Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

BỘ VĂN HÓA VÀ SỞ VH-TT-DL HN VẪN MUỐN XÂY BÌNH PHONG VÀ ĐẮP QUÁI THÚ?

Ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng BQL Làng cổ Đường Lâm, chủ Dự án tu bổ tôn tạo Đền và lăng Ngô Quyền

Phá dỡ bình phong có "quái thú” vì lý do… không đẹp 
Cập nhật lúc: 17:10, 15/03/2014
Lời dẫn của Tễu: Hôm nay, 15.3.2014, các cơ quan ban bệ có liên quan và chịu trách nhiệm về việc dựng bình phong và đưa quái thú vào Lăng Ngô Vương gây bức xúc trong dư luận đã tổ chức họp với nhau ở thị xã Sơn Tây. Cục Di sản Bộ VH-TT-DL, Sở VH-TT-DL Hà Nội (PGĐ Sở), các ban ngành liên quan của thị xã Sơn Tây, đại diện Hội đồng Ngô tộc Việt Nam và đại diện Ban giám sát cộng đồng di tích làng cổ Đường Lâm đều có mặt. Riêng ông Trần Lâm Biền vắng mặt! (?). 

Việc xây bình phong, đắp quái thú là do bọn lãnh đạo Cục Di Sản và Sở VH- TT- DL đã duyệt - chắc cũng có chén rồi, Phạm Hùng Sơn và đơn vị thi công cứ thế mà làm. Vì thế nên hôm nay, bọn Cục và Sở cũng chỉ phẩy tay mắng mỏ Sơn mấy câu .."thiếu sót....thiếu sót" rất chiếu lệ. Sơn vẫn một mực nói việc dựng bình phong và đắp quái thú này là do thực hiện đúng thiết kế đã được Bộ và Sở phê duyệt. 

Buổi họp hôm nay, cuối cùng cũng chẳng có kết luận gì! Cục (của Bộ) và Sở cũng đã "dính chàm" rồi, há miệng mắc quai, nên không dám ra văn bản là: Phải thực hiện đúng Luật Di Sản, cấm làm thêm những gì mà di tích trước đây không có, và theo đó, không xây bình phong và đắp hổ nữa! Mới hay! Bọn Cục và Sở cũng chẳng ra chó gì!
Nhân đây cũng nói để bọn Bộ, Sở và các ban bệ liên quan biết: Lăng mộ Ngô Vương do các thầy giỏi nhất của triều Tự Đức nhà Nguyễn cắm hướng, thiết kế và đặt bùa thiêng để trấn yểm. Bất kể là kẻ nào, dù chức tước lớn đến đâu mà động vào chốn này, xê dịch này nọ là sẽ gánh hậu quả ngay thôi. Rồi xem nhé!

VOV.VN -Bức bình phong không đảm bảo mỹ thuật nên phía BQL đưa ra quyết định dỡ bỏ sau khi có thỏa thuận với người dân và dòng họ Ngô.

Bức bình phong có hình “quái thú” mới được dựng trước lăng Ngô Quyền, làng Cam Lâm, xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội (thuộc Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ và lăng Ngô Quyền) sau khi vấp phải không ít sự phản đối của người dân và dư luận đã được đập bỏ vào cuối tuần qua. Tuy vậy, đây lại là thiếu sót của BQL di tích làng cổ Đường Lâm khi tự ý phá dỡ bức bình phong trong khi trước đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã có quyết định đình chỉ mọi hoạt động thi công dự án. 

“Dỡ bỏ bức bình phong là hết sức bình thường”?

Đó là khẳng định của ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng BQL di tích làng cổ Đường Lâm trong cuộc họp báo cáo tóm tắt quá trình thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đền thờ và Lăng Ngô Quyền sáng nay, 15/3. Cuộc họp với sự tham gia của các chuyên viên của Cục Di sản Bộ VHTTDL, cán bộ Sở VHTTDL Hà Nội, các ban ngành liên quan của thị xã Sơn Tây, đại diện Hội đồng Ngô tộc Việt Nam và đại diện Ban giám sát cộng đồng di tích làng cổ Đường Lâm.
.
Ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng BQL di tích làng cổ Đường Lâm báo cáo tóm tắt quá trình thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đền thờ và Lăng Ngô Quyền

Ông Phạm Hùng Sơn cho biết: “Bức bình phong không đảm bảo mỹ thuật nên phía BQL đã giao cho đơn vị thi công điều chỉnh. Đây là việc làm hết sức bình thường và chúng tôi đưa ra quyết định dỡ bỏ sau khi có thỏa thuận với người dân và dòng họ Ngô. Người dân địa phương tỏ ra rất phẫn nộ sau khi nghe dư luận gọi con thú trên bức bình phong ấy hổ không ra hổ, mà là con quỷ, con chó hay con chuột đứng chắn trước mặt Vua. Họ đề nghị ngay lập tức dỡ bỏ bức bình phong ấy”. 

Ông Sơn khẳng định, công trình chưa hoàn thiện, chưa được nghiệm thu nên nếu thấy cần thiết sẽ chỉnh sửa nhiều lần. 

