Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Thư giãn cuối tuần: TÁI BẢN "SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ"


Trong lần tái bản sắp tới, cuốn sách Sát thủ đầu mưng mủ - Thành ngữ sành điệu hiện đại 
sẽ được bổ sung các câu sau:
 
- Nỗi nhục của bộ Giáo dục
- Đại biểu quốc hội phải biết chơi trội
- Hung hăng như giá xăng 
- Tiền ta không thiếu, chủ yếu biết nâng bi 
- Tàn phế vì bộ Y tế 
- Sinh động như menu quán Cộng  
- Giải thiêng cái xu chiêng 
- Lớn không cần có lông nách, quan không cần thiết đọc sách 
- Độn vú bơm mông, tham gia giao thông 
- Đã dốt còn hồn nhiên, đã dư luận viên lại kiêm bồi bút
Có ai muốn bổ sung thêm không ạ?
Tễu sưu tầm từ Fb Du Quốc Toản


- Sau mỗi tập film, khi Tôn Ngộ Không chuẩn bị giơ gậy giết yêu quái thì luôn có 1 vị phật nào đó xuống nói là: "thú cưỡi của người này", "Cháu của người kia", "Con của người nọ" v.v.. Ý nghĩa: "mấy đứa làm chuyện ác toàn là con ông cháu cha".

- Trên đường đi thỉnh kinh tất cả các rắc rối điều do cái "ngu" của Đường Tăng mà ra. Ý nghĩa: Mấy thằng ngu lúc nào cũng làm sếp.

- Bát Giới xu nịnh nhưng lúc nào cũng được ăn no, ngủ kỹ. Ý nghĩa: Mấy thằng nịnh thường đượng sung sướng.

- Sa Tăng thật thà và lúc nào cũng bưng bê khuân vác, bao nhiêu việc nặng điều làm hết. Ý nghĩa: Thật thà thường thua thiệt.

- Tôn Ngộ Không: tài giỏi xuất chúng và bị Đường Tăng cho đeo 1 cái vòng kim cô, nhưng lúc nào cũng là thằng đầu tiên phải xông vào hang cọp cứu "sếp". Ý nghĩa: Người tài luôn bị sếp kìm hãm (vòng kim cô), ko có cơ hội phát huy tài năng và gặp chuyện gì nguy hiểm gì thì cũng là thằng chịu đòn trước tiên.

- Khi lấy kinh cũng vẫn phải đút lót mới lấy được kinh thật. Ý nghĩa là cái gì mà không có tiền thì đều không làm được.

st by Sao Chổi

23 nhận xét :

  1. hay lắm mà đúng thiệt .

    Trả lờiXóa
  2. hay mà thâm, bốt tiếp đi bác Tễu ơi. Ngóng tập 2...

    Trả lờiXóa
  3. Thêm cho vui:Tinh tường như công an phường-Đúng như khẩu súng-chính xác như lời của bác-đơn giản là di tản (chuồn,hạ cánh an toàn)-dốt thì thích mốt-thích phán bằng tiếng Mán(lòe chữ)-nói lóng kiểu ăn súp nóng...

    Trả lờiXóa
  4. đã làm sếp thì không cần cái nết của con người

    Trả lờiXóa
  5. BỘ Y TẾ LÀ TỆ Y BỐ

    Trả lờiXóa
  6. Thẳng thắn thật thà thường thưa thiệt
    Lỗi lầm luồng lót lại lên lương

    Trả lờiXóa
  7. Thân gởi bác Tểu cùng quý bác độc giả của trang này:

    Cũng có thể tác giả của câu chuyện chỉ ngộ nghĩnh, nhằm mục đích " tiếu lâm " cho qua những tháng ngày "oi bức" tinh thần, nhưng theo tôi thấy thì không mấy ai hiểu được Tây Du Ký là gì nên tôi mạo muội liều chết nói với quý bác đôi điều về Tây Du Ký. Một khi các bác hiểu được một phần nào của nó thì cũng là làm giảm bớt những " cơ hội " cho những ác nghiệp tích tụ thêm cho mình.

