Ông Nguyễn Khắc Mai, GĐ Trung tâm Minh triết Việt Nam. Ảnh: N.X.D |
Lấy phiếu tín nhiệm - cách của Việt Nam
Nguyễn Khắc Mai
Đọc báo Tuổi trẻ hôm nay thứ Hai 24-2-2014,có
mục “Lấy phiếu tín nhiệm cho thực chất,”. Thấy mấy nghị sĩ quốc hội hăm hở bàn.
Họ có mấy ý: 1. Dừng là phải,vì để bàn cách làm cho thực chất. 2. Tập trung cho
đối tượng hành pháp. 3. Chỉ nên có hai tiêu chí,tin nhiệm và không tín
nhiệm,không nên có tiêu chí thứ ba như đã làm.4.Nên làm cho giống như thế giới.
Làm
cho thực chất,tôi đồng ý. Chỉ hai tiêu chí Tín và không tín, tôi cũng nhất trí.
Duy có làm như thiên hạ, tôi thấy không được. Các nghị sĩ bàn chưa ra nhẽ. Tôi
xin góp ý như sau.
Không
thể làm như thế giới. Thế giới, nhất là thế giới văn minh hiện đại, họ khẳng
định Tam quyền phân lập. Ba nghành Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp của họ có triết
lý và cấu trúc phân lập khá rõ ràng. Còn ở ta phân lập nữa vời và đánh tráo
khái niệm thành ra chỉ là sự phân công giữa ba cơ quan hành, tư, lập, thậm chí cũng không phải là phân công giữa ba nghành.
Từ phân lập đến phân công là sự khác nhau như đỉnh cao và vực sâu. Chế độ chính trị của ta là “tiến lên chủ nghĩa
xã hội” mặc dầu CNXH một trăm năm nữa cũng chưa có. Một thể chế vừa hư vừa
thật, vừa nghiêm túc vừa đùa bỡn, làm sao giống thiên hạ được. Hơn nữa cái cấu
trúc hệ thống chính trị của VN hiện nay là chế độ Đảng Cọng sản cầm quyền, toàn
trị, độc đảng, độc quyền mà Hiến pháp mới đã tái khẳng định.
Phải
làm khác thế giới. Không thể làm giống. Đó là luật chơi. Dù có muốn chơi luật
khác cũng không được!. Có một lần, một nghị sĩ nêu vấn đề từ chức với Thủ
Tướng. Thủ tướng trả lời rành mạch, đúng với luật chơi không chê được. Rằng tôi
làm thủ tướng do Đảng phân công. Đảng bảo làm tôi làm. Đảng bảo thôi tôi thôi. Không
úp mở,rõ ràng như thế là cùng. Cho nên muốn giống thiên hạ phải đổi luật chơi.
Trong
khi chưa đổi luật chơi, phải làm theo cách Việt Nam.
Cách
đó như sau:
1.- Phải
lấy phiếu tín nhiệm đối với Đảng CSVN. Chủ yếu là đối với Tổng Bí thư và Bộ
chính trị. Vì cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Nội dung là tư cách,
năng lực và chủ trương. Ví dụ, cho đến nay, Đảng vẫn giữ quyền quyết định
về bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức.Bộ máy và đội ngũ hư hỏng cũ kỹ tuyệt
đối, tác hại vô cùng nặng nề.Có hai cá nhân phải chịu trách nhiệm,là Tổng Bí
thư và Trưởng ban Tổ chức TƯ.Có một tập thể là bộ Chính trị. Hay là cái chủ
trương Tập đoàn kinh tế chẳng hạn. Phải làm cho cái câu trong điều 4 của HP là
Đảng chịu trách nhiệm có nội hàm pháp quyền cụ thể, mới giúp Đảng cố gắng sữa
chữa sai lầm khuyết điểm đặng tiến lên.
