BẢO VỆ BIỂN ĐÔNG: TỪ LỜI NÓI, SUY NGHĨ ĐẾN HÀNH ĐỘNG THỰC TẾ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
FB Nguyễn Trung Thuần
28-08-2012
Biển Đông Biển Đông, cái tên thân thương với người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, cái tên đã đi vào cả câu tục ngữ dân gian:
“Thuận vợ thuận chồng, Biển Đông tát cạn; thuận bè thuận bạn, tát cạn Biển Đông”
“Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, đã không biết bao nhiêu lần người Việt Nam chúng ta được nghe những lời lẽ đanh thép ấy từ Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam – tiếng nói chính thức của nhà nước Việt Nam, và cũng từng bấy nhiêu lần từng con dân nước Việt lại tự nhủ, lại thề nguyền sẽ quyết giữ lấy Hoàng Sa và Trường Sa cùng những vùng biển và hòn đảo nằm trong Biển Đông thuộc lãnh thổ của mình. Biết bao nhiêu phong trào thể hiện tình yêu Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của chúng ta đã được phát động.
Chỉ có điều, không hiểu bên cạnh lời tuyên bố chính thức cùng việc hô hào những phong trào rầm rộ ấy, nhà nước ta đã làm được những gì để góp sức bảo vệ Biển Đông, cũng như bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Xuất phát từ suy nghĩ ấy, tôi đã thử tìm hiểu xem nhà nước mình đã tạo dựng được vốn liếng về vấn đề Biển Đông ra sao.
Thì đây: Sau khi tra đi rà lại mãi trên mạng, chỉ tìm được “nhõn” có một trang mạng chính thức hiếm hoi, ấy là cái trang “Nghiên cứu Biển Đông” có đường link http://nghiencuubiendong.vn/ của Học viện quan hệ quốc tế (?!).
Vô vô cùng hy vọng là tôi đã lầm!
Rồi lại với ý thức “xem người để ngẫm lại ta”, tôi đã thử tìm hiểu xem nhà nước Trung Quốc, đối tác tranh chấp chính của chúng ta, đã tạo dựng được những vốn liếng gì về vấn đề Nam Hải (tức Biển Đông), và rồi đã không khỏi giật mình vì cách triển khai đầy bài bản và vững chãi của họ.
Dưới đây, xin được điểm qua một lượt những thông tin mà tôi đã nắm được (Rất mong đây sẽ là một trong những căn cứ tham khảo để đối chiếu với nước mình) :
Cơ quan nghiên cứu trực thuộc chính quyền tỉnh Hải Nam lấy nghiên cứu Nam Hải làm đối tượng, đồng thời tiến hành các giao lưu học thuật có liên quan, được sự chỉ đạo từ Bộ ngoại giao và Cục biển quốc gia về mặt chính sách và nghiệp vụ. Tiền thân của Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc là “Trung tâm nghiên cứu Nam Hải Hải Nam” thành lập năm 1996, khi ấy chỉ là một cơ quan nghiên cứu đặt trong Phòng thông tin Văn phòng ngoại sự tỉnh Hải Nam .
Là cơ sở nghiên cứu vấn đề Nam Hải của Trung Quốc do Bộ ngoại giao ấn định. Tháng 7.2004, Quốc vụ viện chính thức phê chuẩn việc đổi tên Trung tâm nghiên cứu Nam Hải Hải Nam thành Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc. Tháng 10.2006, việc xây dựng Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc đã nằm trong dự án của quốc gia.
Ngày 24.9.2011, lễ khánh thành trụ sở Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc đã được báo Hoàn cầu đưa tin với dòng tít: “Kho tri thức vấn đề Nam Hải cấp quốc gia của ta: Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc đã hoàn thành”.
Các lĩnh vực và nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của Viện:
– Lịch sử Nam Hải và chủ quyền các đảo Nam Hải;
– Địa-chính trị của Nam Hải và chính sách Nam Hải của các nước xung quanh;
– Luật biển trong các nghiên cứu phù hợp về khu vực Nam Hải;
– Nghiên cứu mang tính đối sách việc giải quyết hòa bình tranh chấp Nam Sa[i]
– Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường… Nam Hải;
– Đào tạo và dự trữ các nhân tài chuyên trách giải quyết vấn đề Nam Hải và làm công tác nghiên cứu khoa học biển.
