Báo QĐND hãy thôi cái trò định hướng dư luận đi!
Trung Nghĩa
Hôm nay, lại một lần nữa tôi phải phì cười về cái phương pháp làm báo cũng như những lý luận của vài nhân vật được báo Quân đội nhân dân lấy ý kiến, được đăng tải trong bài “Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch” ra ngày 20/08/2013 [1].
Trung Nghĩa
Hôm nay, lại một lần nữa tôi phải phì cười về cái phương pháp làm báo cũng như những lý luận của vài nhân vật được báo Quân đội nhân dân lấy ý kiến, được đăng tải trong bài “Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch” ra ngày 20/08/2013 [1].
Thực lòng, tôi cũng không nhiều thời
gian để đọc báo, nhất là đọc báo QĐND. Tôi không phải nhà báo, không
thường xuyên phản biện những vấn đề về kinh tế xã hội. Thế nhưng khi đọc
bài báo trên, nó gợi cho tôi một chút băn khoăn về chuyên môn làm báo
của ít nhất là 3 phóng viên (Hoàng Thành, Song An và Yến Long) và của
tổng biên tập tờ báo này.
Tôi xin lý giải cho băn khoăn của mình.
Thứ nhất:
Ngay từ trên cùng của bài phóng sự,
trước cả đầu đề của bài viết “Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch”là
dòng chữ “Dư luận phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng ”.
Cũng giống như thế, cách đây 3 ngày,
18/08/2013, cách đưa tin như của tác giả Trọng Đức đã viết một tiêu đề
định hướng trước cả bài viết “Làm thất bại chiến lược diễn biến hoà bình” dưới đó là tên bài viết “Đôi lời với tác giả Viết bên giường bịnh” [2]. Chẳng lẽ tờ báo QĐND lại có hẳn một chuyên mục “làm thất bại chiến lược diễn biến hoà bình” và cả chuyên mục “Dư luận phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng” hay sao?
Việc buông ra một lời nhận xét không
được thiện cảm cho lắm thật không nên có, dư luận có phê phán hay không,
độc giả sẽ tự cảm nhận sau khi đọc xong thông tin.
Dù có dễ dãi tới đâu đi nữa, những độc giả như tôi cũng hiểu rằng đây là một kiểu định hướng dư luận quá thô thiển.
Có lẽ trang báo QĐND đã xem thường độc giả về trình độ nhận thức, khi
họ có một thái độ khiếm nhã, không lịch sự của cơ quan báo chí truyền
thông.
Điều đáng nói hơn là, trong bài ra ngày 18/08/2013, dù tác giả Trọng Đức đề cập tới bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”,
Trọng Đức trích dẫn rất nhiều câu nói, những đánh giá ý kiến của ông Lê
Hiếu Đằng nhưng lại không hề đưa nguồn gốc bài báo đó ở đâu, do trang
nào đưa tin.
Chẳng lẽ một đường link để dẫn nguồn gốc của bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” được đăng trên trang Bauxit Việt Nam [3]
mà tác giả lẫn tổng biên tập đều “quên” hay sao? Nó chẳng những thể
hiện chuyên môn non kém mà còn vi phạm luật báo chí về cách thức trích
dẫn.
Thứ hai:
Khởi nguồn cho cả hai báo bài trên là
bài viết của luật gia Lê Hiếu Đằng, đăng trên trang Bauxit Việt Nam, là
một trang mạng xã hội do ba nhà trí thức tâm huyết mở ra, không có sự
điều hành chi phối và rót kinh phí từ chính quyền Việt Nam.
Tờ QĐND hình như từ trước tới nay hay
có động thái là, viết một bài gây tranh cãi nào đó, quẳng lên mạng rồi
im lặng một cách khó hiểu khi có rất nhiều những ý kiến/bài viết phản
hồi. Bài viết hôm 18/08/2013 cũng không là ngoại lệ.
Sau đó, cả ba phóng viên (Hoàng Thành,
Song An và Yến Long) đi khảo sát lấy ý kiến của “dư luận”, họ lại quên
khuấy cần lấy ý kiến của ông Lê Hiếu Đằng để làm đối chứng. Cách thức
làm báo non kém khi chỉ đưa thông tin một chiều, họ “khoanh vùng” dư
luận rồi ghi lại ý kiến. Theo các phóng viên thì, “dư luận” gồm những
ai? Tại sao họ không phỏng vấn những người đồng tình với ông Đằng hay
những tên tuổi công khai ủng hộ ông Đằng cũng như những tác giả viết bài
chỉ trích bài viết của họ đăng ngày 18/08/2013?
