Thông báo Hán Nôm học năm 2013:
Trần Trọng
Dương*
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Trong tiếng Việt hiện
nay còn bảo lưu một số từ gốc Hán và gốc Nam Á dùng để trỏ thực vật. Các từ gốc
Nam Á sẽ được làm rõ khi đối chiếu với các ngôn ngữ cùng nguồn gốc với tiếng Việt.
Tuy nhiên, đó không phải là phạm vi của chúng tôi. Trong bài viết này, chúng
tôi chỉ khảo sát một số từ gốc Hán trỏ thực vật qua các tư liệu từ điển song ngữ-
song văn tự Hán Nôm, ví dụ Nhật dụng thường
đàm, Chỉ Nam ngọc âm, Đại Nam quốc ngữ.
Một số từ gốc Hán trỏ thực vật trước nay từng được biết đến bao gồm các từ đọc
theo âm Hán Việt như trúc, mai, đào, lựu, tiêu, phong lan, thược dược, mã đề,… hoặc
theo âm Phi Hán Việt như gừng, sen, ngó (ngẫu sen), cải (giới), sẽ không được đề
cập đến ở đây. Vì khuôn khổ có giới hạn, nên chúng tôi chủ yếu đưa ra cứ liệu.
Những trường hợp phức tạp mới có biện luận cụ thể.Đinh: Thiết đinh mộc (鉄釘木) là gỗ
đinh kết. [Nhật dụng thường đàm 1827:49a]. Thiết đinh: gỗ đinh kết. [Đại Nam 1899: 70b]
1-Lim: Thiết lâm mộc (鉄林木) là gỗ lim. [Nhật dụng thường
đàm 1827:49a]. Thiết lâm: gỗ lim. [Đại Nam 1899: 70b], Thiết lâm lim cả giữa rừng, Cột cái chùa đình lõi bền
muôn thu [Chỉ nam tk 17], Mầu lim là thiết lâm khuân [Chỉ nam tk17]. Cứ liệu bổ sung: Lim
hay Đống Lim còn là tên Nôm của làng Đông Lâm 東林 (Bắc Ninh)
2- Sến: Thiết liễn mộc (鉄輦木) là gỗ sến. [Nhật dụng thường
đàm 1827:49a]. Thiết liễn: gỗ sến. [Đại Nam 1899: 70b], liễn lăng nhiều lõi sến [Nam dược
10b], Thiết liễn lõi sến đỏ tươi rắn bền [Chỉ nam tk17]. Mối tương ứng
l- / s-, đã từng được chứng minh qua liên/ sen.
3- Táu: Thiết tú mộc (鉄秀木) là gỗ táu. [Nhật dụng thường
đàm 1827:49a]. Thiết tú: gỗ táu. [Đại Nam 1899: 70b].
4-Vàng tâm: Hoàng tâm mộc (黃心木) là gỗ vàng tâm. [Nhật dụng
thường đàm 1827:49a].
5-Trò: Long trù mộc (龍稠木) là gỗ
trò vẩy. Trù (稠) là gỗ trò chỉ. [Nhật dụng thường
đàm 1827:49a; Đại Nam 1899: 70b].
6- Mít: Ba la mật (波羅密) là quả
mít [Nhật dụng thường đàm 1827: 30b]
7-Thị: Hương thị (香柿) là quả thị. Chu thị (朱柿) là hồng chín (quả hồng). Tất
thị (漆柿) là quả
cậy. Tì thị (稗柿) : quả cậy. Thị
bính (柿餅) là hồng táo. Thị can (柿 乾): hồng
táo. [Nhật dụng thường đàm : 30b] Hoàng thị: cây thị [Đại Nam 1899: 70b]. Hoàng thị cậy thị xanh rì, Chín
vàng hột rắn xanh như quả hồng [Chỉ nam tk17]
8-Tiêu : Chuối tiêu là quả chuối. Ba tiêu (芭蕉) là chuối tiêu. Mật tiêu (密蕉) là chuối mật. Phật chỉ tiêu (佛指蕉) là chuối Bụt. Nhũ tiêu (乳蕉) là chuối mắn. [Nhật dụng thường
đàm 1827: 30b; Đại Nam 1899: 64b].
