ải Hữu Nghị Quan (xưa gọi là Mục Nam Quan), những dấu ấn bút tích của nhiều nhà Nho khi đi sứ Trung Hoa đề thơ, nay đâu còn nữa mà chỉ còn dấu tích của ngôi nhà mái vòm được xây dựng vào thời Mao Trạch Đông; dấu cột mốc đã lấn sâu vào lãnh thổ nước ta từ 1500 m đến 2000 m. Khu vực Nhà ga Bằng Tường giáp với Trung Quốc, thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước, với danh nghĩa “Bạn xây nhà ga trên đất nước ta để tiện tiếp tế vận chuyển”. Nay “bạn” cũng “cãi chày cãi cối” và chiếm luôn. Khi phân định biên giới nơi gặp các con sông, dòng suối, phía Trung Quốc đề nghị lấy tâm các dòng sông, suối làm điểm phân chia ranh giới. Phía Việt Nam là những con người trung thực, hiền lành, tin “bạn”, đã đồng ý với quan điểm phân chia ấy. Nhưng đằng sau đó đã “ẩn náu một dã tâm hiểm độc muốn lấn chiếm nước người”. Ta biết rằng, tại địa điểm các dòng sông, con suối chảy qua, phần Việt Nam luôn luôn là dải đất thấp hơn, khi vào mùa gió Đông Bắc thổi, nước phá lở bờ phía Nam và tâm dòng sông, suối cũng thay đổi, tiến về phía Việt Nam. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong vô vàn cách phân chia biên giới của“người bạn” nước láng giềng khổng lồ là như thế đấy! Tại các vùng biên giới, nơi giáp ranh, phía Trung Quốc thường cho gieo một loại hạt giống như cây muồng, cây gặp mưa nảy mầm và lớn rất nhanh. Khi cây lớn ra hạt, gặp gió Đông Bắc, hạt bay sang đất Việt Nam mọc thành lũy. Cứ thế, “người bạn láng giềng” phát cây lấn sang đất nước ta.
Ải Nam Quan (ảnh thời Pháp thuộc) nay đã thuộc về Trung Cộng
Trung Quốc còn một kế sách “đồng hóa” thời hiện đại để chiếm đất. Dọc biên giới Việt – Trung, hơn 750 km, nhiều thanh niên nam người Hoa sang lấy con gái Việt và ở rể bên đất Việt. Được một thời gian, cả một cụm bản làng đều theo về Trung Quốc với danh nghĩa con gái lấy chồng phải theo về nhà chồng. Đây là chính sách đã có từ thời Mã Viện (được phong là Phục Ba tướng quân, đời Hán).
Qua nghiên cứu, theo dõi, tổng kết một chẳng đường dài lịch sử của các vương triều như Tần, Sở, Hán, Lương, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh cho tới Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ra đời năm 1949) đến nay nó đã lộ rõ: Một sợi chỉ đỏ xuyên suốt bề dày lịch sử trên 4000 năm ấy với bản chất không thay đổi (có chăng nó chỉ biến tướng, trá hình) là:
Chủ nghĩa Đại Hán, bá quyền nước lớn, lúc nào cũng thủ sẵn mưu đồ thôn tính các nước láng giềng và mở rộng lãnh thổ biên giới.
Để thực hiện mục đích trên, họ đã tiến hành âm mưu thầm lặng ấy bằng mọi thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt, lừa dối qua giao hảo lúc cương, lúc nhu, có lúc dùng quân sự, có lúc mua chuộc bằng tiền bạc, có lúc dựng lên một bọn “phát xít thời hiện đại” để tiêu diệt cả một dân tộc mà trên 3 triệu sinh mạng con người phải trả giá; hoặc có lúc dọa nạt, răn đe bằng những phương thức bỉ ổi: Dọa tung dư luận nói xấu, bôi nhọ danh dự, hoặc đe dọa tiêm chích thuốc làm hại tính mạng những vị nguyên thủ đứng đầu Nhà nước một số Quốc gia khi sang thăm nước họ... Gần đây nhất, với danh nghĩa viện trợ và giúp đỡ các nước thứ ba phát triển, nhất là một số nước Châu Phi, Châu Á, Trung Quốc đã đổ vào các nước này hàng nghìn tỷ đô la. Vậy đằng sau tất cả việc làm ấy là gì?