    Theo tôi nghĩ, Tây Du Ký đã được viết từ nhận thức và hiểu biết về Duy Thức Học của tác giả Ngô Thừa Ân. Đó là một trong những triết lý của nhà Phật, trong đó:



    1. Đường Tam Tạng: tiêu biểu cho Tàng Thức, còn gọi là A-lại-da thức (alaya, thức thứ tám của loài hữu tình)
    2. Tề Thiên: tiêu biểu cho Ý Thức -(thức thứ sáu, khả năng nhận xét, phán đoán của loài hữu tình)
    3. Bát Giới: tiêu biểu cho Mạt-na Thức - (thức thứ bảy của loài hữu tình)
    4. Sa Tăng: tiêu biểu cho Tiền Ngũ Thức - (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân)


    Chuyện đòi hối lộ lúc thỉnh Kinh thật ra có không ít người không hiểu nên đã bị lầm. Ở đó không phải là đòi hối lộ mà là một đòi hỏi phải " buông xả ". Người nhà Phật không thể dùng hoặc sở hữu những đồ vật quý giá, và nhất là không "chấp thủ" bất cứ một vật gì hay điều gì. Một nhà sư chân chính của Phật Giáo không sở hữu bất kỳ một vật gì ngoài ba y, một tọa cụ và một bình bát.

    Một khi mình hiểu Tàng Thức (Alaya) thì mình sẽ hiểu vì sao Đường Tam Tạng trong Tây Du Ký lại hành xử như vậy. Còn vì không hiểu mà mình dùng chữ "ngu", cho dù có ngụ ý gì chăng nữa, thì cũng sẽ rất kẹt khi ai đó chịu tìm hiểu Nghiệp là gì.

    Dù mình là người theo đạo Phật hay không thì Luật Nhân-Quả vẫn chẳng chừa mình ra.

    Con người mình lúc ra đời chỉ hai bàn tay trắng. Lúc lìa đời cũng trắng hai bàn tay. Chỉ có cái Nghiệp là cái duy nhất mà mình sở hữu và mang theo sau khi chết, nó không bao giờ rời mình.


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hai Lúa Miền Tây tui nghe giải thích đã wá xá đi. Mà tui muốn biết cái Nghiệp mà ông nói có giống cái Nghiệp mà tui đọc được trong thơ của Nguyễn Du không? Đã mang lấy nghiệp vào thân, thì đừng trách lẫn trời gần trời xa. Cám ơn ông nhiều.

      Xóa
    2. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ! Không phải người viết bài trên không hiểu như bác nói,HN hiểu người viết bài trên với ý dựa truyện của NGÔ THỪA ÂN để tạo ra chuyện ngụ ngôn mà thôi.
      Chốn cực lạc thì A nan và Ca diếp cần vàng làm gì!

      Nhưng có điều này HN không hiểu,trong truyện có đoạn đại ý có một vị tôn giả nào đó xuống núi tụng kinh cho một gia đình giầu có,khi về họ trả công bằng BA ĐẤU BA THƯNG vàng vụn,lúc trở về Lôi Âm bị Đức Như lai quở:
      "...lấy công ít thế,mai con cháu lấy gì mà tiêu".

      Vậy là sao?

      Xóa
    3. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 04:51 8 tháng 9, 2013

      Có người cạn, có người sậu . Bởi vậy mới có thơ rằng : Sông sâu còn có kẻ dò/ Lòng người nham hiểm ai dò được đâu ? Mỗi người thưởng thức TDK một cách và ai cũng thấy thích . Thế mới là tuyệt chiêu của tác giả NTÂ .

      Xóa
    4. Phần giải thích liên quan đến Duy Thức học tôi không có ý kiến vì tôi thật sự không biết ẩn ý của tác giả Ngô Thừa Ân. Tuy nhiên, phần giải thích về sự "buông xả" trong sự kiện lấy kinh tôi cảm thấy không thuyết phục. Lý do, nếu đòi hỏi "buông xả" là cần thiết thì có thể chỉ yêu cầu Đường Tăng ném cái bát xuống sông là được rồi (hoặc giả là đang bay trên trời thì Thầy-Trò bị rơi xuống vì do cái bát nặng, v..v - tác giả hoàn toàn có khả năng sáng tạo ra các tình huống này). Do vậy, đâu cần phải đưa cái bát cho Anan nếu đây không phải là hối lộ? Theo như tôi biết, Ngô Thừa Ân khi viết tác phẩm này là có ý muốn phản ánh xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ (thông qua việc mượn các chất liệu Phật Giáo - đây là sự tài tình của tác giả). Do vậy, trong phần diễn giải về tác phẩm này, một số sử gia còn chú thích những nhân vật nào trong truyện đại diện cho những nhân vật lịch sử nào trong bối cảnh xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Và như vậy, Tây Du Ký không phải là sách về tôn giáo hay huyền sử tôn giao. Dĩ nhiên, tôi cũng đồng ý rằng, việc chế tác "tiếu lâm" như trên là nhằm mục đích "tiếu lâm" nhưng cũng là ít nhiều phản ánh hiện thực của xã hội Việt Nam hiện nay.

