"Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội,
Kính thưa đồng bào và chiến sĩ cả nước,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào và Camphuchia,
Kính thưa các bạn bè quốc tế và kiều bào ở nước ngoài,
Trước hết, tôi xin thay mặt gia đình tỏ lòng biết ơn sâu sắc, cảm ơn
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước đã
tạo mọi điều kiện để thực hiện tâm nguyện cuối cùng của ba chúng tôi là
trở về với quê hương.
Chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết rằng mọi lời ca ngợi với Đại tướng là lời
ca ngợi đối với Bác Hồ, với các thế hệ lãnh đạo của Đảng, với tất cả
đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh và đóng góp bằng tâm trí và máu xương
trong 2 cuộc kháng chiến vừa qua. Đấy là lời ca ngợi đối với tất cả
những người con ưu tú của đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ và gìn giữ
mảnh đất này. Để tỏ lòng biết ơn, không có lời nào có thể diễn đạt hết
được tấm lòng của gia đình.
Tuổi thọ của Đại tướng đến những năm vừa qua, sức khỏe của Đại tướng và
tuổi thọ của Đại tướng đến những ngày qua là nhờ tấm lòng của tất cả mọi
người, hàng trăm, hàng triệu người dân Việt Nam, từ các thế hệ đã qua 2
cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc, đến thế hệ thanh niên,
thiếu nhi chưa bao giờ biết đến tiếng bom.
Xin phép được tỏ lời cảm ơn riêng đến quân đội bệnh viên quân y 108, tập
thể A11 và tất cả những y bác sĩ liên quan đã chăm sóc Đại tướng đến
những giây phút cuối cùng.
Trong giây phút này, xin phép được ngẩng đầu tạ ơn tiên tổ của đất nước
Việt Nam, tạ ơn anh linh của tất cả những anh hùng liệt sĩ từ hàng nghìn
năm nay đã ngã xuống vì mảnh đất này và luôn luôn đồng hành cùng với
Đại tướng trong cuộc trường chinh cho tới giờ phút cuối cùng.
Đại tướng cả đời đã vì nước vì dân và lúc mất đi chắc chắn tinh thần của
Đại tướng sẽ hòa vào tinh thần của hàng trăm, hàng chục triệu người dân
nước Việt, biến thành sức mạnh vì một nước Việt Nam hùng cường và thịnh
vượng.
_______________
Lời bình: Lời phát biểu ngắn gọn, súc tích, chất chứa bên trong tất cả những gì mà Nhân Dân muốn nói về Đại tướng. Lời cảm ơn này gây xúc động mạnh mẽ và đáng chú ý hơn hết thảy các bài diễn văn trong tang lễ, kể cả bài Điếu văn do Ông Nguyễn Phú Trọng đọc trước đó.
Theo tôi có lẽ do tang gia bối rối nên ông Võ Điện Biên cũng có sơ xuất đáng kể. Lẽ ra nên thêm từ cảm ơn tất cả các cơ quan ,tổ chức và nhân dân trong cả nước mấy ngày qua đã đến viếng tổ chức viếng) chia buồn với gia đìng...cho nó trọn vẹn. Mặt khác khi ông Biên đại diện cho gia đình phát biểu thì nên thay từ Đại tướng bằng từ Cha tôi thì hay hơn nhiềy
Trả lờiXóaTheo tôi việc dùng từ Đại tướng không hề do sơ xuất . Nếu thay bằng Cha (Ba) tôi sẽ có chỗ không hợp lý lắm . Đại tướng không còn của riêng ai .
XóaThoe tôi ông ấy dùng từ Đại tướng là đúng rồi. Bác nghe thử xem nhé:
Xóa"tạ ơn anh linh của tất cả những anh hùng liệt sĩ từ hàng nghìn năm nay đã ngã xuống vì mảnh đất này và luôn luôn đồng hành cùng với Cha tôi trong cuộc trường chinh cho tới giờ phút cuối cùng."
Suy nghĩ của bạn theo kiểu... "lũy tre làng"!
XóaAnh Biên thay mặt gia đình, cũng là thay mặt nhân dân đã đến viếng, đã coi Đại tướng như Cha, Ông mình nên anh Biên mới phát biểu như thế!
Chính xác. Nhưng lời cảm ơn này cũng đã thể hiện được tâm tư thực lòng của gia đình rồi, không dối trá như những lời xáo rỗng khác.
XóaNói chính xác.
