Chuyên gia phá lễ hội truyền thống Bùi Quang Thắng, PGS. TS , Viện Văn hóa Nghệ thuật |
Lễ hội Quốc Tổ Lạc Long Quân:
Thiêng liêng, hùng tráng và cổ sơ
(23/03/2014)
(23/03/2014)
Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân: Chuyên gia phá lễ hội Bùi Quang Thắng (xem tiểu sử ở đây) đã từng nổi tiếng với kịch bản hầu đồng nhảm nhí, phỉ báng thần thánh ở lễ hội Đền Lảnh Giang, và sau đó là màn vẽ trên lưng trâu cày lễ hội Tịch Điền từng bị dư luận và các nhà nghiên cứu la ó dữ dội, từng chừng đã no nê nằm im, bỗng đâu lại tái xuất. Ông Thắng lại được Viện Văn hóa Nghệ thuật VN - một viện nghiên cứu chiến lược của Bộ VH- TT - DL, đứng đầu là ông Nguyễn Chí Bền, đứng đằng sau tiếp tay cổ xúy. Hết đời bộ trưởng nọ đến đời bộ trưởng kia, cứ ông nào nghe tư vấn của cái Viện này là y như rằng bị dân chửi cho tối tăm mặt mũi, chửi từ vỉa hè đến mặt báo, chửi đến tận diễn đàn Quốc hội!
Ông Thắng đã ngửi thấy một cái gì đó, có thể là một dự án lớn nào đó ở Bình Đà, nên đã quyết phù phép nâng tầm hội làng Bình Đà thành một lễ hội cấp huyện, cấp vùng. Vì vậy, với sự tư vấn của ông, lễ hội Bình Đà năm nay sẽ có màn trình diễn nghệ thuật thư pháp để làm bức Đại thư pháp "Vi
Bách Việt Tổ”. Toàn bộ phần trình diễn sẽ được
thiết kế thành ba chương: "Những ngôi đền và những vị thần bất tử trên
thế giới”, "Thủy cung”, "Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân theo chiều lịch
sử.”
Liệu các cụ già và dân làng Bình Đà có giữ được tỉnh táo trước sự "xâm lược" này?. Các cơ quan văn hóa từ huyện đến TP của Hà Nội có đủ tỉnh táo và hiểu biết để hoàn thành trách nhiệm bảo vệ văn hóa dân tộc?
Và các nhà báo, các nhà thư pháp sẽ trẩy hội Bình Đà với tâm thế gì?
Liệu các cụ già và dân làng Bình Đà có giữ được tỉnh táo trước sự "xâm lược" này?. Các cơ quan văn hóa từ huyện đến TP của Hà Nội có đủ tỉnh táo và hiểu biết để hoàn thành trách nhiệm bảo vệ văn hóa dân tộc?
Và các nhà báo, các nhà thư pháp sẽ trẩy hội Bình Đà với tâm thế gì?
_________________
Cuối tháng hai âm lịch, trời đất như muốn nối
dài mãi không khí xuân trong màn mưa bụi lay phay. Khắp xứ Đông, xứ
Đoài đi đâu cũng gặp lễ hội. Về Bình Đà (Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội)
không khí thật rộn ràng. Nhà nhà chuẩn bị, người người nao nức. Lễ hội
truyền thống ở Bình Đà gắn liền với Quốc Tổ Lạc Long Quân (diễn ra từ
25-2 đến 5 tháng 3 âm lịch hàng năm), luôn có một sức hút với cộng đồng.
.
.
Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân
Trước đây, mỗi khi nhắc tới Bình Đà người ta cứ nghĩ tới một làng làm pháo nổi tiếng? Ngay cả bây giờ, khi pháo đã bị cấm gần 20 năm nhưng vẫn ngập tràn trong ký ức nhiều người về sắc pháo Bình Đà. Ít ai hay, Bình Đà còn là nơi hiếm hoi trên đất nước này có hai vị thành hoàng làng. Một là, Quốc Tổ Lạc Long Quân được thờ tại đền Nội. Còn vị thành hoàng làng thứ hai là Linh Lang Đại Vương được dân tôn là Đường cảnh Thành Hoàng, người dân lập đền Ngoại thờ ngài.