9- Cam : Cam (柑) là
quả cam. Cam biện (柑瓣[1]) là múi cam. [Nhật dụng thường đàm 1827:
30b]. Cam tử: quả cam. Cam biện: múi cam. [Đại Nam 1899: 63b]. Xú quất, kim quất đã dành quýt hôi. Hoạt quất
quít ngọt ngon thay. [Chỉ Nam
tk17]
10-Quýt : Quất (橘) là
quýt. Hoàng quất (黃橘) là cam mật. Nhũ cam (乳柑) là cam đường. [Nhật dụng thường
đàm 1827: 30b] ; quất tử: quả quất. Trần bì: vỏ quất. Kim quất: quả
cam quít. [Đại Nam 1899: 63a-b], Quất hạch đắng thay hột quất [Nam
dược tk14: 13]. Hương quất quả quất long quân động đình. [Chỉ Nam
tk17].
11-Chanh : Tranh (橙) là
chanh. [Nhật dụng thường đàm 1827: 30b]
12-Ngâu : Mộc ngưu (木牛) là hoa ngâu. [Nhật dụng thường đàm 1827:
49b; Đại Nam 1899: 62b]. Mộc ngưu là hoa bồ ngâu [Chỉ nam tk17]
13-Mộc: Mộc quế (木桂) là
hoa mộc Tàu. Mộc tê (木樨) là
hoa mộc ta. [Nhật dụng thường đàm 1827: 49b].
14-Dừa : Da (椰) là
quả dừa. Da xác (椰殼) là sọ dừa. Da nhục
(椰肉) là cùi dừa. Da tương (椰漿) là nước dừa. [Nhật dụng thường đàm 1827:
30b ; Đại Nam 1899: 63b], Da tương ngọt bấy nước dừa [Nam
dược tk14 : 13].
15-Hoa hồng : Lệ xuân hồng (麗春紅) là
hoa hồng. [Nhật dụng thường đàm 1827: 49a; Đại Nam 1899: 62b].
16-Thông: tùng: thông. Tùng chi: nhựa thông. Tùng mao: lá cây thông. Linh
thông: cây thông. [Đại Nam
1899: 70b].
17-Bồ hòn: vô hoạn: cây bồ hòn. Vô hoạn tử: quả bồ hòn [Đại Nam 1899: 71a].
Quả mồ hòn hiệu ốc Mộc hoàn. Vỏ mồ hòn danh rằng Mộc quý.
[Nam
dược tk 14: 10].
18-Mần trầu:
cỏ mần trầu là mạn triều thảo [Nam dược tk 14: 5].
19-Gon: Thảo quản rệt rệt bãi gon [Nam dược tk14: 10].
20-Nhãn lồng:
Long nhãn là quả nhãn lồng ngọt xe [Chỉ Nam tk17].
21-Dó: Ngọc đổ (玉楮) là
giấy [Nhật dụng thường đàm 1827:
43a], Chử thực lấy quả cây dướng [Nam dược tk14: 13], Chử
thực quả dướng đã thông [Chỉ Nam tk17]. Đổ thực: bì làm giấy [Đại Nam:
70a], đổ thực: quả dướng [Đại Nam 1899: 71a]. Lã Minh Hằng chú: “cây dướng: tên
gọi khác của cây dó, dùng để làm giấy”.
Nhưng hầu hết các bản phiên âm và từ điển trước nay đều ghi chữ 楮 với âm Hán Việt là “chử”. Ví dụ, từ điển
của Đặng Thế Kiệt ghi: (1) (Danh) Cây dó, vỏ dùng làm giấy; (2) (Danh) Giấy. ◎Như: chử
mặc nan tận 楮墨難盡 giấy mực nói khó hết lời; (3) (Danh) Tiền
(làm bằng giấy). ◇Tống sử 宋史: Trị thủy tai, quyên vạn chử dĩ chấn
chi 值水災, 捐萬楮以振之 (Thường Mậu truyện 常楙傳) Gặp nạn lụt, góp vạn tiền cứu giúp. (4) (Danh)
Tiền giấy mã dùng để cúng tế. ◎Như: minh chử 冥楮 tiền giấy mã. Chính âm Hán Việt “chử” này
đã che lấp đi mối liên hệ âm đọc với “dó”. Sách Đường vận ghi thiết âm
là “đương cổ” (當古切), sách Tập
vận ghi “đổng ngũ thiết, âm đổ, mộc danh” (董五切,𠀤音堵。木名). Chúng ta thấy có sự
tương ứng ngữ âm giữa “dó” và “đổ”. Mối tương ứng d- / đ- còn có thể thấy trong
tiếng Việt như các cặp đĩa- dĩa, đa- da,… Nếu như giả thuyết này đúng thì có thể
nhận định rằng, “dó” là một âm du nhập vào tiếng Việt trước ghi âm Hán Việt “chử”
hình thành.