      Xóa
    5. 1. Hối lộ ?

      a. Hai vị trực tiếp trao Kinh cho Đường Tam Tạng là hai vị đại đệ tử của Đức Phật, và chính Đức Phật cũng biết việc "hối lộ" này và Ngài cũng vẫn tươi cười như không có gì xảy ra. Vậy, nếu sự việc đó là hối lộ thì có nghĩa là chính Đức Phật đã chủ trương hối lộ?

      b. Một người có chút ít hiểu biết chính xác về Phật Giáo thì sẽ không khái niệm "hối lộ" trong Phật Giáo. Đạo Phật không là cái gì cả mà chỉ là con đường dẫn đến Giải Thoát - FREE - không còn bị ràng buộc bất kỳ một điều gì ở thế gian này nữa.

      2. Buông Xả:

      a. Nếu một người bình thường thì có thể bảo người ta ném cái bát xuống là xong. Người đó có hiểu gì hay không cũng không quan trọng lắm vì chỉ là người bình thương. Còn Đường Tam Tạng là một vị Pháp Sư, đạo cao đức trọng thì yêu cầu chỉ đơn giản ném cái bát xuống chẳng mang ý nghĩa gì. Hai vị trực tiếp trao Kinh là hai vị đã đắc quả A-la-hán, ý của hai vị muốn nhắc ngài Đường Tam Tạng là "không thể đạt được gì khi vẫn còn vướng mắc vào của cải thế gian".

      b. Không ai nhận ra sự đòi hỏi đó là gì mà chỉ có Đường Tam Tạng hiểu được và nghĩ đến cái bát (bằng vàng ròng). Ngài không lộ một vẻ bám víu hay hối tiếc gì về việc trao cái bát cả, mà chỉ có đám đồ đệ của ngài nói này nói kia.

      c. Cảnh " vòi vĩnh " của hai vị A-la-hán rất có ý nghĩa: " Nếu anh muốn được cái này thì anh phải buông bỏ cái kia, chứ anh đâu thể vừa tham cái kia mà lại muốn có cái này được."

      3. Ngô Thừa Ân mượn TDK để phản ánh xã hội ?

      a. Các "nhân vật" chính yếu trong TDK là:

      - Đường Tam Tạng: không biết gì cả. Không thiện cũng không ác - Tàng Thức của con người, nó chỉ biết dung chứa mọi thông tin mà không hề có sự phân biệt tốt hay xấu, cái gì cũng thu nạp được cả.
      - Con khỉ (Tôn Ngộ Không): không khi nào ngồi yên, luôn nhảy từ cây này sang cây khác - Đó (gọi nôm na) là Tâm hoặc Ý của con người.
      - Con heo (Trư Bát Giới): tham lam, cái gì cũng muốn, chỉ biết được phần mình - lòng tham của con người.
      - Người chỉ biết làm việc (Sa Tăng): thấy gì làm nấy, không có khả năng phán đoán hoặc phân biệt: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân của con người chỉ có khả năng cảm nhận và truyền thông tin cho bộ não xử lý và ý thức quyết định hành động chứ nó không có khả năng phán đoán để đưa ra quyết định.
      - Con ngựa: chỉ là một phương tiện, xong việc là nó sẽ trở về với cát bụi- Con người sau khi chết thì cái Tâm Thức rời bỏ thể xác. Thể xác tan rã trở về với cát bụi, Tâm Thức tiếp tục đầu thai (chuyển kiếp) cho kiếp sống mới.

      Tôi không nghĩ Ngô Thừa Ân dùng TDK để phản ảnh xã hội Tàu (xin lỗi, tôi thấy dùng từ Trung Quốc hoặc Trung Hoa là không hợp lý) là điều không đúng. Phật Đạo và Thế Đạo là hai đường đối nghịch nhau. Thế Đạo là xuôi theo đời sống thế gian, sinh tử tử sinh, luân hồi bất tận. Phật Đạo là ngược lại với thế đạo, tìm đến cái chấm dứt sinh tử, đạt đến cái bất sinh bất diệt.

