Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

LẠI VỪA CÓ "MỘT CÁI TÁT MẠNH" VÀO VĂN HÓA THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Chiếc vé qua cổng Văn Miếu và "cái tát mạnh" 
vào văn hóa ở Thủ đô

Ngọc Quang
Thứ tư 20/11/2013 13:25 

(GDVN) - Một "trò lố" đã xảy ra tại sự kiện trao giấy chứng nhận cho 57 tân Giáo sư và 514 tân Phó Giáo sư tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội): Người thân và đồng nghiệp của các Giáo sư, Phó Giáo sư phải nộp tiền vé mới được vào tặng hoa. Không tiền sẽ phải đứng ngoài. 

Đây là chuyện có thật. Thật 100%! Nó xảy ra ở cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngay trước giờ diễn ra buổi lễ trao giấy chứng nhận cho các tân Giáo sư và Phó Giáo sư sáng 18/11 vừa qua. Người thân, đồng nghiệp… mang hoa tới chúc mừng các tân Giáo sư, Phó giáo sư bị nhân viên và bảo vệ của di tích chặn lại hỏi vé. Ai có vé được qua cửa, còn không thì bị xua ngược ra ngoài.

Nhiều tiếng xì xào kèm những ánh mắt khó chịu của các vị khách đang cầm trên tay những bó hoa khi bị nhân viên xua ra ngoài mua vé. Có người bảo, "coi như đánh rơi 20 nghìn". Cũng có người bảo coi như đấy là của “bố thí”... cho những kẻ vô văn hóa.

Không ai tiếc 20 nghìn đồng (thậm chí nhiều hơn nữa), nhưng tất cả đều cảm thấy bị xúc phạm khi người ta lợi dụng một sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của đất nước để kiếm chác. Một sự kiện quan trọng tổ chức ở một nơi linh thiêng, có sự xuất hiện của cả Ủy viên Bộ Chính trị và Bộ trưởng Bộ Giáo dục, cùng nhiều lãnh đạo các ngành khác mà vẫn bị lợi dụng tăng doanh thu bán vé.

Rất nhiều người thân vào tặng hoa các tân Giáo sư, Phó Giáo sư (ngày 18/11)   
đã bị chặn lại  bắt mua vé qua cửa.
Một phụ nữ đứng tuổi cũng đang công tác tại một cơ quan nghiên cứu về văn hóa hỏi lớn: Sao Văn Miếu làm ăn buồn cười thế? Nhưng không một tiếng trả lời, nhân viên và bảo vệ của Văn Miếu coi như không nghe thấy ai hỏi. Họ tiếp tục thu tiền, rồi xé vé. Nếu bị hỏi dồn, nhân viên gác cổng sẽ vặc lại: “Giấy mời đâu? Không có giấy mời thì ra mua vé”.

Nhìn cảnh tượng cả đoàn người thân của các Giáo sư, Phó Giáo sư rồng rắn xếp hàng mua vé để được bước qua cổng Văn Miếu – chỉ để tặng hoa (chứ không phải vào thăm di tích) chẳng khác gì một "trò lố". Không biết đây là sơ suất của ban tổ chức buổi lễ hay chủ ý của Ban quản lý di tích Văn Miếu? Dù có phải chủ ý hay không đi chăng nữa thì đây cũng là một lối hành xử vô văn hóa bậc nhất ở đất kinh kỳ từ xưa tới nay. Buồn thay nó lại xảy ra ở chính nơi gìn giữ văn hóa.

Văn miếu Quốc - Tử Giám vốn nổi tiếng là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nơi được coi biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc từ hàng nghìn đời nay, trong phút chốc bị biến thành “cái chợ” để làm trò “cưa đứt đục suốt”.