Phải
lấy phiếu tín nhiệm từ trong Đảng một cách có thực chất, không hình thức vô
trách nhiệm. Thật sự dân chủ trong Đảng. Lấy phiếu tín nhiệm trong toàn đảng,
có thể theo cách điều tra xã hội học về tin nhiệm. Do một hệ thống độc lập với
các cấp ủy, may ra có thể có hiệu quả tích cực, kết hợp với lấy phiếu của các
cấp ủy từ địa phương,nghành và TƯ.
Ở
VN nếu gạt Đảng ra ngoài mọi cuộc lấy phiếu tín nhiệm đều vô nghĩa. Hiện nay sự
tín nhiệm đối với Đảng và ban lãnh đạo của Đảng đã xuống đến mức thấp nhất chưa
từng có. Những dư luận, những lời đồn xấu không ai có thể cải chính nổi. Đảng
đang thả nổi tín nhiệm của mình trước nhân dân và Dân tộc.
2.- Phải lấy phiếu
tín nhiệm của cả ba nghành quyền lực. Vì sao. Vì Luật lệ như hiên nay, thiếu
đồng bộ, có nhiều điều ông chằng bà chuột, một người đứng đầu Hành pháp có ba
đầu sáu tay cũng khó làm gì cho tử tế.
Tất nhiên cách và
nội dung lấy phiếu tín nhiệm của mỗi nghành phải khác nhau.
Chúng ta đang đứng
trước cuộc tổng kết 30 năm đổi mới (cho nó được như cũ) thì nội dung tín nhiệm
không thể chỉ là tín nhiệm hay không tín nhiệm. Mà là tín nhiêm về cái gì. Như
Hàn quốc chẵng hạn. Trong vòng 30 năm họ xây dựng xong hạ tầng luật lệ,định
hướng đàng hoàng cho sự phát triển tự nhiên, hợp quy luật thời đại. Họ quản lý
Đất nước, hình thành những nghành, lĩnh vực kinh tế sử dụng công nghệ tiên
tiến, sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, bước hẵn vào sân chơi sánh với những
nền kinh tế ở top teen của thế giới. Họ xây dựng xong cơ sở hạ tầng của văn hóa
và trí tuệ, với nền khoa học, công nghệ và giáo dục hiện đại, tiên tiến. Điều đáng
nói hơn nữa là họ đã sử dụng một khối lượng giá trị vật chất”econome” (tiết
kiệm) hơn hẵn chúng ta rất nhiều. Còn, chúng ta, cả bốn nghành quyền lực vĩ đại
của Dân tộc là Đáng, Quốc hội, Chính phủ và Tư pháp đã làm như thế nào trong
một thời gian lịch sử như họ với một nhân dân anh hùng, văn hiến,với một khối
lượng vật chất và tài chính khổng lồ, với một môi trường thế giới và khu vực
hết sức thuận lợi chưa bao giờ có.? ? ?!
Nếu có lấy phiếu
tín nhiệm xin các Nghị sĩ hãy tính đến những vấn dề như vậy. Xin đừng sờ soạng
bên ngoài như những kẻ bất lực, khiến VN như một cô gái có đến bốn đời chồng mà
chẳng thể sinh đẻ gì.