      Cho nên, lấy hình ảnh của Đường Tam Tạng ra làm "đại biểu" cho giai cấp "lãnh đạo" của một xã hội nào đó thì tôi e là không đúng. Sở dĩ tôi có ý kiến với tiết mục này là vì tôi thấy người nào đó đã mượn chữ "ngu" ám chỉ Đường Tam Tạng để nói đến "lãnh đạo" của một số xã hội ngày nay. Đây là một việc làm mà Phật Giáo cho thấy là có thể tạo ra một Ác Nghiệp ghê gớm mà người nói phải trả sau này. Tôi thấy vậy nên lên tiếng chỉ đơn giản là để nhắc nhở chúng ta đừng vì những gì chưa biết hoặc không biết mà lại tạo nên những hậu quả không hay.

      Pháp Sư Đường Tam Tạng (tục danh Trần Huyền Trang) là một nhân vật lịch sử - có thật. Việc đi thỉnh Kinh cũng là việc có thật. Còn tất cả những huyền thoại trong TDK chỉ là sản phẩm của Ngô Thừa Ân, trong đó có nhiều tình tiết không phù hợp và không đúng với Phật Giáo.

      __

      Xóa
    6. Gửi bác Nghiệp và Nhân Quả. Tôi và bác nhìn nhận về tác phẩm Tây Du Ký (TDK) theo hai quan điểm khác nhau. Bác có thể nhìn nhận rằng đây là một tác phầm tôn giáo hoặc mang giá trị tôn giáo, trong khi tôi lại xem đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán mượn chất liệu tôn giáo. Tôi xin lưu ý với bác rằng góc nhìn của tôi không phải là do tôi "sáng tác" ra mà do các nhà phê bình văn học đề xướng, trong đó có những vị cùng thời với Ngô Thừa Ân (thời nhà Minh). Bác có thể xác thực thong tin này một cách dễ dàng (thí dụ dùng Wiki). Tôi nghĩ để có thể hiểu được một tác phẩm văn học thấu đáo ta cần phải hiểu hoàn cảnh sáng tác của tác giả.

      Nếu nhìn TDK theo quan điểm thứ 2, thì việc "hối lộ" không có gì là lạ cả vì đâu phải là "hối lộ trong Phật Giáo" như bác đề cập. Hơn nữa, một vị tăng nhân nhận hối lộ cũng không đồng nghĩa là hành vi "hối lộ" được đặt ra trong Phật Giáo. Tôi cũng lưu ý rằng tôi không nói Đường Tam Tạng là đại biểu của giai cấp "lãnh đạo" (vì các nhà phe bình văn học đã chỉ ra ai mới đại diện cho giai cấp này).

      Tôi vẫn không cảm thấy thuyết phục với giải thích "buông xả" của bác với những lý do sau: Tại sao một vị pháp sư đức cao vọng trọng thì không thể làm một hành động đơn giản? Tại sao một hành động đơn giản thì không có ý nghĩa (bác có thể nhớ lại tích Ca Diếp mỉm cười khi nhìn hoa sen)? Tại sao đưa cái bát cho Anan thì ý nghĩa hơn là bỏ cái bát xuống sông hoặc cho một người nghèo nào đó? Tại sao sự buông xả của một người lại cần người khác nhận cái buông xả đó?

      Tất cả những điều tôi nêu trên là để muốn nhấn mạnh rằng, khó mà phân tích TDK như một tác phẩm mang tính Phật Giáo (vì có nhiều điểm không đúng tinh thần Phật Giáo). Quan điểm này cũng bị một số Tu sĩ Phật Giáo bác bỏ. Bác có thể xem thêm nhận xét của Thiền Sư Huệ Năng về tác phẩm TDK.

      Xóa
    7. Ở đây tôi không nói cái nhìn nào đúng, cái nhìn nào sai. Những gì tôi nói ra chưa chắc đã là đúng, thậm chí có thể sai hoàn toàn. Nhưng vì tôi cảm thấy cái nhìn mà tôi đang có về Tây Du Ký (TDK) rất hợp lý đối với tôi, nên tôi chỉ nói theo cái nhìn của tôi.
      1. Về vấn đề nhân vật:

      Tôi đã giải thích vai trò của từng nhân vật, tuy không đầy đủ nhưng cái ý chính của nó là vậy. Bốn nhân vật chính trong TDK đã được thiết kế theo Duy Thức.

      Nếu nhìn TDK theo cách nhìn khác thì sự khác biệt của bốn nhân vật đó được lý giải như thế nào? Chúng ta thử tìm để xem những vấn đề sau đây:

      -- Tại sao Tề Thiên không là con mèo, con chó, hay con công con quạ v.v.. mà lại là con khỉ?

      -- Trư Bát Giới cũng vậy? Tại sao không là một con vật gì khác mà là thân người mặt heo?