Kiểu làm ăn này có lẽ sẽ giúp cho Ban Quản lý di tích Văn Miếu có thêm vài chục triệu bổ sung vào bản báo cáo đẹp về thành tích “kinh doanh”, mà nhờ đó có đóng góp vào “ngân sách Thủ đô” một khoản đáng kể nào đấy. Nhưng nhìn ở góc độ khác, lối hành xử ấy chẳng khác gì một cái tát giáng thẳng vào ngành văn hóa Thủ đô.

Rồi đây, ông Trưởng ban quản lý di tích Văn Miếu sẽ trả lời thế nào với 571 tân Giáo sư, Phó Giáo sư? Tôi đồ rằng, câu trả lời sẽ là: “Nhân viên không phân biệt được khách tham quan hay người thân vào tặng hoa các Giáo sư, Phó Giáo sư”; hoặc “Đó là do sơ xuất trong khâu tổ chức, do nhân viên và bảo vệ không phân biệt được người thân tới tặng hoa chúc mừng các tân Giáo sư và Phó giáo sư”…

Một người thân của tân Phó Giáo sư đã phải phải mua chiếc vé này 
mới được mang hoa vào tặng.

Một nữ cán bộ đang công tác tại Trung tâm nghiên cứu Kinh thành Thăng Long kể lại sự việc trong nỗi bức xúc: “Tôi là em của một tân Phó Giáo sư. Tôi đi cùng anh vào Văn Miếu từ rất sớm, lúc sau quay ra cổng trả vài món đồ cho người bạn, khi quay trở vào thì cũng bị bảo vệ đòi vé. Rất nhiều người thân của các Giáo sư và Phó Giáo sư phải xếp hàng mua vé mới được vào tặng hoa. Tôi không hiểu ban tổ chức và ban quản lý di tích này đã làm ăn thế nào mà lại xảy ra cái chuyện lạ đời như vậy. Chính tôi là người công tác trong ngành văn hóa mà còn thấy không thể chấp nhận được cái kiểu hành xử thế này. Thật lố bịch!”.

“Trò lố” này khiến cho nhiều người nhớ tới những sự cố đáng tiếc đã từng xảy ra trong ngành văn hóa, du lịch Thủ đô… mà sau đó chính những lãnh đạo cấp cao của thành phố, của ngành du lịch đã phải lên tiếng xin lỗi, mà gần đây câu chuyện dân làng cổ Đường Lâm xin trả di tích là một thí dụ.

Lần ấy, đích thân Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã về thị sát ngôi làng cổ, và ông nói một câu khiến cho dân ở đấy còn nhớ mãi: “Chúng tôi xin lỗi vì sự chậm trễ này”. Một câu nói ngắn gọn, nhưng nó đúng là điều mà những người dân đang vô cùng bức xúc cần nghe.

Và trước đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cùng quan chức đầu ngành du lịch đã đến gặp mẹ con bà Ilona Schultz (du khách người Australia) để xin lỗi vì “đi xích lô 5km bị chặt chém 1,3 triệu đồng”.

Đó là những ứng xử đẹp và rất cần thiết! Nhưng những cố gắng như vậy của ông Nghị, ông Tuấn (và nhiều vị lãnh đạo khác nữa) có lẽ sẽ chỉ như “muối bỏ biển”, và không thể khỏa lấp hết cho những ứng xử tồi (nhiều người gọi là “văn hóa lùn”) của chính những người làm việc trong ngành văn hóa ở Thủ đô. Những ứng xử tồi tệ ấy cũng sẽ khiến cho nhiều nỗ lực của những cán bộ khác trong ngành văn hóa Thủ đô bị đổ xuống sông, xuống biển.

 

32 nhận xét :

  1. Lại Mạnh Cườnglúc 09:50 21 tháng 11, 2013

    Chuyện đời đơn giản và dễ hiểu là, ĐÓI LÀM BẬY, TÚNG LÀM CÀN !