Hãy nhìn cách thức trang báo mạng
chuyên nghiệp BBC làm việc mà làm theo họ. Khi muốn biết dư luận quan
tâm ra sao tới vấn đề đa nguyên đa đảng, họ đã phỏng vấn ông Lê Hiếu
Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận, ông Gs Vũ Minh Giang…. trong đó cổ súy cũng có,
phản đối không đồng tình cũng có; từ đó những cá nhân được phỏng vấn
nói lên quan điểm của họ và xã hội sẽ đánh giá những lý luận họ đưa ra.
Một cách thức để thuyết phục người đọc nữa là, họ phải ghi âm lại lời
nói hoặc chí ít cũng chụp ảnh của người trả lời phỏng vấn,… để chứng tỏ
rằng phóng viên không bịa đặt ra cuộc điều tra đó. Hãy nhìn toàn bộ bài
viết mang một thông điệp “Dư luận phản đối tác giả Lê Hiếu Đằng” mà xem, không một đoạn ghi âm, không một hình ảnh nào, thậm chí có những cái tên hết sức mơ hồ, không kèm theo cả địa chỉ.
Giả sử toàn bộ bài phóng sự trên là sự
thật, tôi xin phân tích từng ý kiến phát biểu để thấy rằng phóng viên
không hề “vô tư” trong việc thu thập và lựa chọn “mẫu khảo sát”.
Đối với quan điểm của ông Thiếu tướng, TS Từ Ngọc Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Huệ.
Ông Lương bảo rằng ông Đằng “biết một mà chẳng biết hai, thấy cây mà không thấy rừng” khi ông Đằng cho rằng xu thế đa nguyên đa đảng tất yếu sẽ xảy ra.
Lý luận của ông Lương như sau: “Cũng
đúng dịp này 68 năm về trước, cả dân tộc Việt Nam ai cũng khắc ghi,
chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo, tập hợp, dẫn dắt nhân dân ta
vùng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập ra Nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á”.
Tôi cảm thấy xót xa đến chua chát khi
tầm nhận thức của một ông tướng có học vị tiến sĩ mà lại phát biểu ngô
nghê đến thế. Bất kỳ một đảng phái, một thể chế chính trị nào đó nó chỉ
có vai trò trong một giai đoạn lịch sử nhất định, chỉ có tổ quốc, giang
sơn mới là trường tồn vĩnh cửu mà thôi. Tổ quốc này, dân tộc này đã
trải qua 4 nghìn năm lịch sử, trước khi đảng cộng sản Việt Nam được
thành lập, dân tộc ta đã có hàng trăm triều đại phong kiến, lãnh đạo và
dẫn dắt dân tộc ta bảo vệ lãnh thổ, phát triển nông nghiệp, giáo dục,
giữ gìn bản sắc văn hóa ngàn đời của cha ông ta. Thử hỏi, nếu kể về công
lao kháng chiến chống giặc thù thì Đảng CSVN đã có công bằng triều đình
Ngô Quyền chống quân Nam Hán, đời nhà Lý chống quân Tống, đời nhà Trần
ba lần chống quân Nguyên, đời nhà hậu Lê trường kỳ kháng chiến chống
quân Minh hay gần đây nhất đời nhà Nguyễn, trải qua 143 năm trị vì có
13 đời vua đã mở rộng bờ cõi gần gấp đôi diện tích?
Ông Lương tiếp tục lập luận “Tiếp
đó, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống xâm lược để
giành độc lập, tự do trọn vẹn, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh
đạo duy nhất đồng cam cộng khổ với toàn dân, cùng “nếm mật nằm gai”,
“vào sống ra chết” với nhân dân để giành được độc lập, tự do và cuộc
sống yên bình cho nhân dân”.
Xin hỏi rằng nhân dân có thực sự độc
lập, tự do; cuộc sống có thực sự bình yên từ khi đảng cộng sản lãnh đạo?
Trong quãng thời gian 1954-1975 đảng có công hay có tội, lịch sử sẽ
phán xét. Nhưng việc hàng trăm nghìn người bị hành quyết, bị giết hại vì
khẩu hiệu “Trí phú điạ hào đào tận gốc trốc tận rễ”, hàng trăm nghìn
người bỏ lại tất cả để chạy trốn Đảng, tạo nên một làn sóng tị nạn lớn
nhất vào nửa cuối thế kỷ hai mươi của nhân loại, hàng nghìn người bỏ
mạng ngoài biển khơi thì thưa ông Lương, ông có biết không?
