Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

ĐÃ LỘ DIỆN CÁC LOẠI QUÁI THÚ TRONG NGÀNH VĂN HÓA CÁC CẤP


Bình phong, quái thú và trái bóng trách nhiệm

TT - Lúc 9g sáng 15-3, tại trụ sở UBND thị xã Sơn Tây (Hà Nội) diễn ra cuộc họp có sự tham dự của nhiều bên liên quan đến vụ việc đặt thêm bình phong và quái thú trong di tích quốc gia lăng vua Ngô Quyền (xã Đường Lâm) gây bức xúc trong dư luận.


“Dựng bình phong là làm đúng luật!”.  Đó là khẳng định của ông Phạm Hùng Sơn, trưởng Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, mở đầu cuộc họp.

“Đập bỏ bình phong cũng không sai luật!”

Để bảo vệ ý kiến của mình, ông Sơn đã viện dẫn rằng bản vẽ thiết kế thi công được thực hiện sau hai hội nghị họp dân, và có sự tư vấn của các nhà khoa học, trong đó có GS Trần Lâm Biền, đồng thời đại diện gia tộc họ Ngô đã ký vào văn bản đồng ý thêm hạng mục bình phong trước lăng. “Bản vẽ thiết kế thi công, trong đó có bức bình phong đã được Sở VH-TT&DL Hà Nội, Bộ VH-TT&DL phê duyệt, nên chúng tôi thực hiện như vậy là không trái luật!” - ông Sơn nói.

Đại diện gia tộc họ Ngô, ông Ngô Vui, cho biết: “Lúc đầu họ Ngô chúng tôi đã có nhiều cuộc họp bàn với nhân dân và Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm về việc có hay không dựng thêm bức bình phong trước lăng vua Ngô Quyền. Sau ba tháng với nhiều cuộc gặp vẫn không thống nhất được vấn đề này, vì chúng tôi không đồng ý việc thêm bình phong vào lăng. Nhưng vì không muốn “một chi tiết nhỏ” ảnh hưởng đến quá trình trùng tu, nên chúng tôi đã ký vào văn bản thống nhất việc thêm bình phong vào lăng, nhưng chưa quyết đặt ở đâu và thiết kế ra sao”.

Nói về việc chiều 13-3, đơn vị thi công tự ý đập bỏ bức bình phong trước lăng vua Ngô Quyền và hệ thống thoát nước phía sau lăng, ông Nguyễn Minh Khang, đại diện Cục Di sản văn hóa, cho rằng Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm đã không tuân thủ văn bản pháp lý. “Lăng vua Ngô Quyền là di tích lịch sử quốc gia, nên việc Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm và đơn vị thi công tự ý đập bỏ bình phong, hệ thống thoát nước sau lăng, sửa lại màu sơn lòe loẹt trên hai con rồng trong lăng là làm trái Luật di sản. Nếu muốn đập bỏ bình phong hay bất cứ một hạng mục nào thuộc quần thể di tích lăng Ngô Quyền đều phải làm văn bản, trình Cục Di sản và Bộ VH-TT&DL, chứ không được tùy tiện như vậy” - ông Khang nói.

Ông Nguyễn Văn Minh, phó bí thư Thị ủy Sơn Tây, cũng cho rằng: “Lăng vua Ngô là di tích quốc gia chứ không phải của riêng nhân dân Đường Lâm, hay riêng dòng họ Ngô nên không thể muốn làm thì làm, muốn phá thì phá”.

Tuy nhiên, ý kiến của ông Khang lập tức bị ông Phạm Hùng Sơn phản bác: “Chúng tôi không làm sai luật! Vì hạng mục đó chúng tôi chưa nghiệm thu, nên việc đập bỏ ấy được coi là sự điều chỉnh do đơn vị thi công làm chưa đạt. Chứ không phải chúng tôi tự ý đập bỏ hạng mục công trình trong di tích quốc gia”.

Trách nhiệm... không thuộc ai cả?

Ông Phạm Hùng Sơn đã phủ nhận trách nhiệm của Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm trong việc xây thêm bình phong rồi lại tự ý đập bỏ. Ông Nguyễn Minh Khang lại cho rằng không thể nói trách nhiệm thuộc về Cục Di sản được. Vì trước khi trình Bộ VH-TT&DL, Cục Di sản đã tham khảo tài liệu trong và ngoài nước về việc dựng bình phong trước lăng tẩm. Sau khi giải thích về mặt truyền thống tâm linh, về pháp lý, ông Khang viện dẫn khoản 3, điều 32 Luật di sản rằng: “Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó”. Nên việc có thêm bình phong trước lăng Ngô Quyền là chấp nhận được, theo lời ông Khang. (Nhưng ông Khang không trích dẫn đoạn sau của khoản 3, điều 32 này nói rằng: “Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích”).