Bộ máy:
Ban nghiên cứu 1 (Viện nghiên cứu luật pháp và chính sách biển). Nghiên cứu lịch sử và pháp lý Nam Hải; địa hình khu vực Nam Hải; chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, nhân văn, lịch sử… các nước xung quanh Nam Hải.
Ban nghiên cứu 2 (Viện nghiên cứu kinh tế biển). Nghiên cứu địa lý, địa chất, hàng hải, khí hậu và thảm họa Nam Hải; môi trường, tài nguyên của Nam Hải sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và xã hội tiếp theo…
2) Trang mạng Lý luận cầu thị http://www.qstheory.cn/ của Tạp chí “Cầu thị” Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc mở cổng riêng “Phối cảnh vấn đề Nam Hải” (http://www.qstheory.cn/special/5625/) rất bề thế, hoành tráng.
3) Cổng Kho lưu trữ (wenku.baidu.com) của trang baidu.com có chuyên đề “Nghiên cứu vấn đề Nam Hải Trung Quốc” lưu trữ và cung cấp tham khảo miễn phí hầu hết đầy đủ mọi nghiên cứu về vấn đề Nam Hải, dưới dạng ảnh có nội dung đi kèm.
4) Công trình nghiên cứu (luận văn): “Tổng thuật các nghiên cứu về vấn đề Nam Hải trong nước từ thập kỷ 90 thế kỉ 20 đến nay”.
5) Đội nghiên cứu khoa học nghiên cứu vấn đề Nam Hải thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, chủ yếu nghiên cứu khoa học và thu thập các thông tin khoa học có liên quan đến Nam Hải, trong đó chú trọng công tác thu thập tin tình báo về động thái và tin tức nghiên cứu khoa học về Nam Hải trong ngoài nước. Mỗi năm ra một “Báo cáo nghiên cứu hàng năm về mối quan tâm đến Nam Hải”.
6) Trang mạng “Quan hệ quốc tế miền Nam online”, thuộc Trung tâm nghiên cứu ngoại giao mạng Trung Quốc, chính thức khởi động cổng thông tin của “Viện nghiên cứu vấn đề Nam Hải” vào ngày 25.4.2012.
7) Đài truyền hình Trung Quốc ngày 1.6.2012 đưa tin: 24 môn học về nghiên cứu vấn đề Nam Hải Hải Nam được nhận tài trợ của Quỹ khoa học xã hội quốc gia.
8) Một cổng riêng thuộc trang mạng news.shangdu.com được khởi động với chủ đề “Những tin tức mới nhất về tình hình Nam Hải”, cập nhật hàng ngày hàng giờ mọi động tĩnh có liên quan đến Nam Hải.
9) Trang “Mạng chia sẻ tư liệu học tập Chuyên gia tìm kiếm kho lưu trữ” 87994.com có chuyên mục “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước: Các bài giảng về vấn đề Nam Hải”.
10) Ngày 10.8.2012, khu Giang Hán mời giáo sư Thiệu Vĩnh Linh thuộc Học viện chỉ huy pháo binh 2 họp báo cáo giáo dục quốc phòng với chủ đề “Tranh chấp Nam Hải: Bế tắc và lối thoát của Trung Quốc”.
11) Trang mạng chính thức của Bộ quốc phòng Trung Quốc đưa tin Ban tuyển sinh đào tạo Trường đại học giao thông Hoa Đông tích cực hướng dẫn học sinh quốc phòng nhận thức vấn đề Nam Hải về lý tính.
12) “Diễn đàn mạng giáo dục tiếp tục cho giáo viên trung tiểu học toàn quốc” mở chủ đề “Vấn đề Nam Hải”để trưng cầu ý kiến.
13) Trang mạng “Ngũ hỉ tạp chí” mở một chuyên mục “Giây lát giáo dục ý thức biển – Vấn đề Nam Hải”.
14) Đưa vấn đề Nam Hải vào chương trình giảng dạy của nhà trường phổ thông[ii].