Đó là chiến lược bá quyền Thế giới, mua chuộc và dụ dỗ, tiến tới thống trị, chi phối về kinh tế, nhằm tạo ra một loạt các nước chư hầu của Thế kỷ XXI theo phe phái (ăn theo và nói leo). Đây cũng là mưu đồ lâu dài của Trung Quốc muốn bá chủ Thế giới và độc quyền chiếm Biển Đông, tiến tới thao túng Thái Bình Dương. Chỉ có tạo ra một thế lực vây cánh, Trung Quốc mới có điều kiện dùng bộ máy thông tin khổng lồ để vu cáo, thay trắng, đổi đen lịch sử, nhằm dễ bề ăn hiếp các nước trong khu vực Biển Đông như đã và đang ứng xử với Việt Nam, Phillipines, Indonesia... và tranh chấp Quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku của Nhật Bản.
Tư tưởng và hành động xuyên suốt mấy nghìn năm của lịch sử Trung Quốc là họ luôn gây hấn, rồi tạo ra sự cố lấy “thịt đè người” để xâm lấn các Quốc gia láng giềng. Ta hãy điểm qua các sự kiện lịch sử của chặng đường dài ấy về những cuộc tranh chấp, xung đột và xâm chiếm lãnh thổ nước khác của Trung Quốc:
- Thời Hán, Lương, Tùy, Đường: Đã tiến hành nhiều cuộc xâm lược nước ta. Tổ tiên ta đã bị phong kiến Hán, Lương, Tùy, Đường thống trị ngót 1117 năm Bắc Thuộc (179 TCN – 938).
- Thời nhà Tống, chúng đã hai lần mang quân xâm lược Nhà nước Đại Cồ Việt (thời Tiền Lê) và Nhà nước Đại Việt (thời Lý) vào các năm 981 và 1075 – 1077. Nhưng cả hai lần, chúng đều bị đại bại và phải ký hòa ước.
- Thời nhà Nguyên: Một đế quốc hung hãn, hùng mạnh nhất thời đó. Chúng đã chiếm gần hết Châu Á - Âu và “làm cỏ” nhiều Quốc gia. Nhà Nguyên đã tổ chức liên tiếp 3 cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1288. Song cả 3 lần, chúng đều bị quân dân nhà Trần, dưới sự lãnh đạo của vị tướng thiên tài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh cho thất bại thảm hại.
- Thời nhà Minh mở cuộc xâm lăng nước Đại Ngu (thời Hồ) năm 1407. Phải sau đó 20 năm (1427), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi thành công, vây hãm tướng giặc Vương Thông ở Đông Đô (tức Kinh thành Thăng Long), nhân dân ta mới giành được toàn thắng, thoát khỏi sự đô hộ của nhà Minh. Sau đó, Lê Thái Tổ đã mở đường hiếu sinh, “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn” mà tha cho tướng giặc Vương Thông và hàng vạn binh sĩ nhà Minh được cấp ngựa, xe, thuyền và lương thực về nước.
- Thời nhà Thanh, chúng đã huy động tới 29 vạn quân dưới sự thống lĩnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sỹ Nghị sang xâm chiếm Đại Việt. Nhưng chỉ một trận quyết chiến thần tốc của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ từ Phú Xuân kéo quân ra Thăng Long đã tiêu diệt gọn cả bọn cướp nước và bán nước vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789.
Cũng vào thời nhà Thanh, dưới đời Vua Càn Long đã tổ chức bốn lần liên tiếp cử đại quân đi xâm lược Miến Điện (Myanmar) (từ năm 1765 đến năm 1769). Nhưng cả 4 lần quân Thanh đều thất bại nặng nề. Hơn 7 vạn sinh linh bỏ xác nơi chiến trường, 4 viên tướng chỉ huy danh tiếng của Mãn Thanh vĩnh viễn ngàn thu không bao giờ nhìn thấy ánh Mặt trời. Triều đình nhà Thanh phải ký nghị hòa với Miến Điện vào tháng 12 năm 1769.