3.- Để có thể làm được như thiên hạ,hãy
chú ý tạo tiền đề,có mặt bằng và sân chơi như thiên hạ,có thể không giống y
chang,nhưng cốt lõi của cấu trúc, tức cơ chế phải tương đồng. Xin lưu ý, giới
trí thức nước ta rất dễ bằng lòng với đánh tráo khái niệm, và hạ thấp ý nghĩa
của khái niêm, hoặc pham trù. Chẳng hạn như đem khái niệm bao cấp để thay thế
cho cái chế dộ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Như
với khái niệm cơ chế, chúng ta chỉ sử dụng một cái nghĩa rất hình thức, bề ngoài,nội
hàm rất hẹp,nó chỉ như là một số hình thức,phương thức thể hiện hiện tượng hay
sự vât. Trong khi cơ chế chính là cái “me’canisme”(cái cốt lõi của sự vận
hành-tồn tại của sự vât,hiên tượng). Chẳng hạn cái gọi là thể chế chính trị của
một Đất Nước hiện đai,phù hợp, tương đồng với luật chơi của thế giới ngày nay
là gì. Chắc chắn cái mê ca nixm của nó phải là dân quyền. tam quyền phân lập,tự
do công dân…Không có cái mê ca nixm ấy chắc chắn cái thể chế mà anh hình dung
và cố xây dựng, nếu không là “sự tráo trở của Phương pháp luận”(tên một tiểu
thuyết của Mỹ Latinh), thì cũng là một vật quái dị hổ lốn một chút văn minh, với
chất quân quyền lạc hậu, với những nhân cách chúa phong kiến cướp giật, ăn trên
ngồi trốc.Và như thế thì đục nước béo cò,lũ gian manh lợi ích nư kiểu
Yanoukovisch xuất hiện, chứ không thể có người tử tế, đàng hoàng xuất hiện.Thần
thoại Hy lạp có câu chuyện chiếc lọ Pandora, khi mở nắp tưởng là thánh thần
xuất hiện, hóa ra là một lũ ma quỹ. Thể chế hiện nay của chúng ta thật sự đã
được Các Mác dự báo. Ông nói một khi giai cấp công nhân giành được chính quyền
họ sẽ được tạo ra một chế độ ủy quyền, người ta sẽ phó thác cho một nhóm người
tự ứng cử và bầu cử, đặng đại diện, cai trị họ (CN). Điều đó khiến cho họ không
tránh khỏi bị rơi tõm vào mọi sự dối trá và lệ thuộc. Sau một hồi hưng phấn cách
mạng trong một Nhà Nước kiểu mới, họ lập tức bừng tỉnh thấy mình là nô lệ, là
con rối, là con mồi (nạn nhân) của những tham vọng mới (dẫn theo Marx sa vie et
son oeuvre, Jean Eleinstein). Như thế ngay giai cấp Công nhân hiện đại, họ cũng chỉ có thể cải thiện số phận của mình trong
một nền dân quyền phát triển, đích thực.
4.-Nên tìm tòi sự mách bảo của Minh
Triết
Thomas
Jefferson (Mỹ): Nếu biết hòa nhập minh
triết vào quyền lực, sẽ ít dùng quyền lực mà hiệu quả lớn.
Triết
gia Fichte: Minh Triết là nghệ thuật chọn
lựa những vấn đề liên quan đến lợi ích của con người.
Stuart
Mill (Anh quốc): Nếu cả nhân loại, trừ
một người, có cùng một ý kiến,và chỉ người đó có ý kiến đối lập,thì nhân loại
cũng không có lý do gì chính đáng để bắt người ấy im tiếng,mà người đó dẫu có
quyền lực cũng không có quyền chính đáng bắt nhân loại im tiếng…
Phan
Bội Châu: Phàm là Dân nước ta không cứ
sang hèn, giàu nghèo,lớn bé,đều có quyền bỏ phiếu bầu cử.Trên là vua, nên để
hay truất,dưới là quan nên thăng hay dáng, Dân ta đều có quyền quyết đoán cả.
A. Einstein: Những khó khăn mà chúng ta đang gặp phải hôm
nay,sẽ không thể nào giải quyết được ở trình độ tư duy, mà trước đây chúng ta
tạo ra chúng.
N.K.M
Làm như bác Mai đề nghị,hóa ra đảng ta giống như cái đảng Cộng Hòa của tên đại tư sản đang giẫy chết (Mỹ) à ?thế thì còn phân biệt gì được giữa cộng sản và tư bản? nếu muốn giống,e rằng phải hơn 100 năm nữa may ra mới được bằng như đảng CH bây giờ,tuy nhiên cháu thấy có 1 cái đảng ta bằng hoặc hơn họ,đó là thành phần nòng cốt,tinh hoa của đảng ta (khoảng 200 vị) đạt mức giàu có ngang bằng,thậm chí có vị còn hơn cả đảng CH,thôi thì hơn được cái gì mừng cái đấy
Trả lờiXóaBác Mai mặc áo đẹp, nói lời hay.