15) Trong bài viết “Vấn đề Nam Hải với việc giáo dục chỉ dẫn” ngày 8.7.2012 ở trang blog.zzedu.net.cn có đưa một thông tin đáng chú ý: “Đề nghe ghi học kỳ cuối bậc tiểu học 4 năm của Trung Quốc năm nay là một tài liệu về vấn đề tranh chấp Nam Hải, đây là một loại giáo dục chỉ dẫn”.
–
Các trang mạng tham khảo:
1. http://nghiencuubiendong.vn/
2. http://www.qstheory.cn/special/5625/
3. http://www.hudong.com/wiki/中国南海研究院
4. http://mil.huanqiu.com/china/2011-04/1662257.html
5. http://wenku.baidu.com/view/a726995abe23482fb4da4cfb.html
6. http://www.lw23.com/paper_25667281/
7. http://www3.gdufs.edu.cn/ideacms/About/indexlist.asp?SortID=22
8. http://www.sciso.org/Article/History/201204/4056.html
9. http://tv.people.com.cn/GB/150716/18068879.html
10. http://news.shangdu.com/guanzhu/nanhai/
11. http://www.87994.com/read/a72e2900a276d2028767af69.html
12. http://www.whxc.org.cn/shownewsdt.asp?news_id=4264
13. http://www.mod.gov.cn/cadets/2012-05/18/content_4368577.htm
14. http://club.feixueli.teacher.com.cn/topic.aspx?topicid=605677
15. http://wuxizazhi.cnki.net/Search/HLSY2009S1031.html
16. http://blog.zzedu.net.cn/user1/nbcqzhihong/archives/2012/473651.html
[i] Tức Trường Sa.
[ii] Về phần này tôi mới chỉ được đọc trên báo chí chứ chưa có được tư liệu trong tay.
.
Bổ sung, 31/8/2012: một độc giả phản hồi: “Trong vài năm qua, Trung Quốc có tới 36 luận án tiến sĩ về biển Đông, Việt Nam chưa có”: Chuyện biển Đông vẫn còn “nhạy cảm”
FB Nguyễn Trung Thuần
28-08-2012
Biển Đông Biển Đông, cái tên thân thương với người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, cái tên đã đi vào cả câu tục ngữ dân gian:
“Thuận vợ thuận chồng, Biển Đông tát cạn; thuận bè thuận bạn, tát cạn Biển Đông”
“Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, đã không biết bao nhiêu lần người Việt Nam chúng ta được nghe những lời lẽ đanh thép ấy từ Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam – tiếng nói chính thức của nhà nước Việt Nam, và cũng từng bấy nhiêu lần từng con dân nước Việt lại tự nhủ, lại thề nguyền sẽ quyết giữ lấy Hoàng Sa và Trường Sa cùng những vùng biển và hòn đảo nằm trong Biển Đông thuộc lãnh thổ của mình. Biết bao nhiêu phong trào thể hiện tình yêu Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của chúng ta đã được phát động.
Chỉ có điều, không hiểu bên cạnh lời tuyên bố chính thức cùng việc hô hào những phong trào rầm rộ ấy, nhà nước ta đã làm được những gì để góp sức bảo vệ Biển Đông, cũng như bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Xuất phát từ suy nghĩ ấy, tôi đã thử tìm hiểu xem nhà nước mình đã tạo dựng được vốn liếng về vấn đề Biển Đông ra sao.
Thì đây: Sau khi tra đi rà lại mãi trên mạng, chỉ tìm được “nhõn” có một trang mạng chính thức hiếm hoi, ấy là cái trang “Nghiên cứu Biển Đông” có đường link http://nghiencuubiendong.vn/ của Học viện quan hệ quốc tế (?!).
Vô vô cùng hy vọng là tôi đã lầm!
Rồi lại với ý thức “xem người để ngẫm lại ta”, tôi đã thử tìm hiểu xem nhà nước Trung Quốc, đối tác tranh chấp chính của chúng ta, đã tạo dựng được những vốn liếng gì về vấn đề Nam Hải (tức Biển Đông), và rồi đã không khỏi giật mình vì cách triển khai đầy bài bản và vững chãi của họ.