XóaThưa bác, LỜI CẢM ƠN của Ban Tổ chức Lễ tang và Gia đình sẽ được phát đi SAU KHI TOÀN BỘ TANG LỄ KẾT THÚC, và được đăng tải rộng rãi trên truyền thông.
XóaỞ đây, phát biểu như của Anh Võ Điện Biên là ổn rồi.
Nội dung đáp từ của ông Biên rất súc tích và nói lên đúng ý nguyên của lòng dân và gia đình đối với Đại tướng cũng như với những lãnh tụ và những chiến sĩ, những người dân đã ngã xuống vì dân vì nước.
XóaĐồng ý với Ngô Nhi nên có thêm lời cảm ơn ở cuối cho trọn nghĩa cử thay ĐẠI TƯỚNG. Việc dùng từ ĐẠI TƯỚNG là đúng rồi vì đây là quốc tang cơ mà!
Bài Đáp từ của anh Võ Điện Biên con trai Đại Tướng nên đưa vào Sách Giáo Khoa về đạo đức làm người. Theo dõi và nghe trực tiếp tôi rất xúc động và muốn nghe lại nhiều lần
Trả lờiXóaTôi nghe kĩ điếu văn của ông Nguyễn Phú Trọng. Nói thật, nói cứ như nghe Nghị quyết TW vậy. Thì Nghị quyết cũng được nhưng phải là Nghị quyết của lòng dân.
Trả lờiXóa" Có đầy trong lòng mới nói ra ngoài miệng " ( Lời KT ). Lòng ô. NPT đối với ĐT Võ là như thế đó !
XóaLiệu một ngày nào đó, chúng ta được nghe DI CHÚC của Đại tướng không nhỉ? Có không nhỉ?
Trả lờiXóaMười năm nữa anh Biên sẽ công bố thôi. Sợ rằng mình không sống được đến lúc đó :)
XóaChả nói gì đến đảng , đến tổ quốc Xã hội nhủ nghĩa !!!!
Trả lờiXóaBài điếu văn của TBT như phát biểu trong một hội nghị nào đó, mang đậm những từ ngữ kêu nhưng tẻ nhạt, kém xa bài điếu văn Bác Hồ của Ông Lê Duẩn. Lần đó, ngay giọng nói của ông Lê Duẩn rất tha thiết đầy nước mắt.
Trả lờiXóaĐoạn này không nghe được ở Tivi trực tiếp: "...là nhờ tấm lòng của tất cả mọi người, hàng trăm, hàng triệu người dân Việt Nam, từ các thế hệ đã qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc, đến thế hệ thanh niên, thiếu nhi chưa bao giờ biết đến tiếng bom."
Trả lờiXóa"vì một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.", KHÔNG PHẢI vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa!
Trả lờiXóaĐây sẽ là khẩu hiệu cho tòan thể người Viêt Nam ta!
Đoạn chót, chữ "hàn" trăm : xin sửa là "hàng" trăm.
Trả lờiXóaBài phát biểu hay quá, nó làm lu mờ đi bài điếu văn trước đó, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ với ý nguyện của bao người. Mặc dù vậy nghe anh Võ Điện Biên tôi tin chắc rằng hàng triệu người rưng rưng nước mắt, đến òa khóc. Tôi vẫn mong anh Biên nói được những điều tâm nguyện của Đại tướng mà những người cao nhất có trong căn nhà tang lễ này phải trả lời tại sao họ lờ đi. Đó là vụ án T.4 không giải quyết. Kiến nghị dừng dự án Bô - xít Tây Nguyên. Việc phá bỏ hội trường Ba Đình, việc sáp nhập Hà Nội, Hà Tây. Tôi chỉ cần có một câu trả lời, tại sao Đảng, nhà nước, CP và QH không trả lời. Họ có xứng đáng đứng trước linh cữu của Đại tướng không?
Trả lờiXóaHT nhập về HN được mấy năm rồi, khi có người hỏi ông quê ở đâu, mình vẫn nói quê Hà Tây. Trong tâm khảm không thể lẫn Xứ Đoài với đất Tràng An được (mà nói quê Hà Nội nó cứ ngường ngượng sao ấy). Tràng An thanh lịch được tôn lên bởi văn nhân Xứ Đoài bên cạnh. "nhóm lợi ích" nào đã cưỡng bức Xứ Đoài trộn vào Tràng An?
XóaCụ Võ Đại tướng và Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc sinh thời cũng phản đối cuộc hôn phối cưỡng bức này. Hai cụ Võ không hẹn mà gặp cùng một quan điểm. Nhưng các "công bộc" của dân có thèm nghe đâu. Để đến nỗi chùa Trăm gian cũng bị dỡ bỏ làm mới một phần, làng Cổ Đường Lâm đang biến dạng. Buồn thay!