Đối với các triều đại phong kiến Trung Hoa từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, ngoài các cuộc xâm lăng Đại Việt, họ còn ra sức mở rộng bờ cõi về phía Tây (vùng Tây Vực). Nhà Đường mở cuộc chinh Tây tiêu diệt người Đột Quyết. Hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân sau khi chinh phạt người Đột Quyết thành công, đã được người Đột Quyết tôn phong là Thiên Khả hãn.
Nhà Tống chinh phạt người Nhung, Địch, Thổ Phồn, Liêu; tấn công nhiều nước Bách Việt ở vùng Vân Nam bấy giờ.
Nhà Nguyên diệt Nam Tống xong thì cũng hoàn toàn xóa xổ nước Kim trên bản đồ. Người Kim sau này đổi về tộc Nữ Chân và quay lại thống trị Trung Nguyên, lập ra Nhà nước Mãn Thanh.
Vào giai đoạn lịch sử Cổ đại và Trung đại ở vùng Tân Cương, Tây Tạng còn tồn tại hàng trăm Quốc gia và vùng phía Vân Nam, Tây Nam bên dưới Sông Dương Tử (Trường Giang) cũng có tới hàng trăm Quốc gia Cổ đại có đế hiệu riêng biệt mà lịch sử gọi chung là nhóm Bách Việt với một nền văn hóa phát triển hết sức huy hoàng, rực rỡ. Thời kỳ này, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng: Kinh Dịch và một số phát minh của nhân loại trong đó có Người chỉ phương Nam (La Bàn) ra đời từ các Quốc gia cổ này. Sau đó, họ đã bị xâm lược, lần lượt bị thôn tính và hủy diệt bởi các vương triều Tần, Hán, Lương, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh; để rồi một đế chế Trung Hoa rộng lớn với diện tích 9,6 triệu km2 ra đời.
Trong suốt chiều dài lịch sử đau thương đó, dân tộc Việt Nam, tổ tiên ta phải hứng chịu biết bao đau thương gian khổ ngấm đầy máu và nước mắt, bị các tập đoàn phong kiến phương Bắc hủy diệt. Nhưng chưa hết, tới năm 1945, miền Bắc Việt Nam một lần nữa lại hứng chịu sự cướp bóc, chà đạp của đội quân Tàu Ô - Tưởng Giới Thạch được lệnh của phe Đồng Minh tiến vào giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương. Lợi dụng cơ hội này, chúng ra sức cướp phá, vơ vét của cải, hãm hiếp phụ nữ. Ngân khố Đông Dương bị chúng cướp sạch sành sanh trước khi cút về nước. Song khi đi rồi, chúng đã để lại di hại bệnh tật sốt rét, ngã nước, gan siêu vi trùng khiến cho đồng bào ta bị ảnh hưởng nặng nề.
Đến khi Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, người ta tưởng rằng từ đây sẽ chấm dứt những cuộc chiến tranh với các nước láng giềng. Nhưng điều kỳ vọng đó chỉ là ảo tưởng vì nó đã ăn sâu trong máu thịt truyền kiếp của các nhà thống trị Trung Hoa: Là tư tưởng bành trướng, hiếp đáp nước nhỏ.
Ngày nay, một số nhà lãnh đạo Trung Quốc đang nấp sau vỏ bọc ngụy trang, dưới chiêu bài Cộng sản Mácxít mà tư tưởng thì lại sô vanh, bá quyền nước lớn, mang nặng chủ nghĩa dân tộc ích kỷ, luôn luôn muốn mở mang bờ cõi bằng cách đi xâm lấn nước người.
Từ những thập kỷ 60 của Thế kỷ XX tới nay, họ đã liên tiếp gây ra các sự kiện tranh chấp biên giới đất liền, biển, hải đảo và lập ra bản đồ cái gọi là “9 đường lưỡi bò” ở Biển Đông để xâm chiếm lãnh hải của các nước láng giềng có chủ quyền về biển, đảo, quyền tài phán, đặc quyền kinh tế ở Biển Đông theo Luật pháp Quốc tế - Công ước Biển năm 1982.
Trung Quốc có 22.000 km đường biên giới với 14 Quốc gia, bao gồm Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam.
Láng giềng duy nhất không có tranh chấp với Trung Quốc là Pakistan vì giữa 2 nước là quan hệ đồng minh. Hai nước ký thỏa thuận biên giới năm 1963, trong đó Trung Quốc nhượng 1.942 km2 đất cho Pakistan, đổi lại Pakistan công nhận nhiều khu vực ở Bắc Kashimir và Ladakh của Ấn Độ thuộc về Trung Quốc.
