Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

TS. Nguyễn Hồng Kiên: LƯỢC THUẬT PHIÊN KIỂM ĐIỂM NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

Ảnh: Việt Nam TTX phát
LƯỢC THUẬT TRỰC TIẾP PHIÊN HỌP CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ: VN KIỂM ĐIỂM NHÂN QUYỀN ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT (UPR) LẦN THỨ HAI 

+ THỤY SỸ: Đề nghị thực hiện nghiêm túc Công ước chống tra tấn. Quan ngại về việc đàn áp các quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ôn hòa. Đề nghị trả tự do cho ít nhất 30 người đã bị bắt giữ từ phiên UPR 2009 đến bây giờ.
 
+ VƯƠNG QUỐC ANH: Quan ngại về việc kiểm soát Internet và tiêu chuẩn nhân quyền của chính phủ Việt Nam.  
Quan ngại về những vụ án với quá nhiều án tử hình thời gian gần đây.  
Việt Nam nên mời tất cả các cơ chế đặc biệt của Liên Hợp Quốc.
 
+ HOA KỲ: "Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và giam giữ những người thực thi các quyền phổ quát và tự do như tự do ngôn luận và hội họp. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn tiếp diễn.
"Chúng tôi lo ngại về các hạn chế đối với việc thành lập công đoàn độc lập, việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính quyền sử dụng lao động bắt buộc.
"Chúng tôi cũng thất vọng vì Việt Nam đã ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào tiến trình UPR nói chung.

"Chúng tôi khuyến cáo Việt Nam:  

1. Xem xét lại luật an ninh quốc gia đang được dùng để trấn áp các quyền phổ quát và thả không điều kiện tất cả các tù nhân chính trị như Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, các ông Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức.

2. Bảo vệ các quyền của người công nhân đã được quốc tế công nhận và thực thi luật cấm cưỡng bức lao động; và  

3. Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn." (Theo BBC)
................................

- Thứ trưởng Hà Kim Ngọc trả lời:  

Quốc Hội VN đã dành nhiều thời gian để thảo luận và thông qua Hiến pháp với số phiếu rất cao Quyền con người được đặt trang trọng trong Hiến pháp mới, ngay sau chương Chế độ chính trị.   
Hiến pháp mới phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.   
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải ghi họ tên cả vợ cả chồng, theo Luật đất đai mới.  

Việt Nam đã giảm từng bước việc áp dụng hình phạt tử hình, chỉ còn 22 điều luật quy định hình phạt tử hình. Từ UPR 2009, đã giảm 7 tội danh có quy định án tử hình. Người dân Việt Nam tán thành án tử hình đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có tội danh gây nguy hại tới sự tồn vong của nhà nước.

Sẽ sửa đổi các luật để đảm bảo các quyền dân sự và chính trị của người dân như Luật về Hội, Luật Biểu tình.  
Cân nhắc khả năng tham gia Công ước người không có quốc tịch. Đang nghiên cứu quy chế Rome về tòa án quốc tế.  
Cảm ơn các phát biểu từ các phái đoàn, xin mời đại diện các bộ Tư pháp, Bộ Thông tin Truyền thông, Công an, Bộ Kế hoạch đầu tư trả lời các khuyến nghị.  

- Đại diện Bộ Tư pháp :  
Việt Nam đã giảm một nửa số tội có hình phạt tử hình, từ 44 tội trong Bộ luật hình sự năm 1985, xuống còn 29 tội trong Bộ luật hình sự năm 1999, và trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 giảm xuống còn 22.  
Hình phạt tử hình là cần thiết để trừng phạt các hành vi phạm tội ở Việt Nam, người dân Việt Nam tán thành với quan điểm đó.  
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ xem xét sửa đổi Bộ luật hình sự và giảm số tội có hình phạt tử hình, chỉ giữ lại những tội nghiêm trọng, có tính chất man rợ, và CÁC TỘI ĐE DỌA SỰ TỒN VONG CỦA NHÀ NƯỚC. 

- Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông:  
Cảm ơn đại biểu của các nước đã có các bình luận và khuyến nghị, xin cung cấp thêm thông tin như sau:  
Tình hình tự do thông tin đã có bước tiến triển nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông.  
Ở Việt Nam hoàn toàn không có kiểm duyệt báo chí và thông tin.  
Lần đầu tiên Việt Nam lấy phiếu tín nhiệm, tăng cường dân chủ xã hội.  
Hơn ba triệu bloggers đã thường xuyên trao đổi bình luận các vấn đề chính trị và xã hội trên mạng Internet, tham gia các kiến nghị, ký tên tập thể.  
Nghị định 72 không nhằm hạn chế Internet mà chỉ đề đảm bảo quyền lợi của các cá nhân và tổ chức, trật tự xã hội, bản quyền.  

- Đại diện Bộ Công an:  
Cơ sở pháp lý của việc bắt giữ các tội phạm an ninh quốc gia nằm trong các điều luật của Bộ luật Hình sự, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, như các điều 19, 22 của Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).  
VN tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp. VN khuyến khích người dân tham gia góp ý, phê phán, phản biện các chính sách quốc gia.
Việt Nam áp dụng các giới hạn để đảm bảo trật tự an toàn an ninh xã hội, phù hợp với điều 29 ICCPR.  
Chính phủ VN đảm bảo các điều kiện sinh sống của phạm nhân. Phạm nhân được quyền nhận thư từ, thức ăn từ người thân, được nhắn tin gửi thư cho gia đình.
 
- Đại diện Bộ Kế hoạch đầu tư:  
Chính phủ VN đã áp dụng nhiều biện pháp nâng cao đời sống kinh tế, xóa đói giảm nghèo.  
Tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia về HIV.  
Thực hiện Chiến lược Tăng trường xanh gắn với Tái cơ cấu kinh tế, chủ động đối phó với biến đổi khí hậu....

................................
 
+ AUSTRALIA: Quan ngại về tự do biểu đạt ở Việt Nam, đặc biệt là trên Inernet. Nhiều điều luật như 79 không phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Đề nghị sửa đổi luật tuân thủ ICCPR.
Các quyền về hội họp chưa được đảm bảo, đề nghị Việt Nam tuân thủ ICCPR. Đề nghị tạm dừng án tử hình, hướng tới bãi bỏ tử hình.
 
+ AUSTRIA: Quan ngại về việc vi phạm các quyền tự do hội họp và biểu đạt.  
Chúng tôi đang có các báo cáo rằng Việt Nam đã ngăn chặn nhiều người sang tham dự UPR.  
Đề nghị cung cấp số lượng các trại giam, đặc biệt là nơi giam giữ những người nghiện và cưỡng bức họ lao động.
 
+ THỤY ĐIỂN: Đã có hàng triệu người sử dụng Internet nhưng đã ban hành quá nhiều luật lệ đàn áp tự do Internet. 
Đã có ít nhất 58 người bị bắt giữ chỉ vì bày tỏ ôn hòa trên Internet. Đã có nhiều người bị bắt giữ và tra tấn trong tù, đề nghị chính phủ Việt Nam thực hiện nghiêm túc Công ước Chống tra tấn.
Đề nghị bãi bỏ các điều luật mơ hồ trong Bộ luật Hình sự như 79, 88 và 258. Hướng tới bãi bỏ án tử hình.
 
+ BOLIVIA: Khen ngợi các kết quả về xóa đói giảm nghèo.
Hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật pháp về nhân quyền.
 
+ BOSNIA & HERZEGOVINA: VN đã hết sức chú trọng đến các cam kết trước đây của mình trong phiên UPR.
 
+ BRAZIL: Đánh giá cao việc sửa đổi Luật Đất đai ở Việt Nam.  
Đề nghị ngừng thi hành án tử hình. Cân nhắc thông qua ICCPR 2, đảm bảo quyền tự bày tỏ thông qua Internet.
 
+ CANADA: Chính phủ Việt Nam đã từng chấp thuận khuyến nghị về Luật Tiếp cận Thông tin trong lần UPR 2009, vậy xin hỏi chính phủ Việt Nam bao giờ sẽ thông qua và ban hành Luật này?  
Đề nghị thay đổi các điều luật 79, 88 và 258 và các điều khoản khác trong Bộ luật Hình sự để phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ chính phủ Việt Nam về mặt kỹ thuật để thực hiện những điều này.
 