Người viết và người đọc lời điếu hôm nay không làm ta mảy may xúc động! Còn nhớ đ/c Lê Duẩn giọng đọc điếu văn mới cảm động làm sao, lời điếu thấm đẫm lòng biết ơn, niềm tự hào về Bác khiến cả dân tộc vỡ òa trong tiếng khóc: "Dân tộc ta, non sống đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch - Người anh hùng dân tộc vĩ đại, Người đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta..."
Trả lờiXóaTôi đã nghe rất rõ bài đáp từ này, và giờ đọc lại, tôi thấy là tuyệt vời. Trong bài đáp từ này, ông phải dùng danh xưng Đại tướng là hoàn toàn chính xác, vì đại tướng đã trở thành người của đất nước, của nhân dân rồi
Trả lờiXóaĐúng đó bác, tôi cũng nghĩ như thế, có thể nói anh Võ điện Biên dùng từ Đại tướng như một cách anh nhân danh cả toàn dân ta phát biểu, anh như nói hộ tấm lòng người dân vậy. Không lạ khi anh là người con trai cả của Đại tướng, được sinh ra ở thời kỳ oanh liệt nhất của Đại tướng lại được ảnh hưởng trực tiếp đạo đức nhân cách của ông, được ông dậy dỗ. Chắc chắn Đại tướng yêu những người con của ông lắm. Xin cảm ơn bài phát biểu chân thành ngắn gọn đầy đủ của anh VĐB. Kính chúc gia đình sớm ổn định tinh thần và sức khoẻ để Đại tướng được an lòng về những người thân của ông.
Xóa"Chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết rằng mọi lời ca ngợi với Đại tướng là lời ca ngợi đối với Bác Hồ, với các thế hệ lãnh đạo của Đảng, với tất cả đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh và đóng góp bằng tâm trí và máu xương trong 2 cuộc kháng chiến vừa qua. Đấy là lời ca ngợi đối với tất cả những người con ưu tú của đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ và gìn giữ mảnh đất này ".
Trả lờiXóaVỪA HAY VỪA KHIÊM TỐN KHÔNG THỂ CHÊ VÀO ĐÂU ĐƯỢC ! ĐÚNG LÀ CON TRAI CỤ GIÁP.
Chúng ta lưu ý đoạn này nhé
XóaChúng tôi hiểu rõ hơn ai hết rằng mọi lời ca ngợi với Đại tướng là lời ca ngợi đối với Bác Hồ, với các thế hệ lãnh đạo của Đảng, với tất cả đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh và đóng góp bằng tâm trí và máu xương trong 2 cuộc kháng chiến vừa qua. Đấy là lời ca ngợi đối với tất cả những người con ưu tú của đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ và gìn giữ mảnh đất này ".
2 cuộc kháng chiến vừa qua......
Đại tướng của nhân dân điều đó hoàn toàn chính xác , Tôi chợt nghĩ không biết những kẻ "xôi thịt " đang đứng trên đầu nhân dân khi chết đi thì nhân dân mình sẽ có ai cảm thấy tiếc thương không nhỉ????????????????????
Trả lờiXóaTôi tâm đắc cách nói "ngẩng cao đầu tạ ơn". Ý nghĩa sâu sắc biết bao nhiêu!
Trả lờiXóaTôi cho rằng lời cảm tạ này rất sâu sắc như lời Tễu đã bình một cách ngắn gọn. Sau điếu văn nhạt nhẽo và cách đọc nhạt nhẽo của một vị giáo sư đứng đầu một thể chế, anh Điện Biên đã "ngẩng đầu tạ ơn trời đất" và sau một lần duy nhất gọi "ba tôi" còn lại dùng từ "Đại tướng" là quá xuất sắc!
Trả lờiXóaBác Biên chẳng nói tí nào đến chủ nghỉa xả hội cả....
Trả lờiXóaTheo tôi, kết thúc Điếu văn Đại tướng, đ/c Tổng Bí thư không dùng hai chữ "Anh Văn" sau cụm từ "Đồng chí Đại tướng". Nghe rất phản cảm. Thứ nhất, đó là hai chữ trìu mến của Lực lượng vũ trang, của quân đội. Một cựu binh trẻ hơn hoàn toàn có thể dùng trong sắc thái kính trọng chân thành. Với một cách dùng khác, đó là những nhà chính trị, lãnh đạo đất nước cùng thế hệ. Cụ Phan Huy Lê dùng thì nghe đã sái rồi. Ông TBT không là quân nhân một ngày, lại là thế hệ rất sau. Dùng nghe nó trái cái lỗ tai lắm.