Từ ngày 10 – 10 đến ngày 21 – 11 năm 1962, Trung Quốc đã gây ra cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ. Điểm nóng tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước là Aksai Chin và Arunachal Pradesh. Với Aksai Chin, Trung Quốc xem đây là một phần của Thị trấn Hòa Đoàn thuộc Khu tự trị Tân Cương, còn Ấn Độ xem là vùng đất của Quận Ladakh thuộc Bang Jammu và Kashmir. Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép 38.000 km2 tại đây. Aksai Chin không có người ở lẫn tài nguyên nhưng lại có vị trí chiến lược bởi nó nối Tây Tạng với Tân Cương. Với Arunachal Pradesh, Trung Quốc chiếm giữ 90.000 km2, được gọi là vùng “Nam Tây Tạng” của mình.
Vào năm 1969, cuối thập niên 1960, Trung Quốc đã đụng độ, xảy ra xung đột với Liên Xô. Lý do là việc tranh chấp một hòn đảo vốn thuộc về Nga nằm trên Sông Usuri (Trung Quốc gọi là Đảo Trân Bảo, còn Nga gọi là Đảo Damasky) và một số đảo khác trên Sông Amur và Argun. Trung Quốc muốn chiếm vùng đất này nhưng bị rơi vào tay Nga bởi những Hiệp ước thiếu công bằng do nhà Thanh và Sa Hoàng ký vào Thế kỷ XIX. Hai nước từng đụng độ biên giới trong vòng 7 tháng vào năm 1969. Sau đó, cùng năm, Trung Quốc gây chiến tranh tiếp với Tajikistan vì tranh chấp Núi Pamir (giáp Tân Cương), khiến cho quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô rạn nứt. Đến năm 2005, tranh chấp biên giới Nga – Trung tạm ổn định sau khi Nga lần lượt ký các thỏa thuận nhượng lại các khu vực trên cho Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã cảnh báo về nguy cơ mất vùng Viễn Đông của Nga khi người Trung Quốc đang có âm mưu di dân, tràn qua đây quá đông.
Trong bối cảnh khủng hoảng ở Đông Âu nói riêng và phe Xã hội chủ nghĩa nói chung vào những thập niên cuối của Thế kỷ XX, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội này để tranh chấp và chiếm đoạt nhiều vùng lãnh thổ của các Quốc gia thuộc Khu vực Trung Á.
- Kazakhstan có đường biên giới dài 1.700 km đã bị Trung Quốc tranh chấp từ thời Liên Xô, liên quan đến khu vực rộng 680 km2 gần Đèo Baimurz và một diện tích 280 km2 gần Sông Sary-Charndy. Hiệp ước ký năm 1998, đem lại cho Trung Quốc 20% diện tích này, đổi lại là một gói hỗ trợ kinh tế bao gồm: Đầu tư vào một trong những mỏ dầu lớn nhất của Kazakhstan kèm theo hệ thống đường ống dẫn 3.000 km trải khắp nước và chương trình hợp tác kinh tế trong 15 năm. Kazakhstan là khu vực địa lý ngày càng quan trọng với Trung Quốc bởi vị trí kề sát Tân Cương.
- Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn lãnh thổ của Kyrgyzstan với những lý lẽ phi lịch sử. Đây là vùng đất đã bị nhượng lại cho Nga vào Thế kỷ XIX, theo những Hiệp ước mà Trung Quốc cho rằng thiếu công bằng. Theo Hiệp ước 2 nước ký năm 1999, Kyrgyzstan nhận 70% diện tích tranh chấp, còn Trung Quốc lấy 9 km2 thuộc vùng Núi Uzengi-Kush nằm ở phía Nam Khu vực Issyk Kul.
