TỌA ĐÀM: BẢO TỒN CẦU
LONG BIÊN TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Trong
những ngày qua, dư luận xã hội và các nhà khoa học đang xôn xao tranh luận và
bàn thảo về chủ trương di dời cầu Long Biên của Bộ Giao thông Vận tải để thay
thế bằng một cây cầu mới phục vụ nhu cầu phát triển đô thị Hà Nội.
Là
cây cầu đã gắn liền với lịch sử phát triển đô thị Hà Nội thời cận đại, cầu Long
Biên là nhân chứng lịch sử cho những đổi thay của Thủ đô trong một thế kỷ qua.
Sự phát triển của đô thị hiện đại không ít thì nhiều sẽ tác động và làm biến đổi
những giá trị cũ - thứ vốn tồn tại và in dấu lâu đời trong chính cơ thể đô thị,
có thể làm thay đổi và mai một quỹ di sản đô thị, quỹ kiến trúc vật chất quý
giá của đô thị.
Mâu
thuẫn giữa bảo tồn và phát triển luôn tồn tại âm ỉ trong quá trình phát triển
đô thị. Mâu thuẫn này sẽ bùng phát gay gắt hay được hóa giải nhẹ nhàng phụ thuộc
vào sự "khôn ngoan" của các chính sách phát triển đô thị, các giải
pháp kiểm soát và quản lý đô thị. Những ứng xử trân trọng di sản của các nhà quản
lý và cộng đồng sẽ giúp bảo tồn và duy trì những di sản vô giá của quá khứ, làm
cho hài hòa với sự phát triển của đô thị đương đại. Di sản đô thị nếu được quản
lý và ứng xử phù hợp sẽ không cản trở sự phát triển của đô thị - mà ngược lại,
sẽ góp phần phát triển kinh tế đô thị, làm dày dặn thêm quỹ di sản đô thị được
bồi đắp qua các thời kỳ, tạo nên "hồn cốt" cho đô thị, mang đến niềm
tự hào lịch sử cho cư dân của đô thị ấy.
Với
mong muốn đóng góp ý kiến thêm cho các nhà quản lý và các chuyên gia trong việc
tìm kiếm một giải pháp hợp lý cho cầu Long Biên, Khoa Kiến trúc - công trình,
trường Đại học Phương Đông tổ chức Tọa đàm BẢO TỒN CẦU LONG BIÊN TRONG PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Tọa đàm học thuật hàng tháng của Khoa
Kiến trúc - công trình.
Tham
gia buổi tọa đàm có các GS, PGS, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Kiến trúc,
Quy hoạch đô thị, Bảo tồn di sản, Xây dựng công trình Giao thông... hiện đang
làm việc, giảng dạy, hợp tác nghiên cứu khoa học với Khoa, các học giả và
chuyên gia hiện đang công tác tại các trường Đại học và Viện nghiên cứu...
Danh
sách (đã xác nhận tham dự) gồm có:
-
GS.TSKH. Nguyễn Trâm
-
GS.TSKH. Nguyễn Xuân Trục
-
GS.TS.KTS. Nguyễn Việt Châu
-
GS.TS.KTS. Nguyễn Bá Đang
-
GS.TS. Vũ Đình Phụng
-
PGS.TS.KTS. Nguyễn Hồng Thục
-
PGS.TS.KTS. Trịnh Hồng Đoàn
-
PGS.TS.KTS. Tôn Đại
-
PGS.KTS. Trần Hùng
-
PGS.TS.KTS. Ngô Thu Thanh
-
PGS. Lê Đức Lai
-
TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm
-
CVCC. Phan Xuân Đại
-
TS.KTS Đỗ Thế Sính
-
TS.KTS. Nguyễn Trí Thành
-
TS.KTS. Khuất Tân Hưng
cùng
nhiều giảng viên, chuyên gia khác...
Tọa
đàm sẽ diễn ra vào 14h00 thứ Ba ngày
25/02/2014 tại phòng HTL1, tầng 1 nhà giảng đường 6 tầng, khoa Kiến trúc -
công trình trường Đại học Phương Đông - cơ sở 2 - số 4 ngõ 228 Minh Khai, quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Khoa
Kiến trúc - công trình rất hân hạnh đón tiếp các học giả, chuyên gia, các thầy
cô, các cơ quan thông tấn tới tham dự tọa đàm.
_______
_______
Tễu: Tọa đàm thì cứ tọa đàm, nhưng họ đã quyết phá thì không ngăn được nhé! Chén rồi! Thì đến cái Hội trường Ba Đình cũng phá nhé! Long Biên có sánh với Ba Đình được không?
Phá cả đất nước - sá chi một cây cầu?!
