Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

VỠ BỤNG NGAY TRONG NGÀY ĐẦU NĂM

HỌC SINH VIỆT TẬP LÀM VĂN
1- Tả chú thương binh. 
Bài làm: Gần nhà em có một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi.
2- Hãy cho biết cảm nhận của bạn về nhà thơ Tú Xương qua bài "Thương vợ."
Bài làm: Tú Xương là một nhà thơ thương vợ nên có nhiều con. Đồng thời ông cũng là một người thông minh, khôn khéo biết nhường cho vợ những việc nặng nhọc mặc dù ông thi hoài mà không đậu.
3- Tả cảnh trường em trước giờ học.
Bài làm: Đầu giờ học, khi tiếng trống trường báo hiệu vào mười lăm phút đầu giờ, sân trường em thật hỗn loạn. Các bạn chen lấn xô đẩy nhau. Các bạn còn đè lên nhau, dẫm đạp nhau để kịp vào lớp đúng giờ. Trước cổng trường, một vài cô giáo đi muộn hối hả chạy vào lớp vì bận cho con bú.
4- Giải thích câu thành ngữ "Anh em như thể tay chân."
Bài làm: Anh em như thể tay chân nghĩa là khi "chân" đau thì "tay" băng bó cho "chân;" còn nếu "tay" đau, thì "chân " đưa "tay" đi bệnh viện.
5- Tả bà ngoại em.
Bài làm: Nhà em có nuôi một bà ngoại, mỗi sáng thức dậy bà thường lên phòng bố mẹ và em hỏi to: “Vợ chồng, con cái chúng mày ăn gì để tao còn mua?
6- Em hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: “… đi đôi với hành".
Bài làm: Thịt đi đôi với hành.
7- Em hãy thay lời Âu Cơ kể lại câu chuyện Lạc Long Quân.
Bài làm: Lạc Long Quân hiện lên và nói với tôi rằng: “Ta và nàng đến đây hết tình, ta đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên bờ.” Nói xong rồi Lạc Long Quân nhảy tùm xuống biển lặn mất.
8- Tả một chiếc xe mô-tô.
Bài làm: Gần nhà em có một chú tên Khánh nhà chú có một chiếc xe môtô. Hằng ngày chú thường xách xe ra đi chợ. Mỗi lần bước lên xe chú hụ ga thật lớn. Bởi thế mỗi lần chú hụ ga là mẹ em bảo: “Thằng trời đánh.”
9- Tả cảnh đêm đông của gia đình em.
Bài làm: Đêm đông, gia đình em quây quần ấm cúng bên bếp lửa hồng. Bố em ngồi đọc báo, mẹ em ngồi đan len, chúng em thì ngồi học bài, còn ông nội bà nội em thì ngồi nói chuyện ở bàn ăn mà ngọn đèn dầu chiếu hình lên trên tường trông giống như hai con khỉ già vậy.
10- Em hãy đặt câu với từ “thông thái.”
Bài làm: Bạn Thông thái rau giúp mẹ.
11- Đặt câu có cụm từ nối tiếp “Vả lại.”
Bài làm: Tối hôm qua em và chị gái em cãi nhau. Chị vả em một cái, em vả lại chị một cái.
12- Tả lớp học của em.
Bài làm: Trường em thật là đẹp, các phòng học thật là xinh. Cô giáo giảng bài thật nhiệt tình và say sưa, miệng cô cứ líu lo như chú chim suốt cả ngày. Trong cái nắng oi ả của mùa hè tiếng ve kêu của những chú ve sầu và tiếng cô giáo quát bạn Nam làm cho em bị thức giấc và cảm thấy khó chịu.
13-Tả buổi tối ở gia đình em.
Bài làm: Buổi tối, gia đình em sau khi ăn cơm xong thường quây quần bên nhau. Bố em ngồi xem thời sự, mẹ em ngồi khâu quần áo. Em ngồi học bài. Bỗng nhiên mẹ em giật mình và hỏi bố em: “Anh ơi, tháng này lĩnh lương chưa?”
14- Tả công viên.
Bài làm: Gần nhà em có một cái công viên. Buổi sáng hay có các cụ già đi bộ tập thể dục. Buổi trưa hay có các bác xe ôm đỗ xe ngủ. Buổi tối hay có các cô chú ngồi ôm nhau.
15- Tả con đường tới trường.
Bài làm: Con đường đến trường thân yêu của em, em đi mỗi ngày. Đường rất xa khi em đi bộ nhưng lại rất gần khi mẹ chở em bằng xe Honda.
 Tễu sưu tầm

22 nhận xét :

  1. Tễu sưu tầm hay! Tôi xin bổ sung 1 nữa nhé:
    "Hãy cho biết cảm nghĩ của mình về vụ hôi bia ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai" . " Xưa thì: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Còn nay thì : Một con ngựa đau cả đàn xúm đạp"

    Trả lờiXóa
  2. Học trò nghịch, lười học bị thầy giáo quất vào mông 3 roi liền và quát:'' Con sợ thầy không? "
    - Trò: "Dạ ...sợ...."
    - Thầy: "Sợ thầy như sợ ai?"
    - Trò: " Dạ ...dạ... sợ ..sợ thầy như sợ con chó Ông chín mù ở xóm em vậy!

