THÔNG BÁO HÁN NÔM HỌC là
Hội nghị thường niên của Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhằm thông tin các
hoạt động của ngành Hán Nôm trên lĩnh vực SƯU TẦM, BẢO QUẢN, NGHIÊN CỨU
KHAI THÁC tư liệu thư tịch Hán Nôm và một vài lĩnh vực khác có liên
quan, được tổ chức vào tháng 12 hàng năm. Hội
nghị lần thứ nhất là vào năm 1995.
Hội nghị đã quy tụ về đây hầu hết các Nhà giáo, Giáo sư, Phó Giáo
sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, các nhà nghiên cứu đang công tác trong ngành Hán
Nôm và một số ngành có liên quan, từ những người đầu tóc bạc phơ cho đến
các bạn sinh viên đang còn trên ghế nhà trường từ khắp nơi trong cả
nước. Một số người đang học tập và công tác ở nước ngoài cũng nhiệt tình
gửi bài tham luận cho Hội nghị, mang đến Hội nghị muôn màu sắc bằng
hàng trăm bài viết tâm huyết về tất cả các lĩnh vực có liên quan đến
công tác Hán Nôm.Tham luận gửi đến các kì Hội nghị đã tập trung vào các vấn đề sau đây:
1/
Thông báo, giới thiệu những phát hiện mới trong các công tác sưu tầm
các tư liệu Hán Nôm hiện còn nằm rải rác ở các địa phương, trong các kho
tư liệu trong cả nước và cả ở những thư viện ngoài nước;
2/
Giới thiệu các tác gia, tác phẩm Hán Nôm và tư liệu về các nhân vật
lịch sử đem đến nhiều thông tin mới, bổ ích góp phần làm sáng tỏ nhiều
vấn đề về các lĩnh vực này; cung cấp những tư liệu Hán Nôm có giá trị
khi nghiên cứu những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam. Nhưloại hình văn khắc trên bia đá, chuông đồng, biển gỗ, thư tịch, gia phả, thần phả, hoành phi, câu đối.
3/
Thông tin những kết quả nghiên cứu lý luận bổ sung cho tri thức cơ bản
của ngành Hán Nôm và các ngành khoa học liên quan, đặt vấn đề trao đổi
kiến thức tạo nên bầu không khí học thuật sôi nổi và lành mạnh. Đó là
các là các bài viết công phu về văn bản học Hán Nôm, Hán Nôm với Sử học,
Văn học, Triết học, với Y dược học cổ truyền... ngay cả lĩnh vực ứng
dụng tin học Hán Nôm còn rất mới mẻ cũng được đề cập đến trong các Hội
nghị.
Có
thể nói, với hàng ngàn bài viết đề cập đến hết thảy mọi lĩnh vực của
ngành Hán Nôm, đã góp phần rất to lớn cho công tác sưu tầm, bảo quản,
nghiên cứu khai thác tư liệu thư tịch Hán Nôm và đào tạo đội ngũ có
chuyên môn ngày càng cao cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm nói riêng và ngành
Hán Nôm Việt Nam nói chung. Hội nghị không chỉ là tiếng nói riêng của
Viện Nghiên cứu Hán Nôm mà còn là tiếng nói chung của tất cả những ai
yêu mến di sản Hán Nôm.
Sau
mỗi Hội nghị, Viện Nghiên cứu Hán Nôm thấy cần phải tập hợp các bài
viết và biên tập lại, có bài để nguyên toàn bộ, có bài tóm lược và tiến
hành in ấn xuất bản thành một tập kỷ yếu lấy tên là THÔNG BÁO HÁN NÔM HỌC.
Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2013 sẽ được tổ chức vào ngày hôm nay:
Thời gian: 8h30’ ngày 27 tháng 12 năm 2013 (thứ Sáu);
Địa điểm: Hội trường Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội.