    Ở đây có khác, do THAM LAM gặp gì cũng ăn, cộng thêm bệnh LẬP THÀNH TÍCH để báo cáo

    Trả lờiXóa
  2. Đây mới là mặt trái của kinh tế thị trường. Là khi người có chức dùng quyền để kiếm tiền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đừng đổ cho mặt trái của kinh tế thị trường. Thằng "Kinh tế thị trường" nó vả cho vỡ mồm vì hơi tí cái gì xấu cũng đổ cho nó. Đây là bản chất của thằng em quái thai dị dạng của nó là "kinh tế thị trường định hướng..."

      Xóa
    2. Chả có thị trường thị chiết gì đây cả. Đây là lỗi của người tổ chức, không có tầm nhìn, thiếu hiểu biết. Vậy mà cho đứng ra tổ chức một sự kiện lớn như vậy. Lần đến không cho làm nữa. Người xoát vé thì có bổn phận soát vé. Không có vé hay giấy mời thì không cho vào. Làm vậy đúng bổn phận trách nhiệm của mình. Không được khen mà còn trách móc người ta. Ông quản lý Văn Miếu cũng không có lỗi ở đây ngoại trừ bên tổ chức có hỏi han rồi mà không xem xét. Mà có quy chế nào qui định phải miễn vé cho các sự kiện như thế này không. Nếu không, thì như ở Mỹ, đố bảo cũng không dám dù đó là Tổng thống Mỹ.

      Xóa
    3. Đây là "mặt phải" của chính trường VN!

      Xóa
  3. Oi gioi oi!!!Vao van mieu tang hoa cho cac giao su,tien si ma phai mua ve a???
    Toi nho lai nam 2002 toi vao Van mieu de tang hoa cho 1 nguoi hom ay duoc phong Giao su do la anh Vo Thach Son ( nguoi thay day mon Vat ly cua cac sinh vien Dai hoc Bach khoa Ha noi va co nhieu de tai cap Quoc gia ).
    Chung toi vao cua tu do,va cung nhau chup anh o day rat thoai mai...buc anh da hon 10 nam roi,nhung toi van giu duoc.
    Buc anh cua chung toi gom co 4 the he:Toi ,Vo thach Son (cung voi ban hoc cua anh Son la chi Tran Kim Anh cung da la pho giao su),voi hoc tro cua anh Son,va 1 nguoi sinh vien nua la hoc tro cua nguoi tro kia...) Chung toi vui mung chuc tung nhau,tang hoa,chup anh rat vo tu,khong ai ngan cam va khong phai mua ve gi ca !!
    Sao bay gio chung no lai bay ra cai tro"bi oi" la phai mua ve???Ban nao biet ro ten nao dung ra lam cai tro "ban ve"nay lam on cho toi biet ten chuc vu cua no,neu co so dien thoai thi tot qua.Toi se goi ngay de mang cho no 1 tran cho bo tuc.

    Trả lờiXóa
  4. Thói hành xử bần nông giữa chốn kinh kỳ. Cách đây 5 năm, và những năm trước (những năm giữa 5 năm đó trở lại đây tôi không rõ) không hề có chuyện này, vì tôi lúc đó cũng là "đương sự" và vợ con tôi cùng người nhà và bạn bè của các "đương sự" khác đều ra vào thoải mái. Chắc qua mấy năm vừa rồi người ta mới chợt "tỉnh ngộ" ra, phát hiện thấy cái sự "kém nhạy bén, kém thông minh" của mình như các đồng nghiệp đã và đang làm ở các lễ hội Đền Hùng Phú Thọ, đền Trần Nam định, làng cổ Đường Lâm,.v.v... mà "phát huy truyền thống", đưa ra "sáng kiến" "đổi mới kỹ nghệ" làm tiền, "nối gót" đồng nghiệp ở các khu di tích nêu trên mà áp dụng một cách "sáng tạo" và "nhanh nhạy" ở Văn Miếu lần này chăng? Quả là "trí khôn của ... họ đây"! Mọi người cứ thử ngẫm lại cái "định luật" về những người làm/quản lý văn hóa lần nữa đi.
    Lại nhắc lại: THÓI BẦN NÔNG GIỮA CHỐN KINH KỲ.lkk