Như vậy, qua 21 trường
hợp từ nguyên đã nêu. Chúng tôi thấy, một số hiện tượng ngôn ngữ như sau.
1- Hiện tượng đơn tiết
hóa một tên gọi đa tiết Hán, ví dụ như: đinh, lim, sến táu, trò,…
2 - Hiện tượng đọc
theo âm Phi Hán Việt, ví dụ như dó, bồ hòn, dừa, chanh, thông, ngâu, mần trầu.
3 - Hiện tượng sử dụng
một ngữ tố gốc Hán ghép với một ngữ tố gốc Việt để tạo thành một từ song tiết đẳng
lập, như “chuối tiêu”.
4 - Hiện tượng đơn tiết
hóa đi kèm với âm đọc Phi Hán Việt (tức kết hợp của loại 1 và 2) để tạo thành một
từ đơn, như “mít”. Đây là bốn con đường tạo thành những từ vựng gốc Hán không đọc
theo âm Hán Việt. Những diễn biến tế nhị về âm đọc như vậy đã khiến các từ vựng
trên lâu nay được coi như là từ thuần Việt. Việc phát lộ những hiện tượng lai
nguyên này sẽ góp phần bổ sung về lý luận cũng như thực tiễn trong nghiên cứu từ
nguyên học tiếng Việt.
Tài liệu tham khảo:
1.Phạm Đình Hổ. 1827. Nhật dụng thường đàm. Khắc in năm Tự
Đức 4 (1851). Đồng Văn trai tàng bản. Ký hiệu R.1726 (Tv Quốc gia).
2.Hải Châu Tử Nguyễn Văn San. 1899. Đại Nam quốc ngữ.
Thành Thái Ất Tị niên mạnh thu tuyên. Văn Giang Đa Ngưu Văn Sơn đường tàng bản.
3.Pháp Tính. XVII. Trùng thuyên chỉ
nam phẩm vựng dã đàm tịnh bổ di đại toàn. Khắc in năm Cảnh Hưng 13 (1752).
Diên Ứng tự tàng bản. Ký hiệu: AB. 372.
4.
Tuệ Tĩnh. XIV. Nam dược quốc ngữ phú. Trong “Hồng Nghĩa
Giác Tư y thư”. Bản in năm (1717). Thị nội phủ. Ký hiệu: A. 162.
*Tiến sĩ
Trần Trọng Dương
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Tôi hơi ngạc nhiên về ba loại cây: Mít (số 6. Ba la mật), Chuối (số 8. Tiêu), và Dừa (số 14. Da).
Trả lờiXóaHình như cả ba loại này chỉ mọc được ở xứ nóng, nếu có ở Trung quốc thì phải ở phía Nam, thậm chí cực Nam TQ (?), trong khi ở VN thì 3 loại cây này rất thông dụng.
Không biết tôi nghĩ thế có sai không các bác nhỉ?
Liệu Mít, Dừa, Chuối có thể là những từ của Việt hay của Nam Á, sau này người Hán mới mượn và Hán hóa không?
Thực ra về lãnh vực này tôi là kẻ "ngoại đạo", chỉ xin nêu thắc mắc để học hỏi thêm thôi ạ.