DANH SÁCH TÁC GIẢ BÀI VIẾT
THAM DỰ THÔNG BÁO HÁN NÔM HỌC NĂM 2013
THAM DỰ THÔNG BÁO HÁN NÔM HỌC NĂM 2013
***
TT
|
Tên tác giả
|
Tên tham luận
|
1.
|
Nguyễn Công Việt
|
Phát biểu khai mạc Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2013
|
2.
|
Nguyễn Văn An
|
Tư liệu văn tế và sắc phong ở đình làng Đại Chu, xã Long Châu, huyện Yên Phong, Bắc Ninh
|
3.
|
Trần Thị Kim Anh
|
“Cổ quái bốc sư truyện” – vấn đề niên đại tác phẩm và mục đích sáng tác
|
4.
|
Vũ Thị Lan Anh
|
Tư liệu về Kính phi họ Nguyễn- Cung phi của Vua Lê Thánh Tông qua Văn bia “Thọ An Kính phi Nguyễn thị thần đạo bi”
|
5.
|
Thế Anh
|
Mộc Lan truyện và một bản diễn âm mới được sưu tầm
|
6.
|
Nguyễn Thị Anh
|
Thân thế sự nghiệp và tác phẩm hiện còn của Trương Quốc Dụng
|
7.
|
Phạm Văn Ánh
|
Khảo cứu văn bản tác phẩm của Trần Kỷ
|
8.
|
Nguyễn Gia Bảo
|
Về 3 tấm bia khắc bằng chữ Hán và chữ Pháp của di tích đình Hàng Phố ở thành phố Thái Nguyên
|
9.
|
Nguyễn Khắc Bảo
|
Vài ý kiến về cuốn “Truyện Kiều – bản Nôm cổ nhất - 1866”
|
10.
|
Nguyễn Phạm Bằng
|
Văn bia cổ nhất Việt Nam mới phát hiện và vấn đề niên đại của nó
|
11.
|
Vũ Việt Bằng
|
Giới thiệu văn bản Hồ thượng thư gia lễ lưu trữ tại nhà ông Hồ Sỹ Yên xã Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An
|
12.
|
Nguyễn Thị Châm
|
“Sứ Tây nhật ký” và giá trị của tác phẩm
|
13.
|
Đào Phương Chi
|
Cưới hỏi, tang ma, khao vọng sau cải lương hương tục thí điểm ở Bắc Kỳ qua văn bản tục lệ
|
14.
|
Ngô Đức Chí
|
Bản kê chùa Phước Lâm của Hòa thượng Phổ Minh
|
15.
|
Nguyễn Văn Chiến
|
Phân loại chữ Nôm và những đặc trưng của chữ Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX
|
16.
|
Nguyễn Đình Chỉnh
|
Bài thơ chữ Hán trên cuốn thư tại di tích Quốc gia đình Hàng Kênh, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng
|
17.
|
Nguyễn Thị Thanh Chung
|
“Tự cảnh tứ thủ” (Bốn bài thơ răn mình) của Nguyễn Văn Siêu
|
18.
|
Lý Xuân Chung
|
Bàn thêm về giá trị của “Nhật ký trong tù” trong thời đại ngày nay và vấn đề thư pháp
|
19.
|
Nguyễn Tuấn Cường
|
Một số thông tin về việc thành lập Hội Khổng học Việt Nam (1957-1975)
|
20.
|
Nguyễn Xuân Diện - Tạ Duy Phượng
|
Giới thiệu di sản sách Toán trong kho thư tịch Hán Nôm
|
21.
|
Vũ Tuấn Doanh
|
Cụm di tích văn hóa, lịch sử đền Ngọc Sơn
|
22.
|
Lê Phương Duy
|
Đại tự, câu đối tại đền thờ Kiên Thái Vương, thành phố Huế
|
23.
|
Phạm Đức Duật
|
Thày Nam Trân giảng thơ Đường
|
24.
|
Phan Anh Dũng
|
Đối chiếu sơ lược các văn bản chữ Nôm tuồng “Sơn Hậu”
|
25.