Trả lờiXóaĐảng là đỉnh cao trí tuệ rồi thì cần chi học hỏi ai? đảng ở trên đầu nhân dân,đảng ngồi xổm trên luật pháp thì có chi mà bàn luận nữa? chỉ khi nào như Ucraina thì hãy bàn.
Trả lờiXóaTrung Cộng không muốn cho VN thay đổi thì đừng có mà... mơ!
Trả lờiXóaThưa Bác Mai! Cháu rất tâm đắc với bài viết của Bác. Là lớp hậu sinh cháu cũng xin có ý kiến thêm là theo thể chế hiện tại thì đảng đặc quyền toàn trị thì không thể nào có được tam quyền phân lập một khi đảng chi phối hết cả ba cơ quan nầy. Còn như nếu muốn có sự đánh giá khách quan thì không thể nào để đảng đánh giá đảng được, mà theo như ý Bác là rất hay là phải có một cuộc điều tra xã hội học, tức là gần như có sự trưng cầu dân ý về năng lưc lãnh đạo của đảng, mà đây là một điều cấm kỵ, nó đã bị treo từ năm 1946 đến nay. Chứ còn bỏ phiếu tín nhiệm hiện nay chỉ là hình thức nó chẳng có ý nghĩa gì cà mà lại tốn tiền của nhân dân mà thôi, hình thức nầy cũng giống như người ta chỉ đi mượn cái áo dân chủ để mặc vào mà đi lòe thiên hạ là tôi đã là dân chủ. Chỉ có một cách duy nhứt như lời Thủ Tướng trong thông điệp đầu năm là phải cải cách thể chế, nhưng không biết có thực hiện được không hay chỉ là lời nói đãi bôi
Trả lờiXóaNgười cộng sản không bao giờ chịu và nhận sai lầm và sửa sai!? Vì họ luôn luôn nghĩ là kẻ vĩ đại của kẻ đúng là không bao giờ sai!? Đây chính là điểm... chết của họ!!! Sự diệt vong cũng bắt nguồn chính nó!?
Trả lờiXóa1. Bác Nguyễn Khắc Mai nói thật chí lý:
Trả lờiXóa"Phải làm khác thế giới. Không thể làm giống. Đó là luật chơi. Dù có muốn chơi luật khác cũng không được!. Có một lần, một nghị sĩ nêu vấn đề từ chức với Thủ Tướng. Thủ tướng trả lời rành mạch, đúng với luật chơi không chê được. Rằng tôi làm thủ tướng do Đảng phân công. Đảng bảo làm tôi làm. Đảng bảo thôi tôi thôi. Không úp mở, rõ ràng như thế là cùng". (Chỗ này tôi cũng rất hoan nghênh Thủ tướng: ông rất sòng phẳng)
Có thể nói cách khác: Trò chơi nào thì dùng luật đó. Đánh quyền Anh thì chỉ được đấm vào mặt. Chơi bóng đá thì không được dùng tay, ngược lại chơi bóng chuyền thì không được dùng chân. Điều đơn giản và hiển nhiên ấy nhưng dễ gì có ở ta. Ở ta vì tam quyền "nhất lập" và Đảng đứng lãnh đạo cả 3 quyền đó nên mọi khái niệm đều có thể "vận dụng theo sự chỉ đạo" của Đảng. Bà Ba Sương là một người anh hùng thực sự, và sở dĩ thành anh hùng là do bà biết thoát ra khỏi những bó buộc phi lý của cơ chế; nhưng khi người ta không ưa bà, người ta lại dùng các luật lệ trong cơ chế để buộc tội bà (bắt bồi thường 4 tỷ đồng và 8 năm tù) thì không thể cãi vào đâu được. Phạm Quý Ngọ bị tố tiết lộ bí mật để ăn hối lộ (hơn năm trăm triệu đô) nhưng không bị khởi tố, ấy cũng là do tam quyền "nhất lập".