      -- Tại sao Sa Tăng cũng là đồ đệ của Đường Tam Tạng như Tề Thiên và Bát Giới mà không mang hình dáng của một con thú nào đó mà lại hoàn toàn là hình dáng của một con người?
      2. "một vị tăng nhân nhận hối lộ cũng không đồng nghĩa là hành vi "hối lộ" được đặt ra trong Phật Giáo." - Điều này tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng bối cảnh trong TDK nếu nhìn theo cách nào đó để cho đó thật sự là hối lộ thì có phải đã thừa nhận rằng chính Đức Phật đã chủ trương hối lộ?

      3. "buông xả".

      -- Điều quan trọng là phải thật sự hiểu " Thế nào là buông xả " chứ việc vứt bỏ một vật gì đó với một hành động hoàn toàn mang tính vật lý thì không có cái nghĩa gì gọi là " buông xả " cả!

      -- "Tại sao đưa cái bát cho Anan thì ý nghĩa hơn là bỏ cái bát xuống sông hoặc cho một người nghèo nào đó?"

      -- a. Tại sao phải đưa cái bát trực tiếp cho Ngài A-nan? Chẳng lẽ lúc đó Ngài phải bảo Đường Tam Tạng ra ngoài bỏ cái bát xuống sông, hay tìm một người nghèo nào đó cho rồi quay trở lại nhận kinh? Câu hỏi này không hợp lý.

      -- b. " Tại sao sự buông xả của một người lại cần người khác nhận cái buông xả đó?" - Ở đây không có vấn đề " cần người khác nhận cái buông bỏ đó ".

      Nếu bác thấy con bác đang cầm một món ăn không hợp vệ sinh, bác bảo nó phải đưa cho bác. Chẳng lẽ như vậy có nghĩa là bác sẽ tiêu thụ món ăn đó? Sự " vòi vĩnh " đó còn cho chúng ta thấy là một sự chế giễu và chê bai nữa: " Đã ra công tắm gội cho sạch mà lúc nào cũng cứ chứa trong túi những thứ ô uế thì có nghĩa là sao hả?"

      Hai vị A-nan và Ca Diếp dù muốn dù không cũng là bậc Thầy của Đường Tam Tạng, có thừa công đức để làm một việc như vậy đối với Đường Tam Tạng.

      Bác cũng biết về sự tích Ngài " Ca Diếp mỉm cười " thì chắc bác cũng có thể biết chuyện Đức Phật cùng ngài A-nan đang trên đường đi thì thấy một hủ vàng ở một gốc cây ven đường, và Đức Phật đã chỉ vào đó mà nói với Ngài A-nan rằng: " Độc xà. Này A-nan, độc xà...".


      -- Còn vấn đề đem sự kiện " Niêm Hoa Vi Tiếu " giữa Ngài Ca Diếp và Đức Phật để so sánh với sự kiện " vòi vĩnh hối lộ " này là không hợp tình hợp lý.

      Sự kiện " Niêm Hoa Vi Tiếu " là lúc Đức Phật đang thuyết Pháp và muốn xem các đệ tử đã thấu hiểu được đến đâu, và kết quả là chỉ một mình Ngài Ca Diếp đã đạt được. Còn sự kiện " vòi vĩnh hối lộ " này là muốn ám chỉ và nhắc nhở việc thực hành Pháp (tu tập) cho Đường Tam Tạng.

      Đây chẳng gì hơn là một sự trao đổi với nhau. Mỗi người có một cách nhìn nhận một vấn đề nào đó tủy theo kinh nghiệm và ví trí đứng nhìn của mình.

      Một cái đĩa tròn đựng thức ăn đặt giữa bàn ăn. Cái hình ảnh thật sự của cái đĩa đó (từ vị trí của nó trên bàn ăn) được thâu nhận qua những đôi mắt của những người ngồi quanh bàn ăn không thể nào thật sự là hình tròn, nhưng nếu bảo cái đĩa đó không phải là hình tròn thì chắc chắn là tất cả đều phản đối. Lý do tại sao?

      Tham khảo người này hoặc sách kia cũng chỉ là để xem người ta nhìn sự việc nào đó như thế nào mà học hỏi những gì đó mình cần và lấy làm kinh nghiệm cho mình, chứ nếu lấy đó làm kim chỉ nam thì mình hóa ra đã bị nô lệ về tư tưởng hoặc chỉ là một cái máy thôi sao?