Trả lờiXóaĐúng vậy.
XóaCÓ ÔNG BẢO CÁI CẦU ẤY LÀ CẦU THỰC DÂN, CÒN ĐỂ NÓ LÀ CÒN MÙI THỰC DÂN?
XóaKINH.
Nói theo kiểu "CẦU THỰC DÂN", vậy phải phá hết các kiến trúc trước 1954 ở Hà Nội?
XóaĐúng là "Trí tuệ kinh khủng"!
Hãy phục hồi hoặc xây dựng lại cây cầu y chang như vậy tại vị trí cũ, vì hình dáng cây ầu Long Biên đã có dấu ấn quá đậm trong tâm trí người HN nói riêng và người VN nói chung. Hơn nữa, nó còn là dấu ấn lịch sử vô cùng quan trọng. Không chỉ có thế, cầu Long Biên còn là một công trình nghệ thuật đấy!!!
Trả lờiXóaĐừng có bàn rời nói đi (mất khoản chi phí lớn vả lại tạo cơ hội cho bọn quan tham bòn rút) rồi lại xây cầu khác tạo cơ hội thứ 2 cho bọn quan tham.
Ôi chao, bao nhiêu là sắt vụn. Giá 10.000đ/kg không phải là nhỏ nhé.
Trả lờiXóaÝ bạn là "A! Có ăn rồi!"?
XóaTừ cuối năm 1954 đến cuối năm 1959 gia đình tôi sống ở 29 Hàng Muối và mặt tiền là 37 Phan Thanh Giản. Lúc đó tôi đang còn học cấp 1 nhưng những hình ảnh về cầu Long Biên vẫn còn in sâu vào tâm thức cảu mình cho đến ngày nay. Hồi đó cứ mỗi lần nghe tiếng còi tàu là cả bọn trẻ chúng tôi chen nhau chạy lên sân thượng hướng về cầu Long Biên để xem đoàn tàu hối hả chạy qua trong hơi nước trắng xóa. Các buổi chiều mùa hè thì ra bờ sông Hồng xem thả diều. Tiếng sáo diều vi vu cho đến khoảng 9 giờ đêm vẫn cong như ngan nga mãi trong lòng tôi. Chúng tôi còn ra cột đồng hồ để chơi đùa và đá bóng nữa. Nhưng bây giờ cảnh quang đã đổi thay quá nhiều rồi. Không còn tiếng sáo diều nữa. Cột đồng hồ cũng khác xưa. Chỉ duy nhất cầu Long Biên là còn gần như nguyên vẹn (trừ phần bị phá do chiến tranh). Càu Long Biên gắn liền với Hà Nội như là một biểu tượng trong tâm thức bao thê hệ. Tôi đề nghị phải giữ nguyên trạng và phục chế lại cầu như thời kỳ những năm 1950.
Trả lờiXóaBảo tồn thì cứ để vậy : Gia cố cho thêm bền vững và chỉ dành cho khách đi bộ đến tham quan. Làm thêm hai cầu mới , một cầu dành cho đường sắt, một cho đường xe ôtô .
Trả lờiXóaCầu Long Biên còn có tên là cầu Paul Doumer , ông Toàn quyền Đông Dương sau trở thành Tổng Thống CH Pháp , một ông thực dân và cũng là một nhà chính trị lỗi lạc của Pháp .
Trả lờiXóaTôi không hiểu mấy ông bên bộ GTVT mà đứng đầu là ngài Thăng! hổng lẽ các vị có cái đầu chỉ có nhiệm vụ...làm vật trang cho vui trên cơ thể và...ăn thôi hà???
Trả lờiXóaGiá trị của cây cầu này nó gắn liền với địa danh và cả hồn của đất Hà Thành rồi! không thể thay đổi! Còn nhiệm vụ của mấy vị là hãy...động não hơn nữa đi! Chỉ mỗi nhiệm vụ quy hoạch lại trật tự đô thị mà làm không xong thì nên...!!!???
Tôi xin khẳng định 100% sự việc nóng hổi tại quê tôi nè! con đường cao tốc phải đi qua khu mả bố của một vị đang làm trung ương thì phải chỉnh cho đi cong một chút cho khỏi trúng! họ còn làm được chứ cây cầu...!?
ĐỀ THI ( tuyển học sinh vào lớp 1 ) : người ta dự tính bảo tồn cây cầu LONG BIÊN,ước tính chi phí hết 9.000 ( chín nghìn ) tỷ đồng. Em hãy cho biết kết quả thu được của dự án. (lợi nhuận và hiệu quả cao nhất).