Dân gian lâu nay vẫn lưu truyền câu chuyện rằng: Quốc Tổ Lạc Long Quân kết duyên cùng Quốc mẫu Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành 100 người con. Khi trưởng thành, 50 người con theo mẹ ngược đường về đất Phong Châu, 50 người con theo cha xuôi đường lần ra Nam Hải. Đến đất Bình Đà bây giờ, cách biển không xa thấy đất đai màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều dáng đất cao mang dáng rồng chầu hổ phục ngài bèn chọn đất này làm nơi sinh cơ lập nghiệp. Tương truyền, Quốc Tổ Lạc Long Quân hóa tại Bình Đà vào một ngày cuối tháng Hai lịch trăng, và mộ của ngài được đặt tại Ba Gò (hay còn gọi là gò Tam Thai).
"Từ xa xưa, nhân dân nơi đây đã lập đền để thờ tự Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Bình Đà, nhằm tri ân người có công khai phá vùng đất Bảo Đà này”, ông Nguyễn Huy Diệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cho hay. Còn ông Nguyễn Hữu Minh – Bí thư Đảng ủy xã Bình Minh không giấu được tự hào: "Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, có những lúc đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân bị đốt, nhưng lạ thay, cứ cháy đến hậu cung là lửa tắt. Bởi thế, hậu cung đền Nội vẫn còn nguyên vẹn bức phù điêu tạc hình Lạc Long Quân từ 1000 năm trước”. Bức phù điêu quý hiếm, có chiều dài 2,8m, rộng 2,2m…Đây là di tích nguyên gốc thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân. Bởi thế, cụ từ trông nom đền cho biết, cách đây mấy năm, các bô lão ở Phú Thọ cũng đã cử người về đây chụp ảnh lại bức phù điêu để làm cơ sở phục dựng ở trên đền thờ Ngài. Rồi các nghi thức cúng lễ cũng được học hỏi từ đây.
Nhưng tại sao một lễ hội độc đáo gắn liền với Quốc Tổ Lạc Long Quân vậy mà bấy lâu nay cứ như chìm khuất vào trùng trùng điệp điệp các lễ hội trên cả nước? Theo PGS.TS Bùi Quang Thắng (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam), là bởi chiến tranh loạn lạc; các cụ cao niên trong làng muốn giấu đi những di sản của cha ông để tránh bị "nhòm ngó”. Ngôi đền thờ trải qua bao binh biến, nay khang trang, bề thế. Đây là thời điểm tốt nhất để mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng của lễ hội này, không chỉ trong cộng đồng làng xã mà trở thành một lễ hội của vùng.
Theo đó, những phần lễ độc đáo vẫn được lưu truyền và phát triển như lễ Mã hoàn ký, lễ Trào, các cuộc đại tế, lễ tạ... Đặc biệt, lễ tế bò ở đền Ngoại là một nét riêng, chỉ có ở Bình Đà. Phần rước cũng là một điểm nhấn đặc sắc của lễ hội. Múa sênh tiền xen tiếng trống cơm, giá trống, giá chiêng bát bửu đèn lồng sáng rực thôn xóm. Lễ rước bánh Thánh qua cầu Thiên Quan và thả bánh xuống giếng Ngọc cũng là một hoạt động thiêng liêng, kì bí, thu hút sự chú ý của người xem trong hồi hộp, phấn khích, dù không ai được nhìn thấy bánh. Theo tục hèm, bánh phải chìm hết thì năm sau mọi sự mới tốt lành… Bên cạnh đó, phần hội cũng sẽ được đầu tư. Ngoài những trò cổ truyền về hội Bình Đà, năm nay có thể được xem lại lễ đốt cây bông 16 tầng rất độc đáo mang đậm bản sắc của vùng đất Kẻ Nõi – Bình Đà.