      ____

      Xóa
    8. 1) “Nếu nhìn TDK theo lối khác thì các nhân vật đó được giải thích như thế nào?” Điều này tôi đã nói, bác có thể tham khảo xem các nhà phê bình văn học đã nhìn nhận hoặc giải thích các nhân vật này như thế nào. Tôi không nghĩ có đủ thời gian và không gian để trình bày lại ở đây. Việc Tề Thiên không là con chó, con mèo, …. cũng không nhất thiết phải là con khỉ mà không là tinh tinh, vượn (cũng mang một số tính chất như con khỉ). Việc lựa chọn hình tượng nhân vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có môi trường văn hóa của tác giả. Đối với việc phân tích một tác phẩm, tôi cho rằng đây là điều cần thiết vì nếu bỏ qua hoàn cảnh sáng tác, môi trường văn hóa, v…v việc phân tích một tác phẩm sẽ rất chủ quan (dĩ nhiên tính chủ quan thì chắc chắn phải có nhưng chúng ta cũng muốn tìm hiểu dụng ý của tác giả).
      2) Cố nhiên, chính vì Đức Phật không thể chủ trương hối lộ nên đã có ý kiến cho rằng TDK không nên nhìn nhận như một tác phẩm mang tính tôn giáo, mà chỉ là vay mượn chất liệu tôn giáo. Tôi nhắc lại là TDK đã từng bị chỉ trích bởi các Tu sĩ Phật Giáo.
      3) Việc buông xả không có nghĩa là hành động mang tính vật lý. Vâng, tôi đâu có ý kiến gì khác! Tuy nhiên, ở đây chúng ta đang giải thích ý nghĩa của hành vi trao cái bát cho Anan của Đường Tăng trong tác phẩm TDK chứ chúng ta không nói buông xả chỉ có nghĩa là bỏ đi cái bát.
      4) Về vấn đề tại sao phải đưa cái bát cho Anan. Nếu muốn tác giả đã có thể đưa vào một số tình tiết hợp lý khác để “giải quyết” cái bát mà không cần đưa cho Anan. Câu hỏi của tôi muốn nhấn mạnh đến tại sao phải là sự việc A mà không phải là B, C, …. chứ tôi không đề nghị phải là B hoặc C. Đặt trong ngữ cảnh này, tôi cảm thấy câu hỏi của mình không có gì là không hợp lý.
      5) Nếu tôi thấy con tôi cầm một món đồ mất vệ sinh thì tôi sẽ bảo cháu bỏ món đồ đó vào thùng rác chứ tôi cầm nó làm gì cho tay tôi thêm mất vệ sinh? Tôi hiểu ý bác muốn nói gì ở đây nhưng thí dụ bác đưa ra tôi thấy nó gượng ép.
      6) Tôi không hề so sánh tích “niêm hoa vi tiếu” với việc “vòi vĩnh”. Xin bác xem lại, tôi nhắc đến tích này ngay sau câu hỏi “Tại sao một hành động đơn giản thì không có ý nghĩa” để nhấn mạnh rằng ý nhĩa của một hành động không phụ thuộc vào việc nó xem ra đơn giản hay phức tạp.
      7) Tôi không hiểu ý câu nói: “Tham khảo …. cái máy thôi sao?” là bác ám chỉ ai. Nếu là bác muốn nói tôi thì xin hỏi rằng sao bác biết khi tôi tham khảo quan điểm người khác tôi không suy nghĩ thấu đáo mà máy móc nghe theo? Nếu việc đồng quan điểm và chấp nhận quan điểm của một ai đó được xem là “nô lệ về tư tưởng” hoặc “cái máy” thì chẳng lẽ tất cả những người tham khảo (và sau đó tin nhận và xem như kim chỉ nam) giáo lý của Đức Phật đều là nô lệ tư tưởng!? Trong phản biện khoa học nói chung và phê bình văn học nói riêng, việc sử dụng quan điểm, kết quả nghiên cứu của người đi trước là bình thường, sao có thể cho là “nô lệ tư tưởng” được. Chưa kể, trong trường hợp này, tôi tham khảo từ các nhà chuyên môn, họ là các nhà phê bình văn học (có kiến thức về Phật học), các Tu sĩ Phật Giáo và họ thật sự có nghiên cứu về tác phẩm TDK (họ có các xuất bản).
      8) Tôi xin được góp ý như vầy nhé (nếu làm mất lòng bác thì xin bác bỏ qua). Trong phản biện, chúng ta chỉ phản biện những gì người khác viết ra, những gì thể hiện trên văn bản chứ không phản biện vào bản thân người viết và cũng không suy diễn những gì không có trên văn bản một cách chủ quan và không có căn cứ. Nếu tôi nói vấn đề nào đó sai, thì bác chỉ nên đơn giản chi ra chỗ sai, còn vấn đề sự hiểu biết của tôi về nó như thế nào sao bác biết được. Do vậy, chúng ta cũng không nên kết luận chủ quan đại loại như, “Nếu người có chút hiểu biết chính xác về Phật Giáo thì sẽ không …”. Xin thưa với bác rằng tôi có thể không uyên bác Phật học như bác nhưng tôi tin rằng các vị như Thiền sư Huệ Năng có đủ hiểu biết về Phật học và chính các vị này đã dùng các từ như “hối lộ” khi chỉ trích ý kiến cho rằng tác phẩm TDK là tác phẩm mang tính Phật Giáo. Tương tự khi nói người khác “nô lệ tư tưởng” hay “cái máy” như tôi đề cập trong mục 6.

