Lời dẫn của Thụy My (RFI): Vì
sao lại thành lập một ủy ban mới, trong khi hệ thống Trung Quốc hiện
nay đã quá đầy đủ từ Bộ Tư pháp cho đến bộ máy quân đội, an ninh, công
an, cảnh sát vũ trang…nói chung là đủ loại công cụ trấn áp ? Theo hai
tác giả, đó là vì nỗi sợ hãi đang ngự trị tại các cấp cao nhất của quyền
lực. Các nhà lãnh đạo lo sợ bùng nổ xã hội. Đó chính là nguyên nhân
thúc đẩy họ luôn đầu tư rất nhiều tiền bạc cho việc duy trì ổn định, cho
đến nỗi người ta tự hỏi có phải kẻ thù duy nhất thực thụ của Đảng chỉ
đơn giản là toàn bộ dân tộc.
Nhà Trung Quốc học Marie Holzman và nhà
ly khai Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) trên báo Le Monde hôm nay
20/11/2013 nhận định, hiện có các dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng đang đến gần.
Các ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc 376 người đã
họp lại từ ngày 9 đến 12/11/2013, để thảo luận với quyết tâm được bày tỏ
về cải cách kinh tế và xã hội. Nhưng dường như kết quả chủ yếu của Hội
nghị trung ương lần thứ ba là việc thành lập một ủy ban mới, trực tiếp
đặt dưới quyền của chính quyền trung ương, được gọi là « Ủy ban An ninh
Nhà nước ». Như vậy là đã tiếp tục chính sách do Đặng Tiểu Bình đưa ra
vào năm 1978 mà không thay đổi mấy: cải cách kinh tế gắn liền với việc
thẳng tay đàn áp chính trị.
Vì sao lại thành lập một ủy ban mới, trong khi hệ thống Trung Quốc
hiện nay đã quá đầy đủ từ Bộ Tư pháp cho đến bộ máy quân đội, an ninh,
công an, cảnh sát vũ trang…nói chung là đủ loại công cụ trấn áp ?
Theo hai tác giả trên, đó là vì nỗi sợ hãi đang ngự trị tại các cấp
cao nhất của quyền lực. Các nhà lãnh đạo lo sợ bùng nổ xã hội. Đó chính
là nguyên nhân thúc đẩy họ luôn đầu tư rất nhiều tiền bạc cho việc duy
trì ổn định, cho đến nỗi người ta tự hỏi có phải kẻ thù duy nhất thực
thụ của Đảng chỉ đơn giản là toàn bộ dân tộc.
Cũng có một thiểu số cán bộ có ảnh hưởng mong muốn những cải cách
chính trị thực sự trong Đảng. Nhưng giai đoạn đưa ra những cải cách
chính trị có lẽ đã trôi qua.
Nếu Trung Quốc không đi theo các tiến triển về dân chủ của các quốc
gia cộng sản cũ ở Đông Âu, đó là vì một giai cấp nhà giàu mới đã xuất
hiện. Giai cấp này lo sợ sẽ bị mất những quyền lợi đang được hưởng,
trong khi lớp người nghèo hy vọng sẽ khấm khá hơn.
Đối với những người này, ước vọng thành công khiến họ mùa quáng chấp
nhận các điều kiện lao động và thu nhập tồi tệ. Còn đối với lớp nhà giàu
mới, họ sợ hãi nếu bị đặt lại vấn đề làm cách nào giàu nhanh như thế,
và bị bắt nếu chế độ sụp đổ. Vì vậy, mỗi một ngày trôi qua là một ngày
được lợi…
Trong thời gian đó, trên 60% những người giàu nhất Trung Quốc đã ra
nước ngoài sinh sống hoặc đã làm các thủ tục cần thiết để đi định cư ở
ngoại quốc. Trên 85% trong số họ đã gởi con cái đi học tại các trường
đại học nước ngoài danh tiếng nhất. Và việc phân cực xã hội càng ngày
càng gia tăng. Nếu tin vào các dấu chỉ, là một cuộc tổng nổi dậy xã hội
sẽ không còn xa nữa…điều này giải thích cho tâm lý khủng hoảng của các
tỉ phú và quan chức cao cấp trong Đảng.
Thực tế, Chủ tịch Tập Cận Bình hoàn toàn bị bao vây bởi các quần thần
và nạn quan liêu. Các đề nghị ông Tập đưa ra khi lên nhậm chức tháng
11/2012 như hủy bỏ các trại lao cải không đạt được mục đích, một số tỉnh
áp dụng nhưng một số địa phương khác thì không…
Các viên chức và cán bộ cao cấp sẽ bị mất mát quá nhiều nếu Đảng lao
vào cải cách chính trị. Hơn nữa người ta không biết điều gì sẽ xảy ra
nếu các thành viên lãnh đạo Đảng bị truy tố. Tấm gương của Bạc Hy Lai,
người lẽ ra đã trở thành ủy viên thường trực Bộ Chính trị, đã bị lãnh án
chung thân ngay trước Hội nghị trung ương 3, là một ví dụ phản tác dụng
mạnh mẽ. Nếu không thành công trong việc áp đặt quyền lực, thì người kế
nhiệm chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi người thất sủng bị bắt và lãnh án.