Để tăng tính hấp dẫn, BTC lễ hội Bình Đà năm nay đã mạnh dạn đưa trình diễn nghệ thuật thư pháp để làm bức Đại thư pháp "Vi Bách Việt Tổ”. Chủ trì hoạt động này là Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. PGS.TS Bùi Quang Thắng cho biết, toàn bộ phần trình diễn sẽ được thiết kế thành ba chương: "Những ngôi đền và những vị thần bất tử trên thế giới”, "Thủy cung”, "Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân theo chiều lịch sử.” Ông Thắng khẳng định: "Kịch bản chương trình với những yếu tố văn hóa-nghệ thuật đương đại sẽ không phá vỡ giá trị truyền thống cốt lõi của lễ hội”.
Vậy là lễ hội truyền thống làng Bình Đà được chính thức nâng cấp lên cấp huyện. Mong một ngày, lễ hội truyền thống này trở thành một điểm du lịch tâm linh trong chuỗi liên kết với danh thắng Chùa Hương.
Hoàng Thu
Nguồn: Đại Đoàn Kết
Bài đọc thêm:
Một cuộc triển lãm lệch lạc về Lên đồng
Thứ Tư, 29/07/2009 14:29
.
(TT&VH) - LTS: Không chỉ việc đưa nghệ thuật đương đại vào lễ hội dân gian, mà cả việc tổ chức “diễn xướng” hầu đồng tại Lễ hội đền Lảnh Giang vừa qua cũng đã để lại những dư luận trái chiều. Đồng ý rằng trình diễn hầu đồng tại đây có thể coi là một “thử nghiệm”, nhưng đặt trong bối cảnh mà chính đơn vị tham gia tổ chức cũng muốn qua đây để “hệ thống hóa tư liệu về loại hình di sản văn hóa phi vật thể này” (tức hầu đồng) cho mục tiêu đề nghị đề cử Di sản thế giới đã khiến nhiều người lo ngại. TT&VH xin giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Xuân Diện (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) - người đã không quản ngại đêm hôm lặn lội đến dự Lễ hội đền Lảnh Giang để “mục sở thị” cách trình diễn về một loại hình di sản mà ông cũng đã từng bỏ công nghiên cứu.
Bất ổn
.
Vừa qua, vào ngày 23.7.2009, đền Lảnh Giang 2009 được mở hội lớn, với kịch bản của TS. Bùi Quang Thắng (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam) được coi như một lễ hội hoành tráng và công khai nhất về lên đồng từ trước đến nay. Lễ hội này nghe nói được coi là một trong những động thái mở đầu để chuẩn bị một hồ sơ, trình UNESCO công nhận Lên Đồng là một di sản văn hóa của nhân loại (xin nhấn mạnh rằng đây mới chỉ là đề xuất đề cử, chứ có được đưa vào danh sách đề cử, rồi được lập hồ sơ hay không còn phụ thuộc vào quyết định của các cơ quan chức năng - PV). Đó là tất cả những gì khiến đông đảo khách thập phương háo hức kéo về đêm hội.
Tuy nhiên, với cách đưa những nghệ thuật mới như body-art, video-art xa lạ với truyền thống văn hóa Việt Nam và lệch lạc với việc tuyên truyền về vẻ đẹp truyền thống của văn hóa Việt đã khiến cho nhiều nhà khoa học và những người yêu văn hóa cổ truyền phản đối mạnh mẽ.
Những chàng trai làng (18 người, tại sao lại là con số này?) được các họa sĩ vẽ màu lên thân thể và sự hiện diện của họ một cách vô nghĩa trong suốt gần 2 tiếng đồng hồ tại sân khấu nổi không nhằm nói lên điều gì. Thậm chí PGS.TS Lê Hồng Lý (Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện KHXH Việt Nam) còn coi việc vẽ vời như vậy là sự phỉ báng thần thánh. Màn diễn bọc trứng nở ra ba con rắn, và những con rắn này bơi lội trên hồ nước cạnh bên sân khấu là hai màn diễn dài, với ý đồ thế tục hóa những bí ẩn tâm linh là những đề xuất rất chối của những nhà tổ chức.