2. Bàn thêm: Lấy phiếu tín nhiệm đối với Đảng, điều đó không những hợp hiến (dù là Hiến pháp hiện hành tìm mọi cách để bảo vệ quyền lợi của Đảng) mà còn hoàn toàn đúng với luật chơi của một chế độ được gọi là "dân chủ". Thật quá vô lý khi hiến pháp ghi Đảng đại diện cho nhân dân trong khi nhân dân lại không được bầu ra Đảng. Không được bầu mà quyền giám sát cũng không nốt thì không biết dân làm chủ ở chỗ nào và Đảng đại diện cho dân ở chỗ nào?
Tuy vậy lấy phiếu tín nhiệm đối với Đảng, trong cơ chế này, theo tôi vẫn cứ rất là hình thức, không phản ánh được thực chất. Lấy phiếu tín nhiệm thực chất là một trò chơi (theo đúng nghĩa). Muốn chơi được phải có luật chơi. Luật chơi ở đây là pháp luật, và phần nào nữa là đạo lý, là văn hóa. Những cái đó hiện nay không có (hoặc là hoàn toàn có thể bị đánh tráo). Cho nên dù phiếu kín thì vẫn thành phiếu hở, hay người ta gọ đó là "những con số biết nói". Rút cục, sẽ không có người dám bỏ phiếu thật. Hoặc có khi cách này bị lợi dụng để các phe cánh sát phạt nhau.
Chúng bỏ phiếu cho nhau thì cũng như không!! Người dân có quyền và phải can đảm bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách xuống đường như mới đây dân Ukraine vừa bỏ phiếu.
Trả lờiXóaBác Mai lý giải thật thấu đáo. "Phải lấy phiếu tín nhiệm đối với Đảng CSVN. Chủ yếu là đối với Tổng Bí thư và Bộ chính trị. Vì cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Nội dung là tư cách, năng lực và chủ trương..."
Trả lờiXóaCó điều là ở bên ta (bên XHCN), người ta chơi trò trình diễn dân chủ, nếu diễn theo kịch bản của Bác thì e ... sập nhà trò!
Đối với ĐCS không có khái niệm tam quyền mà chỉ có nhất quyền là quyền lãnh đạo toàn diện . Đảng là toàn quyền . Cho nên nói tam quyền phân công là ngụy biện . Đảng chia người phụ trách ba ngành : Lập pháp ( QH ) Hành Pháp ( CP ) và Tư Pháp ( Tòa Án ) . Trên chóp bu ba ngành đó là Bộ Chính Trị . Làm như BCT ngôi trên kiềng ba chân, nhưng ba anh là một nên ĐCS ngồi trên cọc .
Trả lờiXóaMột giải pháp (kịch bản) rất hay và có tính xây dựng chân thành của ông Nguyễn Khắc Mai, về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam ta. Nhưng tiếc thay, kịch bản này không có trong đường lối "văn nghệ" của ĐCSVN. Nếu nó trở thành hiện thực ( hy vọng!) thì ĐCSVN sẽ trở thành hiện tượng chấn động hành tinh và sánh ngang kỷ Jura tái sinh. N/Q đại hội X, XI có thể là XII vẫn sẽ là " Dưới ánh sáng Max - Lenin, tư tưởng HCM, Đảng CSVN lãnh đạo nhân dân kiên trì tiến lên CNXH ..". Không ai tự lấy dao chặt đứt chân tay mình, đó là bản chất tự sinh tồn của con người, ĐCSVN cũng như rứa. Chỉ có một và duy nhất tổ chức lấy phiếu bầu của đại đa số nhân dân cả nước, lá phiếu đó chính là cải cách chính trị, thay thế thể chế hiện tại bằng thể chế chính trị khác. Theo nguyên tắc đa đảng, đa nguyên, nhà nước dân chủ theo mô hình tam quyền phân lập.
Trả lờiXóaCụ nói chí lý quá.
Trả lờiXóa