Các thông tin ngày càng cụ thể hơn về gia tài của các nhà lãnh đạo,
gây phẫn nộ ngày càng cao. Tác hại của ham nhũng, lạm quyền phơi bày
trước mắt mọi người. Làm thế nào giải thích được việc một cán bộ công an
bình thường ở Thượng Hải bị bắt quả tang có đến 2 tỉ đô la trong ngăn
kéo ?
Theo hai tác giả, các vụ nổ bom và tấn công mới đây ở quảng trường
Thiên An Môn, Sơn Tây và nhiều nơi khác chỉ mới là những triệu chứng đầu
tiên của một cuộc khủng hoảng xã hội nghiêm trọng.
Các tác giả đặt câu hỏi, khẩu hiệu của những người đấu tranh đòi dân
chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, muốn biểu tình một cách « hòa
bình, hợp lý, bất bạo động » liệu còn hợp thời trước một chế độ độc tài,
ngày càng tự giam hãm trong một logic bạo lực không giới hạn ?
Nguồn: RFI Việt ngữ
Các ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc 376 người đã họp lại từ ngày 9 đến 12/11/2013, để thảo luận với quyết tâm được bày tỏ về cải cách kinh tế và xã hội. Nhưng dường như kết quả chủ yếu của Hội nghị trung ương lần thứ ba là việc thành lập một ủy ban mới, trực tiếp đặt dưới quyền của chính quyền trung ương, được gọi là « Ủy ban An ninh Nhà nước ». Như vậy là đã tiếp tục chính sách do Đặng Tiểu Bình đưa ra vào năm 1978 mà không thay đổi mấy: cải cách kinh tế gắn liền với việc thẳng tay đàn áp chính trị.
Vì sao lại thành lập một ủy ban mới, trong khi hệ thống Trung Quốc hiện nay đã quá đầy đủ từ Bộ Tư pháp cho đến bộ máy quân đội, an ninh, công an, cảnh sát vũ trang…nói chung là đủ loại công cụ trấn áp ?
Theo hai tác giả trên, đó là vì nỗi sợ hãi đang ngự trị tại các cấp cao nhất của quyền lực. Các nhà lãnh đạo lo sợ bùng nổ xã hội. Đó chính là nguyên nhân thúc đẩy họ luôn đầu tư rất nhiều tiền bạc cho việc duy trì ổn định, cho đến nỗi người ta tự hỏi có phải kẻ thù duy nhất thực thụ của Đảng chỉ đơn giản là toàn bộ dân tộc.
Cũng có một thiểu số cán bộ có ảnh hưởng mong muốn những cải cách chính trị thực sự trong Đảng. Nhưng giai đoạn đưa ra những cải cách chính trị có lẽ đã trôi qua.
Nếu Trung Quốc không đi theo các tiến triển về dân chủ của các quốc gia cộng sản cũ ở Đông Âu, đó là vì một giai cấp nhà giàu mới đã xuất hiện. Giai cấp này lo sợ sẽ bị mất những quyền lợi đang được hưởng, trong khi lớp người nghèo hy vọng sẽ khấm khá hơn.
Đối với những người này, ước vọng thành công khiến họ mùa quáng chấp nhận các điều kiện lao động và thu nhập tồi tệ. Còn đối với lớp nhà giàu mới, họ sợ hãi nếu bị đặt lại vấn đề làm cách nào giàu nhanh như thế, và bị bắt nếu chế độ sụp đổ. Vì vậy, mỗi một ngày trôi qua là một ngày được lợi…
Trong thời gian đó, trên 60% những người giàu nhất Trung Quốc đã ra nước ngoài sinh sống hoặc đã làm các thủ tục cần thiết để đi định cư ở ngoại quốc. Trên 85% trong số họ đã gởi con cái đi học tại các trường đại học nước ngoài danh tiếng nhất. Và việc phân cực xã hội càng ngày càng gia tăng. Nếu tin vào các dấu chỉ, là một cuộc tổng nổi dậy xã hội sẽ không còn xa nữa…điều này giải thích cho tâm lý khủng hoảng của các tỉ phú và quan chức cao cấp trong Đảng.
Thực tế, Chủ tịch Tập Cận Bình hoàn toàn bị bao vây bởi các quần thần và nạn quan liêu. Các đề nghị ông Tập đưa ra khi lên nhậm chức tháng 11/2012 như hủy bỏ các trại lao cải không đạt được mục đích, một số tỉnh áp dụng nhưng một số địa phương khác thì không…
Các viên chức và cán bộ cao cấp sẽ bị mất mát quá nhiều nếu Đảng lao vào cải cách chính trị. Hơn nữa người ta không biết điều gì sẽ xảy ra nếu các thành viên lãnh đạo Đảng bị truy tố. Tấm gương của Bạc Hy Lai, người lẽ ra đã trở thành ủy viên thường trực Bộ Chính trị, đã bị lãnh án chung thân ngay trước Hội nghị trung ương 3, là một ví dụ phản tác dụng mạnh mẽ. Nếu không thành công trong việc áp đặt quyền lực, thì người kế nhiệm chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi người thất sủng bị bắt và lãnh án.
