Các bô lão trên bãi cọc Bạch Đằng. Ảnh: Trần Định |
Nhân dân phải
làm gì để đối phó với dã tâm
của Trung Quốc muốn thôn tính Việt Nam
Hà Huy Sơn
Chiến tranh là một
hiện tượng chính trị-xã hội có tính chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị
bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay
liên minh các nước. Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức,
theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với các hình thức đấu tranh khác
(chính trị, kinh tế, ngoại giao...) - (Theo: Wikipedia).
Từ năm 1945, Đảng
cộng sản trở thành là lực lượng chính trị lớn nhất ở miền Bắc và là lực lượng
chính trị duy nhất ở Việt Nam
từ sau năm 1975 cho đến nay.
Kể từ đó, Việt Nam
theo cách dùng từ của Hà Nội và đối chiếu với khái niệm trên về “Chiến tranh”
có các cuộc chiến tranh sau:
1- Chiến tranh giữa Việt Nam dân chủ
cộng hòa với Pháp (1946 – 1954). Liên Xô, Trung Quốc là người tiếp viện cho Hà
Nội.
2- Chiến tranh giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa với Mỹ và Việt Nam cộng hòa
(1954-1975). Liên Xô, Trung Quốc là người tiếp viện cho Hà Nội.
3- Chiến tranh biên giới Tây Nam với Khơme
đỏ Campuchia năm 1979. Liên Xô là người tiếp viện cho Hà Nội.
4- Chiến tranh biên giới phía Bắc chống
quân Trung Quốc xâm lược năm 1979. Liên Xô là người tiếp viện cho Hà Nội.
Đặc trưng của các
cuộc chiến tranh này:
Thứ nhất: Các cuộc
chiến tranh có một điểm chung đối với Hà Nội là luôn đặt “Đảng và lý tưởng Cộng
sản” nên cao nhất. Bởi vì:
- Các cuộc chiến tranh về phía Hà Nội
đều do Đảng của Hồ Chí Minh, Đảng này là Đảng Mác-Lê Nin hay Đảng Cộng sản Việt
Nam
(tên gọi các thời kỳ có thể khác nhau) lãnh đạo, tiến hành. Do đó lẽ tất nhiên
lợi ích của các cuộc chiến tranh đó phải vì lợi ích của Đảng. Những hiến pháp
gần đây cũng đều ghi Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội và
quân đội, công an trước hết phải trung thành với Đảng.
- Chiến dịch Cải cách ruộng đất năm
1953-1956 làm hàng chục vạn người bị oan sai trong đó số người bị giết và giam
tù đến hàng vạn. Một trong các mục đích của Cải cách ruộng đất là để chứng tỏ
với Liên Xô, Trung Quốc về bản chất cộng sản của Đảng Lao động Việt Nam lúc đó.
- Cho đến sau này nhà nước vẫn đặt mục
đích bảo vệ Đảng lên hàng đầu, những ai bị cáo buộc chống Đảng cho dù có chống
Trung Quốc xâm lược cũng đều bị bỏ tù.
- Từ sau năm 1945, Tổ quốc theo nghĩa
truyền thống đã trở thành “Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa”.
Thứ hai: Các cuộc
chiến tranh do phía Hà Nội tiến hành đều có sự tiếp viện, hỗ trợ của các cường
quốc cộng sản là Liên Xô hoặc Trung Quốc. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam
năm 1979 và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 chống Trung Quốc xâm lược,
Hà Nội có sự tiếp viện, hỗ trợ của Liên Xô.