- Sau khi đạt được thỏa thuận với Kyryzstan và Kazakhstan, cuộc đàm phán biên giới giữa Trung Quốc và Tajikistan bị đình lại do nội chiến ở Tajikistan. Hiệp ước ký năm 1999, đem lại cho Trung Quốc một khu vực rộng 1.000 km2 ở Núi Pamir. Diện tích này chỉ xấp xỉ 5,5% so với sự đòi hỏi trước đó – dựa vào “chứng cứ lịch sử” từ thời nhà Thanh – của Trung Quốc. Cũng như với Kazakhstan, Trung Quốc ký Hiệp ước với Tajikistan vì trông chờ các nước Trung Á trấn áp các tổ chức Hồi giáo và chủ nghĩa ly khai của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
- Ngoài những nước kể trên, bất chấp Hiệp ước song phương năm 1963, Trung Quốc vẫn xâm lấn Afghanistan và đang chiếm Tỉnh Bahdakhshan. Khu vực này từng là nơi Trung Quốc cùng với đế quốc Nga và Tiểu vương quốc Afghanistan tuyên bố chủ quyền. Thế lực cai trị Trung Quốc lúc bấy giờ là nhà Thanh đã tuyên bố kiểm soát toàn bộ dãy Núi Pamir, song quân Thanh chỉ kiểm soát được các đèo ở ngay phía Đông của Trấn Tashkurgan. Trong thập niên 1890, các cấp chính quyền nhà Thanh, Nga Sa hoàng và Afghanistan đã ký một loạt các thỏa thuận mà trong đó đã phân chia Badakhshan, song, về phía Trung Quốc vẫn tiếp tục tranh cãi về vấn đề biên giới. Đây là tỉnh có tổng diện tích 44.059 km2 , một điểm dừng chân trên con đường tơ lụa cổ xưa, và Trung Quốc đã thể hiện mối quan tâm lớn trên địa bàn tỉnh này sau khi sự sụp đổ của Taliban, giúp đỡ để xây dựng lại đường xá và cơ sở hạ tầng của tỉnh với ý đồ thôn tính hoặc nô dịch lệ thuộc.
- Bên cạnh đó, Trung Quốc từng có tranh chấp với Bhutan và Nepal trong quá khứ với lý lẽ 2 nước này thuộc về Tây Tạng nên cũng thuộc về Trung Quốc. Giữa Nepal và Trung Quốc từng xảy ra chiến tranh vào năm 1788-1792. Đối với Bhutan, vốn là Đồng minh truyền thống của Ấn Độ và không thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc. Giữa 2 nước có đường biên giới chung gần 470 km với vùng tranh chấp vào khoảng 495 km2.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có tranh chấp với Myanmar, Lào và cả Campuchia dựa trên những “bằng chứng lịch sử” theo lý lẽ như trên. Tuy nhiên, tình hình hiện nay tạm thời “lắng xuống” do Trung Quốc đang giở trò mưu ma, chước quỷ bằng các gói viện trợ béo bở.
- Bên cạnh những đụng độ trên bộ, tranh chấp trên biển mới là “chiến trường” chính mà Trung Quốc đẩy mạnh các năm gần đây. Không tính đến căng thẳng quanh Eo biển Đài Loan, Trung Quốc đang đẩy mạnh tranh giành chủ quyền trên 2 vùng Biển Đông và Hoa Đông. Ở Biển Hoa Đông, Trung Quốc liên tục quấy nhiễu Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) do Nhật Bản quản lý. Với Hàn Quốc, tranh chấp quanh Bãi đá Ieodo/Tô Nham Tiêu tuy không căng thẳng bằng việc Seoul đã phản ứng kiên quyết với vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh lập trên Biển Hoa Đông vì chồng lấn không phận của nước này.
Còn trên Biển Đông, Trung Quốc dùng “đường lưỡi bò 9
khúc” liếm gần như hầu hết vùng biển
chiến lược này, có tranh chấp với các nước Đông Nam Á gồm Việt Nam,
Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia.
Đối với Việt Nam, từ năm 1956, Trung Quốc đã chiếm 2 hòn đảo thuộc phía Đông của Quần đảo Hoàng Sa (nhóm Vĩnh An) là Đảo Phú Lâm và Đảo Linh Côn. Cũng vào năm 1956, vì tin “tình bạn hữu hảo”, Việt Nam có nhờ Trung Quốc in bản đồ. Lợi dụng lòng tin này, thừa cơ Trung Quốc cũng đã cho sửa một số cột mốc biên giới để chiếm đất. Ngoài ra, Trung Quốc còn dùng nhiều thủ đoạn bỉ ổi như:
a. – Từ xâm canh, xâm cư đến chiếm đất [2].
b. – Lợi dụng việc xây các công trình hữu nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam.
c. – Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang Việt Nam.
d. – Từ mượn đất của Việt Nam đến biến thành lãnh thổ của Trung Quốc.