    Trả lờiXóa
  5. Thủ đô của nước VN CXHCN đã trở thành mẫu mực của tha hóa văn hóa. Cuộc sống cơm -áo -gạo -tiền của người Hà Nội đã nói lên bản chất của chế độ chính trị và hệ lụy của nó. Quan chức Hà Nội chỉ nói phét, không làm việc gì ra hồn, chỉ giỏi kiếm tiền qua duyệt và rút ruột dự án và bán chức quyền , danh hiệu dổm. Cứ nhìn giao thông và trật tự đường phố Thủ đô là đủ đáng giá trình độ, ngăng lực và tâm tầm của quan chức Thủ đô.

    Trả lờiXóa
  6. Chẳng có gì là mất văn hóa cả.
    Văn miếu đã thu tiền khách đến viêng từ lâu.
    Vào Văn Miếu phải mua vé.
    Tai sao không tổ chức phát bằng chỗ khác lại chọn Văn Miếu?
    Văn Miếu không phải là nơi phát bằng GS.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. văn miếu của ai thế bác?/

      Xóa
    2. bạn nói cũng thể hiện sự vô ... như họ. Khi tổ chức ở VM thì kinh phí đã được chi trả cho ban quản lý, đấy là đường nhiên. Đừng có nói là ban quản lý cho tổ chức phát bằng miễn phí tại đó. Rất nhiều khoản chi được kê khai để dự trù, xin rồi duyệt kinh phí phục vụ cho công tác tổ chức, và kinh phí đó là từ nguồn ngân sách nhà nước.Và hôm đó VM sẽ là địa điểm được trưng dụng để phục vụ cho việc phát bằng, thành phần sẽ là khách mời (có mời người ta mời thèm đến) và nhân vật chính sẽ là các vị được phát bằng và người thân đến động viên. Vậy nguồn thu từ vé để làm gì nữa. Nói thẳng ra là tận thu, tận dụng và kế hoạch 3, kế hoạch 4. Bạn ko hiểu hay cố tình ko hiểu.

      Xóa
    3. Gửi bạn Nặc danh 11:48: Tôi là người HN gốc nên thấy xấu hổ cho việc làm này quá. Bạn quả là dốt khi hỏi câu: Sao không tổ chức phát bằng ở chỗ khác? Nếu Văn Miếu không phải là "Trường đại học đầu tiên" và cũng không phải là nơi lưu danh các Khoa bảng ngày xưa, thì có lẽ cũng chẳng ai vào thăm nơi này làm gì, vì trước kia nó đã đổ nát gần hết, bây giờ người ta chỉ xây dựng lại và thêm thôi. Đúng à họ đã "bán vé" vào tham quan lâu rồi, nhưng ngày "sự kiện" này, không thể "bán vé" để làm ô nhục văn hóa người Tràng An xưa khi tôn vinh những Tiến sĩ và Phó tiến sĩ thời nay.

      Xóa
  7. như vậy lần sau để khỏi phải mua vé đề nghị các ráo sư, phó ráo sư đem sự kiện đến vũ trường, nếu không là khu triển lãm hoặc chợ phiên nào đó cũng được, đảm bảo không mất 20 nghìn mà còn được ăn uống miễn phí. hê hê

    Trả lờiXóa
  8. Phải chăng ý nghĩa, tính giá trị của cuộc trao giấy chứng nhận cho 57 tân Giáo sư và 514 tân Phó Giáo sư tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) chỉ đáng giá 20 ngàn đồng thôi sao? 57 tân Giáo sư và 514 tân Phó Giáo sư phải có ý kiến gì đi chứ.

    Trả lờiXóa
  9. Vào xem " kịch " thì phải mua vé chứ !!!

