Bình luận của mạng Ba Sàm về Nghị định 72
Thứ Tư 7/8/2013:
Định vào ngày 1-9-2013 mới có thông báo chính thức với độc giả về số phận của trang Ba Sàm sẽ ra sao trước Nghị định 72 này, thế nhưng, dư luận sôi nổi quá, nhiều độc giả thân thiết liên tục hỏi han, lo lắng, lại cả trên BBC bữa kia một bài
nhắc đích danh tới trang BS nhiều, hôm nay thì thêm trả lời chính thức
của “nhóm tác giả” (?) – một quan chức cấp cao hơn nữa, là ông Thứ
trưởng Đỗ Quý Doãn, nên … thôi thì cũng phải lên tiếng. Trước tiên là
cho độc giả đỡ lo và sớm có thông tin trao đổi, mở mang dân trí, sau nữa
là hầu giúp các cơ quan chức năng sớm bổ sung khiếm khuyết, sửa những
sai sót yếu kém cũ cho đến mới của mình. Nhiều điều đáng bàn, nên xin
đưa ra dần mỗi bữa một chút.
Trước tiên, xin lưu ý tới việc ông Thứ trưởng không biết do vô tình quên, hay muốn cố quên, cái Nghị định 97, ngay dưới triều đại của ông, cách đây đúng 5 năm, được NĐ72 nhắc tới là sẽ hết hiệu lực từ 1/9/2013, và đặc biệt là Thông tư 07
“đặc cách” giành riêng cho thế giới BLOG, đi kèm NĐ97 nhưng được ra đời
sau đó 4 tháng. Ông chỉ nhắc tới NĐ55 và trước nữa là Quyết định 21.
Phải dài dòng trở lại 2 văn bản đặc biệt trên là có nhiều lý do!
Khi trang Ba Sàm vừa tròn 1 tuổi là lúc ra đời NĐ97. Ban đầu, dư luận
không mấy ai quan tâm, vì nội dung của nó còn rất chung chung, ngoài 4
“nghiêm cấm” mà Điều 258 Bộ luật Hình sự cũng đã bao quát cả và ai cũng hiểu theo lệ cứ phải có thông tư thì NĐ mới được thực thi.
Kế đến, khi Thông tư 07 được ban hành, một làn sóng phản đối dấy lên,
từ dư luận quốc tế, và mạng tự do, tuy chưa mạnh như bây giờ nhưng có báo cũng đã nhận xét “thực
tế Thông tư mới được ban hành thì đã nhận được không ít phản đối của
giới blogger, cho rằng nhiều quy định dù chặt nhưng khó khả thi. Chẳng
hạn, người nào có hành vi đặt đường liên kết thì người đó chịu trách
nhiệm. Cụ thể, blogger khác nhảy vô blog mình comment để đặt liên kết
đến thông tin xấu thì blogger đó chịu trách nhiệm chứ không thể bắt mình
chịu trách nhiệm được. Các ý kiến này cho rằng quy định của Bộ không
thực tế, và không hiểu hết thế giới blog”.
Đáng chú ý là báo chí nhà nước và cả chính quan chức nhà nước ‘ngành
dọc” cũng đã chê bai Thông tư này. Ông Lê Mạnh Hà, khi đó là Giám đốc sở
4T TP HCM (nay là Phó Chủ tịch TP), đã lên tiếng như mỉa mai, nhưng
cũng tựa một lời cáo chung cho văn bản và lối “quản lý” mơ hồ đó:“một
thông tư như vậy mà muốn đi vào cuộc sống thì có lẽ lại phải có… văn
bản hướng dẫn. Còn văn bản hướng dẫn đó mà chưa rõ thì lại phải… tiếp
tục hướng dẫn nữa”.