đ. – Xê dịch và xuyên tạc pháp lý các mốc giới để sửa đổi đường biên giới.
e. – Làm đường biên giới lấn sang Việt Nam.
f. – Như đã nói ở trên: Lợi dụng vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới.
g. – Dùng lực lượng quân sự và trang bị vũ khí để uy hiếp, đóng chốt và chiếm đất.
Tới năm 1974, Trung Quốc lại dùng lực lượng hải quân một lần nữa chiếm nốt phần phía Tây của Quần đảo Hoàng Sa. Đây là hành vi xâm lược, chiếm đóng trái phép, vì lúc này, Quần đảo Hoàng Sa là do Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa quản lý. Theo Hiệp định Genève (1954), nước ta tạm thời chia cắt làm 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Quần đảo Hoàng Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Bản Hiệp định này chính Trung Quốc đã thừa nhận và là một trong những Quốc gia đã ký kết Hiệp định. Nhưng rồi Trung Quốc đã “phản bội” chính chữ ký của mình.
Năm 1979, do không chịu nổi sức ép “dạy bảo làm chư hầu” của Trung Quốc, vì Đảng và Nhà nước ta có đường lối độc lập, tự chủ riêng và mặt khác họ đã nhiều lần “bội tín” với đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta. Họ đem Việt Nam mặc cả, trao đổi và bán rẻ cho một cường quốc lớn để đổi lấy lợi ích của họ. Sau đó, lấy cớ và vu vạ Việt Nam “ăn cháo đá bát”, ông Đặng Tiểu Bình đã sinh sự, phát đi một mệnh lệnh “phải dạy cho Việt Nam một bài học”. Thế là trên toàn biên giới Việt – Trung, hơn 60 vạn quân Trung Quốc cùng với 400 xe tăng, hàng chục vạn dân công hỗ trợ dưới sự chỉ huy của hai viên tướng Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu đã ào ạt nổ súng tấn công nước ta. Trong đó, có nhiều tốp tiền tiêu ăn mặc giả làm bộ đội biên phòng Việt Nam để đánh úp các đơn vị Việt Nam. Họ dùng chiến thuật biển người, tân công như ăn cướp vào 6 tỉnh biên giới. Họ tàn sát, đốt phá 6 tỉnh tơi tả, tan nát, chỉ còn là đống gạch vụn, tro tàn. Có nhiều pháo thủ của họ bị xích chân bên cạnh khẩu pháo, buộc họ phải chiến đấu đến phút cuối cùng. Mặt khác, do lo sợ các “chiến sỹ Hồng quân” ở biên giới Việt – Trung có quan hệ họ mạc “dây mơ, rễ má” nên ông Đặng Tiểu Bình cho điều về biên giới các quân đoàn Sơn Đông vừa to con, vừa tàn bạo. Đi đến đâu là họ đốt phá, chém giết, hãm hiếp phụ nữ, không khác gì đoàn quân Tàu Ô của Tưởng Giới Thạch năm 1945. Có lẽ trên Thế giới vào Thế kỷ XX, chỉ có quân đội của Hitler là tàn bạo chưa từng có. Nhưng ở đây, đội quân này cũng chẳng hề thua kém. Ghê tởm hơn là đi đến đâu, chúng cũng đốt sạch, giết sạch, phá sạch, cướp sạch; cái gì lấy được là họ vơ vét hết từ “chổi cùn đến rế rách”, không từ bất kể thứ gì mà họ không lấy đi. Dã man hơn, để triệt đường sống của dân bản, họ đã ném các xác chết xuống nguồn nước ăn, giếng đào của đồng bào. Nhiều người dân Việt chết không phải vì bom đạn, súng ống mà chết vì khát nước.
Tóm lại: Lịch sử hơn 4000 năm của nước Trung Hoa là lịch sử chiến tranh liên miên, thôn tính và hiếp đáp các nước láng giềng. Nhiều nhà lịch sử, địa lý Thế giới thống kê cho rằng: Trung Quốc hiện nay không còn là diện tích 9,6 triệu km2 nữa mà đã tăng lên tới 9,8 – 9,9 triệu km2, thậm chí tới 10 triệu km2.