Cuộc họp kéo dài hơn hai giờ nhưng những bức xúc của báo chí và dư luận vẫn chưa được giải đáp một cách thấu đáo, việc trùng tu lăng vua Ngô Quyền với kinh phí dự kiến gần 30 tỉ đồng vẫn chưa có phương hướng giải quyết cụ thể, trách nhiệm của những đơn vị và cá nhân liên quan chưa được làm rõ.

VŨ VIẾT TUÂN

17 nhận xét :

  1. Ôi dào, chẳng qua là:
    "Thuận buồm xuôi gió,
    chén chú chén anh.
    Lên thác xuống ghềnh,
    b**** anh d*** chú".
    Nếu không có dư luận phanh phui ra "cái tổ con chuồn chuồn",
    thì anh nào chú nấy chẳng nhờn môi trơn lưỡi.

    Trả lờiXóa
  2. Em khoái cái tiêu đề bài này. Cô đọng và đủ ! Cám ơn ạ !

    Trả lờiXóa
  3. Tễu ơi,
    Bức bình phong quái thú bị cắt chân đập mõm rất là ý nghĩa.
    Mà ngẫu nhiên cái mõm bị đập lại lòi ra cái mồm bằng gạch đỏ,
    trông ngoe ngoét gớm ghiếc nhưng mà hàm ý lắm.
    Tễu tìm bức đó đăng lại lên đi.

    Trả lờiXóa
  4. mẹ đốp ! thơ hay mà trúng tim đen.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thơ thẩn gì.
      Ca dao tục ngữ xưa truyền lại đấy.
      Công nhận,
      các cụ dạy, cấm có bỏ đi nhời nào.

      Xóa
  5. Các ông nói lạ. Việc lăng mộ Ngô Quyền là việc lớn của nước nhà, nay toàn điều đám ong ve, sâu kiến ra mà chống chế, ỡm ờ. Hoàng Tuấn Anh đâu, triệu ông ta ra đây xem nào. Ông giải thích đi, sao lại thế, ai ăn, ăn bao nhiêu, kiến thức văn hóa ở chỗ nào, kiến trúc gì, phong thủy gì, tô vẽ gì, điêu khắc gì... tào lao, bố láo.

    Trả lờiXóa
  6. Thật là
    Ngưu tầm Ngưu
    Thú tầm Thú!

    Trả lờiXóa
  7. một bọn vô văn hóa ,chỉ biết ăn như con vật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ăn hơn con vật! Con vật no rồi sẽ không ăn nữa.

      Xóa
  8. Đúng - Sai thế nào cũng không biết thì nghỉ hưu đi cho đất nước và nhân dân được nhờ. Cái sai ở việc dựng bình phong là cố ý làm trái luật di sản, còn quy trình xin cấp phép, phê duyệt thiết kế thì đúng. Tại sao lãnh đạo lại phê duyệt thiết kế sai? Câu hỏi này chắc nhiều người biết tỏng rồi. Quá vớ vẩn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Đúng - Sai thế nào cũng không biết thì nghỉ hưu đi cho đất nước và nhân dân được nhờ”
      Bác Từ Khôi ơi, về là về thế nào được! Bao nhiêu năm phấn đấu lê lết chốn quan trường, vinh chưa quang, nhục chưa cạn mà bác bảo chúng em về hưu thì có mà trời sập.
      Này nhé, từ khi còn là ông quan bé tí, chúng em phải bòn rút, tích cóp để có được một món kha khá để đi mua cái bằng cử nhân, cao cấp chính trị, rồi còn mang đi hầu trên để các anh ấy thông cảm xếp cho cái ghế cao hơn. Rồi lại tiếp tục tích cóp, mót tí của công xông pha “trận đánh đẹp” tìm chút vinh quang. Khổ lắm, nhọc óc lắm bác ạ.
      Ơn trời, văn hóa nước nhà thời cởi …mở hết cỡ nên chúng em chấm mút cũng có phần thoải mái nên có của ăn của để, nhưng làm sao đủ được, càn gần đến tuổi 60 chúng em càng phải gấp rút thu hoạch mùa vụ, có khi còn phải sửa cái giấy khai sanh cho cho cái ngày tháng năm sanh mà bọn giãy chết nó gọi là “date of birth” nó to hơn vài năm để tuổi công tác nó bé đi vài năm để còn phục vụ được lâu dài.
      Hôm rồi chúng em xem cái TV nó đưa tin mấy ông tòa, ông viện dự thảo cái luật của các ổng nâng tuổi retired của mấy ổng lên 65. Em tức phát ghen. Vì em có thằng bạn học cùng lớp, học lực đứng thứ 2 xếp từ dưới lên, thi ĐH không được, nhưng ba nó là ông cán bộ cũng hơi to thôi, nhét nó dzô tòa án, rồi học tại chức, riết rồi cũng có bằng cử nhân luật, cc chính trị. Thế là nó cứ thẳng tiến, vài năm lại thay nhà thay xe. Hôm rồi gặp nó khoe tao 65 tuổi mới phải nghỉ hưu. Vậy là tới 10 năm nữa nó mới retired. Ủa, dzậy là chúng nó giống như em, coi nghỉ hưu là một hình phạt rồi.
      Như thế thì từ nay tới lúc retired, ít nhất nó phải 2 lần đổi nhà thay xe nữa. Đến khi nghỉ hẳn thì chắc lại có đứa em kết nghĩa thương mà cho tiền cất cái villa giống như anh Ba Truyền.
      .