    Trả lờiXóa
  10. Trên thế giới có nước nào phong GS, PGS như Việt Nạm này không?
    Đất nước nhiều GS, PGS, TS , nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, anh hùng nọ kia sao mà vẫn bi bét, tụt hâu?

    Đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân vô văn hóa?

    Trả lờiXóa
  11. Đó là khu du lịch phải mua vé là đúng, không nên trách anh nhân viên bảo vệ. Có trách thì trách mấy ông tổ chức kia sao ko thả cửa cho mọi người vào dự.
    Chắc đây là thiếu sót thôi, sẽ có bài học rút kinh nghiệm xâu sắc các vị lo việc "nhớn" nên việc "nhỏ" quên bén í mà..

    Trả lờiXóa
  12. giáo sư gì mà lắm thế, có công trình nào ra hồn đâu?

    Trả lờiXóa
  13. Có gì đâu?
    Phát bằng là một khâu...Còn thu tiền là khâu khác.Ban tổ chức phát bằng vả ban quản lý văn miếu
    khác nhau....Người vào xem(hay tặng hoa) cũng giống như đi coi HÁT vậy!Phải mua vé là bình
    thường...Kinh tế thị trường định hướng .....mà! hì! hì!

    Trả lờiXóa
  14. Ở VN cái gì mà chẳng phải mua. Kể cả bằng cấp !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người nhận bằng còn phải mua nữa là người tặng hoa

      Xóa
  15. Nếu ai đã từng đi National Mall ở Washington, D.C. đều biết rằng không ai phải trả một xu nào để vào thăm những cơ sở quản lý bởi nhà nước: viện bảo tàng, đền đài, thư viện, ..... Lý do là dân đã đóng thuế để xây dựng và bảo trì những cơ sở đó, hay nói cách khác, dân là chủ của những cơ sở đó, thì không có lý do gì dân phải trả tiền để đến thăm.

    Vẫn biết rằng nếu có phải trả tiền, thì người ta cũng sẽ vui lòng làm. Thí dụ như cái National Air & Space Museum, nếu giá vé là 50 đô tôi cũng sẵn lòng mua vé. Nhưng cái nguyên tắc "dân là chủ" là quan trọng. Nó thể hiện ngay cả ở những điều nhỏ nhặt nhất.

    Trả lờiXóa
  16. Cái vụ này mà phản ánh lên bác Phạm Quang Nghị, thì sẽ được trả lời như sau: " Chúng tôi sẽ cho điều tra, xác minh để làm rõ. Sai đến đâu xử lý đến đó. Tuyệt đối không bao che". Thỏa mãn chưa bà con?Không nên nói đây là thói hành xử bần nông. Bần nông người ta cũng "sạch sẽ" lắm chứ, đâu có dơ dáy đén như vậy?

    Trả lờiXóa
  17. Tiện đây tôi xin so sánh chuyện chuyện "bảo vệ" ở nước "dân chủ gấp vạn lần" và ở nước "kinh tế thị trường" giãy chết.

    Ba năm trước đây, gia đình tôi đưa cháu trai đi thăm một số trường đại học ở miền Đông nước Mỹ. Chúng tôi thăm MIT, Harvard, Yale, Princeton, và một số trường nhỏ khác.

    MIT và Princeton là hai trường trong số những trường cháu thích nhất thành ra chúng tôi dành 4 ngày cho MIT (và Harvard cũng gần đó) và 3 ngày cho Princeton. Trong mấy ngày đó, chúng tôi "ăn dầm nằm dề" ở trong trường để theo dõi cuộc sống của sinh viên. Chúng tôi đến coi giảng đường, dự lớp học, thăm phòng thí nghiệm (không được vào trong phòng nhưng có thể đứng ngoài nhìn qua cửa sổ quan sát), ăn uống ở cafeteria, thăm dorm (nhà ở của sinh viên),... rất tự do, thoải mái. Không ai hỏi giấy tờ, không ai làm khó dễ. Nếu chúng tôi có gì thắc mắc, cứ hỏi một người có vẻ là sinh viên hay giáo sư hay nhân viên của trường (không có trường nào có cái gọi là "bảo vệ" cả), không phải ai cũng trả lời được câu hỏi nhưng ai cũng tận tình giúp đỡ.