Một kẻ giỏi cầm quân chưa chắc đã giỏi
làm kinh tế. Con người đâu phải là thánh mà nhận cái gì mình cũng tài.
Xin ông Lương hãy về tìm đọc lại thân thế lịch sử của ngài Thủ Tướng
Churchill người Anh [4], được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anh và lịch sử thế giới,
thế nhưng khi phát triển kinh tế, ông tự nguyện lui gót về viết sách và
sau này ông giành được giải thưởng Nobel văn học cao quý, vì biết rằng “ông chỉ giỏi chỉ huy quân đội, đánh trận chứ không phải là một thủ tướng tốt để vực dậy nền kinh tế của nước Anh”.
Nó buồn cười hơn nữa khi ông tướng Lương tuyên bố “Trong
thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng vẫn vững vàng chèo lái con thuyền cách
mạng, cùng nhân dân vượt qua bao khó khăn để ổn định và phát triển đất
nước vững chắc, từng bước bảo đảm tốt hơn, đầy đủ hơn nhu cầu vật chất,
tinh thần ngày một cao của nhân dân”.
Hiện trạng hôm nay, đất nước tan nát,
rừng đầu nguồn bị xẻ thịt, khai thác bô xít gây ô nhiễm nghiêm trọng,
tài nguyên như dầu khí cạn kiệt, cuộc sống dân tình nghèo khổ lầm than,
giáo dục xuống cấp, tệ nạn xã hội, trộm cắp giết người cướp của tăng
cao, … và ngay chính nội bộ ĐCSVN tham nhũng chưa từng có không còn che
đậy nổi, không còn tự “phòng chống” nổi, … bao nhiêu đó vẫn còn chưa đủ
đau khổ, lạc hậu, nghèo đói hay sao thưa ngài thiếu tướng tiến sĩ hiệu
trưởng Từ Ngọc Lương?
Có lẽ, ông Lương này đang ở trên mây,
lương một vị tướng chắc cũng nhấp nhỉnh một nghìn đô la/tháng, với bao
nhiêu bổng lộc từ học vị tiến sĩ và chức vụ hiệu trưởng mà có, nên ông
tưởng rằng nhân dân chúng tôi đều có cuộc sống như ông, có phải thế
không?
Đối với ý kiến của ông Đào Văn Luật, nguyên Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam phường 12 (quận 3, TP Hồ Chí Minh)
Tất cả ý kiến dài dòng của ông chỉ muốn bảo vệ quan điểm “Đâu phải cứ nhiều đảng là có dân chủ”.
Thưa ông Luật, theo ông hiểu thì dân chủ là gì? Tôi xin phép được nhắc lại.
“Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do”[5].
Khi gọi là bầu cử tự do thì ít nhất phải có từ hai đối tượng/đảng phái
trở lên cho người dân được lựa chọn. Ông thích đảng cộng sản, ông cứ bầu
cho họ, còn tôi, tôi không thích đảng cộng sản thì tôi chọn đảng khác,
thậm chí tôi có quyền đứng ra thành lập một đảng phái nào đó ngoài tất
cả những đảng đã tồn tại. Đằng này, ngay chính trong cái đảng của ông,
bầu cử cũng chỉ là hình thức, vì lúc nào cũng “một mình một ngựa”; bao
nhiêu đảng viên kỳ cựu cố đấu tranh để có “tranh cử” trong đảng, bao
nhiêu năm qua mà có lay chuyển được đâu.
Ví dụ như người Nhật vừa qua đã tổ chức thành lập đảng Xanh [6],
đảng này chủ yếu hoật động nhằm kiểm soát các hoạt động liên quan tới
môi trường, tới sức khoẻ người dân nhất là họ không lùi bước trong việc
đấu tranh yêu cầu chính phủ ngừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân
trên đất nước họ.
Đã độc đảng thì không thể nào có dân chủ hay nói một cách khác dân chủ thì phải đa đảng.
Câu trả lời trên cũng là phản hồi cho ông thạc sĩ Thạc sĩ Phạm Văn Thiết (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
Đối với ý kiến của cô Đỗ Thị Kiều Phương, giảng viên Học viện Tài chính.
Cái vấn đề cô Phương đưa ra nhấn mạnh ở điểm “Không thể có tự do tuyệt đối”.