    Trả lờiXóa
  3. Bổ sung thêm đề bài: Mơ ước của em khi lớn? Bài làm: Sau này em lớn có chút kiến thức học hành từ thầy cô em mơ ước sẽ làm cán bộ tổ chức vừa nhanh giàu mà không phải lo nghĩ nhiều.

    Trả lờiXóa
  4. Sau này lớn lên con muốn làm nghề gì ? Trả lời: Con muốn nghỉ hưu như ông nội. Không đi làm mà vẫn có lương.

    Trả lờiXóa
  5. Tếu quá! Xin copy. Thanh kìu nhiều.

    Trả lờiXóa
  6. Hay ! cười vở bụng!

    Trả lờiXóa
  7. Sáng nay 1/1/2014 trên VTV1 cô Kiều Trinh có bài giảng về Văn hóa rất dài. Tuy nhiên hy vọng năm mới không có trò nào học tập cô.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực sự là tôi không thể chấp nhận được việc cho một kẻ ăn cắp vặt lên bàn chuyện văn hóa trên TV được. Âu cũng là ... cái liễn. Hehe

      Xóa
  8. Học trò lén mở sách trong giờ kiểm tra bị cô bắt gặp tịch thu sách. Kiểm tra xong cô hỏi:
    - Em còn nhỏ mà đã học cách gian dối như vậy sau này lớn lên thì làm được gì cho dân cho đất nước ?
    -Dạ làm ...lãnh đạo!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin sửa câu này : Dạ làm ... lãnh đạo ! = Dạ làm ... lãnh đạo giống bố em !

      Xóa
  9. Thầy giáo gọi học sinh và nói: Em hãy giải thich cho thầy từ cụ thể nghĩa là gì? Học sinh trả lời: Cụ thể là cụ già tập thể dục ạ!

    Trả lờiXóa
  10. Chuyện có thật. Cháu tôi (4 tuổi) khi được hỏi:
    - Lớn lên cháu làm gì?
    - Cháu đi bộ đội.
    - Giỏi. Vậy cháu vào binh chủng gì? Bộ binh, pháo binh hay công binh...?
    - Cháu xin vào binh chủng thương binh! Đến ngày 27 tháng 7 hàng năm sẽ được phát quà (!)

    Trả lờiXóa
  11. Nhân chú Tễu đưa ra các "mẫu" TLV này để thư giãn, tôi muốn viết một bài bàn luận nghiêm túc, nhưng vì không có thì giờ nên xin nói vắn tắt như sau:
    Nếu chúng ta cười là cười cái hồn nhiên, ngộ nghĩnh chứ đừng nên nghĩ đây là cái sai trái hay ngu ngốc. Nhìn chung những câu văn, đoạn văn trên ngoại trừ những lỗi diễn đạt, dùng từ thì về nội dung không những không dở mà còn đáng trân trọng. Trân trọng bởi sự thành thực, sự hồn nhiên của trẻ thơ. Điều này bây giờ còn lại rất ít. Trẻ em (dưới xã hội Việt Nam XHCN) học được cách dối trá rất nhanh. Người lớn, người lãnh đạo đã "nói dối lem lém" (Nguyễn Khải) thì trẻ con xá gì mà không nói dối. Hơn nữa, chính nhà trường dạy trẻ nói dối. Một cô bạn tôi là GV tiểu học, vừa mới đây kể với tôi rằng, con trai cô, học lớp 5, tuần trước viết bài tả chú công an rất hay, được 8 điểm, tuy rằng chả giống chú công an trong đời thực. Nhưng chưa kinh bằng vừa đây, khi nó tả mẹ . Bài được 9 điểm, nhưng nó bảo: "Mẹ đọc thì đừng trách con nhé, vì "mẹ em" ở đây không giống mẹ tí nào đâu. Con chém gió đến 90 phần trăm đấy". Lớp 5 đã biết chém gió thế thì lớp 9, lớp 12, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ , giáo sư, sự dối trá sẽ nhân lên, sẽ tinh vi (hay trơ trẽn) đến chừng nào?
    Hồi khoảng 1986, NXB Nghĩa Bình có in một cuốn sách gọi là "Hồi nhỏ các nhà văn học văn", nhiều nhà văn đi học thời trước Cách mạng đã từng viết những bài văn không đúng khuôn mẫu nhưng thành thực vẫn được thầy đánh giá cao, và vì thế những bài văn ấy đã ươm mầm cho tài năng văn chương, cho họ trở thành nhà văn. Tôi vẫn nhớ ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong sách này: Điều quý trọng nhất trong văn chương là sự hồn nhiên (cũng là thứ mà trẻ thơ giàu có nhất). Chừng nào đánh mất sự hồn nhiên là đánh mất luôn văn chương.
    Đào Tiến Thi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng quả thực như vậy. Nhìn chung là thiếu xúc cảm, thiếu lòng nhân ái, vị tha, thiếu tính chân thực, thiếu tính thẩm mỹ, thiếu tâm. Những cái thiếu này nó đến từ cả 4 phía: Phía người thầy, rộng hơn là phía ngành giáo dục; phía người học - là hệ quả của 3 phía kia; phía xã hội, nó bao hàm cả các phía còn lại; và phía gia đình, hệ quả của các phía kia. Người ta cứ nói cần phải thay đổi căn bản, thay đổi tận gốc, nhưng hễ cứ động đến cái gốc thực sự là hốt hoảng vội vàng né tránh từ bên có trách nhiệm phải làm cho thay đổi, hốt hoảng vội vàng dập tắt, đàn áp từ bên tự dành cho mình cái quyền "lãnh đạo toàn diện" chỉ cần sao cho "ổn định" là được. Từ đâu, vì ai, từ bao giờ mà những chất "người" ở chúng ta dần biến mất đi, chất "con" [vật] ngày càng tăng nhanh sánh ngang với sự đổ vỡ của nền kinh tế Việt nam? Người ta vẫn đưa ra các giải pháp, thậm chí thay đổi cả triết thuyết về giáo dục, đào tạo con người. Nghe rất hay ho và cứ choang choang. Nhưng sẽ chẳng bao giờ thay đổi được, vươn lên được một khi cái "tảng đa" vẫn còn lù lù cản đường và cưỡng bức tất cả phải cho mình cái quyền - mà không cho vẫn cứ cướp cho được như đã từng, và là bản chất - dẫn dắt một bày "con" đi xuống ... hố. Phải thấy nhà thơ Lưu Quang Vũ đã đúng khi nói: "Nhân dân ta thật ... anh hùng, nhưng thực ra thật là hèn".lkk