Việc dùng loa phóng thanh lớn, đọc oang oang họ tên, lai lịch của ba vị thánh đền Lảnh Giang là một cách làm phi truyền thống, xúc phạm tới tín ngưỡng; trong khi mà theo truyền thống, những người đọc văn tế khi xướng đến tên các vị thần thánh thì chỉ đọc thầm hoặc thậm chí không đọc. Sau đó, một cuộc lên đồng tập thể của mấy chục cô gái là một màn rất vô duyên và xa lạ với truyền thống văn hóa Việt Nam.
Như vậy, với việc đưa ra kịch bản và đứng ra tổ chức lễ hội đền Lảnh Giang năm nay, các nhà nghiên cứu văn hóa ở một viện văn hóa nghệ thuật đã “triển lãm” một di sản văn hóa quý giá, đầy chất nhân văn và đang cần được hiểu đúng, đánh giá đúng, thành một cuộc triển lãm có phần lệch lạc.
(TT&VH) - LTS: Không chỉ việc đưa nghệ thuật đương đại vào lễ hội dân gian, mà cả việc tổ chức “diễn xướng” hầu đồng tại Lễ hội đền Lảnh Giang vừa qua cũng đã để lại những dư luận trái chiều. Đồng ý rằng trình diễn hầu đồng tại đây có thể coi là một “thử nghiệm”, nhưng đặt trong bối cảnh mà chính đơn vị tham gia tổ chức cũng muốn qua đây để “hệ thống hóa tư liệu về loại hình di sản văn hóa phi vật thể này” (tức hầu đồng) cho mục tiêu đề nghị đề cử Di sản thế giới đã khiến nhiều người lo ngại. TT&VH xin giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Xuân Diện (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) - người đã không quản ngại đêm hôm lặn lội đến dự Lễ hội đền Lảnh Giang để “mục sở thị” cách trình diễn về một loại hình di sản mà ông cũng đã từng bỏ công nghiên cứu.
Bất ổn
.
Vừa qua, vào ngày 23.7.2009, đền Lảnh Giang 2009 được mở hội lớn, với kịch bản của TS. Bùi Quang Thắng (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam) được coi như một lễ hội hoành tráng và công khai nhất về lên đồng từ trước đến nay. Lễ hội này nghe nói được coi là một trong những động thái mở đầu để chuẩn bị một hồ sơ, trình UNESCO công nhận Lên Đồng là một di sản văn hóa của nhân loại (xin nhấn mạnh rằng đây mới chỉ là đề xuất đề cử, chứ có được đưa vào danh sách đề cử, rồi được lập hồ sơ hay không còn phụ thuộc vào quyết định của các cơ quan chức năng - PV). Đó là tất cả những gì khiến đông đảo khách thập phương háo hức kéo về đêm hội.
Tuy nhiên, với cách đưa những nghệ thuật mới như body-art, video-art xa lạ với truyền thống văn hóa Việt Nam và lệch lạc với việc tuyên truyền về vẻ đẹp truyền thống của văn hóa Việt đã khiến cho nhiều nhà khoa học và những người yêu văn hóa cổ truyền phản đối mạnh mẽ.
Những chàng trai làng (18 người, tại sao lại là con số này?) được các họa sĩ vẽ màu lên thân thể và sự hiện diện của họ một cách vô nghĩa trong suốt gần 2 tiếng đồng hồ tại sân khấu nổi không nhằm nói lên điều gì. Thậm chí PGS.TS Lê Hồng Lý (Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện KHXH Việt Nam) còn coi việc vẽ vời như vậy là sự phỉ báng thần thánh. Màn diễn bọc trứng nở ra ba con rắn, và những con rắn này bơi lội trên hồ nước cạnh bên sân khấu là hai màn diễn dài, với ý đồ thế tục hóa những bí ẩn tâm linh là những đề xuất rất chối của những nhà tổ chức.