Đất thì không bao giờ đẻ ra. Vậy Trung Quốc tăng thêm diện tích lấy từ đâu? Trong số gần 10 triệu km2 kia, Việt Nam (tính từ năm 1885 đến năm 2000) đã bị Trung Quốc “xơi tái” 750 km2 đất liền vùng biên giới; chưa kể vùng biển Vịnh Bắc Bộ là 1100 km2.
Còn tiếp
Nguyễn Hoàng Điệp
Đối với Việt Nam, từ năm 1956, Trung Quốc đã chiếm 2 hòn đảo thuộc phía Đông của Quần đảo Hoàng Sa (nhóm Vĩnh An) là Đảo Phú Lâm và Đảo Linh Côn. Cũng vào năm 1956, vì tin “tình bạn hữu hảo”, Việt Nam có nhờ Trung Quốc in bản đồ. Lợi dụng lòng tin này, thừa cơ Trung Quốc cũng đã cho sửa một số cột mốc biên giới để chiếm đất. Ngoài ra, Trung Quốc còn dùng nhiều thủ đoạn bỉ ổi như:
a. – Từ xâm canh, xâm cư đến chiếm đất [2].
b. – Lợi dụng việc xây các công trình hữu nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam.
c. – Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang Việt Nam.
d. – Từ mượn đất của Việt Nam đến biến thành lãnh thổ của Trung Quốc.
đ. – Xê dịch và xuyên tạc pháp lý các mốc giới để sửa đổi đường biên giới.
e. – Làm đường biên giới lấn sang Việt Nam.
f. – Như đã nói ở trên: Lợi dụng vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới.
g. – Dùng lực lượng quân sự và trang bị vũ khí để uy hiếp, đóng chốt và chiếm đất.
Tới năm 1974, Trung Quốc lại dùng lực lượng hải quân một lần nữa chiếm nốt phần phía Tây của Quần đảo Hoàng Sa. Đây là hành vi xâm lược, chiếm đóng trái phép, vì lúc này, Quần đảo Hoàng Sa là do Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa quản lý. Theo Hiệp định Genève (1954), nước ta tạm thời chia cắt làm 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Quần đảo Hoàng Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Bản Hiệp định này chính Trung Quốc đã thừa nhận và là một trong những Quốc gia đã ký kết Hiệp định. Nhưng rồi Trung Quốc đã “phản bội” chính chữ ký của mình.
Năm 1979, do không chịu nổi sức ép “dạy bảo làm chư hầu” của Trung Quốc, vì Đảng và Nhà nước ta có đường lối độc lập, tự chủ riêng và mặt khác họ đã nhiều lần “bội tín” với đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta. Họ đem Việt Nam mặc cả, trao đổi và bán rẻ cho một cường quốc lớn để đổi lấy lợi ích của họ. Sau đó, lấy cớ và vu vạ Việt Nam “ăn cháo đá bát”, ông Đặng Tiểu Bình đã sinh sự, phát đi một mệnh lệnh “phải dạy cho Việt Nam một bài học”. Thế là trên toàn biên giới Việt – Trung, hơn 60 vạn quân Trung Quốc cùng với 400 xe tăng, hàng chục vạn dân công hỗ trợ dưới sự chỉ huy của hai viên tướng Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu đã ào ạt nổ súng tấn công nước ta. Trong đó, có nhiều tốp tiền tiêu ăn mặc giả làm bộ đội biên phòng Việt Nam để đánh úp các đơn vị Việt Nam. Họ dùng chiến thuật biển người, tân công như ăn cướp vào 6 tỉnh biên giới. Họ tàn sát, đốt phá 6 tỉnh tơi tả, tan nát, chỉ còn là đống gạch vụn, tro tàn. Có nhiều pháo thủ của họ bị xích chân bên cạnh khẩu pháo, buộc họ phải chiến đấu đến phút cuối cùng. Mặt khác, do lo sợ các “chiến sỹ Hồng quân” ở biên giới Việt – Trung có quan hệ họ mạc “dây mơ, rễ má” nên ông Đặng Tiểu Bình cho điều về biên giới các quân đoàn Sơn Đông vừa to con, vừa tàn bạo. Đi đến đâu là họ đốt phá, chém giết, hãm hiếp phụ nữ, không khác gì đoàn quân Tàu Ô của Tưởng Giới Thạch năm 1945. Có lẽ trên Thế giới vào Thế kỷ XX, chỉ có quân đội của Hitler là tàn bạo chưa từng có. Nhưng ở đây, đội quân này cũng chẳng hề thua kém. Ghê tởm hơn là đi đến đâu, chúng cũng đốt sạch, giết sạch, phá sạch, cướp sạch; cái gì lấy được là họ vơ vét hết từ “chổi cùn đến rế rách”, không từ bất kể thứ gì mà họ không lấy đi. Dã man hơn, để triệt đường sống của dân bản, họ đã ném các xác chết xuống nguồn nước ăn, giếng đào của đồng bào. Nhiều người dân Việt chết không phải vì bom đạn, súng ống mà chết vì khát nước.