Trả lờiXóaNhững người góp ý cho đáp từ của ông Võ Điện Biên chắc phải là những người em của Phu nhân Đại tướng: Trung tướng Hồng Sơn, nhà lý luận chính tri-quân sự (em rể), GS văn học Đặng Anh Đào (em gái), GS văn học Đặng Thị Hạnh (em gái), GS văn học Đặng Thị Lê (em gái), GS văn học Nguyễn Văn Hoàn (em rể), GS Đặng Thái Hoàng (kiến trúc)... Họ là những GS gạo cội của khoa học xã hội nhân văn nước nhà. Còn quân sư hay thư ký cho ông TBT chắc chắn chưa ai xứng đáng là học trò khá của các GS trên. Họ cùng lắm chỉ là những người thạo (chứ không giỏi) soạn và vo tròn các câu chữ của các loại Nghị quyết TW mà thôi. Câu này câu kia cốt các mệnh đề cho tròn trịa, dễ "chạy" vì sợ người khác bắt bẻ, không chứa được tí hồn vía nào cả. Càng ngày càng chán với sự trơn tru, nhẵn thín của họ. Bảo thân thôi, nghĩ đến nhân dân đâu.
Cảm ơn bác đã nói đúng suy nghĩ của tôi, cũng như nhiều người ( tôi nghĩ sẽ là như vậy),kết thúc Điếu văn Đại tướng, đ/c Tổng Bí thư không dùng hai chữ "Anh Văn" sau cụm từ "Đồng chí Đại tướng". Nghe rất phản cảm.Dùng nghe nó trái cái lỗ tai lắm lắm...Thiết nghĩ đây sẽ là bài học sâu sắc về văn hóa ứng xử cho các thế hệ sau, các cụ đã dạy ăn nhai, nói nghĩ...
XóaĐáng chú ý là lời phát biểu này không nhắc gì đến nước VN XHCN cả
Trả lờiXóaCái khoa học xã hội Việt Nam luôn luôn là vùng trũng của thế giới hiện đại. Người định danh bài "Nam quốc sơn hà" là Tuyên ngôn độc lập chính là Kít xinh gơ năm 1972, sau đó khoa học xã hội cả nước hùa theo cho đến tận bây giờ. Trước mùa hè 1977, không ai gọi Nguyễn Trãi là "Nhà văn hóa" cả. Lúc đó tôi khẳng định như vậy, được các thầy góp ý nên bỏ đi vì chưa ai nói vậy. May mà tôi vẫn khăng khăng. Đến khi UNESCO công nhận Cụ là danh nhân văn hóa thế giới, tất cả hùa theo như triều dâng vậy.
Trả lờiXóaVới trường hợp Đại tướng cũng vậy, cái tư duy "trách nhiệm tập thể, công lao tập thể" nó mài mòn mọi phát kiến, nó không nhìn ra được những tích tụ tinh hoa từ nhân cách Đại tướng. Phải nói thẳng ra là: Đại ướng là Nhà yêu nước-Nhà cách mạng- Nhà quân sự-Nhà khoa học- Nhà nhân văn- Nhà trí thức lớn của dân tộc. Trong Cụ có cả Trần Hưng Đạo và có cả Nguyễn Trãi. Không phải thế kỉ nào trong lịch sử Việt Nam cũng sản sinh ra nhưng nhân cách như thế. Bi kịch Cụ nhẫn chịu, công lao Cụ khiêm tốn, đó là việc của Cụ. Chúng ta không sớm khái quát thì khoa học thế giới họ cũng sẽ khái quát thôi, lúc đó lại vuốt đuôi người ta. Cái không được của Điếu văn TBT là ở tư duy "trũng" của những người giúp việc.
Xin hỏi TỄU: chiều nay trước khi VTV truyền trực tiếp lễ an táng Đại tướng, có cảnh " một người dân" đọc bài thơ nói về Đại tướng, tôi không kịp đọc tên người đó, hình như Hoàng Quang Thuận. Nghe cái tên này tôi giật mình, liệu có phải cái ông làm thơ Phật ?
Trả lờiXóaChính hắn đấy, còn ai vào đây nữa?