      Xóa
    9. Xin lỗi. Có lẽ chúng ta nên sì tóp tại đây nhé! Bởi vì có lẽ cách diễn đạt của tôi không được rành mạch nên đã làm cho bác hiểu nhầm ý rất nhiều. Nếu nói nữa thì có thể còn gây thêm hiểu nhầm nữa, dễ dẫn đến chỗ bực mình cho bác

      Còn về chuyện nô lệ tư tưởng hay là cái máy thì thật tình là tôi không có ý ám chỉ bác. Bởi vì tôi đang nói chuyện trực tiếp với bác, trường hợp có gì không rõ thì mình nên trực tiếp trao đổi với nhau trong khả năng hiểu biết của mình cho rõ ràng. Tôi thích cách nói chuyện như vậy. Còn nói chuyện nữa chừng lại bị người ta bảo mình đi tham khảo người này hoặc sách kia thì tôi thấy cuộc trao đổi bị khựng lại và cụt hứng. Hơn nữa, tôi cũng có nói là tham khảo là để tìm học cái mình cần để làm kinh nghiệm cho mình chứ tôi đâu có chủ quan gì về mình đâu.

      Thôi thì đại khái như rứa. Hiểu nhầm ý nhau nhiều quá, nói thêm nữa chỉ có thể tạo hiểu nhầm thêm, không khéo lại sinh ra mích lòng nhau, không hay, dù rằng mình chẳng biết nhau ai là ai.

      Thân ái chào và chúc sức khoẻ nghe.

      Xóa
  8. Ý của bác Hai Lúa Miền Tây hỏi thì tôi không được rõ. Nó giống là giống như thế nào?
    Tôi chỉ trả lời theo hướng giúp bác tìm hiểu chữ Nghiệp.
    Cuộc đời Thúy Kiều đã ba chim bảy nổi .. chín mươi chín cái lênh đênh, Thúy Kiều chịu hết nỗi, đến mức phải xin đăng ký hộ khẩu thường trú ở sông Tiền Đường vẫn không xong, mà lại phải tiếp tục cảnh sống đăng ký tạm trú tạm vắng tiếp. Có lẽ từ đó mà đưa đến:
    Ðã mang lấy nghiệp vào thân
    Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa

    Tôi chỉ đọc thoáng qua truyện Kiều hồi còn nhỏ nên không rành lắm. Nhưng cho dù có hiểu sai cái ý của Cụ Nguyễn Du dẫn đến hai câu đó cũng không sao. Ở đây tôi nói cái Nghiệp cho bác dễ hiểu:
    Theo khoa học về Tâm Thức, một khi một hành động nào đó (bất kỳ), hoặc một ý nghĩ, hoàn thành (kết thúc) thì nó sẽ để lại một tỳ vết trong Tâm Thức của chúng ta. Và cái này sẽ tạo nên một cái gọi là Nghiệp.
    Tôi đã có ý định và đã tính toán những phương cách để đến nhà bác ăn trộm một cái gì đó, cho dù ý định đó không bao giờ thực hiện được, nó đã tạo nên một cái Nghiệp Bất Thiện - Trôm Cắp - cho bản thân tôi và tôi sẽ có cái giá phải trả.
    Mười người cùng nhau đồng ý giết một con vịt để nhậu, cái Nghiệp Bất Thiện - Sát Sanh - mà mỗi người đã tạo ra cho mình là mình (mỗi người) đã giết một con vịt chứ không phải 1/10 con vịt.
    Một người thấy nhà hàng xóm bị cháy, vội vã chạy đến với mục đích để giúp và cứu. Trên đường đi thấy một thùng nước vội chộp lấy tạt vào nhà, nhưng thùng đó không phải là nước mà lại là thùng xăng, căn nhà phừng cháy to hơn. Người đó không tạo ra Nghiệp Ác mà vẫn là Nghiệp Thiện, vì chủ tâm của ông ta là đến chữa cháy chứ không có ý muốn hại người.