Nhưng, dù đã thấy một tương lai đen tối cho Thông tư 07, trang BS
cũng đã nhanh chóng tỏ ra nghiêm túc thực hiện, bằng cách ra quyết định
thay đổi người quản lý, qua Kính cáo ngày 11/1/2009,
tránh cho cơ quan chức năng phải bận tâm. Với quyết định này, trang BS
sẽ được “quốc tế hóa”, được nằm hoàn toàn ngoài biên giới lãnh thổ VN,
bởi người phụ trách không cư trú tại VN, trong khi nhà cung cấp dịch vụ
blog thì đương nhiên đã thuộc quốc gia khác..
Sự “quốc tế hóa”, rồi cả “tập thể hóa” (chứ không còn là “trang thông
tin điện tử cá nhân”) của trang BS còn được tiếp tục thể hiện 2 lần
nữa.Lần thứ nhất là qua Kính báo thay đổi tạm thời, ngày 1/10/2012. Lần thứ hai sau khi bị tin tặc cướp trang ngày 8/3/2013, phải thay đổi địa chỉ nhiều lần, được chính thức thông báo của Biên tập viên – điều hành hoàn toàn trang BS, người cũng đã “được” tin tặc tiết lộ danh tính là đang định cư ở nước ngoài.
Kết cục là: suốt 5 năm qua, NĐ97 và Thông tư 07 dường như đã bị lãng
quên, chẳng thấy nó “khả thi” hay được “thực thi” ra sao, ít ra là với
giới BLOG. Tưởng buồn, nhưng thực tế là đáng mừng cho xã hội.
Thế rồi, NĐ72
đã được ra đời. Ngoài một số “tham vọng” mới, rất đáng được mổ xẻ, thì
như thể đang có một cuộc “rượt đuổi”, kéo dài suốt 5 năm qua, một điều
khoản mới rất độc đáo hình như ít ai quan tâm, nhưng lại rất gần với
quyết định của trang BS từ 5 năm trước, và có thể cả sự hiện hữu của
nhiều web, blog, trang Facebook khác hiện nay. Cái “độc đáo” đó được gói
gọn trong Điều 22: Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới,
với lời bỏ ngỏ rằng nó sẽ phải được Bộ 4T quy định cụ thể, mà có lẽ còn
phải kèm theo cả Nghị định về xử lý vi phạm trên Internet, như Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết, rồi thông tư kèm NĐ này, và v.v. (Mời độc giả theo dõi tiếp bình luận vào sáng mai).
Thứ Năm 8/8/2013:
Thứ Năm 8/8/2013:
Tiếp theo bình luận sáng qua về Nghị định 72.
Điều 22. Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. 1. Các
tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công
cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập tại
Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật của Việt Nam. 2. Bộ
Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về cung cấp thông tin công
cộng qua biên giới.
Nội dung trên cho thấy có lẽ riêng loại hình này phải có hẳn một
thông tư, hoặc sẽ chiếm dung lượng đáng kể trong một thông tư hướng dẫn
thi hành NĐ72 (tương tự Thông tư 07 kèm NĐ97 cách đây 5 năm). Như vậy, do chưa có “quy định cụ thể” về khái niệm, đối tượng nào nằm trong diện “cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”, nên chỉ xin đưa ra những gợi ý, riêng về đối tượng là “cá nhân”, hầu giúp cho cơ quan soạn thảo văn bản sắp tới.
- “… Cá nhân nước ngoài”: có vẻ như nhắm đến các chủ thể
“ngoại” đang hoạt động ở VN. Nhưng như vậy chưa đủ và rõ, mà có thể sẽ
phải được hiểu đó là những đối tượng đang ở nước ngoài, hoặc đang sinh
sống lâu dài ở VN (bao gồm cả nhân viên ngoại giao các nước), bao gồm: +
người gốc Việt và không phải gốc Việt đang mang quốc tịch không phải
VN; + người gốc Việt vẫn mang quốc tịch VN nhưng được định cư lâu dài ở
nước khác; + người gốc không phải VN nhưng đã được vào quốc tịch VN; +
và người không có quốc tịch.