Tự ý phá dỡ bình phong là hành động thiếu sót
 

Tuy vậy, tại cuộc họp, ông Nguyễn Minh Khang, chuyên viên Cục Di sản - Bộ VHTT&DL nhấn mạnh việc dựng bức bình phong ở lăng Ngô Quyền là một hạng mục nằm trong dự án đã được phê duyệt, việc chủ đầu tư dự án tự ý phá dỡ bức bình phong trong khi Sở VHTT&DL đã có quyết định đình chỉ mọi hoạt động của dự án là thiếu sót. 

“Về nguyên tắc tu bổ di tích, khi thực hiện thi công phải lập hội đồng đánh giá di tích. Trong khi đánh giá di tích, nếu xét những điều chỉnh, những phát sinh nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc thì có thể làm việc bằng biên bản, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan ký với nhau thống nhất để điều chỉnh. Nhưng khi thay đổi quy hoạch, thay đổi làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc và quy hoạch ban đầu của di tích đã được ấn định và phê duyệt thì phải có ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên. Việc phá dỡ bình phong mà chưa báo cáo lên Sở là sơ suất của chủ đầu tư dự án” – ông Khang khẳng định.
.
Bức bình phong được phá dỡ, trả lại không gian ban đầu cho lăng Ngô Quyền

Về vấn đề này, ông Ngô Vui - Trưởng Ban liên lạc Hội đồng Ngô tộc Việt Nam (đơn vị đầu tư 30% vốn của dự án) nói: “Chúng tôi lúng túng, chưa có kinh nghiệm trong việc này nên nảy sinh nhiều vấn đề. Chúng tôi cũng đã mời BQL di tích làng cổ Đường Lâm, các chuyên gia và đại diện nhân dân họp 3 lần mà chưa thống nhất được về bức bình phong đó”.

Bên cạnh việc dỡ bỏ bức bình phong thiếu thẩm mỹ, tiếp thu ý kiến của nhân dân và những gì VOV online đã phản ánh, báo cáo trong cuộc họp, ông Phạm Hùng Sơn cho biết, rãnh thoát nước phía sau lăng Vua cũng đã bị phá bỏ, những chi tiết rồng lòe loẹt trên lăng cũng được sơn lại.
.
Những chi tiết rồng lòe loẹt trên lăng được sơn lại

Về hạng mục nhà thủ từ, BQL di tích đang làm báo cáo xin phép được chuyển đổi mục đích sử dụng thành nhà trưng bày và sẽ không có nhà vệ sinh trong đó.

Tất cả những biện pháp chỉnh sửa đều nhận được ý kiến đồng thuận của nhân dân và gia tộc họ Ngô. Tuy vậy, hành động dỡ bỏ nhanh chóng bức bình phong mà chưa thông qua ý kiến của cấp trên là thiếu sót của chủ đầu tư dự án. Mặc dù hành động này nhận được sự đồng thuận của người dân cũng như gia tộc họ Ngô, nhưng việc ứng xử với một di tích cấp quốc gia như thế này được xem là quá dễ dãi và cẩu thả./.

Hà Phương/VOV online

Độc giả bình luận:
An Lee Chẳng lẽ nó tự tay vả vào mõm.
Mai Dũng À, thế là lại giải ngân cho làm tiếp nữa đây. Chết thật.
Tony Doan Đúng là đã há miệng mắc quai, sao nói được nữa 
Ngô Nhật Đăng Bao nhiều thằng động vào lăng đã ăn đòn rồi, không tin lên trên làng mà hỏi.

14 nhận xét :

  1. Cán bộ có quyền mà không thực hiện đúng pháp luật là sao?. Không biết luật hay cố tình ngồi xổm lên luật?

    Trả lờiXóa
  2. Xem ra người làm văn hóa ở nước ta rất rất thiếu văn hóa. Nói thiếu văn hóa là ở chỗ ứng xử với quá khứ lịch sử thiếu trung thực. Nói khí hơi nặng nề, nhưng từ bậc GS-TS cũng nặng về "ăn tục nói phét". Ở đây không nói là bức bình phong ấy xấu, mà dù đẹp hay rất đẹp cũng không được phép đưa vào ! Đời sau có thể cãi nhau: đã là lăng mộ phải có bình phong, thí dụ như lăng Ngô Vương cách đâu hàng nghìn năm họ đã xây bình phong rồi , thì có phải làm sai lạc những yếu tố phong thủy-địa lý-tôn giáo đi không? Rồi một ngày nào đó có một đề tài TS chẳng hạn " Tìm hiểu những yếu tố trấn yểm trong văn hóa tâm linh người Việt cổ, lấy khảo sát thực địa từ các lăng mộ cổ đại và cận đại Việt nam..." thì thật là "thôi rồi lượm ơi" !!! Cho nên cái tội của người làm sai lệch di tích chính là kẻ mang tội xuyên tạc văn hóa và lịch sử? Người làm văn hóa phải có tư duy sâu sắc, đằng này sao mà nông toẹt như cơi đựng trầu? Cái khốn nạn nhất của con người là không giám nhận ra sai sót của mình, thì thử hổi có văn hóa hay không?