|
Trần Văn Dũng
|
Điện Phước Linh - dấu xưa trên phố cổ Chi Lăng
|
26.
|
Nguyễn Thị Dương
|
Hoàn cảnh ra đời của “Trung Việt dược tính hợp biên”
|
27.
|
Trần Trọng Dương
|
Từ nguyên một số từ trỏ thực vật
|
28.
|
Thích Đồng Dưỡng
|
Hành trạng thiên sư Tính Chúc Đạo Chu (1698-1775) qua hai tấm bia chùa Bằng
|
29.
|
Bùi Xuân Đính
|
44 đạo sắc phong và một số vấn đề về Thành hoàng làng Bát Tràng
|
30.
|
Phạm Minh Đức
|
Giá trị sắc phong huyện Can Lộc qua sách “Hà Tĩnh tập biên”
|
31.
|
Phạm Thị Gái
|
Giá trị sử liệu của tập thơ “Du Hiên thi thảo“
|
32.
|
An Hà - Nguyễn Thị Diệu Thúy
|
Về một số vấn đề sử liệu xung quanh đàn Xã Tắc ở Thăng Long
|
33.
|
Nguyễn Thanh Hà
|
Tính hai mặt và giá trị xã hội của “Hiếu”
|
34.
|
Bàn Thị Hà
|
Phát hiện quyển Truyện Kiều cổ chữ Nôm ở xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
|
35.
|
Nguyễn Thị Tâm Hạnh
|
Sắc phong, chiếu chỉ trong gia phả dòng họ Nguyễn Thế: tư liệu về một dòng họ “lũ xuyết khoa danh” trên đất Quảng Bình
|
36.
|
Nguyễn Văn Hải
|
Hiểu thêm về Đốc học Nam Định Mai Khả Nguyện qua tư liệu sắc phong, văn bằng cấp sự hiện lưu giữ tại địa phương
|
37.
|
Lã Minh Hằng
|
Nguồn tư liệu từ vựng thế kỉ 17- qua khảo sát Truyện ông Thánh INAXU
|
38.
|
Nguyễn Thu Hiền
|
Họ Nguyễn Quan Giáp làng Bát Tràng và truyền thống khoa bảng
|
39.
|
Nguyễn Thị Xuân Hiền
|
Văn bia Điện Bàn - Quảng Nam
|
40.
|
Võ Thị Ngọc Hoa
|
Thân thế và sự nghiệp của Thống chế Hà Tiên Nguyễn Công Nhàn qua tư liệu Hán Nôm ở Phú Yên
|
41.
|
Dương Văn Hoàn
|
Giới thiệu 15 đạo sắc phong đền Mẫu, Phố Hiến, Hưng Yên
|
42.
|
Tống Đại Hồng
|
Bước đầu tìm hiểu chữ Nôm Tày ở Tuyên Quang
|
43.
|
Nguyễn Quang Hồng
|
Ghi nhận thêm một số từ ngữ cổ qua tư liệu chữ Nôm
|
44.
|
Đào Thị Huệ
|
Đôi nét về hiện tượng thanh phù trong chữ Hán theo cách đọc Hán Việt
|
45.
|
Bùi Quang Hùng
|
Góp phần tìm hiểu truyền thống hiếu học ở làng Dương Liễu thành phố Hà Nội
|
46.
|
Trương Sỹ Hùng
|
Kỳ đồng Nguyễn Văn Cẩm với Đề thám Trương Văn Nghĩa qua tài liệu Hán Nôm
|
47.
|
Nguyễn Gia Huy
|
Di sản Hán Nôm qua 10 di tích lịch sử văn hóa ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên)
|
48.
|
Nghiêm Thị Thanh Huyền
|
Thay đổi địa dư Bắc Kỳ hoài cảm của một nhà Nho
|
49.
|
Nguyễn Đình Hưng
|
Câu đối và văn tế ông tổ chè Tân Cương
|
50.
|
Hoàng Thị Mai Hương
|
“Dân ca cổ ngâm” - khúc hát ru yêu nước thương nòi
|
51.