- “Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”. Đây là một khái niệm rất phức tạp và đa dạng cho loại hình “cung cấp thông tin công cộng” trên mạng Internet. Bởi vì để hội đủ điều kiện “qua biên giới”,
nó có thể phải bao gồm các đối tượng: + đang ở nước ngoài nhưng có blog
sử dụng mạng xã hội của VN, hoặc lập trang web thuộc nhà cung cấp trong
lãnh thổ VN; + đang ở VN nhưng có blog (bao gồm cả trang trên
Facebook), trang web thuộc nhà cung cấp không phải ở VN; + đang ở VN
nhưng lại trong cơ quan ngoại giao nước ngoài; + tuy nhiên, nếu thuộc
ba loại vừa nêu, nhưng lại không có “người sử dụng tại VN” hoặc không có người “truy cập tại VN” thì có thuộc diện điều chỉnh của Điều 22 không, điều này cần nêu rõ trong thông tư sắp tới.
- “Có người sử dụng/ truy cập tại VN”. Đây cũng lại là một khái niệm khó xác định. Việc lập blog, trang web là quyền ở người lập, nhưng việc “có người sử dụng tại VN” hay có người “truy cập tại VN”
hay không thì lại không tùy thuộc người lập. Việc xác định có hay không
và mức độ, số lượng người sử dụng, truy cập một blog, trang web nào đó
thì được coi là “có” không phải điều là đơn giản.
Như vậy dường như một chủ thể phải hội đủ đồng thời cả 2 điều kiện
vừa nêu trên thì mới thuộc phạm vi điều chỉnh của NĐ72. Cụ thể, nếu chỉ
có hành vi “cung cấp thông tin công cộng qua biên giới” mà lại không xác định được là có “người sử dụng tại VN” hay “có truy cập tại VN” hay không thì cũng không thể là đối tượng của NĐ72.
- Quyền định đoạt, sở hữu phương tiện “cung cấp thông tin công cộng”. Tức là những “người nước ngoài” thuộc diện điều chỉnh của thông tư sắp tới, khi “cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”
đương nhiên phải thông qua các blog, web; thế nhưng quyền sở hữu của họ
với các công cụ này đến đâu thì được chấp nhận, coi như là “của” họ?
Các blog, web đó phải là do họ lập ra từ đầu, hay có thể cả những blog,
web được cho, tặng, bán, nhờ trông coi, có người khác lập và điều hành
hộ, v.v. ? Bằng cách nào để xác thực những hình thức “sở hữu” đó?
- Trong khi chưa có “quy định cụ thể” thì những trang thông tin cá nhân, trang thông tin tổng hợp đã từng hoặc lúc này đưa ra tuyên bố là mình thuộc loại “nước ngoài” và “xuyên biên giới” thì vẫn phải chờ đợi văn bản hướng dẫn để được quyết định “số phận”.
- Một chữ “cần” (chứ không phải là “phải“) đáng chú ý trong câu “Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài … cần tuân thủ các quy định của pháp luật của Việt Nam”. Nó có thể được hiểu như một lời khuyên, không phải là một yêu cầu bắt buộc.
Chỉ sơ qua một số gợi ý nêu trên cũng đủ thấy riêng Điều 22 cũng có
thể làm cho NĐ72 này chưa thể “đi vào cuộc sống” được, mà nó còn phải
chờ thêm một Thông tư hướng dẫn, hoặc một thông tư riêng cho loại đối
tượng “… qua biên giới”, chưa nói tới phải có “nghị định về xử phạt vi phạm trên Internet”, và thêm nữa (xin được trình bày tiếp vào sáng mai).
Thứ Sáu 9/8/2013:
Thứ Sáu 9/8/2013:
Xin bình tiếp về Nghị định 72, với những lỗ hổng, mù mờ và bước thụt lùi, ít nhất là trong kỹ thuật soạn thảo văn bản luật, so với NĐ97vốn đã như bị chìm nghỉm suốt 5 năm qua..