XóaTất cả đều tuyệt vời. Chỉ còn chỗ này: Nếu như ông VĐB không dùng từ "đồng chí", mà dùng từ "quý vị" thì hay hơn. Vì ngày nay, người ta "ngán" các "đồng chí" quá rồi. Và rõ ràng là Đại tướng đã không muốn "nằm chung một chỗ" với mấy người "đồng chí" của ông ta tại nghĩa trang Mai Dịch-HN, nên ông mới có tâm nguyện về quê QB đó.
Trả lờiXóaChuẩn không cần chỉnh
XóaTôi thấy những lời phát biểu của ông Võ Điện Biên rất hay! Ngắn gọn, mộc mạc và đầy đủ. Ở ông không có những câu hình thức sáo rỗng. Ông dùng từ "Đại tướng' là rất đúng, rất hay! Ông là con trai Đại tướng nhưng ông đã đặt địa vị mình như mọi người dân kính yêu và tôn vinh Đại tướng. Và mọi người dân cảm thấy mình càng gần gũi với Đại tướng hơn.
Trả lờiXóaTôi rất thích chữ "Mộc mạc" của bác, đúng là mộc mạc chân thành, không mầu mè sáo rỗng. Ngay cả giọng đọc và thần thái của anh cũng MỘC; CHÂN lắm, từ tốn đúng mức cảm xúc đúng tầm: Bình thản mà thấm sâu ...thật tuyệt vời!!!!
XóaCó một điều trong lễ quốc tang và an táng rất lạ là không thấy ai nhắc tới là tại sao không bắn 21 phát đai bác như các lễ quốc tang khác nhỉ? Ai biết lý do giải thích giùm.
Trả lờiXóaBởi vì theo Nghị định mới nhất ( nghị định 105) ban hành năm 2012 về tổ chức tang lễ cho cán bộ, công chức..trong phần Quốc tang không có quy định bắn đại bác nữa. Mà ngày quốc tang chỉ còn 02 ngày thoi.
XóaTôi thấy những lời lẽ tri ân mà ông Võ Điện Biên thay mặt gia đình mình phát biểu trong tang lễ là rất chân thành. Tôi nghĩ các bạn không nên ngồi đây mà bóc mẽ người ta như vậy nữa. Thay vào đó hãy cùng cầu mong cho Đại tướng được yên nghỉ nơi cưc lạc thì sẽ tốt hơn đó.
Trả lờiXóaLời phát biểu của Anh Võ Điện Biên tại Lễ truy điệu ĐẠI TƯỚNG- đã thể hiện đúng Phương châm sống và làm việc << DĨ CÔNG VI THƯỢNG !>>của ĐẠI TƯỚNG KÍNH YÊU ! QUÁ HAY ! KHIÊM TỐN-THÀNH KÍNH- LAN TỎA TÌNH CẢM TỚI MUÔN TRIỆU TRÁI TIM ĐỒNG BÀO, CHIÊN SĨ CẢ NƯỚC VÀ BẠN BÈ QUỐC TẾ ! ĐÚNG LÀ CON TRAI CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP và GIÁO SƯ ĐẶNG BÍCH HÀ
Trả lờiXóaChỉ biết rằng, sau khi nghe lời cảm tạ của anh Biên, chúng tôi rất nhớ nội dung và rất cảm động. Vì một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng ! Chúng tôi nổi da gà cứ muốn tin đó là tâm nguyện và lời hiệu triệu dân tộc mà Đại tướng của Nhân dân gửi lại. Trong khi bài điếu văn của ông NPT chưa dứt , mọi người quên luôn.
Trả lờiXóaTôi cho rằng bài phát biểu của ông Võ Điện Biên là đầy đủ ,rõ ràng. Long thương tiếc,kính yên với Đại tướng của nhân dân xuốt mất ngày đau thương chính là tình yêu thiết ta với Tổ quốc,dân tôc,Tình yêu đó là sức mạnh vô địch của dân tộc xuốt ngàn năm qua qua.
Trả lờiXóaCầu mong Đại tướng siêu thoát ,luôn đồng hành với dân tộc Việt trên con đường phát triển vươn lên thịnh vượng,hùng cường. KC
Tôi đang nhớ tới vụ người ta chặt đôi câu nói của một ai đó . Làm hại người người đã phát ngôn . Lời phát biểu của gia đình Đại tướng dùng từ như vậy là quá đạt rồi . Cũng là một sự cảnh giác . Dù có cố tình chia năm xẻ bảy lời phát biểu của anh VĐB thì nó vẫn nguyên giá trị .
Trả lờiXóaNếu anh Biên sử dụng một số từ cũ rích, sáo rỗng, hay ngụy biện, ... thì trái với mong ước của Đại tướng “vì Dân, vì Nước” thì bài ấy cũng như những bài khác và chả ai thèm nghe, mặc dù vô cùng kính trọng Đại tướng.