      Xóa
    2. Hồi nhỏ tôi rất thích môn tập làm văn. Còn nhớ năm học lớp 7, tôi đi sơ tán, học trường làng, có lần tôi làm văn bị lạc đề hoàn toàn, nhưng vẫn được thày giáo khen và đọc trước lớp vì "bài viết sáng tạo, cảm xúc chân thực". Sau đó thày bồi dưỡng cho tôi đi thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh. Lên cấp 3 tôi lại có lần làm văn "lạc đề", lại được cô giáo khen hay và được tuyên dương trước lớp, rồi được vào đội tuyển thi học sinh giỏi văn Miền Bắc. Nhớ lại thời đó, tôi vô cùng biết ơn và kính trọng các thày cô giáo, họ thật sự có tâm và yêu nghề một cách rất vô tư, luôn biết phát hiện, bồi dưỡng và nâng đỡ tâm hồn cho học sinh. Sau này tôi trở thành nhà báo. Nhưng cũng chính vì "tư duy sáng tạo", thẳng thắn, chân thực (điều mà thày cô của tôi luôn khuyến khích) nên suốt đời làm báo tôi bị "dìm" không ngóc đầu lên được. Đó cũng là bi kịch chung của nhiều nhà báo trung thực hiện nay.

      Xóa
    3. Thôi, chúng ta tạm vui năm mới đi. Việc suy ngẫm để qua bài khác.
      Chúc năm 2014.

      Xóa
    4. nhất trí với anh Tiến Thi, tuy vậy Chú Tễu đưa các mẩu chuyện chỉ như một cách thư giãn thôi!

      Xóa
  12. Lớp trưởng vì thành tích báo cáo gian dối, bao che cho bạn phạm lỗi bị thầy chủ nhiệm phát hiện. Sau khi nghiêm khắc phê bình bạn.Thầy buồn rấu nói:
    -Cũng may em chỉ làm lớp trưởng thôi chứ em mà làm thứ trưởng hay bộ trưởng thì khổ cho dân mình rồi.
    Dạ thầy khỏi lo. Em đâu phải con ông cháu cha gì đâu mà được làm mấy chức đó.
    .

    Trả lờiXóa
  13. Em hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: “… đi đôi với hành".
    Bài làm: "Quyền" đi đôi với "hành".

    Trả lờiXóa
  14. Em hãy thay lời Âu Cơ kể lại câu chuyện Lạc Long Quân.
    Bài làm:
    Lạc Long Quân nói với tôi rằng: “Nàng đã vi phạm quy định 'Chỉ được sinh hai con'. Hơn nữa, nang lại sinh ra 100 quả trứng. Việc này chỉ có loài gà mới có quyền. Tức là nàng đã vi phạm kê quyền. Ngoài ra, nàng làm giới khoa học thế giới bối rối - họ sẽ nhức đầu với câu hỏi:
    - Bà Âu và Quả Trứng, ai có trước?"

    Trả lờiXóa