+ Trong cả Điều 1 và Điều 2 của NĐ72 về Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng đều không nêu rõ ràng về các hoạt động và đối tượng là “tại Việt Nam” như NĐ97 từ 5 năm trước. Sự khác thường này còn liên quan tới Điều 22 ”
xuyên biên giới” mà sáng qua đã bình luận, dễ làm ta nghĩ đến “tham
vọng” của cơ quan quản lý dường như muốn quản cả hoạt động và đối tượng “cung cấp thông tin công cộng” từ ngoài lãnh thổ VN khi “có người sử dụng/ truy cập tại VN”. .
“Tham vọng” trên càng rõ hơn khi trong Điều 2 NĐ72 này không có đoạn quan trọng như NĐ97, là “trong
trường hợp các Điều ước quốc tế liên quan tới Internet mà Việt Nam ký
kết và gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định
của Điều ước quốc tế”..
Có điều, các tác giả của NĐ72 hình như đã quên rằng ngay trong những lời mở đầu bản NĐ, họ đã viết rằng: “… Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006”. Họ “quên”, vì ngay Điều 2 của Luật Công nghệ thông tin đã “khoanh” Đối tượng áp dụng chỉ là “tổ
chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam”. Như vậy cái sự “quên” đó có thể được gọi là vi phạm “luật mẹ” mà NĐ72 căn cứ vào, là Luật công nghệ thông tin hay không?.
Chưa hết, “luật mẹ” đó còn có cả quy định mà NĐ72 đã như lờ đi là “Trường
hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của
điều ước quốc tế đó” (Điều 3. Áp dụng Luật công nghệ thông tin)..
+ Và … vẫn còn nữa “tham vọng”, với dấu hiệu không những muốn qua mặt
“luật mẹ” mà còn tự mâu thuẫn với chính mình, trong NĐ72. Trong Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử, có đoạn “4.
Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân
thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng mạng xã hội để cung cấp,
trao đổi thông tin …”. Ở điều này, có lẽ nhiều người đọc, nhiều
báo, và cuối cùng là cả các quan chức Bộ 4T qua các cuộc phỏng vấn đã tự
suy diễn rằng nó bao gồm cả các blog, các trang dưới dạng “mini blog”
trên Facebook và các mạng xã hội khác. Thế nhưng, họ đã “quên” rằng
trong Luật công nghệ thông tin, “trang thông tin điện tử” đã được “khoanh” rất rõ là chỉ những website, tại Điều 4. Giải thích từ ngữ, mục 17, mà hoàn toàn không nhắc tới “blog” hay các trang được lập trên mạng xã hội. Thêm nữa, ngay trong chính NĐ72, trong Điều 3. Giải thích từ ngữ, mục 21 cũng ghi rõ “trang thông tin điện tử” là các website, có nghĩa không bao gồm các dạng blog..
Còn nhiều nữa những điều cần được mổ xẻ, đến độ không khéo số phận
của NĐ72 này sẽ được quyết định nhanh, chứ không phải đợi tới khi có thông tư hướng dẫn
như người anh số 97 của nó. Có điều, không rõ là Cục Kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp có dám “thổi còi”, để bổ sung NĐ này
vào danh sách dài bất tận lẫy lừng thế giới, chưa từng có trong lịch sử
VN, với 4.178 văn bản ít nhiều vi phạm luật, được đánh giá bằng ngôn từ khéo léo rằng “chưa đảm bảo tính hợp pháp”, chỉ tính riêng từ đầu 2013 đến nay? (Xin được tiếp tục vào sáng mai).