+ Trung Quốc: Chúc mừng các kết quả VN đạt được trong lĩnh vực nhân quyền.
Thúc đẩy bình đẳng giới và xóa đói giảm nghèo.  
Ủng hộ sự lựa chọn độc lập của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền.
 
+ CH CZECH: Gỡ bỏ các điều khoản hạn chế quyền tự do lập hội và tự do ngôn luận. Hy vọng chính phủ Việt Nam tiến hành các cải cách hướng tới nền dân chủ đa đảng.
 
+ ĐAN MẠCH: Quan ngại về tự do biểu đạt, đặc biệt là việc giam giữ các blogger và những người hoạt động ôn hòa.  
Đề nghị sửa đổi luật pháp để đảm bảo các quyền tự do căn bản của người dân.  
Khuyến nghị Việt Nam đảm bảo quyền tiếp cận công lý và quyền được có luật sư của mọi công dân khi bị khởi tố.
 
+ AI CẬP: Mời VN chia sẻ kế hoạch và tầm nhìn của mình để chuyển các thành tựu kinh tế xã hội thành các thành tựu về quyền con người.
Tiếp tục tham gia các Công ước nhân quyền.  
Đưa nhân quyền vào chương trình giáo dục ở tất cả các cấp phổ thông.
 
+ CUBA: Cu Ba Tiếp tục đảm bảo quyền con người để thực sự là một nhà nước của dân do dân và vì dân.  
Chúng tôi vẫn nhớ những lời của vị lãnh tụ vĩ đại Việt Nam, và những tình cảm gắn bó của chủ tịch Fidel Castro với nhân dân Việt Nam.
 
+ PHẦN LAN: Quan ngại về quyền tự do bày tỏ ở Việt Nam. Không hiểu VN đảm bảo các quyền tự bày tỏ ý kiến trên Internet trong hệ thống pháp luật ra sao?  
Nghị định 72 đã hạn chế tự do Internet. Đề nghị có những sửa đổi đối với nghị định này.
 
+ CH PHÁP: Rất quan ngại về việc hạn chế quyền tự do bày tỏ, đặc biệt trên Internet.  
Đề nghị tạm hoãn thi hành án tử hình và hướng tới bãi bỏ án tử hình.  
Đề nghị sửa đổi các điều luật 79, 88 của Bộ luật Hình sự.

..............  

- Đại diện Ủy ban Dân tộc trả lời:
Các dân tộc thiểu số được bảo đảm các điều kiện để có quyền như các dân tộc đa số. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số về nhà ở, kinh tế: cơ sở hạ tầng có bước phát triển, giáo dục tiếng dân tộc phát triển...  
Người dân tộc thiểu số được khám chữa bệnh miễn phí. Nhà nước chi 8 triệu USD để phổ biến báo chí cho vùng sâu vùng xa.
Người dân tộc thiểu số được tham gia các hoạt động văn hóa, bảo vệ tốt di sản dân tộc thiểu số.
Quyền con người của dân tộc thiểu số trong 4 năm qua đang ngày càng được đảm bảo.  
Việt Nam sẽ xây dựng Luật Dân tộc để bảo vệ quyền của họ tốt hơn.  

- Đại diên Ban Tôn giáo Chính phủ trả lời:
Nhà nước VN luôn nhất quán bảo vệ quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân. Hiến pháp mới đã công nhận các quyền này.  
Nhiều tổ chức tôn giáo đã được công nhận. Đã có hơn 3000 cơ sở thờ tự mới được xây dựng.
Các tổ chức tôn giáo được liên hệ với các tổ chức tôn giáo nước ngoài, tham gia các hoạt động từ thiện.  
Hàng năm, có hàng trăm lượt chức sắc tôn giáo Việt Nam được ra nước ngoài đi đào tạo. Các sự kiện 100 năm Tin lành vào VN đã có sự tham dự của nhiều mục sư từ Mỹ, Hàn Quốc, châu Âu.
Chính phủ VN cũng cho phép Giáo hội Phật giáo VN đăng cai Lễ hội Phật giáo Vesak.  

