Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

TUYÊN BỐ VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM


TUYÊN BỐ 
VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM

Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc.
Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình.
Văn chương Việt Nam yếu kém có nguyên nhân chủ quan trước tiên thuộc chính người cầm bút là sự thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo.
Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.
Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn.
Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam, với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.
Hoạt động của Văn đoàn độc lập Việt Nam nhằm vào những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
-    Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước;
-   Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ;
-    Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.
Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.
Điều lệ và Chương trình hành động cụ thể của Văn đoàn sẽ được hình thành và công bố trong quá trình vận động. Mọi liên lạc xin gửi về email: nhavandoclap@gmail.com

Hà Nội ngày 3 tháng 3 năm 2014
 TM Ban vận động
Nguyên Ngọc
BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĐĐLVN

1.      Nguyên Ngọc – nhà văn (Trưởng ban)
2.      Bùi Chát – nhà thơ
3.      Bùi Minh Quốc – nhà thơ
4.      Bùi Ngọc Tấn – nhà văn
5.      Chân Phương – nhà thơ, dịch giả (Hoa Kỳ)
6.      Châu Diên – nhà văn, dịch giả
7.      Dạ Ngân – nhà văn
8.      Dư Thị Hoàn – nhà thơ
9.      Dương Thuấn – nhà thơ
10.  Dương Tường – nhà thơ, dịch giả
11.  Đặng Tiến – nhà nghiên cứu phê bình (Pháp)
12.  Đặng Văn Sinh – nhà văn
13.  Đoàn Lê – nhà văn
14.  Đoàn Thị Tảo – nhà thơ
15.  Đỗ Lai Thúy – nhà nghiên cứu phê bình văn học
16.  Đỗ Trung Quân – nhà thơ
17.  Giáng Vân – nhà thơ
18.  Hà Sĩ Phu – nhà văn
19.  Hiền Phương – nhà văn
20.  Hoàng Dũng – nhà nghiên cứu ngôn ngữ
21.  Hoàng Hưng – nhà thơ, dịch giả
22.  Hoàng Minh Tường – nhà văn
23.  Lê Hoài Nguyên – nhà thơ
24.  Lê Minh Hà – nhà văn (CHLB Đức)
25.  Lê Phú Khải – nhà văn
26.  Lưu Trọng Văn – nhà văn
27.  Mai Sơn – nhà văn, dịch giả
28.  Mai Thái Lĩnh – nhà nghiên cứu triết học, văn hóa
29.  Nam Dao – nhà văn (Canada)
30.  Ngô Thị Kim Cúc – nhà văn
31.  Nguyễn Bá Chung – nhà thơ (Hoa Kỳ)
32.  Nguyễn Duy – nhà thơ
33.  Nguyễn Đức Dương – nhà nghiên cứu ngôn ngữ
34.  Nguyễn Đức Tùng – nhà thơ, nhà phê bình văn học (Canada)
35.  Nguyễn Huệ Chi – nhà nghiên cứu văn học
36.  Nguyễn Quang Lập – nhà văn
37.  Nguyễn Quang Thân – nhà văn
38.  Nguyễn Quốc Thái – nhà thơ
39.  Nguyễn Thị Hoàng Bắc – nhà thơ (Hoa Kỳ)
40.  Nguyễn Thị Thanh Bình – nhà văn (Hoa Kỳ)
41.  Phạm Đình Trọng – nhà văn
42.  Phạm Nguyên Trường – dịch giả
43.  Phạm Vĩnh Cư – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả
44.  Phạm Xuân Nguyên – nhà phê bình văn học, dịch giả
45.  Phan Đắc Lữ – nhà thơ
46.  Phan Tấn Hải – nhà văn (Hoa Kỳ)
47.  Quốc Trọng – tác giả kịch bản điện ảnh
48.  Thùy Linh – nhà văn
49.  Tiêu Dao Bảo Cự – nhà văn
50.  Trang Hạ – nhà văn, dịch giả
51.  Trần Đồng Minh – nhà nghiên cứu văn học
52.  Trần Huy Quang – nhà văn
53.  Trần Kỳ Trung – nhà văn
54.  Trần Thùy Mai – nhà văn
55.  Trịnh Hoài Giang – nhà thơ
56.  Trương Anh Thụy – nhà văn (Hoa Kỳ)
57.  Võ Thị Hảo – nhà văn
58.  Vũ Biện Điền – nhà văn (Nhật Bản)
59.  Vũ Thế Khôi – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả
60.  Vũ Thư Hiên – nhà văn (Pháp)
61.  Ý Nhi – nhà thơ

Proclamation
of the Committee to Promote the Founding of the
League of Independent Vietnamese Writers