|
Lê Thị Thu Hương
|
Sơ bộ khảo sát sách Hán Nôm có nội dung giáo dục gia đình tại thư viện Quốc gia
|
52.
|
Phạm Thị Hường
|
Tư liệu “Lễ ký” trong “Tang lễ bị kí”
|
53.
|
Vương Thị Hường
|
Hành trạng danh sĩ Nguyễn Duy Thì qua hai bản gia phả và sự nghiệp văn chương
|
54.
|
Nguyễn Thị Thu Hường
|
Bản thảo một bài văn bia chùa Hoằng Ân
|
55.
|
Nguyễn Quang Khải
|
Văn mục lục ở Bắc Ninh
|
56.
|
Nguyễn Quốc Khánh
|
Bàn về cuốn “Từ điển Chu Dịch”
|
57.
|
Lý Kim Khoa
|
Tư liệu sách cổ của người Dao Đại Bản xã Nậm Lành (Yên Bái)
|
58.
|
Lý Kim Khoa - Nguyễn Thị Kim Oanh
|
Minh văn bến Lăn - Tân Lĩnh (Yên Bái)
|
59.
|
Dương Văn Khoa
|
“Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch Trung Quốc
|
60.
|
Nguyễn Huy Khuyến
|
Về 8 bài thơ “Thuận An tứ cảnh của Hoàng đế Minh Mệnh”
|
61.
|
Phạm Thị Hương Lan
|
Giới thiệu tấm biển gỗ và hai đạo sắc phong tại nhà thờ Thám hoa Dương Cát Phủ ở Quỳnh Đôi, Nghệ An
|
62.
|
Nguyễn Tô Lan
|
Văn bản tuồng Tam Quốc trong các kho lưu trữ của nhà Nguyễn
|
63.
|
Lê Tùng Lâm
|
Thêm một tư liệu về nàng Bích Châu trong “Truyền kỳ tân phả”
|
64.
|
Nguyễn Thị Lâm
|
Một chứng tích thơ Nôm Đường luật ở thời kỳ đầu
|
65.
|
Lê Thành Lân
|
Nguyên tắc lập quái trong Chu Dịch để tương đồng với mã di truyền
|
66.
|
Ngô Thế Lân
|
Giới thiệu bia đá chùa Bầu
|
67.
|
Nguyễn Thị Hoa Lê
|
Góp phần tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của quan Đô đài Ngự sử Nguyễn Tiến Tài thông qua quyển gia phả dòng họ Nguyễn Tiến
|
68.
|
Đinh Mỹ Linh – Lương Thị Thu
|
Về địa danh động Khuất Lão trong cuộc khởi nghĩa Lý Bí thế kỷ VI
|
69.
|
Đặng Văn Lộc
|
Di sản Hán Nôm về Binh bộ Thượng thư Đặng Trần Thường
|
70.
|
Hoàng Phương Mai
|
So sánh định lệ và phẩm vật triều cống nhà Thanh giữa Lưu Cầu (Nhật Bản) và triều Nguyễn (Việt Nam)
|
71.
|
Đinh Thị Thanh Mai
|
Quan niệm về đạo đức trong “Giáo huấn diễn ca”
|
72.
|
Phạm Đức Mạnh – Nguyễn Chiến Thắng
|
Lạm bàn về quốc hiệu trên bia mộ cổ Nam Bộ
|
73.
|
Trịnh Khắc Mạnh
|
Tư liệu Hán Nôm Việt Nam tại Bảo tàng Quốc gia Kyushu Nhật Bản
|
74.
|
Nguyễn Kim Măng
|
Bia Hán Nôm về đạo Thiên Chúa Giáo ở Ninh Bình
|
75.
|
Nguyễn Hữu Mùi
|
Giới thiệu văn bia Học điền ở thôn Đồng Cầu (Văn Lâm - Hưng Yên)
|
76.
|
Nguyễn Đăng Na
|
Bài thơ Du chơi vườn hoa chẳng gặp - “Du viên bất trị”
|
77.