Thứ Bảy 10/8/2013:
Thứ Bảy 10/8/2013:
- MỘT KẼ HỞ QUÁ TO TRONG SỰ PHÂN LOẠI CỦA NGHỊ ĐỊNH 72 (TSYG). – Con lon co beo Tam long moi trung (Đinh Tấn Lực).”Có lần bạn Doãn từng trả lời phóng viên báo Văn Nghệ như sau: ‘Có
người hỏi tôi nhà ông có Internet thì khi ông ngủ ở phòng ông, con ông
vào Internet ông có biết không? Tôi trả lời là không. Tôi không biết và
mọi người cũng không biết. Như vậy chúng ta chưa quản lý được một đứa
con của chúng ta. Vậy làm sao chúng ta quản lý được Internet của cả đất nước…’.” – Lệnh tổng hợp… (Phước Béo).
Xin bình tiếp về Nghị định 72, với những lỗ hổng, mù mờ và bước thụt lùi, ít nhất là trong kỹ thuật soạn thảo văn bản luật, so với NĐ97 vốn đã như bị chìm nghỉm suốt 5 năm qua.
+ Trong cả Điều 1 và Điều 2 của NĐ72 về Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng đều không nêu rõ ràng về các hoạt động và đối tượng là “tại Việt Nam” như NĐ97 từ 5 năm trước. Sự khác thường này còn liên quan tới Điều 22 ”xuyên
biên giới” mà sáng qua đã bình luận, dễ làm ta nghĩ đến “tham vọng” của
cơ quan quản lý dường như muốn quản cả hoạt động và đối tượng “cung cấp thông tin công cộng” từ ngoài lãnh thổ VN khi “có người sử dụng/ truy cập tại VN”.
“Tham vọng” trên càng rõ hơn khi trong Điều 2 NĐ72 này không có đoạn quan trọng như NĐ97, là “trong
trường hợp các Điều ước quốc tế liên quan tới Internet mà Việt Nam ký
kết và gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định
của Điều ước quốc tế”.
Có điều, các tác giả của NĐ72 hình như đã quên rằng ngay trong những lời mở đầu bản NĐ, họ đã viết rằng: “… Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006”. Họ “quên” vì ngay Điều 2 của Luật Công nghệ thông tin đã “khoanh” Đối tượng áp dụng chỉ là “tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam”. Như vậy cái sự “quên” đó có thể được gọi là vi phạm “luật mẹ” mà NĐ72 căn cứ vào, là Luật công nghệ thông tin hay không?.
Chưa hết, “luật mẹ” đó còn có cả quy định mà NĐ72 đã như lờ đi là “Trường
hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của
điều ước quốc tế đó”. (Điều 3. Áp dụng Luật công nghệ thông tin)..
+ Và … vẫn còn nữa “tham vọng”, với dấu
hiệu không những muốn qua mặt “luật mẹ” mà còn tự mâu thuẫn với chính
mình, trong NĐ72. Trong Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử, có đoạn “4.
Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân
thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng mạng xã hội để cung cấp,
trao đổi thông tin … “. Ở điều này, có lẽ nhiều người đọc, nhiều
báo, và cuối cùng là cả các quan chức Bộ 4T qua các cuộc phỏng vấn đã tự
suy diễn rằng nó bao gồm cả các blog, các trang dưới dạng “mini blog”
trên Facebook và các mạng xã hội khác. Thế nhưng, họ đã “quên” rằng
trong Luật công nghệ thông tin, “trang thông tin điện tử” đã được “khoanh” rất rõ là chỉ những website, tại Điều 4. Giải thích từ ngữ, mục 17, mà hoàn toàn không nhắc tới “blog” hay các trang được lập trên mạng xã hội. Thêm nữa, ngay trong chính NĐ72, trong Điều 3. Giải thích từ ngữ, mục 21 cũng ghi rõ “trang thông tin điện tử” là các website, có nghĩa không bao gồm các dạng blog.