After 1975, the end of a hundred-year history of war, our country was in need of a substantial cultural renaissance. Unluckily, this grave and urgent rebirth did not happen as expected. On the contrary, Vietnamese culture has evolved from bad to worse, and appears to be in danger of losing the most basic humanistic values. This shortcoming threatens the survival of our nation.
Vietnamese writers must admit that they are partly responsible for this state of affairs. Among literature’s many important functions is to awaken the conscience and to raise the morale of the nation. At this great turning point of history, Vietnamese literature is not realising its true role.
The weakness of Vietnamese literature is rooted in the indifference of its writers to their social responsibilities, their insensitivity concerning daily events, and, most importantly, their lack of independent thinking, which has also limited their creative capabilities.
In a society like ours, where basic freedoms have been severely limited, it is difficult for writers to speak clearly and forcefully about the conditions of life in society. This limitation blurs and confuses expression; ultimately, it extinguishes art entirely. The freedom to create and publish literary works is a life-or-death necessity, not only for writers as individuals but also for the health of Vietnamese literature. Without minimal rights to free expression, our literary lives will never be adequate.
Literary institutions ruled by bureaucracy and mendacity suffocate the literature they presume to support. They also suppress healthy communication between writers and their ability of offer mutual assistance, both in their private lives and their artistic production.
In response to this longstanding but urgent situation, we, the undersigned writers, resolve to organise a committee for the founding of an independent institution of Vietnamese writers, both inside and outside the country. To be called The League of Independent Vietnamese Writers, this new institution seeks to promote a true, humanistic, and democratic literature, modern and responsive to globalisation. As demanded by history, we must act as pioneers in the creation of a national cultural renaissance.
Activities of The League of Independent Vietnamese Writers will focus on following:
-     To improve solidarity and assistance among writers inside and outside the country;
-   To bring forth conditions for professional amelioration, to advance and promote individual creation, and to encourage innovation in creative writing as well as literary criticism and linguistic studies;
-   To defend all legitimate materialistic and spiritual interests of its members, especially the freedom to write and publish, as well as the promotions of easy and complete access to literature by the reading public.
-    The League of Independent Vietnamese Writers is an organisation belonging to civil society. Dedicated to professional solidarity, it is completely independent of any other organisations existing inside and outside the country.
The detailed statutes and programme of the League will be set up and made public in the process of establishing of the league. Our email is: nhavandoclap@gmail.com
 
Hà Nội, March 3rd, 2014
On behalf of the Promotion Committee
Nguyên Ngọc

The Committee to Promote
THE LEAGUE OF INDEPENDENT VIETNAMESE WRITERS

1.      Nguyên Ngọc – writer (Chief of the Committee)
2.      Bùi Chát – poet
3.      Bùi Minh Quốc – poet
4.      Bùi Ngọc Tấn – writer
5.      Chân Phương – poet, translator (USA)
6.      Châu Diên – writer, translator
7.      Dạ Ngân – writer
8.      Dư Thị Hoàn – poet
9.      Dương Thuấn – poet
10.  Dương Tường – poet, translator
11.  Đặng Tiến – literary critic and researcher (France)
12.  Đặng Văn Sinh – writer
13.  Đoàn Lê – writer
14.  Đoàn Thị Tảo – poet
15.  Đỗ Lai Thúy – literary critic and researcher
16.  Đỗ Trung Quân – poet
17.  Giáng Vân – poet
18.  Hà Sĩ Phu – writer
19.  Hiền Phương – writer
20.  Hoàng Dũng – linguist
21.  Hoàng Hưng – poet, translator
22.  Hoàng Minh Tường – writer
23.  Lê Hoài Nguyên – poet
24.  Lê Minh Hà – writer (Germany)
25.  Lê Phú Khải – writer
26.  Lưu Trọng Văn – writer
27.  Mai Sơn – writer, translator
28.  Mai Thái Lĩnh – philosophy and culture researcher
29.  Nam Dao – writer (Canada)
30.  Ngô Thị Kim Cúc – writer
31.  Nguyễn Bá Chung – poet (USA)
32.  Nguyễn Duy – poet
33.  Nguyễn Đức Dương – linguist
34.  Nguyễn Đức Tùng – poet, literary critic (Canada)
35.  Nguyễn Huệ Chi – literature researcher
36.  Nguyễn Quang Lập – writer
37.  Nguyễn Quang Thân – nhà văn
38.  Nguyễn Quốc Thái – poet
39.  Nguyễn Thị Hoàng Bắc – poet (USA)
40.  Nguyễn Thị Thanh Bình – writer (USA)
41.  Phạm Đình Trọng – writer
42.  Phạm Nguyên Trường – translator
43.  Phạm Vĩnh Cư – literature researcher, translator
44.  Phạm Xuân Nguyên – literary critic and translator
45.  Phan Đắc Lữ – poet
46.  Phan Tấn Hải – writer (Hoa Kỳ)
47.  Quốc Trọng – screenplay writer
48.  Thùy Linh – writer
49.  Tiêu Dao Bảo Cự – writer
50.  Trang Hạ – writer, translator
51.  Trần Đồng Minh – literature researcher
52.  Trần Huy Quang – writer
53.  Trần Kỳ Trung – writer
54.  Trần Thùy Mai – writer
55.  Trịnh Hoài Giang – poet
56.  Trương Anh Thụy – writer (USA)
57.  Võ Thị Hảo – writer
58.  Vũ Biện Điền – writer (Japan)
59.  Vũ Thế Khôi – literature researcher, translator
60.  Vũ Thư Hiên – writer (France)
61.  Ý Nhi – poet