- Đại diện Tòa án Nhân dân Tối cao trả lời :  
Quyền được xét xử công bằng được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam.  
Hiến pháp mới quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Điều này cho thấy Nhà nước rất quan tâm đến quyền tư pháp bình đẳng của người dân.  
Hiến pháp quy định sự độc lập của hội thẩm và thẩm phán, nghiêm cấm cá nhân tổ chức can thiệp vào tiến trình tố tụng.
Luật sư có quyền bình đẳng với Kiểm sát viên trong việc tranh tụng và đưa ra các bằng chứng.
Việc tham gia của Luật sư giúp cho bản án được phán quyết một cách công bằng.  
.............................  

+ CHLB ĐỨC: Hoan nghênh VN ký Công ước Chống tra tấn và trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền.  
Giảm tội phạm chịu án tử hình.  
Trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân bị giam giữ tùy tiện.
Thực hiện nghiêm túc các quyền được quy định trong các công ước mà VN đã ký kết, đặc biệt quyền tự do biểu đạt trên Internet.
 
+ IRELAND: Quan ngại về việc các công ty cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam đã theo dõi người sử dụng.  
Đảm bảo các quyền tự do biểu đạt.  
Đề nghị tuân thủ nghiêm ngặt điều 19 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.
 
+ NHẬT BẢN: Ghi nhận các thành tựu về xóa đói giảm nghèo.  
Đề nghị mở rộng quyền tự ngôn luận, tự do bày tỏ.  
Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam cải cách tư pháp, đào tạo nhân lực về pháp lý.
 
+ LITHUANIA: Quan ngại về việc bắt giữ blogger, nhà báo vì bày tỏ ôn hòa.  
Đề nghị VN đảm bảo quyền tự do hội họp và ngôn luận của người dân.
 
+ LUXEMBOURG: Đảm bảo quyền tự do thông tin, đặc biệt bảo vệ nhà báo và blogger cũng như những người bảo vệ nhân quyền.
Tất cả mọi người đều phải được xét xử công bằng. Các phiên tòa phải được công khai và cho phép tất cả mọi người được tham dự một cách không hạn chế.
 
+ MADAGASCAR: Đề nghị thành lập cơ chế Nhân quyền quốc gia.
 
+ MONTENEGRO: Kiến nghị VN nên mời tất cả các Báo cáo viên Đặc biệt vào làm việc. VN nên tạm hoãn thi hành án tử hình, tiến tới bãi bỏ án tử hình.
 
+ HÀ LAN: Quan ngại về tình trạng vi phạm quyền tự do thông tin, đặc biệt là tự do Internet.
Đề nghị tuân thủ nghiêm điều 19 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn.
 
+ NEW ZEALAND: Quan ngại về tình hình tự do ngôn luận và bày tỏ ở Việt Nam.  
Nghị định 72 xâm phạm quyền tự do thông tin ở Việt Nam, do đó, cần phải được sửa đổi.
 
Sau phát biểu CUỐI của ông Hà Kim Ngọc, chủ tọa tuyên bố: Báo cáo sẽ được nhóm troika chuẩn bị và được thông qua vào thứ sáu 7/2, sau 3h chiều.
_______________


35 nhận xét :

  1. CP VN chống đỡ và chống đỡ trước những phê phán của quốc tế về thực thi Nhân Quyền . Có lúc nghe như ông nói gà ( quốc tế ) bà nói vịt ( VN ) , nhất là trả lời của Bô CA . Cả thế giới qua internet được chứng kiến toàn cảnh chẳng khác một phiên tòa hiếm thấy và thú vị . Ngay đến cả CPC cũng không bị truy bài như VN . Quốc tế đâu có ghét VN mà trái lại còn thương dân VN chưa được hưởng nhân quyền như tiêu chuẩn của LHQ . VN lại cứ cố chống đỡ tiêu chẩun NQ của VN có khác biệt với NQ LHQ ! Nghe lạ tai thật . Còn tư duy như thế thì CPVN còn phải chống đỡ dài dài những chỉ trích của quốc tế và càng làm cho quốc tế thương dân VN hơn !
    Xem ra tư duy của lãnh đạo VN còn khá xa các nước dân chủ , không bằng cả CPC .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghe VN trả lời câu hỏi và đề nghị của các nước ( đặc biệt các nước châu Âu) mà chẳng hiểu ..họ hỏi một đằng trả lời một nẻo lạc đề rồi,đc mỗi ô tàu khen đểu...mỗi khi vn tự biến mình thành những chú hề thì bố ô hoa kỳ hay úc châu cũng chịu thôi...

