TỌA ĐÀM
"Bảo tồn và phát huy
những giá trị lịch sử cùa các cuộc chiến tranh bảo vệ
biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại"
biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại"
Sáng nay, 9.3.2014, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức cuộc tọa đàm chủ đề: "Bảo tồn và phát huy
những giá trị lịch sử cùa các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo
và chủ quyền quốc gia thời hiện đại".
Đến dự có đông đảo các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia và nhà quản lý và một số phóng viên báo chí: Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Trần Đức Cường, Nguyễn
Thị Hậu, Bùi Văn Tiếng, Lê Mã Lương, Lê Mậu Hãn, Bùi Đình Thanh, Vũ Dương Ninh, Dương Trung Quốc, Lê Mạnh Hà, Trần Trọng Hà, Trịnh Vương Hồng, Lưu Trần Tiêu, Nguyễn Xuân Diện...Tổng cộng khoảng hơn 30 người.
Chủ tọa cuộc tọa đàm là các vị: Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Dương Trung Quốc. Nhà sử học Dương Trung Quốc phát biểu mở đầu tọa đàm. GS. Vũ Minh Giang điều khiển tọa đàm.
Chủ tọa cuộc tọa đàm là các vị: Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Dương Trung Quốc. Nhà sử học Dương Trung Quốc phát biểu mở đầu tọa đàm. GS. Vũ Minh Giang điều khiển tọa đàm.
Lần lượt là các phát biểu của các vị: Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Lê Mạnh Hà, Trần Trọng Hà, Nguyễn Thị Hậu, Lê Mã Lương, Bùi Đình Thanh, Vũ Dương Ninh, Bùi Văn Tiếng, Dương Trung Quốc....
GS. Phan Huy Lê phát biểu tổng kết tọa đàm.
Tọa đàm bắt đầu từ 08h30 đến 12h15 không nghỉ giải lao. Các ý kiến phát biểu rất thẳng thắn, mạnh mẽ. Rất tiếc có 07 ý kiến đã đăng ký mà không được trình bày, trong đó có ý kiến phát biểu của Nguyễn Xuân Diện.
Xem ghi chép trực tiếp tại hội trường tại đây:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2014/03/ghi-chep-truc-tiep-tai-toa-am-ve-cac.html
và video các phát biểu tại hội trường tại đây:
http://basamnews.info/2014/03/09/2079-hoi-khoa-hoc-lich-su-vn-toa-dam-ve-cac-cuoc-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-hai-dao/
______________
Một số lời phát biểu tại tọa đàm:
Thiếu tướng Lê Mã Lương: Lịch sử là lịch sử, Lịch sử rất sòng phẳng!
Phải đưa vào SGK, mà đưa cho đàng hoàng.
Tôi rất buồn, trên 6 tỉnh biên giới phía Bắc các di tích về kháng chiến chống Pháp chống Mỹ thì còn nhiều, mà dấu tích chống Trung Quốc thì hầu như không còn gì....
GS.TS Lưu Trần Tiêu : Lịch sừ là sự thật. Cái gì bình thường thì phải cho nó bình thường. Ta đừng làm cho nó bất bình thường....
GS Bùi Đình Thanh: Các nhà lãnh đạo chính trị ngày nay có đủ hào khí Đông A của cha ông ta hay không ? Có xứng đáng với cha ông hay không ?
Đại cục là cái gì? Đại cục của ta chỉ có mười chữ thôi: Độc lập, Chủ quyền, Thống nhất, Toàn vẹn lãnh thổ.
Tại sao ĐBP thì kỷ niệm huy hoàng vậy? Sao chính thống không có một tuyên bố gì, ko có một kỷ niệm nào cho xứng đáng. Vì sao ?
GS. Vũ Dương Ninh: Đó là cuộc chiến tranh chống xâm lược. Ai xâm lược? Trung Quốc. Ta phải nói rõ như vậy, chỉ mặt kẻ thù của dân tộc ta!
Các học giả nước ngoài gọi cuộc chiến tranh Biên giới tháng 2/79 là cuộc chiến giữa ba anh em đỏ (cộng sản)
TS. Nguyễn Thị Hậu: Dân là người giữ nước, chứ không phải chỉ chính quyền giữ nước mà được.
GS. Phan Huy Lê phát biểu tổng kết tọa đàm.
Tọa đàm bắt đầu từ 08h30 đến 12h15 không nghỉ giải lao. Các ý kiến phát biểu rất thẳng thắn, mạnh mẽ. Rất tiếc có 07 ý kiến đã đăng ký mà không được trình bày, trong đó có ý kiến phát biểu của Nguyễn Xuân Diện.