Dưới đây, xin được điểm qua một lượt những thông tin mà tôi đã nắm được (Rất mong đây sẽ là một trong những căn cứ tham khảo để đối chiếu với nước mình) :
1) Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc
(National Institute for South China Sea Studies,NISCS).
Cơ quan nghiên cứu trực thuộc chính quyền tỉnh Hải Nam lấy nghiên cứu Nam Hải làm đối tượng, đồng thời tiến hành các giao lưu học thuật có liên quan, được sự chỉ đạo từ Bộ ngoại giao và Cục biển quốc gia về mặt chính sách và nghiệp vụ. Tiền thân của Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc là “Trung tâm nghiên cứu Nam Hải Hải Nam” thành lập năm 1996, khi ấy chỉ là một cơ quan nghiên cứu đặt trong Phòng thông tin Văn phòng ngoại sự tỉnh Hải Nam .
Là cơ sở nghiên cứu vấn đề Nam Hải của Trung Quốc do Bộ ngoại giao ấn định. Tháng 7.2004, Quốc vụ viện chính thức phê chuẩn việc đổi tên Trung tâm nghiên cứu Nam Hải Hải Nam thành Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc. Tháng 10.2006, việc xây dựng Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc đã nằm trong dự án của quốc gia.
Ngày 24.9.2011, lễ khánh thành trụ sở Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc đã được báo Hoàn cầu đưa tin với dòng tít: “Kho tri thức vấn đề Nam Hải cấp quốc gia của ta: Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc đã hoàn thành”.
Các lĩnh vực và nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của Viện:
– Lịch sử Nam Hải và chủ quyền các đảo Nam Hải;
– Địa-chính trị của Nam Hải và chính sách Nam Hải của các nước xung quanh;
– Luật biển trong các nghiên cứu phù hợp về khu vực Nam Hải;
– Nghiên cứu mang tính đối sách việc giải quyết hòa bình tranh chấp Nam Sa[i]
– Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường… Nam Hải;
– Đào tạo và dự trữ các nhân tài chuyên trách giải quyết vấn đề Nam Hải và làm công tác nghiên cứu khoa học biển.
Bộ máy:
Ban nghiên cứu 1 (Viện nghiên cứu luật pháp và chính sách biển). Nghiên cứu lịch sử và pháp lý Nam Hải; địa hình khu vực Nam Hải; chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, nhân văn, lịch sử… các nước xung quanh Nam Hải.
Ban nghiên cứu 2 (Viện nghiên cứu kinh tế biển). Nghiên cứu địa lý, địa chất, hàng hải, khí hậu và thảm họa Nam Hải; môi trường, tài nguyên của Nam Hải sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và xã hội tiếp theo…
2) Trang mạng Lý luận cầu thị http://www.qstheory.cn/ của Tạp chí “Cầu thị” Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc mở cổng riêng “Phối cảnh vấn đề Nam Hải” (http://www.qstheory.cn/special/5625/) rất bề thế, hoành tráng.
3) Cổng Kho lưu trữ (wenku.baidu.com) của trang baidu.com có chuyên đề “Nghiên cứu vấn đề Nam Hải Trung Quốc” lưu trữ và cung cấp tham khảo miễn phí hầu hết đầy đủ mọi nghiên cứu về vấn đề Nam Hải, dưới dạng ảnh có nội dung đi kèm.
4) Công trình nghiên cứu (luận văn): “Tổng thuật các nghiên cứu về vấn đề Nam Hải trong nước từ thập kỷ 90 thế kỉ 20 đến nay”.
5) Đội nghiên cứu khoa học nghiên cứu vấn đề Nam Hải thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, chủ yếu nghiên cứu khoa học và thu thập các thông tin khoa học có liên quan đến Nam Hải, trong đó chú trọng công tác thu thập tin tình báo về động thái và tin tức nghiên cứu khoa học về Nam Hải trong ngoài nước. Mỗi năm ra một “Báo cáo nghiên cứu hàng năm về mối quan tâm đến Nam Hải”.
6) Trang mạng “Quan hệ quốc tế miền Nam online”, thuộc Trung tâm nghiên cứu ngoại giao mạng Trung Quốc, chính thức khởi động cổng thông tin của “Viện nghiên cứu vấn đề Nam Hải” vào ngày 25.4.2012.