|
Đặng Công Nga
|
Nguyễn Thượng Hiền với núi Non Nước
|
78.
|
Đặng Công Nga
|
Bức phù điêu đá trang trí hoa văn cổ
|
79.
|
Lê Viết Nga – Nguyễn Phạm Bằng
|
Tấm bia “Phúc Thánh tự bi” và thân thế sự nghiệp của Thụy quận công Nguyễn Đức Trung
|
80.
|
Nguyễn Thị Ngân
|
Đi tìm xuất xứ câu thơ “Tây Dương chung cảng Cao Ly riêng hàng”
|
81.
|
Hoàng Thị Ngọ
|
Một bản dịch chữ Hán “Truyện Kiều” của Nguyễn Du theo thể thơ thất ngôn
|
82.
|
Phan Thị An Ngọc
|
“Ngọc phả về Mãnh Bát Lang Đại vương” trên tấm bia đá tại đình làng Vũ Dương, xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
|
83.
|
Phan Thị An Ngọc - Vũ Thủy
|
Bảo tàng Bắc Ninh với việc bảo tồn hệ thống di sản văn hóa Hán Nôm
|
84.
|
Đặng Thị Bích Ngọc
|
Các vị thần được thờ ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) đầu thế kỷ XX
|
85.
|
Đinh Thị Nguyệt – Lê Đình Duật
|
Di tích liên quan đến vua Lê Anh Tông (thôn Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội)
|
86.
|
Thích Minh Nghiêm
|
Bia ghi điều ước lập Hương học làng Quỳnh Đô
|
87.
|
Nguyễn Tá Nhí
|
Bài văn chiêu hồn trong đám hiếu ở làng Mỹ Lương huyện Mỹ Lương
|
88.
|
Nguyễn Ngọc Nhuận
|
Văn bia chùa Thiên Mụ và những tư liệu di văn chữ Hán liên quan tới chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725)
|
89.
|
Nguyễn Thị Oanh
|
Về các bản Đại việt sử ký hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
|
90.
|
Nguyễn Văn Phong
|
Văn bia chùa Vĩnh Nghiêm (永嚴寺碑文) những trang sử đá về chốn tổ Trúc Lâm qua các thời kỳ suy vi và phát triển
|
91.
|
Nguyễn Đình Phúc
|
Tài liệu Hán Nôm làng Đại Tự (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội)
|
92.
|
Trương Quang Phúc
|
“Bổn từ cựu sắc” ở Đáp Cầu - Bắc Ninh (Sắc phong của nhà vua đời xưa ban cho các vị thần được thờ trong ngôi đền của họ nhà ta)
|
93.
|
Trương Đức Quả
|
Bài thơ Nôm chùa Nguyệt Đường của Trịnh Cương
|
94.
|
Trần Mạnh Quang
|
Tồn nghi về tấm bia niên hiệu Cảnh Hưng thứ 38 (1777) ở chùa Cảm Ứng, thôn Đông Cao, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
|
95.
|
Võ Vinh Quang - Nguyễn Văn Trung
|
Văn bia lăng mộ Hiển Quận công Dương Quốc Cơ do Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm soạn
|
96.
|
Mai Thu Quỳnh
|
Tác phẩm “Lương Khê văn thảo” có bao nhiêu bài?
|
97.
|
Vũ Văn Sạch
|
Về hai bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ Võ Liêm Sơn
|
98.
|
Nguyễn Văn Sơn
|
Nội dung 2 đạo sắc phong trong di tích nhà thờ họ Nguyễn Cảnh
|
99.
|
Nguyễn Văn Sơn - Nguyễn Quang Hạ
|
- Hoàng Văn Định và chữ “Cần” do vua Thiệu Trị ban tặng
|
100.
|
Nguyễn Sử
|
Về bia mộ của Cốc Lãng - Thái thú quận Cửu Chân
|
101.