Nếu chỉ dừng lại ở đó thì đây là một phát biểu đúng. Thế nhưng tôi cảm
thấy xem thường và một chút tiếc nuối cho một vị là giảng viên đại học
lại có một kiểu suy diễn hồ đồ, thậm chí yếu kém về mặt pháp luật ở mức
phổ quát như thế.
Cả một bài phát biểu của cô Phương
không hề nhắc tới việc cô ta phản biện cho ai, về vấn đề gì. Có lẽ cô
Phuơng này chưa hề đọc bài của ông Đằng, giờ cô được phóng viên báo QĐND
nhét chữ vào mồm. Bây giờ hãy tạm xem như cô Phương đang phản biện cho
ông Đằng.
Hãy xem cô ta lý luận đây: “Không ai
có thể biện minh cho quyền tự do của mình khi dùng quyền ấy để ảnh
hưởng tới quyền tự do của người khác. Nói cách khác, đòi hỏi quyền tự do
tuyệt đối, nghĩa là sẽ có sự xâm phạm tới quyền tự do của người khác.
Nếu ai cũng đòi quyền tự do ngôn luận theo kiểu thích nói gì thì nói,
dẫn tới được “tự do” xúc phạm nhân phẩm người khác, “tự do” phao tin đồn
nhảm, làm mất ổn định kinh tế, xã hội, thì hậu quả khôn lường.”
Lạ chưa? Con người chỉ thực sự có tính
chất “người” khi họ sống trọong xã hội/cộng đồng, nếu không sống trong
xã hội, họ hoàn toàn có bản năng như một con vật. Vì thế tất cả mọi
người đều phải sống và làm việc theo luật pháp và chịu chịu sự kiểm soát
của luật pháp. Ông Đằng và những ai ủng hộ ông chỉ đòi những cái quyền theo luật pháp của VN, của liên hiệp quốc mà Việt Nam là một thành viên,
không có ai đòi cái “tự do tuyệt đối” như cô ta đề cập. Việc chúng ta
có tự do nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng tới tự do của người khác, nó
cũng giống như việc, chúng ta có quyền ăn nhưng chỉ là thức ăn thuộc sở
hữu của chúng ta, còn ăn thức ăn của người khác phải được sự cho phép.
Việc xâm phạm tới quyền hạn và lợi ích của người khác sẽ bị truy tố, xét
xử tùy mức độ phạm tội.
Một người đi làm thầy thiên hạ mà lại
lẫn lộn giữa quyền tự do cá nhân với việc “tự do xúc phạm nhân phẩm
người khác” và gọi đó là tự do tuyệt đối, nó chỉ có ở hành xử ở loài
vật, (cũng đồng nghĩa với những người không sống trong cộng đồng xã hội
hoặc là những kẻ bất thường) có lẽ chỉ có luật rừng mới có kiểu tự do
trên.
Đối với ý kiến của một người tự xưng là đảng viên trẻ Trần Ngọc Tiến, sinh viên Trường Đại học KHXH và NV TP Hồ Chí Minh.
Nếu thông tin trên là sự thật, cô/cậu
sinh viên này chưa đáng tuổi con của ông Đằng và cũng có chừng 2-3 năm
là đảng viên mà thôi. So về tuổi đời, tuổi đảng, sinh viên Trần Ngọc
Tiến làm sao hiểu đảng cộng sản hơn một đảng viên kỳ cựu, liệt vào hàng
“vị quốc công thần” khi chính ông Đằng là những người có công lót những
viên gạch đầu tiên cho thể chế chính trị này!
Dân tộc ta có câu, “kính lão đắc thọ” và còn có câu rất hay nữa, nó được dùng làm bằng chứng trong những vụ án thời phong kiến khi hướng điều tra bị bế tắc đó là “người sắp chết thường nói thật”.
Hãy bình tĩnh, tìm hiểu thật kỹ trên
tinh thần công tâm, khách quan, hãy uốn lưỡi nhiều lần trước khi nhận
xét ông Đằng là phát ngôn của ông “Phát ngôn mang tính kích động” Ngọc Tiến nhé. Đời của cô/cậu còn dài, còn nhiều cơ hội trải nghiệm.
Chỉ cần hiểu một điều đơn giản rằng,
nếu đảng thật sự tốt đẹp thì đâu sợ bị cạnh tranh, cứ để cho dân lựa
chọn xem sao, vì “đảng là đạo đức là văn minh”, “của dân do dân vì dân”
cơ mà! Sao lại cứ phải cuống cà kê lên thế nhỉ? Hay là quên câu ngạn
ngữ răn dạy: “Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn”?
T.N.