    Vài tháng sau, cũng năm ấy, gia đình tôi về thăm Việt Nam. Chúng tôi muốn đi thăm lại những trường cũ bà xã và tôi đã theo học: trường Lê Lợi (Lasan Nghĩa Thục), trường Hàn Thuyên (Thánh Thomas), trường Bùi Thị Xuân (Nguyễn Bá Tòng), trường Trưng Vương, trường Đại Học Bách Khoa (Viện Kỹ Thuật Quốc Gia Phú Thọ), Đại Học Sư Phạm. Ở đâu chúng tôi cũng bị bảo vệ chận lại, hỏi giấy tờ, rồi bảo chúng tôi phải "đăng ký,".... rất nhiêu khê. Chúng tôi xin vào sân chụp một cái hình kỷ niệm cũng không được.

    Xin lỗi các bác, mấy năm qua rồi, bây giờ ngồi viết cái còm này mà tôi còn muốn chửi thề.

    Trả lờiXóa
  18. Đề nghị HP sửa đổi nên đổi lại tên VIỆT NAM thành VIỆT NHAM...nhở,từ sự nham nhở là một đất nước có quá nhiều GS PGS TS ThS mà lại là nước nghèo nàn lạc hậu vào tốp đầu khu vực,nham nhở vì quá nhiều vụ việc vô văn hóa từ cấp nhà nước đến đời sống xã hội

    Trả lờiXóa
  19. Đề nghị mọi người dân đều được phong hàm Thạc sĩ, khỏi ai bức xúc nữa. Ta dân chủ mà.

    Trả lờiXóa
  20. ÔI ĐẤT NƯỚC TÔI - ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM VĂN HIẾN !!!
    NHỮNG NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA MÀ THẾ THÌ CÁC QUAN TRÁCH CHI THẢO DÂN???

    Trả lờiXóa
  21. Lối hành xử vô văn hóa ở di tích văn hóa được xếp hạng bậc nhất. Thật không thể chấp nhận được. Ngay cả câu "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" nửa Hán, nửa Việt ở cổng Văn miếu cũng thể hiện kiến thức kém cỏi của người dịch. Lẽ ra phải dịch là "Tài, Đức là sự sống của nước nhà"

    Trả lờiXóa
  22. Tôi ủng hộ soát vé sự kiện này với điều kiện tất cả đều phải mua vé, kể cả những người trong UNBCT như ông Đinh Thế Huynh (trong ảnh). Cần sống và làm theo những quy tắc, nguyên tắc, pháp luật. Chứ còn nếu phân biệt hoặc cho qua ai đó như vậy thì đúng là BTC có lỗi, lỗi nặng. Bài viết phải phân tích được như vậy. Nếu không thì vô tình cổ xúy cho lối sống tùy tiện, vô nguyên tắc.

    Trả lờiXóa
  23. Giáo sư vào thì cũng phải mua vé. Vấn đề là ban tổ chức chứ có phải là của bảo vệ đâu?!

    Trả lờiXóa
  24. Xin lỗi vì đến trễ nhưng tức quá không lên tiếng không được. Lời này xin được gởi cho bác nặc danh 05:55 ngày 22 tháng 11 năm 2013. Thưa bác, dân tộc thì trường tồn mà đảng phái thì có giai đoạn. Vậy, nếu bác đề nghị thì hãy đề nghị thay tên là Việt Nam Cộng Sản để cho nổi bật với Việt Nam Cộng Hòa. Chứ Việt Nam thì muốn đời vẫn là Việt Nam , bác ạ ! Việt Nam không nham nhở mà cái đám lãnh đạo mới nham nhở, thưa bác !

    Trả lờiXóa