25 nhận xét :

  1. Trong thời Pháp thuộc còn có nhiều nhà văn, nhà báo xuất sắc . Những tên tuổi như tứ đại văn gia Hà Thành Quỳnh , Vĩnh , Tố, Tốn vẫn là những tượng đài khó vượt qua. Những văn đoàn hoạt động rất tích cực như Tự Lực Văn đoàn đã để lại dấu ấn trong văn chương , xã hội cũng như chính trị không thể phủ nhận ., mắc dù số người không đông và rất trẻ và không hề được sự giúp đỡ nào của Chính Quyền . Những tên tuổi như anh em Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, Trần Tiêu, Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Xuân Diệu , Vũ Trọng Phụng , Tam Lang, Nguyên Hồng , Nguyễn công Hoan... Không chỉ văn xuôi tiểu thuyết mà cả trong lãnh vực thi ca và kịch nghệ . Cả một phong trào Thơ Mới lẫy lừng với những tên tuổi bất hủ như Thế Lữ, Xuân Diệu, Cù Huy Cận, Phạm Huy Thông, Hàn Mặc Tử... Có thể nói những tên tuổi này đã làm thay đổi bộ mặt không những trí thức mà phần lớn giới trẻ Hà Nội, ảnh hưởng cả đến giới bình dân . Sự đóng góp của những nhà văn này vào sự thay đổi xã hội thực sự to lớn, góp phần canh tân xã hội . Ở miền Nam các trí thức Hà Nội từ 1954 đã đem vào Saigon sức sống của Tự Lực Văn Đoàn, làm cho nếp sống xã hội ở Saigon có dáng dấp phương Tây, khác hẳn lối sống của Hà Nội và miền Bắc XHCN !
    Ở miền Bắc , từ sau sự đàn áp khốc liệt nhóm Nhân Văn Giai Phẩm thì chỉ còn Văn Học XHCN, Văn Học QD . Ban VHTT TW đóng khung cho tư tưởng cả miền Bắc chỉ có mỗt khuôn khổ, một màu đỏ và sau này chỉ có một chiều hướng tới là chiến tranh " giải phóng " Miền Nam .
    Đến nay các văn thi sĩ VN mới hô hào thành lập Văn Đoàn độc lập thì đã là quá trễ . Quá trể là vì từ khi có NN XHCN thì ban VHTT nay là Ban TGTW đã nắm và bao sân hết rồi . Thật đáng tiếc !
    Kính chúc quí vị thành công !

    Trả lờiXóa
  2. Xin cho biết thêm điều lệ, điều kiện gia nhập Văn đoàn . Cám ơn .

    Trả lờiXóa
  3. Ủng hộ Tuyên bố và các tiêu chí mục đích của Văn đoàn độc lập.Nước không trong làm sao cá lớn được

    Trả lờiXóa
  4. Mong sao nền Văn Học nước Nam ngày một thăng tiến!
    Văn là người nhưng đồng thời Văn cũng chính là dân tộc vậy!
    Đây sẽ là một cách bảo vệ non sông Việt Nam trước ách xâm lăng văn hóa và phát triển quyền con người!
    Mong cho quý vị chân cứng đá mềm và mau tiến bước!

    Trả lờiXóa
  5. Hoàn toàn ủng hộ nhà văn lão thành CM Nguyên Ngọc,xin cụ cho phép ghi tên tôi vào danh sách.

    Trả lờiXóa
  6. Kính chúc cụ trường thọ để giúp đỡ con cháu với,nếu không,chúng cháu sợ VN chúng ta chùi xuống biển Đông và mất dạng trên bản đồ thế giới quá cụ ơi !!!