Bác Không Sơn thắc mắc khó quá ạ vì các nhà "học ngôn ngữ" chứ có phải "học địa lý" đâu ạ :))
XóaNgười Tầu không những có mặt ở ĐNÁ và nhiều nơi trên thế giói rất lâu, nên họ thấy những loại cây hay các giống vật mà ở nước họ không có thi họ đạt tên cho những cây ấy , vật ấy theo ngôn ngữ của họ . Và có lẽ ngôn ngữ dân tộc nào cũng vậy . Vd con ngan theo tiếng người miền Bắc VN , người miền Nam gọi là con vịt Xiêm . Bên Tây và Tầu chắc không có con vịt này !
XóaThắc mắc của bạn Không Sơn, theo thiển ý của tôi, có lí. Quá trình giao thoa và vay mượn không đơn thuần mang tính một chiều. Đặc biệt đối với các đơn vị mang đặc trưng vùng miền địa lí, như từ "mít" hay "tiêu". Nếu chỉ đơn thuần căn cứ vào văn bản, tôi nhấn mạnh văn bản, để đưa tới kết luận nguồn gốc hay từ nguyên e cũng còn cần phải bàn. Lịch sử tiếng nói và chữ viết có lẽ cần những minh định lịch sử động hơn. Vài lời mạo muội mong có những trao đổi thêm. HP
Trả lờiXóaBạn Không Sơn mến,
Trả lờiXóaCó khả năng chuối (tiêu) có gốc phương Nam (nhập vào tiếng Hán, không phải ngược lại) - như chuối (tiêu 蕉 jiāo giọng Bắc Kinh bây giờ, một dạng âm cổ phục nguyên là *tsiau > jiāo và *tsiau > chuối tiếng Việt, tiếng Thái kluối, tiếng Lào kuối ...v.v...). Loài chuối cần khí hậu nhiệt đới hay tương tự mới sinh sản được, như nhiệt độ từ 26 đến 30 độ C. Có lẽ tôi sẽ liên hệ đến tác giả bài viết (TS Hán Nôm Trần Trọng Dương, một bạn quen ở Hà Nội) để cảnh giác điều này
Vài hàng thân gởi
Nguyễn Cung Thông
(Home) +61395613678 (Mobile) 0422874335
Bạn Không Sơn mến,
Trả lờiXóaCó khả năng chuối (tiêu) có gốc phương Nam (nhập vào tiếng Hán, không phải ngược lại) - như chuối (tiêu 蕉 jiāo giọng Bắc Kinh bây giờ, một dạng âm cổ phục nguyên là *tsiau > jiāo và *tsiau > chuối tiếng Việt, tiếng Thái kluối, tiếng Lào kuối ...v.v...). Loài chuối cần khí hậu nhiệt đới hay tương tự mới sinh sản được, như nhiệt độ từ 26 đến 30 độ C. Có lẽ tôi sẽ liên hệ đến tác giả bài viết (TS Hán Nôm Trần Trọng Dương, một bạn quen ở Hà Nội) để cảnh giác điều này
Vài hàng thân gởi
Nguyễn Cung Thông
(Home) +61395613678 (Mobile) 0422874335
Bác Không Sơn, bác Nguyễn Cung Thông kính!
Trả lờiXóacác bác nhận xét rất đúng,
có một nguồn từ vựng cây cối quan trọng tiếng Hán đã mượn từ Đông Nam Á.
Ví dụ như MÍT (tiếng Việt) và Ba La Mật là dịch từ chữ paramit (?).
Như vậy, nguồn của MÍT (Việt đã qua 1 chặng Hán phiên).
Cũng giống như chữ TÁ (một tá) mượn từ Hán (打), còn "đả" Tàu lại là phiên âm từ tiếng Anh "dozen".
Về trường hợp cây DỪA, xin sửa như sau theo nghiên cứu của Đàm Chí Từ:
"Cây dừa: vốn xuất xứ ở vùng Mêlanixia (thuộc châu Đại Dương) và được truyền sang vùng Đông Nam Á trước công nguyên. Trước đời Hán, cây dừa được truyền từ Việt Nam sang Trung Quốc(3). Cuốn Tề dân yếu thuật, quyển 10 dẫn các sách Quảng chí, Giao Châu ký, Dị vật chí rằng: “Cây dừa xuất xứ từ Giao Chỉ, nhà nào nhà nấy đều trồng cây đó”."