Việc dùng loa phóng thanh lớn, đọc oang oang họ tên, lai lịch của ba vị thánh đền Lảnh Giang là một cách làm phi truyền thống, xúc phạm tới tín ngưỡng; trong khi mà theo truyền thống, những người đọc văn tế khi xướng đến tên các vị thần thánh thì chỉ đọc thầm hoặc thậm chí không đọc. Sau đó, một cuộc lên đồng tập thể của mấy chục cô gái là một màn rất vô duyên và xa lạ với truyền thống văn hóa Việt Nam.
Như vậy, với việc đưa ra kịch bản và đứng ra tổ chức lễ hội đền Lảnh Giang năm nay, các nhà nghiên cứu văn hóa ở một viện văn hóa nghệ thuật đã “triển lãm” một di sản văn hóa quý giá, đầy chất nhân văn và đang cần được hiểu đúng, đánh giá đúng, thành một cuộc triển lãm có phần lệch lạc.
Những kẻ vô văn hóa thì làm văn hóa và quản lý văn hóa - điều chỉ có thể xảy ra ở các nước cộng sản.lkk
Trả lờiXóaBáo Đại Đoàn Kết giờ viết quá thối. Báo này bị tuyệt chủng ở sạp báo rồi. Thằng Đinh Đức Lập biết gì về văn hóa cổ đâu nên cho đăng xằng bậy.
XóaĐĐL vẫn còn là TBT báo ĐĐK ? Thật thế thì ĐĐL đáng nể thật !
XóaNhơ nhớp quá. Ăn bẩn thế thì đời con cháu khát mất.
Xóatrông mặt cha này chỉ chén đẫy thôi , chẳng văn hóa tâm linh gì đâu .
Trả lờiXóaÔng TS này lại còn lộ rõ ý đồ đánh chén bằng cách thuê phóng viên Đại Đoàn Kết nói lên mơ ước........ "Mong một ngày, lễ hội truyền thống này trở thành một điểm du lịch tâm linh trong chuỗi liên kết với danh thắng Chùa Hương"
XóaLên đồng mà được xếp hạng văn hóa thì rất nguy cho xã hội.Một lễ hầu đồng đã lên tới trăm triệu đồng, nhiều người bảo rằng "có căn" đã trở nên khổ sở và túng quẫn. Đối với lễ hội diễn ra ở một di tích tâm linh nào đó chỉ thực hiện các thủ tục tế lễ là đủ tôn kính. Việc hầu đồng nhảy nhót chẳng qua là muốn phụ họa thêm cho thêm phần diễn tả cái ly kỳ của linh ứng. Nhưng xét xâu xa lên đồng là có xảo thuật dần dần phát triển có bài bản hơn nhằm diễn tả cái thần uy của thần một cách điêu ngoa. Nhưng người ta muốn nó huyền bí và ngày một huyền bí hơn thì cứ thêm vào thậm chí hiện đại hóa nó như body-art thì phải nói là bịp bợm quá đáng. nghệ thuật bodyart đương đại hiện chúng ta chưa "nuốt nổi", về mặt nào đó nó có thể là sự bế tắc của hội họa hiện đại mà sinh ra, nay đưa vào chốn thánh thần theo đề xuất của một PGS-TS ngành văn hóa thì thực sự là không chấp nhận được nếu không nói là nhố nhăng, hết khôn dồn ra dại. Xin chắp tay lạy ông cả nón!
Trả lờiXóaTheo quan sát và có sự tiềm hiểu trong một thời gian dài thì tôi nghiệm ra rằng tất cả những đảng viên hoạt động trong chi bộ thôn hiện tôi đang sống được chia ra làm 3 loại chỉ về đặc điểm tính cách:
Trả lờiXóaLoại 1: chiếm khoảng 70%,thể hiện chất gia trưởng từ trong nhà ra tới xã hội, xem ai cũng thấp hơn mình, tự cho mình cái quyền chỉ bảo thiên hạ thôi, tính khí rất nóng, ít hoặc không có lòng bao dung và độ lượng, loại này đa số lại...ít học!?