7) Đài truyền hình Trung Quốc ngày 1.6.2012 đưa tin: 24 môn học về nghiên cứu vấn đề Nam Hải Hải Nam được nhận tài trợ của Quỹ khoa học xã hội quốc gia.
8) Một cổng riêng thuộc trang mạng news.shangdu.com được khởi động với chủ đề “Những tin tức mới nhất về tình hình Nam Hải”, cập nhật hàng ngày hàng giờ mọi động tĩnh có liên quan đến Nam Hải.
9) Trang “Mạng chia sẻ tư liệu học tập Chuyên gia tìm kiếm kho lưu trữ” 87994.com có chuyên mục “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước: Các bài giảng về vấn đề Nam Hải”.
10) Ngày 10.8.2012, khu Giang Hán mời giáo sư Thiệu Vĩnh Linh thuộc Học viện chỉ huy pháo binh 2 họp báo cáo giáo dục quốc phòng với chủ đề “Tranh chấp Nam Hải: Bế tắc và lối thoát của Trung Quốc”.
11) Trang mạng chính thức của Bộ quốc phòng Trung Quốc đưa tin Ban tuyển sinh đào tạo Trường đại học giao thông Hoa Đông tích cực hướng dẫn học sinh quốc phòng nhận thức vấn đề Nam Hải về lý tính.
12) “Diễn đàn mạng giáo dục tiếp tục cho giáo viên trung tiểu học toàn quốc” mở chủ đề “Vấn đề Nam Hải”để trưng cầu ý kiến.
13) Trang mạng “Ngũ hỉ tạp chí” mở một chuyên mục “Giây lát giáo dục ý thức biển – Vấn đề Nam Hải”.
14) Đưa vấn đề Nam Hải vào chương trình giảng dạy của nhà trường phổ thông[ii].
15) Trong bài viết “Vấn đề Nam Hải với việc giáo dục chỉ dẫn” ngày 8.7.2012 ở trang blog.zzedu.net.cn có đưa một thông tin đáng chú ý: “Đề nghe ghi học kỳ cuối bậc tiểu học 4 năm của Trung Quốc năm nay là một tài liệu về vấn đề tranh chấp Nam Hải, đây là một loại giáo dục chỉ dẫn”.
–
Các trang mạng tham khảo:
1. http://nghiencuubiendong.vn/
2. http://www.qstheory.cn/special/5625/
3. http://www.hudong.com/wiki/中国南海研究院
4. http://mil.huanqiu.com/china/2011-04/1662257.html
5. http://wenku.baidu.com/view/a726995abe23482fb4da4cfb.html
6. http://www.lw23.com/paper_25667281/
7. http://www3.gdufs.edu.cn/ideacms/About/indexlist.asp?SortID=22
8. http://www.sciso.org/Article/History/201204/4056.html
9. http://tv.people.com.cn/GB/150716/18068879.html
10. http://news.shangdu.com/guanzhu/nanhai/
11. http://www.87994.com/read/a72e2900a276d2028767af69.html
12. http://www.whxc.org.cn/shownewsdt.asp?news_id=4264
13. http://www.mod.gov.cn/cadets/2012-05/18/content_4368577.htm
14. http://club.feixueli.teacher.com.cn/topic.aspx?topicid=605677
15. http://wuxizazhi.cnki.net/Search/HLSY2009S1031.html
16. http://blog.zzedu.net.cn/user1/nbcqzhihong/archives/2012/473651.html
[i] Tức Trường Sa.
[ii] Về phần này tôi mới chỉ được đọc trên báo chí chứ chưa có được tư liệu trong tay.
.
Bổ sung, 31/8/2012: một độc giả phản hồi: “Trong vài năm qua, Trung Quốc có tới 36 luận án tiến sĩ về biển Đông, Việt Nam chưa có”: Chuyện biển Đông vẫn còn “nhạy cảm”
Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về Biển Đông là vì ngoài Biển Đông chỉ có vài"bãi chim ỉa" và nói"Biển Đông mà không phải Biển Đông" nên"nhạy(sợ)cảm" vậy
Trả lờiXóa