(Bài đã đăng trên TC Hán Nôm 2004, link: http://hannom.org.vn/web/tchn/data/0401.htm,
nhân đây xin cảm ơn TS Nguyễn Xuân Diện, NNC Trần Kim Anh đã góp ý và phản biện).
Ngoài ra, gần đây tôi còn biết đến một số hiện tượng thú vị khác,
như việc người Việt (ngoài các tên thuần Việt cho một số cây cối và hiện tượng văn hóa Việt) còn dịch cả các từ đó sang tiếng Hán nữa.
Cụ thể thế nào tôi sẽ trình bày ở dịp khác.
Bài này mới là bản thảo, rất mong các bác góp ý thêm để tôi được sửa chữa khi công bố chính thức trên bản cứng.
Cảm ơn các bác rất nhiều.
Chữ tiêu 蕉 (thanh mẫu tinh 精, vận mẫu tiêu 宵, bình thanh, khai khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết
Trả lờiXóa卽消切 tức tiêu thiết (TVGT, ĐV, QV
子消切 tử tiêu thiết (NT, TTTH)
兹消切,音焦 tư tiêu thiết, âm tiêu (VH, LT, TVi, CTT)
慈焦切,音樵 từ tiêu thiết, âm tiều (TV, LT, TVi)
慈消反 từ tiêu phản (TViB)
卽消丶 tức tiêu chủ (TNTTĐTA 精嚴新集大藏音)
干遙切 can diêu/dao thiết (TV, LT)
...v.v...
Giọng Bắc Kinh bây giờ jiāo (theo pinyin) so với giọng Quảng Đông ziu1 và các giọng Mân Nam 客家话:[沙头角腔] ziau1 [客英字典] ziau1 [台湾四县腔] ziau1 zeu1 [梅县腔] ziau1 [海陆丰腔] ziau1 [客语拼音字汇] jiau1 zeu1 [陆丰腔] ziau1 [东莞腔] ziau1 [宝安腔] ziau1
Các âm tiêu, *kau/kao còn để vết tích trong cách gọi các loại chuối tiêu, chuối cau ...
Vài hàng vắn tắt cùng chia sẻ
Nguyễn Cung Thông
(Home) +61395613678 (Mobile) 0422874335
Đoàn Ngọc Tài 段玉裁 (1735-1815) ghi rõ là 蕉葛竹越 các loài chuối, cây sắn, trúc ở xứ Việt trong Thuyết Văn Giải Tự Chú 說文解字注 (A); Nam Phương Thảo Mộc Trạng 南方草木狀 cũng ghi cách gọi chuối là ba tiêu, ba tra 芭苴 (so với cách gọi patay của tiếng Chăm, pơtơi/mtơi/tơi của tiếng Giarai), chuô tiếng Hmông ...v.v... Vân Đài Loại Ngữ (Lê Quý Đôn) còn ghi lại 9 loại chuối (phần IX, mục 195/196) mà nhiều nhà đều có trồng ở Giao Chỉ …
Trả lờiXóa(A) lại dựa vào Bản Thảo Đồ Kinh (năm 1061, chủ biên Tô Tụng 蘇頌) có ghi người Mân (Việt) sử dụng lá chuối ...
(B) để ý các cách kí âm khác nhau nhưng đều dựa vào phụ âm đầu/mặt lưỡi
Vài hàng vắn tắt chia sẻ cùng các bạn
Nguyễn Cung Thông
(Home) +61395613678 (Mobile) 0422874335
Xin lỗi các bạn vì phải dùng Nặc Danh mới vào phần trao đổi này?!
Bác Cung Thông kính!
XóaCác cứ liệu mà bác dẫn của tiếng Chăm, Giarai, Hmong, bác tra ở đâu?
Có thể dẫn nguồn giúp cháu được không ạ?
Từ "chuối cau" cũng vậy, bác lấy nguồn từ đâu?
Hai cứ liệu rất quan trọng đấy ạ.
@ bác Không Sơn: mục 8 tôi cho rằng "chuối" gốc Việt, và chỉ có ngữ tố"Tiêu" trong "chuối tiêu" mới là gốc Hán thôi.