Xem ghi chép trực tiếp tại hội trường tại đây:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2014/03/ghi-chep-truc-tiep-tai-toa-am-ve-cac.html
và video các phát biểu tại hội trường tại đây:
http://basamnews.info/2014/03/09/2079-hoi-khoa-hoc-lich-su-vn-toa-dam-ve-cac-cuoc-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-hai-dao/
______________
Một số lời phát biểu tại tọa đàm:
Thiếu tướng Lê Mã Lương: Lịch sử là lịch sử, Lịch sử rất sòng phẳng!
Phải đưa vào SGK, mà đưa cho đàng hoàng.
Tôi rất buồn, trên 6 tỉnh biên giới phía Bắc các di tích về kháng chiến chống Pháp chống Mỹ thì còn nhiều, mà dấu tích chống Trung Quốc thì hầu như không còn gì....
GS.TS Lưu Trần Tiêu : Lịch sừ là sự thật. Cái gì bình thường thì phải cho nó bình thường. Ta đừng làm cho nó bất bình thường....
GS Bùi Đình Thanh: Các nhà lãnh đạo chính trị ngày nay có đủ hào khí Đông A của cha ông ta hay không ? Có xứng đáng với cha ông hay không ?
Đại cục là cái gì? Đại cục của ta chỉ có mười chữ thôi: Độc lập, Chủ quyền, Thống nhất, Toàn vẹn lãnh thổ.
Tại sao ĐBP thì kỷ niệm huy hoàng vậy? Sao chính thống không có một tuyên bố gì, ko có một kỷ niệm nào cho xứng đáng. Vì sao ?
GS. Vũ Dương Ninh: Đó là cuộc chiến tranh chống xâm lược. Ai xâm lược? Trung Quốc. Ta phải nói rõ như vậy, chỉ mặt kẻ thù của dân tộc ta!
Các học giả nước ngoài gọi cuộc chiến tranh Biên giới tháng 2/79 là cuộc chiến giữa ba anh em đỏ (cộng sản)
TS. Nguyễn Thị Hậu: Dân là người giữ nước, chứ không phải chỉ chính quyền giữ nước mà được.
Một số hình ảnh của cuộc tọa đàm:
Tin và ảnh: Lâm Khang
Ts Diện có phát biểu không? nếu có bài phát biểu thì đăng lên Blog cho bạn bè đọc nhé.
Trả lờiXóaTọa đàm
Trả lờiXóaHội thảo
Mít tinh
Biểu tình
Việc gì đúng chỗ ấy?
Thôi thì méo mó có hơn không
Chở chú Tễu thông tin chi tiết về Hội thảo này.
Trả lờiXóaHoan hô những ý kiến thẳng thắn , chân thành của các vị . Đã đến lúc không thể im lặng mãi , tổ quốc và nhân dân cần các vị . Tự do hay nô lệ là ở đây , chính thời điểm này . Hãy lưu giữ những gì tốt đẹp nhất của dân tộc cho hậu thế . Đó là sự quật cường đầy bản lĩnh chứ không phải sự nhu nhược , hèn nhát .
Trả lờiXóaĐể gió cuốn đi
Tôi rất đồng ý với ý kiến của vị GS Bùi Đình Thanh:" Các nhà lãnh đạo chính trị ngày nay có đủ hào khí Đông A của cha ông ta hay không ? Có xứng đáng với cha ông hay không ?
Trả lờiXóaĐại cục là cái gì? Đại cục của ta chỉ có mười chữ thôi: Độc lập, Chủ quyền, Thống nhất, Toàn vẹn lãnh thổ"
Nhân dân phẫn uất quá, dư luận chửi quá thì cũng cho phép mấy anh "sử quan" vi vu chút ít để che mắt thế gian thôi! Thiếu cái dũng khí và thành tâm! Chờ xem chi tiết tiếng nói của các "phó sử quan", họa may!
Trả lờiXóaRat tiec vi thoi gian khong duoc rong rai(?) . Moi mot lan to-chuc chac khong de, tai sao khong nghi giai-lao va sau do tiep-tuc them thoi-gian. Tran-trong cac vi da co y-kien trong buoi Hoi-thao nay.
Trả lờiXóaChính vì 2 từ "đại cục" mà các ông lãnh đạo đã nhất trí với phía bên kia và thường xuyên vừa nhắc nhở vừa cảnh cáo vừa hăm dọa cho nên nhiều người muốn thẳng thắn biểu lộ ý kiến cũng phải uốn 3 tấc lưỡi, phải e dè lo sợ biết đâu lại ăn quả ra tòa...Thôi thì cứ cẩn thận đề phòng là trên hết. Các nhà sử học cũng là người dân có trình độ hiểu biết lịch sử cao nhưng họ cũng có gia đình vợ con cũng cần phải cân nhắc suy nghĩ trước khi nói để người thân không bị liên lụy...
Trả lờiXóa