Trả lờiXóa.
Cái vĩ đại của Đại tướng thực tế đã chứng minh, tấm lòng của Nhân dân VN, thế giới đối với Đại Tướng thực tế cũng đã chứng minh, bằng những dòng nước mắt tình cảm chứa chan, chảy từ muôn triệu triệu trái tim của Nhân dân VN, của Nhân dân thế giới, không kể kẻ đã bị thua và gọi là “kẻ thù” của Đại tướng.
.
Chỉ mong qua đó để đánh thức những “con sâu người đang chuyển thành bạch tuộc, ăn hết phần của Dân, phá hết tài nguyên thiên nhiên của Đất nước, làm suy thóai văn minh đạo đức của cả một Dân tộc với nhiều ngàn năm lịch sử”. Nhưng khó và vô cùng khó vì lũ sâu, làm sao chuyển biến được?
.
Chỉ mong nó bơm thêm sinh lực cho sức mạnh của lương tri, cái tốt, cái tử tế và giúp Công lý, Chính nghĩa trỗi dậy trước tình hình Đất nước đang bị lũ sâu dày xéo thế này.
.
Bác ơi! chỉ mong vậy thôi.
Tôi cho rằng lời phát biểu của ông Võ Điện Biên rất hay và thâm thúy! Suy nghĩ cho kỹ thì lời phát biểu này đã phủ nhận bài điếu do ông Nguyễn Phú Trọng nói với tư cách trưởng ban lễ tang.
Trả lờiXóaTrong bài điếu, ông Trọng lập lại lập trường là kiên định chủ nghĩa Mac - Lê trong việc lãnh đạo đất nước. Còn lời phát biểu của ông Võ Điện Biên nói rõ:" Đại tướng cả đời đã vì nước vì dân và lúc mất đi chắc chắn tinh thần của Đại tướng sẽ hòa vào tinh thần của hàng trăm, hàng chục triệu người dân nước Việt, biến thành sức mạnh vì một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng".
TBT đọc điếu văn với vẻ mặt khô cứng cứ như đọc nghị quyết, khác với giọng đầy nước mắt của cố TBT Lê Duẩn trong điếu văn Bác Hồ. Trái lại ông ta nấc nghẹn khi diễn thuyết trong buổi công bố kỷ luật đồng chí X. Lúc đó ông nghẹn giong. Không hiểu như thế nào!!
Trả lờiXóaĐiếu văn không xứng với công lao vô cùng to lớn của ĐẠI TƯỚNG đối với Dân tộc; đối với Phong trào đấu tranh giành độc lập-tự do của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới ! Có thể mạo muội mà nói rằng : Không ai dám nghe, không ai dám đọc đến lần thứ hai Bài điếu văn của Ông Tổng ! Bởi vì, nếu nghe lại; đọc lại thì người nghe; người đọc CẢM THẤY CÓ LỖI LỚN với ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP, VĂN THAO VÕ LƯỢC, THỐNG SOÁI LỪNG DANH, ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, THIÊN TÀI QUÂN SỰ CỦA LỊCH SỬ NHÂN LOẠI !
Trả lờiXóaLời điếu của ông Ng Phú Trọng nghe nhạt nhẽo làm sao, giọng đọc vô cảm không nghe nổi. Diễn kịch quá dở. Cách đây 11 năm ông Thắng(con trưởng của Trung tướng Trần Độ) đã có lời đáp không chấp nhận lời điếu của ban tang lễ. Giá mà...
Trả lờiXóaCái nghẹn ngào cần có ông TBT đã dùng hết ở HNTƯ 7 rồi.
XóaHổ phụ sinh hổ tử!
Trả lờiXóaSơ suất không thể chấp nhận được của ban lễ tang : Mọi người cúng nhưng quay lưng lại với người đã mất đang nằm phía sau, xem hình ảnh tại đây :
Trả lờiXóahttp://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/574321/dem-yen-nghi-dau-tien-cua-dai-tuong.html#ad-image-3
Ai biết cung cấp dùm, hiện nay các con trai Đại tướng đang làm gì, hoạt động trong lĩnh vực nào?
Trả lờiXóaCác anh trông (qua TV) đều to cao khoẻ mạnh, mặt mũi sáng sủa thông minh mà sao không được cơ cấu như CCCC khác...