Trên thế giới
nguyên tắc quan hệ giữa các quốc gia: “bạn bè chỉ là nhất thời, lợi ích quốc
gia mới là vĩnh cửu”. Nguyên tắc này chỉ thay đổi từ khi hình thành hệ thống
các nước cộng sản đó là “đặt lợi ích của cộng sản quốc tế cao hơn lợi ích dân
tộc”; bằng chứng là một nước cộng sản có thể làm vai trò tiền đồn, hy sinh để
bảo vệ hệ thống các nước cộng sản khác; nhưng nguyên tắc này trong thực tế chỉ
áp dụng với các nước nhỏ, lệ thuộc còn nước lớn như Trung Quốc, Nga thì không
bao giờ. Hoặc các cường quốc trên thế giới, Mỹ cũng vậy, họ luôn tuân thủ
nguyên tắc lợi ích quốc gia. Chính việc coi lợi ích của đảng cao hơn lợi ích
quốc gia là nguyên nhân dẫn đến tan rã và mất chính quyền của các đảng cộng sản
ở Đông Âu. Đây sai lầm của các đảng cộng sản ở Đông Âu cho đến năm 1989, nhưng
nhiều đảng thay bằng rút ra bài học mình thì lại lún sâu vào sai lầm đó để mà
lãnh hậu quả.
Hiện nay, đối với
Việt Nam âm mưu của Đảng
Cộng sản Trung Quốc là muốn nhanh chóng thôn tính hoặc biến Việt Nam thành một
bộ phận lệ thuộc Trung Quốc. Âm mưu đó bộc lộ ngày càng rõ và không thể chối
cãi. Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Việt Nam không bao giờ
là nước gây chiến, Việt Nam luôn mong muốn hòa bình nhưng Trung Quốc đã, đang
và sẽ dùng vũ lực đối với Việt Nam.
Trường hợp Trung
Quốc sử dụng vũ lực với Việt Nam
thì với sự cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam có xảy ra chiến tranh không?
Nếu lịch sử lặp lại thì tôi cho rằng sẽ không bao giờ xảy ra chiến tranh giữa
Việt Nam và Trung Quốc vì
Việt Nam
hiện nay không còn đặc trưng thứ hai để tiến hành chiến tranh như trước đây.
Vì vậy, nhân dân
Việt Nam
muốn hòa bình hoặc cứu nước thì phải làm tất cả những gì để đất nước không bị
động với chiến tranh.
Hà Nội,
08/06/2014
Hà Huy Sơn
Bác Sơn nói rất đúng, nếu TQ dùng vũ lực mà "đặc trưng thứ hai" không có thì khả năng "nhập Tống" rất cao! nhân dân phải luôn đề cao cảnh giác phát hiện kịp thời ngăn chặn những phần tử Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan và quan trọng là phải tuyên bố cho toàn dân rõ để kịp thời làm tất cả những gì có thể làm được để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ biển đảo của chúng ta.
Trả lờiXóaTục ngữ VN mình có câu nầy rất hay. Các bạn đọc nhà mình xem lại rồi ngẫm nghĩ xem sao nhé. Đó là câu "Ma bắt, coi mặt người ta" Mình như thế nào (cho nên) người ta mới (dám làm) thế ấy? Nếu mình mạnh mẽ, giỏi giang, lòng dân thống nhất khối ý chí sắt thép, đầy lòng tự ái, tự cường dân tộc, những người cầm quyền không chia rẻ, gian tham, từng giây từng phút "quên ăn, bỏ ngủ", chăm bẫm lo cho vận nước, thì không những các thứ vật phẩm đầy dẫy chất độc, hàng hóa kém chất lượng đừng hòng lọt qua biên mậu, chứ đừng nói chi đến cái giàn khoan to đùng ấy. Tiếc thay, đã 40 năm trôi qua rồi. Bây giờ nước đã đến chân rồi, chúng ta sẽ nhảy sao đây? Cớ sự nầy do ai, chắc các bạn đọc đã rõ? Giờ thì trơ trọi một mình một chợ, nội lực bét nhè do nhân tâm ly tán, tham nhũng tràn lan, lãnh đạo tham quyền cố vị, chỉ lo thu vén cho cá nhân. Nói thật, nếu không may mà chiến tranh xảy ra thì tướng tá nhà mình chắc hết chiến đấu nỗi vì ai cũng có của ăn của để đầy dẫy trong nhà và ... sợ chết! Nước đã lên đến ngực rồi, làm sao nhảy đây?! Thân cô thế cô, thôi thì cứ đấu tranh hòa bình đi cho nó lành.
Trả lờiXóa