|
Thái Trung Sử
|
Giới thiệu văn bản “Sơn Tây địa dư nhân vật toàn thư” của Cao Xuân Dục
|
102.
|
Nguyễn Hữu Tâm
|
Giới thiệu hệ thống sắc phong cho ba vị Quận công họ Vũ tại Miếu Tây, thôn Đại Đê, huyện Vụ Bản, Nam Định
|
103.
|
Trương Sỹ Tâm
|
Thần Cao Sơn và Quý Minh trong tài liệu Hán Nôm ở Bắc Giang
|
104.
|
Ngô Thị Thanh Tâm
|
Tìm hiểu chế độ Quan lang qua tác phẩm “Hòa Bình quan lang swe lược ca âm”
|
105.
|
Nguyễn Văn Thanh
|
Giới thiệu bản “Tân soạn các bản văn chầu”
|
106.
|
Bùi Chí Thành
|
Tìm hiểu câu thơ “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” của Đỗ Phủ trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
|
107.
|
Kim Thành
|
Phát hiện tượng đá ở Phú Bình
|
108.
|
Phạm Thuận Thành
|
Tiểu Than xã thần linh sự tích thừa sao
|
109.
|
Nguyễn Phương Thảo
|
Tư liệu Hán Nôm về việc mở đất lập làng của người Việt ở xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
|
110.
|
Phạm Văn ThắmPhạm Văn Thắm
|
Hai mã chữ Công tính (公姓 ) trong châu bản thời Gia Long ( 1802-1819)
|
111.
|
Nguyễn Quang Thắng
|
Ngô Bảo –danh gia thư pháp thời Vĩnh Thịnh
|
112.
|
Nguyễn Hoàng Thân
|
Văn bia Hội quán người Hoa tại Hội An
|
113.
|
Chương Thâu
|
Giới thiệu PHẠM PHÚ THỨ TOÀN TẬP (bản dịch tiếng Việt)
|
114.
|
Ngô Đức Thọ
|
Phát hiện mới về di văn và di vật của trạng nguyên Lê Văn Thịnh
|
115.
|
Nguyễn Cung Thông
|
Tản mạn về từ Hán Việt - áp dụng phiên thiết (phần 9)
|
116.
|
Đinh Khắc Thuân
|
Thơ vua Lê đề Lục Vân động (Thanh Hóa)
|
117.
|
Trương Thị Thủy
|
Giới thiệu hai bức thư phúc đáp của Lang trung bộ Binh Phan Duy Thanh và Phạm Đình Toái
|
118.
|
Đoàn Thị Thu Thuỷ
|
Giới thiệu bản phụng thượng dụ về việc đổi tên Trấn Vũ quán thành Chân Vũ quán trên Châu bản triều Nguyễn
|
119.
|
Nguyễn Văn Thư - Nguyễn Xuân Cao
|
Về cuốn sách Hán Nôm "Văn chầu Tiên Thánh" mới hiến tặng Bảo tàng Nam Định
|
120.
|
Dương Xuân Thự
|
Một ngộ nhận đáng tiếc trong thi cử dưới triều Nguyễn và nhân cách một nhà Nho
|
121.
|
Phạm Văn Thưởng
|
Hệ thống bia đá tại chùa Bảo Phúc thôn Đồng Lâm, xã Quỳnh Phú, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
|
122.
|
Kiều Thị Thơm
|
Tấm bia “Sự tích bi ký” ở chùa làng Cổng
|
123.
|
Thích Minh Tín
|
Giới thiệu tư liệu Hán Nôm ở chùa Nhạc Lâm xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
|
124.
|
Nguyễn Đức Toàn - Thích Minh Tín
|
Tư liệu Hán Nôm đền Kính Thiên xã Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội
|
125.
|
Tuấn Tú
|
Về
bản chúc thư “Chí chúc vĩnh thùy” bằng đồng tại nhà thờ Vũ Công (miếu
Tây thôn Đại Đê, xã Đại An, huyện Vũ Bản, tỉnh Nam Định)
|
126.