Cần phải thấy cụ Giáp rất sáng suốt. Cụ quá biết cái cảnh "Nguyễn Trãi" trước đây. Cách tốt nhất là hãy xa lánh càng xa càng tốt những nơi hang hùm đó. Ngay trong lĩnh vực binh nghiệp cũng không hề có con cháu nào, dù hình như cũng có một người xong đã bỏ ra bên ngoài làm. Bất kỳ chốn nào trong guồng máy đều có những kẻ, con cháu và tay chân những kẻ đó còn đang nắm rất chắc quyền bính trong tay, toàn những thứ thủ với phó thủ, cấp trưởng với cấp phó cả. Làm sao thoát? Tốt nhất là làm ngoài, tư nhân cho nó lành. Còn trong cơ quan nhà nước thì cũng chỉ làng nhàng để đỡ nhòm ngó. Bất cứ chức vụ gì cũng có thể được liên tưởng đến ... hậu họa, đang lăm le đe dọa cá nhân hay cả bè lũ, sẽ bị triệt thoái không thương tiếc. Nắm được cung cách đó, các con cụ đều không ở những chỗ mà bạn nghĩ.lkk
XóaMời bạn xem tại đây: http://molang0205.blogspot.com/2013/10/nhung-ua-con-cua-danh-tuong-vo-nguyen.html
XóaBạn Ngô Nhi ơi, đã có lòng đến với Đại tướng thì đòi hỏi chi 1 lời cảm tạ của gia đình. Tôi dám chắc tất cả mọi người dân đã đến viếng, những người trực tiếp lo cho đám tang, chẳng ai đì hỏi sự "chu đáo" ấy đâu.Lời đáp của Võ Điện Biên là một lời đáp hay nhất từ xưa đến nay mà tôi được nghe. Phải là con cụ Giáp mới có thể có được một Lời đáp Tuyệt vời như vậy.
Trả lờiXóaBác nói đúng lắm, không ai đòi hỏi cái câu cảm tạ có tính chất thủ tục, hình thức, ước lệ ấy đâu. Toàn thể nội dung bài phát biểu và thái độ của anh VĐB đã có giá trị như muôn lời cảm ơn với nước với dân...
XóaChỉ với mấy lời tự đáy lòng...:Trong giây phút này, xin phép được ngẩng đầu tạ ơn tiên tổ của đất nước Việt Nam, tạ ơn anh linh của tất cả những anh hùng liệt sĩ từ hàng nghìn năm nay đã ngã xuống vì mảnh đất này và luôn luôn đồng hành cùng với Đại tướng trong cuộc trường chinh cho tới giờ phút cuối cùng.
Trả lờiXóaĐại tướng cả đời đã vì nước vì dân và lúc mất đi chắc chắn tinh thần của Đại tướng sẽ hòa vào tinh thần của hàng trăm, hàng chục triệu người dân nước Việt, biến thành sức mạnh vì một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng. Ông Võ Điện Biên đã nói đúng và trúng những tâm tư nguyện vọng của toàn dân ta, những lời tâm huyết như ẩn chứa những cảm xúc dồn nén bao lâu chưa toát hết được. Những Người vì dân vì nước sẽ được Nhân dân ta đời đời nhớ ơn và tỏ lòng thành kính, cầu chúc linh hồn Đại tướng siêu thoát! Phù hộ cho đất nước Việt Nam trường tồn, nhân dân Việt Nam có được cuộc sống no ấm, yên bình.
Lão tướng nói đúng toàn thể dân tộc Vệt Nam chỉ cần có cuộc sống no ấm, yên bình, thịnh vượng là đủ, không cần những khẩu hiệu hô hào xáo rỗng, giáo điều, áp đặt ngụy biện xa rời thực tế...
XóaGửi bạn Nặc danh10:48 Ngày 14 tháng 10 năm 2013
Trả lờiXóaXin cung cấp một số thông tin ít ỏi về con cái Đại tướng. Nếu ai thấy còn thiếu sót, xin bổ sung thêm.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái (em gái bà Nguyễn Thị Minh Khai) năm 1934 và có với nhau một người con gái là Võ Hồng Anh (1939-2009), một tiến sĩ khoa học ngành Toán-lý đã từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia năm 1988.
Sau khi bà Quang Thái hy sinh, năm 1946, ông tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà, con gái của giáo sư Đặng Thai Mai. Ông bà có 4 người con, 2 gái và 2 trai
1. Võ Hòa Bình (1951-), con gái.
2. Võ Hạnh Phúc (10 tháng 8 năm 1952-), con gái, vợ đầu tiên của Trương Gia Bình nay đã li hôn. Hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT.