      Xóa
  9. Cuối mỗi bài Tễu đều có lời bình ngắn gọn , súc tích như thế này, tớ thấy như tăng thêm phần hấp dẫn cho bài.
    Thank!

    Trả lờiXóa
  10. Hư hỏng hết cả rồi! Từ GS B... đến thằng S... Văn hóa cái nỗi gì nữa!

    Trả lờiXóa
  11. Ông Nguyễn Minh Khang nói việc xây thêm bức bình phong là đúng và ông viện dẫn khoản 3, điều 32 Luật di sản như trên là không đúng, vì khi cần thiết có thể xây nhưng xây như thế nào và ở vị trí nào lại là vấn đề cần xem xét chứ không phải xây cái gì và ở đâu cũng được..

    Trả lờiXóa
  12. Hàng mấy trăm năm nay, trước lăng Ngô Quyền làm gì có bức bình phong? Họ vẽ ra để "xè xẻo" chứ hay ho gì? Cứ giữ lấy bản gốc cho chắc đã. Bọn làm bừa không ng thì lại tham.

    Trả lờiXóa
  13. Người đời nói : lòng lang dạ thú . Vậy quái thú thì lòng gì ? Các nhà làm văn hóa, trùng tu, tôn tạo các di tích, những công trình của tiền nhân, những noi là đinh chùa , miếu mạo lăng tẩm đã là di tích quốc gia . Xin hãy dùng tấm lòng rộng mở, tinh thần yêu nước , hiếu kính tiền nhân .Với cái tâm cái tài của mình để làm cho tiền nhân thêm rạng rỡ , làm cho vẻ oanh liệt của các bậc anh hùng liệt sĩ, cái đức độ và công lao chói sáng của tiền nhân thêm sáng ngời để con cháu muôn đời bắt chước , khách du lịch nước ngoài xem đó mà kính trọng nước ta có lịch sử oai hùng .
    Những người chỉ là những tay thợ tầm thường, không có chút kiến thức gì về những di sản, chẳng hiểu gì về các kiểu kiến trúc xưa, xin đừng đụng tới công việc này . Nếu có đụng tới thì phải học hành.
    Đừng nghĩ rằng các cụ xưa là những vô học, hay ít học. Đừg nghĩ rằng những tác giả các công trình, các di sản là những ngừoi không kinh qua các trường lớp như ta bây giờ , cho nên làm không có bài bản , không có khoa học.
    Những suy nghĩ đó thật lầm lạc . Khi kiến thiết một công trình như chùa chiền , đình miếu hay lăng tẩm, các cụ xưa thường tìm những thầy thợ thật giỏi , không những tại chỗ mà nhiều nơi . Những vạtt liệu xây cất là những gỗ, đá quí hiếm, sản xuất gạch ngói phải do những thợ chuyên môn không có ở địa phương thì sưu tầm những nơi khác cho đến khi đủ vật liệu mới khởi công và nhất định phải làm cho hoàn tất như kế họach đã vạch ra .
    Cho nên ở những nơi gọi là trùng tu, tôn tạo di tích mà dùng các người thiếu hiểu biết , thường hay vẽ vời tầm bậy để chỉ đạo thì hậu quả thấy liền . Cái ngu dốt không che dấu đi đâu được . Công trình tu bổ rồi chỉ làm trò cừoi cho thiên hạ, bàng bổ tiền nhân và nhất là lãng phí quá lớn tiền của !

    Trả lờiXóa
  14. Chẳng lẽ ở xã Đường Lâm không còn cán bộ thuộc ngành Văn hóa - Lịch sử - Giáo dục biết đến ý nghĩa những công trình này ư? Hay họ chỉ biết ngậm miệng ăn lợi tức(%) khi đi giám sát công trình hay "makeno"?
    Đáng buồn cho con cháu chàng Sơn Tinh!

    Trả lờiXóa