|
Nguyễn Thanh Tùng
|
Một số vấn đề văn bản bài “tựa Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương
|
127.
|
Nguyễn Minh Tuân
|
Tám đạo sắc cấp cho Tiến sĩ Nguyễn Trọng Thường
|
128.
|
Phạm Văn Tuấn
|
Về bài tựa “Thiền điển thống yếu kế đăng lục” trong “Liêu Trung xã cổ tự chỉ”
|
129.
|
Võ Thị Ánh Tuyết
|
Hai tấm bia ở hậu điện hội quán Phúc Kiến (Hội An – Quảng Nam)
|
130.
|
Nguyễn Thị Tuyết - Phạm Văn Thưởng
|
Bản thần tích khắc trên biển gỗ tại đình Ngọc Khám, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
|
131.
|
NNguyễn Đông Triều
|
Hoành phi, đối liên ở Thị xã Gò Công và nội dung của đối liên trong một số ngôi chùa ở vùng đất ấy
|
132.
|
NNguyễn Quang Trung
|
Tìm hiểu hương ước làng Phương Quế qua tư liệu Hán Nôm
|
133.
|
Lê Quốc Việt
|
Văn bia “Tân tạo đình từ bi ký” (Bia ghi về việc làm mới lại đình, đền)
|
134.
|
Nguyễn Thị Việt
|
Tấm bia đá ở di tích lịch sử đình Bá Vân (Thái Nguyên)
|
135.
|
Phạm Thị Thùy Vinh
|
Địa danh hành chính huyện Từ Liêm từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX
|
136.
|
Phạm Thị Thùy Vinh và các cộng sự phòng NC Văn khắc
|
Về văn bản trên khu bia mộ Mường Đống Thếch Hòa Bình
|
137.
|
Trần Thúy Vinh – Nguyễn Hữu Tưởng
|
Báo cáo toàn văn Mối quan hệ giữa các ngôn ngữ Thái – Việt – Hán thông qua các từ chỉ số lượng và một số trợ từ
|
138.
|
Hoàng Kim Vũ
|
Giới thiệu bốn đạo sắc pong thời Mạc và quyển gia phả họ Hoàng xã Hữu Tiệm huyện Vũ Tiên
|
139.
|
Nguyễn Thị Hoàng Yến
|
Giới thiệu tục lệ xã Thượng Cát huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội
|
140.
|
Nguyễn Ngọc Yến
|
Nên đọc tên tác gia là Bùi Văn Dị hay Bùi Văn Tự (1833- 1895)
|
141.
|
Nguyễn Vân Yên
|
Về văn bản Hán Nôm lời giáo phường múa rối Thẩm Rộc ATK Định Hóa (Thái Nguyên)
|
Nguồn: Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Nếu từ thời phôi thai chữ Nôm bị miệt thị là " nôm na cha mách qué " thì sau này chữ Nôm đã tiến lên địa vị là ngôn ngữ chính thức của các thi sĩ VN. Những tên tuổi nổi bật như Nguyễn Du , Đoàn thị Điểm , Hồ Xuân Hương ... cuối tk 18, đầu tk 19 và cứ thế thơ Nôm phát triển thật nhanh và thật rực rỡ với những Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương. Đầu tk 20, văn Nôm không chỉ là thơ mà còn là văn xuôi nhưng mặc áo chữ Quốc Ngữ cho đến Tự Lực Văn Đoàn, thơ văn Nôm bị đẩy lùi vào quá khứ ! Chữ Nôm là biểu thị tinh thần dân tộc của VN . Nó cũng giống như chữ Nhật của người Nhật, chữ Hàn của người Hàn đều dựa trên cơn bản là chữ Hán. Người Hoa, Việt, Nhật, Hàn trong tiếng nói thì không hiểu nhau nhưng bút đàm bằng chữ Hán thì hiểu nhau dễ dàng và rất gần nhau .