      Xóa
    2. Lại Mạnh Cườnglúc 16:43 6 tháng 2, 2014

      Tôi rất thích ý kiến của luật sư Trịnh Hội, trong lúc tham dự UPR, đã gửi trên Face book, như sau:

      [trích]
      Những gì tôi thấy là tại UN nơi tôi đang tham dự phiên UPR Việt Nam là TOÀN NÓI PHÉT. Nói phét nhiều lắm.
      Nhưng đồng thời cũng rất tuyệt khi nghe lời khoác lác của phái đoàn Việt Nam. Bởi đó sẽ là chuyện nực cười và ai cũng biết vậy.
      [hết trích]

      Đây là sự thật ai cũng biết, nhưng cần nhắc lại nhiều lần cho thấm sâu.

      Tiến sỹ Nguyễn Quang A, từ trong nước cho biết trước, phiên Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ (UPR) tại Geneva không phải là cách hữu hiệu nhất, để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải cải thiện tình hình nhân quyền.

      Thêm một bằng chứng cho sự thíêu thiện chí của CSVN đã bộc lộ ra qua điều mà ông Trần Văn Tích cho tôi hay từ gần một tuần trước là, "phía Việt Nam dùng thủ thuật đổi ngày UPR với Campuchia". Theo ông Tích giải thích rõ rằng, đáng ra UPR dành cho Việt Nam vào hôm 28/01/2014, nhưng phía Việt Nam xin dời sang ngày 05/02, để làm lỡ bộ những người dự kiến đến biểu tình chống CS, khiến một số nhóm biểu tình bị động và phải hủy chuyến đi, do đã mua vé trước.
      Dĩ nhiên trong phiên họp giải trình, họ tìm mọi cách nói dối để chối tội như luật sư Trịnh Hội đã nêu ở trên.

      Tóm tắt, ĐỪNG NGHE MÀ HÃY NHÌN CHO KỸ

      Lại Mạnh Cường

      Xóa
  2. Rất cám ơn Chủ BL Nguyễn Xuân Diện.
    Rất cám ơn .TS. Nguyễn Hồng Kiên
    ===============
    Hề hề hề!

    Trả lờiXóa
  3. các nước thiếu tôn trọng nhân quyền thì góp ý nhe nhàng;các nước phương tây thì góp ý mạnh mẽ hơn.Nhưng chưa thấy những kiến nghị trước(2009) ,cụ thể VN thực hiện đến đâu và những góp ý nào không thể thực hiện do thực tế xã hội VN không cho phép (ít nhất trong giai đoạn này )

    Trả lờiXóa
  4. Chắc nhờ vụ (UPR) này cho nên mấy tháng rồi hôm nay mới zô được blogger của Tễu để xem tình hình ?...

    Trả lờiXóa
  5. Hiến pháp được tuyệt đại đa số đồng tình, giời ạ!
    A ha! DÂN là cái gốc cây.
    "Lấy dân làm gốc" cũng hay hay.
    Gốc mềm cứ lấy dao mà chặt.
    Gốc cứng thì dìu bổ thẳng tay.
    Thơ nghe lỏm

    Trả lờiXóa
  6. Nhân quyền Việt Nam mới được thể hiện trên giấy chứ chưa chứng minh được về việc làm. Chỉ riêng việc viện dẫn hiến pháp quy định thế này thế kia chẳng nói lên được điều gì. Nhìn chung tại cuộc điều trần này những vị đại diện chính phủ chỉ lo chống đỡ, đối phó với quốc tế về những đường lối, chính sách mà đáng lẽ nghĩa vụ và trách nhiệm lương tâm mình phải thực hiện tốt đẹp cho chính người dân của mình, không để xảy ra tình trạng người dân phải bỏ nhà bỏ tết sang tận Geneve để vận động nước ngoài can thiệp nhân quyền.