    Trả lờiXóa
  3. Đây là đất thiêng,một làng sinh hai VUA,chúng nó vừa tham lại vừa ngu,cũng không loại trừ chúng nó muốn trấn yểm gì đây?Nhân nào quả nấy,rồi chúng nó sẽ biết ngay thôi mà,không chờ đến kiếp sau đâu

    Trả lờiXóa
  4. Ăn chia không đều chăng ? Những mâu thuẫn nội bộ bộc lộ rõ nét khi đập phá bình phong che lăng Ngô Vương ! Việc làm cho thấy ngay từ đầu có người chỉ muốn sửa hay đục bỏ quái thú, sau đó lại có quyết định đập bỏ luôn bình phong . Đập bỏ BP xong bây giờ lại muốn xây lại . Như thế chứng tỏ ngừoi lãnh đạo rất lúng túng . Hay lại lắm thầy dùi ? Rồi cấp trên cũng không biết . Như thế là cấp trên không chỉ đạo hay từ chối trách nhiệm ?

    Trả lờiXóa
  5. Về bọn cán bộ Cục...phân,phân cục này nói mãi chán rồi,giờ chỉ muốn chửi nữa mà thôi nên mình không nhắc nữa.Chỉ muốn nói với Tếu là không phải bọn này chỉ có"chén"đâu mà chúng đã có"mâm" nhiều rồi.Khắp cả nước đâu đâu các công trình di tích lịch sử,có bàn tay chúng nhúng vào là từ nghìn năm trở thành một năm,chùa trăm gian thành vài gian ngay.Chúng làm như thế mới có "mâm"to thờ u chúng nó chứ thờ gì ai

    Trả lờiXóa
  6. Ơ hay, cái ông Trần Lâm Biền , vốn đã về hưu từ năm 2002 rồi lại làm hợp đồng ở Tạp chí Di sản của Cục từ đó đến nay chuyên lợi dụng danh nghĩa Cục để ăn tục nói phét khắp nơi. Lần này bẽ mặt quá nên trốn luôn, khổ thân ông già gần 80 tuổi mà vẫn bị người đời phỉ nhổ.Khổ thân cái Cục, cái Bộ to đùng phải dùng chuyên gia kiểu này...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ Biền hay cụ Trần Xuân Giá cống hiến đến hơi thở cuối cùng cho ...

      Xóa
    2. 2 Cụ "trần" Trần Lâm Biền +Trần Xuân Giá đều nặng lòng đến hơi thở cuối cùng đặng cho con cháu ....

      Xóa
  7. Tôi không tin mù quáng vấn đề tâm linh, nhưng công nhận sự tồn tại và tôn trọng thế giới tâm linh là cách tốt nhất để sống thoải mái.
    Tuy nhiên những vấn đề ai? Kẻ nào? mà đụng đến th

    Trả lờiXóa
  8. Thôi, đắp mẹ nó cái hình thằng ăn cắp vào cho "ra vấn đề"! Làm mấy cái chữ nổi "ĐÂY LÀ ÔNG ĂN CẮP XYZ". Vậy là ai cũng hài lòng.

    Trả lờiXóa
  9. Thật là qúa thể ! Biết là xấu mà vẫn làm lấy được ! . Nay , trước sự phản đối quyết liệt , phải phá bỏ lại đổ cho xấu là do ... ít tiền vẫn cãi là làm đúng và cần làm .
    Bình phong ( nếu cần phải có ) ngoài ý nghĩa tâm linh , nó còn là bộ mặt của công trình , cần phải làm đẹp và nghiêm túc , không thể như bức tranh hàng mã . bôi bác thế nào cũng được miễn sao có tiền bỏ túi .

    Trả lờiXóa
  10. Dù sao chăng nưã, vẫn đáng khen thay những người làm sai nhưng biết sưả sai, còn hơn khối đưá ngồi ở chức vị cao làm sai mà ngoan cố không sử sai, những đưá ấy có ngày lãnh quả báo không bởi thần thánh thì dân cũng tính tội chúng nó "đến đồng xu cuối cùng"
    Hãy chờ xem, hỡi những kẻ "đấy tớ nhân dân", phục vụ quần chúng bằng tinh thần ngạo mạn và độc tài

    Trả lờiXóa
  11. Kẻ nào xúc phạm, hoặc ăn "của chùa", ... đối với chùa chiền, lăng tẩm, mồ mã, ... kẻ đó sẽ bị quả báo vô cùng khốc liệt, kể cả kẻ tiếp tay trực tiếp hay gián tiếp.

    Trả lờiXóa
  12. Thôi, cũng thương ông Sơn một chút. ông ấy có biết gì về bảo tồn, về mỹ thuật đâu. Nay đọc và nghe thiên hạ chửi qúa thì phá đi. Phá đi là phải. Tự trồng cái gai, tự mình thấy cũng "gai" thật nên tự nhổ là hành động tích cực của ông ấy. Còn đợi báo cáo "trên" và đợi lệnh "trên" thì tới mục thất cũng chưa nhổ được cái gai xấu xí đí đi.

    Trả lờiXóa