Các thông tin ngày càng cụ thể hơn về gia tài của các nhà lãnh đạo, gây phẫn nộ ngày càng cao. Tác hại của ham nhũng, lạm quyền phơi bày trước mắt mọi người. Làm thế nào giải thích được việc một cán bộ công an bình thường ở Thượng Hải bị bắt quả tang có đến 2 tỉ đô la trong ngăn kéo ?
Theo hai tác giả, các vụ nổ bom và tấn công mới đây ở quảng trường Thiên An Môn, Sơn Tây và nhiều nơi khác chỉ mới là những triệu chứng đầu tiên của một cuộc khủng hoảng xã hội nghiêm trọng.
Các tác giả đặt câu hỏi, khẩu hiệu của những người đấu tranh đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, muốn biểu tình một cách « hòa bình, hợp lý, bất bạo động » liệu còn hợp thời trước một chế độ độc tài, ngày càng tự giam hãm trong một logic bạo lực không giới hạn ?
Nguồn: RFI Việt ngữ
Người Trung quốc sẽ làm được.
Trả lờiXóaỞ VN chẳng khác gì với TQ. Người ta gần đây đã và hiện đang ra sức diễn tập chống bạo động và khủng bố. Ai khủng bố ai? Ai là cha đẻ của khủng bố ở đất nước này khi vẫn đã và đang tôn vinh lực lượng và cách thức hoạt động kiểu biệt động thành phố trước đây? Bản chất nó chẳng khác gì khủng bố. Mà ai, lực lượng nước ngoài nào dám đến, và có lợi ích gì, nhằm mục đích gì khi tiến hành khủng bố đối với giới cầm quyền hiện nay ở VN? Chắc chắn nếu có "khủng bố" thì đó không phải nhằm vào người dân VN, vì họ đã làm gì tổn hại đến, hay đe dọa gì lợi ích của cái bọn "khủng bố" đó? Nếu có chắc chắn nó sẽ nhằm vào giới đang cầm quyền hiện nay! Vì sao, vì nỗi gì? Ai cũng hiểu. Vì thế, đúng là họ, những người cầm quyền, đang có một "nỗi sợ hãi đang ngự trị tại các cấp cao nhất của quyền lực", và các cuộc diễn tập hay "tập trận" đó không phải để "quốc phòng" cho "toàn dân" hay bảo vệ dân khỏi bị "khủng bố", mà đúng như các học giả trên đây đã nêu ra: "kẻ thù duy nhất thực thụ của Đảng (CSVN) chỉ đơn giản là toàn bộ dân tộc". Giới trí thức VN đã và đang còn chưa muốn có những bước đi mạnh bạo chỉ vì họ còn chút ít "vương vấn, luyến tiếc" bởi sự liên đới dây mơ rễ má với đảng, và tệ hơn nữa là vẫn còn ấu trĩ ngộ nhận về một sự "sáng mắt sáng lòng" nhận ra chân lý ở những kẻ không chỉ u minh tăm tối về nhận thức mà còn tàn bạo, nhẫn tâm, tham lam nên họ vẫn muốn nghĩ tới một phương thức thay đổi "một cách «hòa bình, hợp lý, bất bạo động". Nhưng "liệu còn hợp thời trước một chế độ độc tài, ngày càng tự giam hãm trong một logic bạo lực không giới hạn" này không? Có lẽ lại là những người dân lao động bị đè nén, bị đưa vào diện là "thế lực thù địch" là lực lượng "khủng bố" tiềm ẩn, sẽ làm nên lịch sử? Chỉ có điều cần nhớ đến lịch sử, để đừng có sa vào thói a dua, bày đàn để bị lừa mị như trước đây cho đến suốt gần một thế kỷ nay.lkk
Trả lờiXóaSử Tàu xưa nay luôn luôn nổi bật 2 điểm: một là các bạo chúa muốn thống nhất xứ Tàu và chiếm các lân bang, và hai là xứ Tàu rất dễ tan rã vì các xứ nhỏ hơn đều muốn một cõi riêng của mình.
Trả lờiXóaBạn nghĩ các oan hồn Thiên An Môn sẽ bỏ qua sao?
Trả lờiXóaRFI dùng từ hay quá: "Bùng nổ xã hội". Nó phù hợp với cả Việt Nam ta.
Trả lờiXóaBùng nổ XH sẽ xảy ra ở VN trước Tàu vì khủng hoảng ktế ở VN khốc liệt hơn,tụi lợi ích nhóm vẫn vơ vét tàn bạo đẩy dân đen đến mức không chịu nổi,thà chết vùng lên.
Trả lờiXóa