_______________
_______________
Tài liệu tham khảo
[1] http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/258249/Default.aspx
[1] http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/258249/Default.aspx
Nguồn: Ba Sàm
Hai bài viết của Trung Nghĩa làm cho báo QĐND của Quân ủy trung ương " nhảy cà tưng " như ngồi trên ổ kiến lửa . Khá khen thay cho Trung Nghĩa - Một cây bút xuất sắc .
Trả lờiXóaChân thành cảm ơn Trung Nghĩa - Chúc bạn nhiều sức khỏe .
Báo QĐ và báo ND bây giờ có ai đọc đâu. Chủ yếu là do các cơ quan của nhà nước đặt mua bằng nguồn kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước ( từ nguồn thuế do dân đóng) các cơ quan mua về cũng xếp đống đấy chứ có ai đọc đâu? kể cả trong lực lượng vũ trang cũng vậy báo mua cho hết kinh phí, về xếp đầy trên bàn (còn nguyên nếp) nếu có đọc thì ở các đơn vị có chiến sĩ ( phải nghe 30 phút, do trực ban đọc ở giờ đọc báo buổi tối). Ông Đức và mọi người không tin thì cứ làm thử cuộc điều tra xuống cơ sở mà xem. Xem xong rồi về hãy viết mà định hướng.
Trả lờiXóaĐọc bài tôi mới nghe ông Churchill được giải Nobel văn chuơng .. sốc thiệt nhưng kiểm chứng thì đúng vậy thật. Ông Churchill đuợc giải Nobel vqzn chuơng vào năm 1953. Hehe
Trả lờiXóaCòn câu này của Trung Nghĩa e là.. viết hơi vội : " liệt vào hàng “vị quốc công thần” khi chính ông Đằng là những người có công lót những viên gạch đầu tiên cho thể chế chính trị này ". Ông Đằng họat động trong hàng ngũ sinh viên miền Nam vào những năm một-chín-sáu-mấy thì có nghĩa là tuơng đối "trẻ", khó lòng đuợc liệt vào hàng lão thành "có công lót những viên gạch đầu tiên cho thể chế " !
Bái phục! Bái Phục! Một bài viết rất hay, rất dễ hiểu nhưng rất rất thực tiễn, chẳng phải lý luận cao siêu gì. Xin mời các vị có tên trong bài hãy lên tiếng, nếu các vị còn chút tự trọng.
Trả lờiXóaTác giả viết rất đúng, rất logic, sắc sảo
Trả lờiXóaNhất trí toàn diện với tác giả Trung Nghĩa (T.N). Vẫn vậy, các phóng tác của các lều báo QĐND đều có phản ứng tương tự mỗi khi có hiện tượng, bài viết phản biện xã hội, chính trị nào đó được dư luận công chúng quân tâm và Ban TT VH của ông Đinh thế Huynh "lưu ý". Tự nhận đinh, đánh giá, sáng tác số liệu.. rồi đưa lên báo QĐ theo chỉ đạo của Tổng cục chính trị, bất kể thực tế thế nào. Nhưng như vậy cũng tạo nên hiệu ứng ngược trong công chúng. Công chúng cho rằng bài viết, hiện tượng, cá nhân nào đó nếu báo QĐ viết kiểu này là rất đáng tìm đọc , đáng suy ngẫm?!!
Trả lờiXóaHôm nay báo QĐND vẫn cái loạt bài trong chuyên mục "Dư luận phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng", lại tiếp tụ bổn cũ soạn lại, đưa ý kiến của toàn những tên canh cửa của Đảng.
Trả lờiXóaĐúng là không tin cũng phải tin, một tờ báo mặt chầy đít thớt, vô liêm sỉ đến không chấp nhận nổi.
Một vị tên PGS. TS Đại tá Đỗ Duy Môn (Học viện Chính trị) nói rằng "Đảng Cộng sản Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao", không thể ghìm nổi cơn mửa.
Sao mà cái tờ báo này, chúng nó móc ở đâu ra những tên lố bịch trơ trẽn chà6y cối đến thế?
Đánh giá cao mà đi giảng về CNXH mất 5 nghìn tấn gạo, bị Brazin đuổi về, bọn Mẽo thì lạnh nhạt, khinh ra mặt, nó còn thông qua dự luật nhận quyền ở Hạ viện rồi....LHQ, tổ chức nhân quyền thế giới, các tổ chức về xuất bản báo chí...lên án liên tục.
Hình như cái lũ này không phải là người mà lá người thú.