Loại 2: chiếm khoảng 18%, rất ít nói, tướng tá hơi đạo mạo một chút, tránh phát biểu hay...đấu tố trong chi bộ, nhưng lại lưu tâm các sự việc xẩy ra trong tất cả cuộc họp cũng như cách ăn ở sinh hoạt của tất cả đồng chí khác...!? thường hay né tránh hoặc lờ đi và cùng lắm là trả lời qua loa chiếu lệ...!, loại này có học một chút nhưng tôi chưa thấy vị nào qua được tú tài(12)!?
Loại 3: chiếm khoảng 12%, mấy vị này được đưa vào cho đủ quân số hoặc trù bị cho cơ sở, một thằng bạn tôi lúc nhỏ bị..té giếng nên khờ khờ học không ra chữ nhưng cậu được giới thiệu đi học cảm tình đảng và sáng nào cậu cũng cơm đùm cơm gói lên trường đảng của phố huyện để mà học! nghe đâu cha mẹ cậu ta cũng tự hào lắm lắm!!!
Đó là nội tình của thôn tôi đấy! còn các vị thì sao!?
ở chổ tôi 99% là loại 1
XóaTừ ngày xưa Bình Đà chỉ có Đình Trong và Đình Ngoài thôi. Bây giờ mấy đứa thất học lại gọi là Đền Nội, Đền Ngoại" nghe phát tởm!!!????? làm gì có chuyện "Từ xa xưa, nhân dân nơi đây đã lập đền để thờ tự Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Bình Đà, nhằm tri ân người có công khai phá vùng đất Bảo Đà này” như cái bọn bị nhét chữ vào mồm này??. Hãy trả lại tên Đình Trong để Thần hoàng làng Bình Đà có chỗ trú ngụ nhé, không có thì có đứa khốn khổ!!!!
Trả lờiXóaTôi muốn tìm hiểu thêm về TS Viện trưởng đạo văn Nguyễn Chí Bền, nếu có thể thì gửi cho tôi (vì là bạn học thời phổ thông Thuận Thành Bắc Ninh). Cám ơn chú Tễu
Trả lờiXóaChỉ có Việt nam thời nay mới suy tôn mê tín nhảm nhí đến độ "khoa học tâm linh" lập cả trung tâm, viện này nọ để nghiên cứu lừa gạt những người dân gà mờ như ngoại cảm, lên đồng. Từ khi bị bại lộ, một điển hình giàu lên từ sự lừa gạt mộ liệt sĩ bằng tâm linh, ngoại cảm là "cậu Thủy" thì tất cả im thin thít, chắc hết thiệng bởi màn trình diễn đã lộ ra xương xúc vật? Và đám ăn theo tung hô, cấp giấy đội lốt khoa học khoác áo giáo ...mác?
Trả lờiXóa"- đến 1987: Học tiếng Đức chuẩn bị đi NCS, Đại học ngoại ngữ Hà Nội": từ lúc nào đến 1987 học tiếng Đức? Mà sao học tiếng Đức cũng thành 1 mục trong tiếu sử được
Trả lờiXóa"1988- 1993: NCS về xã hội học nghệ thuật, Đại học Humboldt Cộng hòa Dân chủ Đức."
năm 1989 nước Đức thống nhất rồi sao 1993 vẫn còn học ơ CHDC Đức? Năm 2003 mới bảo vệ Tiến sĩ trong nước.
Sao cái tiểu sử này lại na ná của GS Phong Lê vậy?
XóaĐưa những kẻ vô văn hóa lên làm lãnh đạo văn hóa thì văn hóa chỉ có "lùn" đi thế thôi !
Trả lờiXóaXin chủ blog thông cảm cho người viết bài này - Nguyễn Thanh Bình có thâm niên làm sách 10 năm (ở nhà xuất bản Thanh Niên) nhưng chỉ mới có thâm niên làm báo có 1 năm thôi nên nghe TS Bùi Quang Thắng hót gì thì chép nấy để kiếm tí nhuận bút thôi.