Tóm lại: Lịch sử hơn 4000 năm của nước Trung Hoa là lịch sử chiến tranh liên miên, thôn tính và hiếp đáp các nước láng giềng. Nhiều nhà lịch sử, địa lý Thế giới thống kê cho rằng: Trung Quốc hiện nay không còn là diện tích 9,6 triệu km2 nữa mà đã tăng lên tới 9,8 – 9,9 triệu km2, thậm chí tới 10 triệu km2.
Đất thì không bao giờ đẻ ra. Vậy Trung Quốc tăng thêm diện tích lấy từ đâu? Trong số gần 10 triệu km2 kia, Việt Nam (tính từ năm 1885 đến năm 2000) đã bị Trung Quốc “xơi tái” 750 km2 đất liền vùng biên giới; chưa kể vùng biển Vịnh Bắc Bộ là 1100 km2.
Còn tiếp
Nguyễn Hoàng Điệp
[1] Có bài viết, tư liệu
cụ thể về Làng Trình Tường. – TG.
[2] Những thủ đoạn, âm mưu xâm chiếm biên giới
của Trung Quốc, tác giả sẽ có bài viết riêng để chứng minh cụ thể. – TG.
Không minh bạch với dân, đòi người minh bạch http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-nam-de-nghi-dieu-tra-minh-bach-vu-mh17-3019975.html Em cạo đầu lên núi thôi bác Tễu ạ,
Trả lờiXóaCảm ơn những nghiên cứu của TS. Nguyễn Hoàng Điệp đã nêu lên những thủ đoạn hèn hạ, bỉ ổi của bọn bành chướng bá quyền BK từ bao đời nay! Nhân dân VN thì không còn lạ gì bọn tàu nhưng lãnh đạo VN thì... không thể hiểu nổi!
Trả lờiXóaLịch sử đại Hán xâm chiếm lân bang cả hàng ngàn trang sách cũng chưa hết . Vì các triều đại của Trung Hoa ngắn hay dài đều có những trận đánh xâm lược các nước nhỏ mà họ gọi là man di . Ngay như nhà Thục Hán của Lưu Bị tồn tại chưa tới 2/3 thế kỉ mà khi Khổng Minh đem vua họ Lưu an vị ở đất Thục cũng đã chinh phục các nước nhỏ ở Vân Nam . Còn Nhà Ngô của Tôn Quyền tồn tại có bao lâu cũng xâm chiếm và đô hộ Giao Chỉ một cách tàn bạo bị nữ anh hùng Triệu Thị Trinh quất cho tơi bời ! Thế mà Tập cận Bình dám nói láo là chất thống trị lân bang không có trong máu nguoi Tầu . Ô. Tập không phải người Hán chắc ? Cám ơn Ts Hoàng Điệp đã có công tập hơp lịch sử xâm lược của các triều đại Tầu từ 4000 năm trước đến bây giờ . Mong rằng con cháu Lạc Hồng, nhất là các nhà LĐ có cuốn sách gối đầu giường !
Trả lờiXóaDưới sự lãnh đạo sáng suốt của ĐCS thì cái gì mà chẳng có thể xảy ra?
Trả lờiXóaBài viết rất hay
Trả lờiXóaHèn chi Tầu gọi VN là đứa con hoang !
Trả lờiXóa