    Trả lờiXóa
  7. Đó là thái độ của quốc tế đối với CP Việt Nam.
    Và những trả lời của các quan chức VN trong buổi điều trần cũng là thái độ của đảng csvn trước người dân VN.
    Không cần phải bình luận thêm một lời nào nữa về thái độ của CP VN. Bởi sự dối trá, lì lợm, trơ tráo đã quá rõ ràng.
    Vậy còn thái độ của người dân chúng ta thì sao? Chúng ta có cam tâm trở thành loài cừu trong bàn tay chăn dắt bảo kê của đcs vn?
    Chúng ta có cam tâm sống đời sống không phải của một con người đúng nghĩa? Một loài chim thú trong lồng?

    Trả lờiXóa
  8. Một sự chống đỡ thê thảm. Những trả lời mộng mị và gian trá. Bộ TT nói ở VN không có kiểm duyệt báo chí. Thế bao nhiêu bài báo bị gỡ xuống đối với biết bao sự kiện xẩy ra thì là cái gì. Chắc là do lỗi máy tính hoặc do anh đánh máy. Rớt thê thảm. Đau lòng. VN như con vật bị mổ bụng xem trong tim gan nó như thế nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Miến điện đổi mới.lúc 13:00 6 tháng 2, 2014

      Miến điện đã thả hết tù chính trị, cấp phép cho báo chí tư nhân.

      Xóa
  9. All of them are the liars,except one - Very disappointed !!! Thanks Mr Nguyễn Xuân Diện !

    Trả lờiXóa
  10. Nhờ TS. Nguyễn Hồng Kiên, qua bài tóm tắt này mà nhà em biết được là, Việt Nam ta goài 3 người bạn chí cốt xưa nay TQ, Triều Tiên và Cu Ba, còn có cả Bolivia, Bosnia, Herze, Brazin.

    Còn lại toàn là các thế lực thù địch. Bọn họ a dua nhau quay, làm cho Việt Nam ta trả lời đến líu lo.

    Trả lờiXóa
  11. Bưng bít,dối trá,lọc lừa trong nước chán nay lại đem ra quốc tế càng làm cho dân chán ghét thêm

    Trả lờiXóa
  12. Sau vụ UPR này, nhiều tù nhân lương tâm như TS Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, LS Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức v.v... sẽ được nhà nước Việt Nam trả tự do vô điều kiện!
    Khen thay sự chống chế bảo thủ của các cơ quan công quyền VN!

    Trả lờiXóa
  13. Trả lời như vẹt.

    Trả lờiXóa
  14. NHÂN QUYỀN VIỆT NAM: ƯA - KHÔNG ƯA TỶ LỆ 100:4000lúc 20:54 6 tháng 2, 2014

    Một tờ báo mạng CHÍNH THỐNG cuối bài viết của mình về nhân quyền Việt Nam ... đã cho độc giả nhấp chuột đánh giá ƯA - KHÔNG ƯA (like), kết quả là 100 THÍCH : 4000 KHÔNG THÍCH lúc 21g 6/2/2014 .
    Mời xem tại đây : http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/160321/viet-nam-bao-cao-lhq-ve-nhan-quyen.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ đạo gỡ xuống !lúc 22:38 6 tháng 2, 2014

      Bài báo này sẽ sớm bị chỉ đạo gỡ xuống ngay thôi mà !

      Xóa
    2. Cái tát Dân giáng cho giả dối !lúc 07:35 7 tháng 2, 2014

      Tỷ lệ ưa-không ưa 150:6000 là cái tát trời giáng vào sự giả dối không ngượng mồm về nhân quyền VN.

      Xóa
    3. 228 thít / 7.530 không thích rồi!

      Xóa
    4. 234/7.632
      Có vẻ các DLV cố bấm "Em thích quá"!

      Xóa
  15. Đây là vấn đề cốt lõi nhất, là câu chất vấn chuẩn nhất mà chúng ta nên vận dụng ngay:
    "+ CANADA: Chính phủ Việt Nam đã từng chấp thuận khuyến nghị về Luật Tiếp cận Thông tin trong lần UPR 2009, vậy xin hỏi chính phủ Việt Nam bao giờ sẽ thông qua và ban hành Luật này?"