    Trả lờiXóa
  7. Rất ủng hộ Tuyên bố thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam. Chỉ khi có một tổ chức Ván hóa văn nghệ độc lập mới gìn giữ , củng cố và phát triển được nền Văn học-nghệ thuật VN. Hi vọng không lâu nữa những áng văn thơ tuyệt vời sẽ sớm cho người Việt được ái mộ , như những dòng tả cảnh tuyệt vời về Tây nguyên (rừng xà nu-Nguyễn Trung Thành) , những bài thơ lay động lòng người của Bọ Lập (trong nhóm Vòm cửa xanh)...Danh sách những nhà Văn , nhà thơ...nên được công bố đầy đủ để dân chúng tôi ủng hộ. Tôi sẽ mua tất cả những tác phẩm của những tác giả trong Văn đoàn độc lập để đọc và cho con cháu đọc.

    Trả lờiXóa
  8. Xin ủng hộ nhiệt liệt các nhân sĩ trí thức yêu nước! Tôi yêu các anh các chị!

    Trả lờiXóa
  9. Chúc thành công...nhưng chỉ các nhà thơ nhà văn thôi ư...Không có các thường dân ư....không dân không cũng không xong...

    Trả lờiXóa
  10. Đọc tin này lại nhớ đến những vần thơ của cố tổng bí thư Trường Trinh
    "...
    Là thi sĩ phải có hồn cao khiết
    chí kiên cường và sứ mệnh cao siêu
    ...
    Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ
    mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền"

    Trả lờiXóa
  11. Chúc văn đoàn độc lập sớm chính thức ra đời và phát triển để người đọc VN có cái gì để đọc như đã từng đoc Tự lực văn đoàn,Phong trào thơ mới và các nhà văn độc lập...thời pháp thuộc.

    Trả lờiXóa
  12. Tôi trữ được 10 triệu đồng định góp để in tác phẩm của mình. Nay tôi thấy tác phẩm chưa chín chắn và chưa cần thiết phải in ra. Tôi sẽ chuyển 10 triệu đó cho Văn đoàn để góp quĩ nhằm cổ vũ cho những sáng tạo chất lượng hơn. Tôi hi vọng một nền văn học nghệ thuật tiên tiến hơn, nhân văn hơn, dân tộc hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  13. Hiện nay DNNN đã và đang được cổ phần hóa thì các Hội Văn nghệ cũng nên CPH. Không thể dùng tiền chùa, tiền thuế của dân mãi được. Cái danh hội viên nhà văn đâu phải làm nên tên tuổi nhà văn. Tôi ủng hộ Văn đoàn độc lập.

    Trả lờiXóa
  14. Nếu gây quỷ để in ắn tác phẩm,tôi xin vui vẻ đóng góp,xin cho biết thêm chi tiết-đã trễ lắm rồi thưa quý vị !( đất nước đã gần như tan hoang,thật buồn !)

    Trả lờiXóa
  15. Chúng tôi là dân đen,không viết lách được chỉ có tấm lòng yêu quý các bác ở trong Văn đoàn,nhất là bác Nguyên Ngọc,"người thợ mộc"đã từ chối giải thưởng HCM năm 2011.Nếu Quỹ Văn đoàn mới đầu có khó khăn mong các Bác công bố số tài khoản để chúng tôi ủng hộ.Rất mong rồi đây VĐoàn sẽ cho ra mắt những tác phẩm"Khai dân trí"thật giá trị

    Trả lờiXóa
  16. Tôi nghĩ nên mời thêm ông Nguyễn Ngọc Ngạn. Ông ấy đang đơn thương độc mã giữ gìn và phát huy văn học Việt nơi xứ người.

    Trả lờiXóa
  17. Mong sớm được đọc những tác phẩm hiện thực xã hội, những bài hát bài ca không phải là khẩu hiệu phổ nhạc

    Trả lờiXóa
  18. Văn học hiện nay đã mang màu sắc chính trị quá nặng nề , không còn là một loại văn học vì con người khai phóng tự do sáng tác nên đã hơn 40 năm nay không có được một tác phẩm nào cho ra hồn , chẳng ai muốn đọc và chỉ đưa vào trường học nhồi nhét vào đầu bọn trẻ con . Đó chỉ là một loại văn nô , nhà văn như một loại bồi bút như cái máy viết , viết theo chỉ đạo nên càng ngày càng suy thoái quá rẻ tiền . Nhắc đến ông Hửu Thỉnh ai cũng lắc đầu ngao ngán , thậm chí rủa chửi .

    Trả lờiXóa
  19. Cụ Nguyên Ngọc ơi,cố lên,cố lên! bậc tiền bối khả kính còn sót lại của chúng cháu hôm nay ! Kính chúc trường thọ .

    Trả lờiXóa
  20. ủng hộ các bác khơi lại dòng chảy của văn hóa việt ( tẩy chay văn hóa cướp- giết- hiếp- tham nhũng , hối lộ...)

    Trả lờiXóa
  21. quý quá ! một sự kiện văn hóa đặc biệt của dân tộc hồi sinh.

    Trả lờiXóa