Trả lờiXóaBÀI LÀM :
-- Hiệu quả cao nhất là dỡ cầu LONG BIÊN cũ chuyển di chỗ khác nhưng vẫn phải bắc qua sông Hồng ( để bảo tồn vì cầu này có quá trình lịch sử hơn 100 năm ,không thể phá hoàn toàn rồi xây mô hình tượng trưng) .Đồng thời xây cầu mới hiện đại hơn, to đẹp hơn tại vị trí cũ để tăng cường khả năng vận tải qua sông.
--Lợi nhuận thu được là : + 9000 tỷ nhân 20% bằng 1800 tỷ
+ trượt giá và phát sinh: 9000 tỷ nhân 50% bằng 4500 tỷ
+ Tổng lợi nhuận : 1800 tỷ + 4500 tỷ bằng 6300 tỷ.
Về an toàn lao động: chắc chắn phải trên 10 công nhân chết trong khi thi công!
XóaTôi sinh ra và lớn lên cạnh cây cầu Long Biên gần 60 năm nay, xin góp một vài ý kiến về dự án động tới cây cầu này, bởi vì nó mà hàng ngàn ý kiến khác nhau rất khác nhau. Khó nhưng rồi cũng phải tìm ra một giải pháp hợp lý nhất để hài hòa lợi ích, bảo tồn và phát triển. Hãy để nguyên hiện trạng cầu cũ và tiếp tục sử dụng cho đến khi xây dựng xong một cây cầu dùng cho đường sắt mới bên cạnh nếu vẫn phải dùng ga Hà Nội sang Gia Lâm. Sau khi xây cầu đường sắt mới đưa vào sử dụng, sẽ cải tạo bảo tồn dùng cho xe máy, xe đạp và đi bộ kết hợp làm ki ốt vui chơi, kết hợp làm bảo tàng cùng các thiết bị xe hỏa cũ, trận địa pháo, tên lửa..Một vài nhịp giữa sông có thể phải nâng cao độ thông thủy cho tàu thuyền.
Trả lờiXóaTôi cũng tán thành như vậy!
XóaKhông phá lấy gì mà xơi? ăn tất không chừa một thứ gì của dân
Trả lờiXóaCầu LB là một công trình xây dựng vào loaih hiện đại tầm cỡ thế giới hồi đầu thế kỷ 20 (đến nay là 112 tuổi), được thiết kế bởi KTS nổi tiếng Gútave Effel - với công trình con đẻ nổi tiếng mang tên ông: tháp Effel ở trung tâm thủ đô Paris. Với tầm vóc lịch sử như thế, thiết tưởng nó xứng đáng được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa (ít nhất là cấp quốc gia). Ấy thế mà người ta lại định "làm thịt" một cách ngon lành để "tiết kiệm chi phí" trên dưới trăm tỷ đồng.
Trả lờiXóaCó ai so sánh giá trị của cầu Long Biên với chùa Bái Đính hay khu Đại Nam Văn Hiến ... không nhỉ!
Nếu nghĩ thiển cận mà phá cây cầu ấy đi , thì đời con cháu sau này giầu có , thừa tiền mà muốn phục hồi lại , thì cũng không còn cơ hội .
Trả lờiXóaNói đến cầu Long Biên tôi nhớ ở miền Nam có rất nhiều cầu sắt kiểu cầu Eiffel rất đẹp và kiên cố vẫn còn sử dụng như cầu Tràng Tiền ( Huế ) cầu Ghềnh ( Biên Hòa ), cầu Sắt Lái Thiêu, cầu Bình Lợi Saigon. Nhưng tôi tiếc nhất là hai cây cầu Bến Lức ( Long An ) và cầu Tân An ( Long An ) . Hai cây cầu này rất đẹp và tuổi thọ chắc chỉ kém cầu Long Biên . Tiếc thay khi xây mới hai cầu này, người ta tháo dỡ hai cây cầu đó đi. Cầu Bến Lức bị tháo trước còn chơ vơ mấy cái trụ cầu . Cầu Tân An bi tháo sau . Không biết sắt các cầu này được đem đi đâu chẳng thấy ai báo cáo . Đến bây giờ thị mọi sự đã chìm vào dĩ vãng ! Mai mốt các cầu còn lại chắc số phận cũng không hơn gì cầu Bến Lức và cầu Tân An !
Trả lờiXóaNhững bộ óc ngắn ngủn chỉ biết phá.
Trả lờiXóaMay là mấy bố này không "lãnh đạo" Paris - lúc ấy sẽ có kế hoạch tháo dỡ tháp Eiffel ngay!
Trả lờiXóaÔng nào ra quyết định phá cầu Long Biên ông ấy sẽ được ghi vào Lịch sử như 1 kẻ phá hoại tồi tệ nhất .Rồi xem tôi nói có đúng không
Trả lờiXóa