    Trả lờiXóa
  16. Ông Hà Kim Ngọc đến Giơne vơ kể chuyện tiếu lâm đương đại cho thế giới nghe.Hài!

    Trả lờiXóa
  17. Mất thể diện dân Việt.

    Trả lờiXóa
  18. Đàn vẹt lưỡi gỗ đem chuông vỡ đi đánh xứ người...à đem diễn văn viết sẵn đi đọc xứ người nên mới vướng phải trò hề người ta hỏi gà, các vẹt lại trả lời vịt !

    Trả lờiXóa
  19. Thỉnh thoảng có nước khen ngợi Việt Nam trong thành tích xóa đói giảm nghèo.

    Ơ ?! Đói nghèo chính là do cái đảng, cái chính quyền, cái ý thức hệ giả trá này gây ra. Cải thiện được mức sống là do cái đảng, cái chính quyền này nới lỏng ý thức hệ, giảm bớt tính giáo điều trong quản lý kinh tế.

    Giảm đói giảm nghèo là do người dân đổ mồ hôi nước mắt ra làm ăn, làm việc dưới sự nới lỏng kiếm soát của cái đảng, cái chính quyền này.

    Vậy thì cái đảng cái chính quyền này có gì đáng được khen ngợi trong "thành tích" xóa đói giảm nghèo chớ?

    Trả lờiXóa
  20. Đây là chất vấn của Hội Đồng Nhân Quyền Quốc Tế. Đừng tưởng đang lừa lọc dối trá với 90 triệu người dân trong nước. Cố gắng mà trả lời cho đàng hoàng.

    Trả lờiXóa
  21. Xem ra chỉ có mỗi Trung Quốc và Cu ba là khen ngợi Việt Nam có tiến bộ về nhân quyền bởi họ cũng không khác gì Việt Nam và họ cũng muốn VN vẫn như vậy để họ có bạn trong việc đàn áp nhân quyền. Có một vài nước khen ngợi VN về xóa đói giảm nghèo. Còn gần như toàn bộ các nước đều lên án và kiến nghị Việt Nam phải có nhanh chóng cải thiện về nhân quyền như việc tự do biểu đạt ý kiến, hoàn thiện và thực thi nghiêm chỉnh pháp luật về các quyền tự do cơ bản của công dân, thực hiện tự do Internet, tự do ngôn luận, tự do báo chí, bãi bỏ án tử hình v.v... Vậy mà trên Truyền hình hôm qua (6/2/2014) lại nói rằng các nước ca ngợi VN tiến bộ về nhân quyền và họ chúc mừng chúng ta? Thật là xạo hết chỗ nói.

    Trả lờiXóa
  22. Nghe ông Hà Kim Ngọc và đại diện các bộ của Việt Nam trả lời đối thoại mà thấy thối ruột. Họ lừa dân VN mình mãi quen rồi, còn làm sao mà lừa được thế giới. Những việc làm của họ đâu có như lời họ nói, mà hoàn toàn ngược lại. Buồn hết chỗ nói!

    Trả lờiXóa
  23. VN giả dối đã thành tinh rồi!

    Trả lờiXóa
  24. UPR nên tổ chức tường trình nhân quyền riêng cho các nước Trung Quôc, Cu Ba, Việt Nam, Triều tiên, Campuchia, Lào để các nước này góp ý kiến cho nhau để xem chúc bốc thơm nhau thì hay biết mấy. Lúc đó miễn bình luận.

    Trả lờiXóa
  25. Có lẽ đây là dịp thể hiện câu của các cụ: "Ngưu tầm Ngưu, Mã tầm Mã!". Thế giới thêm một lần nhận diện "Các thế lực thù địch" với quyền con người!

    Trả lờiXóa
  26. Các nước đưa ra nhiều yêu cầu về nhân quyền cho việt nam quá
    thế mà các phương tiện thông tin CP giấu nhẹm chẳng đả động gì cả

    Trả lờiXóa
  27. Chỉ có trấn áp, làm gì có dân chủ. Những đại diện VN tại UPR 2014 hãy giữ những tư liệu này để 10 năm sau nghe lại (nếu còn cơ hội)

    Trả lờiXóa