Còn nhiều nữa những điều cần được mổ
xẻ, đến độ không khéo số phận của NĐ72 này sẽ được quyết định nhanh, chứ
không phải đợi tới khi có thông tư hướng dẫn
như người anh số 97 của nó. Có điều, không rõ là Cục Kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp có dám “thổi còi”, để bổ sung NĐ này
vào danh sách dài bất tận lẫy lừng thế giới, chưa từng có trong lịch sử
VN, với 4.178 văn bản ít nhiều vi phạm luật, được đánh giá bằng ngôn từ khéo léo rằng “chưa đảm bảo tính hợp pháp”, chỉ tính riêng từ đầu 2013 đến nay? (Xin được tiếp tục vào sáng mai).
Chủ nhật 11/8/2013:
Xin bàn tiếp về Nghị định 72, phần này nói tới việc từ sự không rõ ràng trong văn bản pháp luật dẫn tới những giải thích tùy tiện của cơ quan quản lý.
Từ văn bản không rõ ràng:
+ Như bình luận hôm qua đã nêu, theo “Điều 3. Giải thích từ ngữ” của NĐ72, và cả của Luật công nghệ thông tin thì “trang thông tin điện tử” là các website. Vậy “trang thông tin điện tử cá nhân” đương nhiên là các trang web cá nhân, không phải là các blog, hay mini blog trên Facebook và các mạng xã hội.
+ Thế nhưng ở Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử, khoản 4 lại có thêm một khái niệm mù mờ, rằng “trang thông tin điện tử cá nhân” là “trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội …” Câu này vừa không ổn về ngôn từ (AI “thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội”?) , vừa không rõ loại “trang thông tin cá nhân” trên mạng xã hội là website hay blog. Bởi theo giải thích từ ngữ thì phải là website, nhưng trong thực tế thì trên các mạng xã hội gần như chỉ có các blog mà thôi.
+ Cũng ở Điều 20, khoản 4 nêu “trang thông tin điện tử cá nhân là … không cung cấp thông tin tổng hợp”. Như vậy điều khoản vừa nêu, cũng như 4 khoản khác, nằm trong phần “phân loại”, có thể được hiểu như là một định nghĩa, hoàn toàn không mang ý nghĩa như quy định bắt buộc, nhất là khi nó chỉ có chữ “không”, mà không phải là “không được”, “cấm”, “nghiêm cấm”.
Tới giải thích tùy tiện:
+ Mặc dù từ NĐ72 cho tới Luật công nghệ thông tin đều đã rõ “trang thông tin điện tử cá nhân” là các website, thế nhưng ông Cục trưởng Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử vẫn mặc nhiên coi các blog và mini blog trên Facebook cũng thuộc diện này: “Với những trang thông tin cá nhân như blog, Facebook… ông Bảo cho biết …” (VNEconomy, 1/8/2913).
+ Chỉ với chữ “không” mang tính chất “định nghĩa” ở Điều 20 nói trên khi đề cập tới việc gọi là “cung cấp thông tin tổng hợp”, nhưng lại đã được ông Cục trưởng diễn giải thành “không được” – mang tính cấm đoán: “Theo ông Bảo, trang cá nhân không được cung cấp thông tin tổng hợp, bởi như thế thì sẽ thành trang thông tin điện tử tổng hợp”.
+ Sự tùy tiện và tự mâu thuẫn thể hiện thêm khi trên Thanh niên có đoạn: “Trả lời báo chí chiều 1.8, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT) cho biết đây là điều khoản được sử dụng để phân loại các loại hình trang TTĐT và không mang ý nghĩa ngăn cấm việc “cung cấp thông tin tổng hợp” của chủ sở hữu trang thông tin cá nhân".