    "Đã mang lấy nghiệp vào thân,
    Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa."

    Nghiệp là do mình tạo lấy. Một khi đã tạo ra rồi thì dứt khoát phải có ngày trả Nhiệp. Không ai có thể cứu hoặc sản sẻ gì được, cho nên có than trời trách đất cũng vô ích.

    Số phận con người là do tự mình định đoạt lấy.

    Trả lờiXóa

  9. Xin trả lời chị Hồng Nga:
    "...lấy công ít thế, mai con cháu lấy gì mà tiêu"

    Tôi chưa đọc tiểu thuyết TDK mà chi coi phim nên tìm coi ai là tác giả vậy thôi, cho nên cái bối cảnh của sự việc và Đức Như Lai nói như vậy tôi không biết là như thế nào, cho nên không dám suy diễn, nhất là Ba Đấu Ba Thưng vàng vụn. Hơn nữa, TDK cũng chỉ là một tiểu thuyết hư cấu, và tất nhiên nó là sản phẩm của sự hiểu biết và khả năng nhận thức của tác giả về Phật Giáo. Vấn đề đi tụng kinh rồi nhận thù lao là vấn đề không nằm trong Phật Giáo.

    Thời buổi này đã quá nhiều người lợi dụng Phật Giáo làm những chuyện xằng bậy, bất chấp những Quả Báo khủng khiếp sẽ chờ đón họ.

    Phật Giáo của Phật Giáo khác với Phật Giáo của đại chúng.

    Trả lờiXóa
  10. Bạn Nghiệp và Nhân quả,
    Quả thật là can đảm hơn người: Chưa đọc TDK mà chỉ phán xét dựa theo kịch bản phim.
    Bạn ạ, bạn chỉ mới nhận xét cách nhìn của tác giả kịch bản chứ chưa phải là tư duy của ông Ngô Thừa Ân.
    Cho dù, bạn có hiểu biết về Phật Giáo, nhưng đó không phải là đối tượng khảo sát được đặt ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thân gởi bạn Phi-Long Mai,

      Bạn nói đúng. Tôi không đọc Tây Du Ký.
      Nhưng cho dù giữa kịch bản phim và cốt truyện có khác nhau thế nào đi nữa thì tôi vẫn an toàn khi nhìn nó với cái nhìn qua Duy Thức Học. Nếu có những tình tiết gì đó khác biệt hoặc đối chọi nhau đi nữa thì tôi cũng vẫn an toàn, vì ý kiến của tôi chỉ căn cứ vào phim, tình tiết đôi khi có thể khác biệt nhưng cốt lõi là tác giả dựng lên tiểu thuyết đó cũng tù Duy Thức Học mà ra.

      Xóa
  11. híc
    Hôm tôi lượn qua một quán sách vỉa vẻ hỏi "có quyền sát thủ đầu mưng mủ k?" người bán sách cứ như trên trời rơi xuống thộn cái mặt bảo "chưa bao giờ nghe thấy tên sách ấy". Lượn sang hàng khác thì bà bán sách với vẻ mặt bí mật như vừa thó được cái gì cần dấu diếm "sách cấm đấy, k buôn bán được".
    Hi hi buồn quá về tay không. Bẵng đi vì bận nên k còn hứng thú tìm đọc nữa. Nếu lần này phát hành tôi nhất định mua.
    Mõ Làng Chờ

    Trả lờiXóa
  12. Dạ có em xin tham gia ! Thứ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn nói Việt Kiều ( khúc ruột ngàn dặm ) rằng ....Biểu tình được trả tiền...Tác giả Sát Thủ Đầu Mưng Mủ khỏi cần trả tiền sở hửu trí tuệ cho em làm gì ! Đóng góp vui thôi mà.

    Trả lờiXóa
  13. Kinh kê do A NAN, CA DIẾP chép lại theo lời dạy của Đức Thích Ca trải qua mấy nghìn năm đã tam sao thất bản đến 96% rồi, huống hồ là bộ TDK dù cốt truyện là có thật nhưng được Ngô Thừa Ân viết lại phóng tác theo dạng truyền thuyết dân gian...các vị cứ tranh cãi theo câu “Không phải gió động, không phải phướn động, tâm các ông động” của Huệ Năng

    Trả lờiXóa