Trả lờiXóaHán Nôm trở thành cái nền cho Văn Hiến Việt Nam. Chữ Nôm không chỉ là thơ, nhưng chữ Nôm là cách suy nghĩ và diễn đạt triết lí , tư tưởng của người bình dân VN biểu thị qua ca dao tục ngữ . Cái nền móng thật sâu và vững chắc này không thể bỏ qua được . Nghiên cứu Hán Nôm có khác nào khai thác cái mỏ vàng ngàn năm của dân tộc Việt ! Thơ văn Hán Nôm là cái hồn dân tộc làn tỏa trong máu người Việt nối kết người Việt từ Nam Quan tới Cà Mau, Rạch giá , Hà Tiên. Thơ Văn Hán Nôm trở thành xương sống và máu thịt của dân tộc Việt mãi mãi trường tồn trong văn học dân gian lan sang các lãnh vực ca kịch , tuồng hát . Văn Nôm ở miền Nam pha lẫn với tiếng đàn cò, tiếng ghi ta phím lõm, tiếng đàn độc huyền của các nghệ sĩ dân gian ! Ôi, Văn Nôm thật dễ thương và thú vị !
SAO KHÔNG THẤY TS NGUYỄN XUÂN DIỆN ?
Trả lờiXóaSố 20 bác ạ!
XóaThật là phấn khởi. Số lượng báo cáo khoa học năm nay nhiều hẳn lên so với năm ngoái nếu tôi không nhớ lầm. Đội ngũ các nhà Hán Nôm học thấy cũng xuất hiện tên nhiều vị mới. Rất vui. Cứ đà này thì rất hứa hẹn một mùa gặt lớn trong tương lai gần. Hy vọng lắm các bác ạ.
Trả lờiXóaMỗi lần nghe tin Hội nghị Thông báo Hán Nôm học là tôi lại tặc lưỡi tiếc rẻ. Rất mong Viện Nghiên cứu Hán Nôm đủ mạnh để có thể xuất bản được tạp chí định kỳ cũng như các tác phẩm (phim, ảnh, tài liệu...) - online cũng được - với nội dung sao cho vừa có giá trị chuyên môn lại vừa hấp dẫn được bạn đọc đại chúng gần xa. Được thế, Viện có thể có được một nguồn thu đáng kể để tài trợ thêm cho những nghiên cứu sâu rộng hơn vốn rất cần. Tôi hy vọng đồng bào ở hải ngoại sẽ là "khách hàng" đáng kể.
Trả lờiXóaHic, có phải tôi mơ mộng quá không?
Bấy giờ tôi mới thấy hán Nôm (HN) nó là nền tảng của nền văn hiến nước nhà. Thịnh suy cũng ở đây. Tốt xấu cũng ở đây. Các nhân tài cũng ở đây kể cả tiền nhân lẫn người đương thời. Tôi có cảm giác người HN mang trong người các chuẩn mực đạo đức và nhân thế. Không khơi dậy HN thì không thê phục hưng được đất nước. Miệt thị nó chính là tội đồ của phản quốc. Không nghiên cứu để cải tạo bản thân và đất nước là tạo phản dân tộc. Đưa nó lên ngang với vị thế chính trị chính là thay đổi cuộc sống này.
Trả lờiXóaThưa tiến sĩ Diện,
Trả lờiXóaÔng nội tôi là cụ Ngô Lập Chi, trước công tác ở bộ phận phiên dịch Đại học Tổng hợp Hà Nội. Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc có nhã ý tang tôi bản chụp Phủ biên tạo lục do ông tôi dịch (số đăng ký VT 180). Tôi cũng có mua được quyển Truyền kỳ tân phả (cũng do ông tôi dịch). Nay thấy tiến sĩ có bài thuyếtt trình trong hội nghị này, tôi mạn phép xin tiến sĩ bài thuyết trình với hy vọng biết them về đề tài này và cũng hy vọng trong dach mục có them bản dịch của ông tôi tôi chăng.
Ngô Lâm
Viện Đông Nam Á (KITLV)
Leiden - Hà Lan