Trả lờiXóaViện Văn hóa Nghệ thuật mà GIAO PHỐI với tờ báo "tên tuổi" như Đại Đoàn Kết thì kiểu gì sau cú PR này lễ hội làng Bình Đà... sẽ được Thủ Tướng nâng tầm hơn cả Giỗ tổ đền Hùng. Vì Bình Đà thờ BỐ VUA HÙNG cơ mà.
Trả lờiXóaHồi hộp quá. Phải đi xem Lễ hội Quốc Tổ Lạc Long Quân: Thiêng liêng, hùng tráng và cổ sơ ĐẾN CỠ NÀO
Văn hóa cũng có đầu nậu . Lễ hội là khâu trình diễn . Mục đích sau cùng là tiền !
Trả lờiXóaTheo PGS.TS Bùi Quang Thắng (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam), là bởi chiến tranh loạn lạc; các cụ cao niên trong làng muốn giấu đi những di sản của cha ông để tránh bị "nhòm ngó”.
Trả lờiXóake ke ke
Đúng là ,,,loạn lạc thật !
Đ/c Nguyễn Chí Bền trong thời "loạn lạc" mà... bền thật.
Móa !
Như vậy là họ cố tình đuổi thần hoàng làng Bình Đà ra đê rồi. Dựng lên cái gọi là "lê hội quốc tổ Lạc Long Quân" ở làng Bình Đà là xuyên tạc truyền thuyết. Có hơi tiền rồi đây. Hãy để tiền mua phao, thay vì túi nilon vượt suối cho học sinh và cô giáo vùng cao vượt suối tạm đi, đừng tiêu tiền vào những việc vô bổ nữa.
Trả lờiXóaChết đường chết chợ không bằng lấy vợ hầu đồng - Lời các cụ ngày xưa đấy .
Trả lờiXóaĐừng đánh đồng việc đưa " Hát Chầu văn" vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và lập hồ sơ trình UNESCO xin công nhận " Hát Chầu văn" là di sản phi vật thể của nhân loại với việc "hầu giá đồng" phổ biến ở miền Bắc hiện nay bởi vì những bài hát chầu văn của người xưa được soạn thảo rất công phu, lời văn chải chuốt chứ không như hát chầu văn trong các buổi " hầu giá đồng" được đượic soạn trong những năm gần đây. Những bài hát chầu văn này được soạn rất cẩu thả góp nhặt từ các bài dân ca của các nơi thậm chí là bài Hoa Champa của dân tộvc Lào. Mục đích của họ là tạo sự hưng phấn, kích động những người theo hầu giá đồng chứ không mang một ý nghĩa văn hóa nào. Sự mê tín dị đoan được thể hiện rất rõ trong các buổi hầu giá đồng này như là tệ nạn rãi tiền, cầu tài , cầu lộc. Nếu nhìn kỹ trong các video clip do họ phổ biến ta sẽ thấy có sự giả tạo, giàn xếp giữa người tổ chức với người lên đồng. Tất cả chỉ vì lợi lộc của một số người lợi dụng sự cả tin của những người " No cơm ấm cật".Vậy mà họ vẫn khăng khăng cho rằng mình đang bảop vệ di sản văn hóa. Không hiểu sao nó lại được phổ biến rộng rãi ở ngoài Bắc mà chính quyền và các "Tiến sĩ Văn Hóa bàn giấy" lại không có ý kiến gì ?
Trả lờiXóaChủ tịch huyện Thanh Oai (Nguyễn Văn Yên) là người làng Bình Đà nên chúng liên minh với nhau bày ra cái trò đổi Đình thành Đền rồi trùng tu, tôn tạo để kiếm chác. Chỉ thương người dân Bình Đà bị chúng xỏ mũi mà vẫn cảm thấy "tự hào".
Trả lờiXóaĐúng là Gà sống thiến sót đây (PGS TS)
Trả lờiXóa