3. Võ Điện Biên (1954-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty CP Đông Sơn.
4. Võ Hồng Nam (1956-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty CP Máy tính Truyền thông Hồng Nam.
Xuất thân là một giáo viên dạy sử, nhà báo, ông trở thành một chính trị gia và tướng lĩnh quân sự nổi bật trong lịch sử Việt Nam với các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái (em gái nhà yêu nước Nguyễn Thị Minh Khai) năm 1943. Bà Quang Thái trở thành liệt sỹ và để lại một người con gái là Võ Hồng Anh. Mẹ mất, bà Anh sống với ông bà nội mãi đến năm 1946 mới gặp lại cha, bấy giờ là là một lãnh đạo cao cấp. Toàn quốc kháng chiến nổ ra, chiến sự lan dần đến Quảng Bình, bà được bà nội đưa đi sơ tán tại Thanh Chương, Nghệ An. Năm 1951, bà được gặp lại cha lần thứ hai. Sau đó, bà được chính phủ bố trí đưa sang học tại Quế Lân và Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc. Năm 1954, bà được đưa sang Liên Xô theo học Trường Thiếu nhi Việt Nam Internat Moskva. Năm 1959, bà tốt nghiệp Phổ thông với Huy chương vàng. Sau đó, bà theo học ngành Vật lý lý thuyết lượng tử, Đại học Tổng hợp Quốc gia Lomonosov Moskva. Bà tốt nghiệp năm 1965 với bằng đỏ (hạng ưu).
XóaTốt nghiệp, bà về nước và được phân công làm cán bộ nghiên cứu thuộc Ban Toán - Lý, Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước rồi sang Liên Xô bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ Toán – Lý rồi làm việc tại Viện Liên hợp Nghiên cứu hạt nhân Quốc tế Dubna và được phong học hàm Giáo sư. Năm 1987, bà về nước kinh qua nhiều vị trí tại các viện, trung tâm năng lượng, vật lý. Giáo sư Võ Hồng Anh qua đời vào năm 2009 vì bệnh tật.
Trong suốt gần 40 làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, bà được mời thỉnh giảng, trao đổi nghiên cứu, dự hội nghị khoa học ở: Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, các nước Đông Âu, Ý, Ấn Độ, Thái Lan, Malaisia... Bà cũng đã cho xuất bản trên 50 công trình khoa học được công bố, phần lớn ở nước ngoài, trong số đó có cuốn sách về Lý thuyết tương tác của bức xạ cường độ mạnh lên chất rắn - xuất bản ở Nga. Năm 1988, bà là người phụ nữ đầu tiên của ngành Vật lý được tặng Giải thưởng Khoa học Quốc tế Kovalevskaia - giải thưởng cao nhất của Việt Nam về khoa học kỹ thuật dành cho các nhà khoa học nữ. Bà Anh nhiều lần kể chuyện về cha mình, những kỉ niệm từ lúc ấu thơ đến những ngày cuối đời. Lúc nào bà cũng ghi khắc hình ảnh của một người cha hiền lành, nhất mực yêu thương con gái.
Năm 1946, đại tướng Võ Nguyên Giáp tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà, con gái của giáo sư Đặng Thai Mai. Ông bà có 4 người con, 2 gái và 2 trai, tất cả đều giỏi giang và thành đạt. Hai người con gái là Võ Hòa Bình (SN1951) và Võ Hạnh Phúc (1952), hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT. Người con trai trưởng của đại tướng được ông đặt tên Võ Điện Biên (1954), hiện là Giám đốc Công ty CP Đông Sơn. Con trai út là Võ Hồng Nam (1956), hiện là Giám đốc Công ty CP Máy tính Truyền thông Hồng Nam.
TBT gọi Đại tướng là "anh Văn" nghe rất phản cảm. Phải những người như Ông Văn Tiến Dũng, Trần Độ, Nam Khánh, Võ văn Kiệt gọi như thế mới chấp nhận được. Đáng lý ra TBT phải gọi là "cụ Văn" mới đúng.
Trả lờiXóaKhi nghe TBT đọc bài điếu văn nhàn nhạt, cũng như khi nhà thơ trời giáng đọc thơ thẩn trước vong hồn Đại tướng mà bao người đang chảy nước mắt bỗng mắt khô lại vì chán ngấy và bức xúc. Đại tướng hơn TBT trên 30 tuổi, khi Đại tướng chỉ huy chiến dịch Điện Biên thì TBT đang còn chơi quay, đánh bi đánh đáo? Thế mà gọi bằng anh Văn nghe vô lý quá?
Trả lờiXóa