Cũng lại chính ông Cục trưởng đã “mở lối” một cách rất tùy hứng, rằng “không ai cấm trang thông tin cá nhân chia sẻ, nhưng cá nhân chia sẻ thông tin thì phải chỉ dẫn đường link đến cơ quan sản xuất thông tin” và “trang thông tin điện tử cá nhân khi trích một mẩu bài báo, một vấn đề nào đó và dẫn link và hoàn toàn có quyền bình luận nhưng phải chịu trách nhiệm về bình luận ấy.“ (VNEconomy, 1/8/2913). Có nghĩa nếu muốn trích bài báo nào đó, thì chỉ được trích “một mẩu” thôi, thì không bị coi là “thông tin tổng hợp”? Còn ở một đoạn phỏng vấn khác, ông lại nói: “Họ có thể copy một đoạn rồi dẫn link, còn copy cả bài thì không được …” (VNExpress, 1/8/2013). Vậy là chúng ta sẽ phải chờ xem người ta định nghĩa thế nào là “một mẩu”, “một đoạn” trong một cuộc phỏng vấn khác, hoặc ưu ái hơn thì sẽ có hẳn một định nghĩa trong thông tư hướng dẫn sẽ có trong tương lai?
+ Sự “tùy hứng” còn được thể hiện từ khái niệm mù mờ qua giải thích từ ngữ trong văn bản NĐ, rằng “thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin …” (Điều 3, khoản 19), nhưng đã được ông Cục trưởng phát triển ra thành: “… không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước”. (VNExpress, 31/7/2913). Có nghĩa, theo như NĐ72, thì nếu như có ai đó lấy tin từ vài nhân chứng là các blogger chứng kiến một vụ đụng xe ngoài phố, rồi “tổng hợp” lại, đưa lên blog của mình, như thế cũng sẽ được gọi là “thông tin tổng hợp”, là sẽ bị “cấm”. Nhưng với riêng ông Cục trưởng, thì phải là lấy tin từ nhiều báo, trang web cơ quan nhà nước mới là “thông tin tổng hợp”.
+ Ngoài ra, dường như lại còn có cả việc “mở lối” cho các “trang thông tin cá nhân” nào thực hiện “tổng hợp thông tin” được “lên đời” trở thành “trang thông tin điện tử tổng hợp”, thay vì xử phạt tức khắc: “Theo ông Bảo, không ai cấm trang thông tin cá nhân trở thành trang thông tin tổng hợp, nhưng với điều kiện phải thoả mãn các quy định, như phải thành lập doanh nghiệp, tổ chức, phải có nhân sự quản lý, có đủ khả năng tài chính…” (VNExpress, 1/8/2013). Có nghĩa, khi phát hiện “trang thông tin cá nhân” nào đó lại thực hiện “thông tin tổng hợp”, thì cơ quan chức năng sẽ yêu cầu chủ trang làm thủ tục chuyển nó thành “trang thông tin tổng hợp”?
Trong những thủ tục đó, việc thành lập “tổ chức” sẽ phải được hiểu như thế nào? “Tổ chức” ở nước ngoài, trên mạng, hay như … CLB bóng đá NO-U thì có được không, hay phải là “tổ chức quốc doanh” của VN? Bởi vì trong Điều 20, khoản 2, cũng như Điều 3 Giải thích từ ngữ, không nói rõ thế nào thì được gọi là “tổ chức”. Và còn nhiều “điều kiện” khác nữa, nó được hướng dẫn ở văn bản nào để các chủ trang theo đó mà thực hiện?
Để rồi sẽ áp dụng tùy thích?
Để thấy, từ một vài câu chữ ngắn ngủi, không rõ ràng trong một Nghị định của Chính phủ, nhưng đã được các quan chức cấp dưới phát triển ra thành những “quy định chi tiết” theo ý kiến chủ quan của mình, chỉ qua những cuộc phỏng vấn, đề từ đây họ “đưa luật đi vào cuộc sống”, để xử phạt, thậm chí bắt bớ?
Trong khi đó, với một người hiểu ít nhiều về hệ thống pháp luật VN lâu nay, qua những trả lời báo chí ở trên, có thể hình dung sẽ phải có một thông tư riêng cho các blog cá nhân, như Thông tư 07 kèm NĐ97 cách đây 5 năm.
Thế nhưng, chưa nghe các quan chức Bộ 4T nói về thông tư đó, ngoài việc cho biết sẽ có thông tư về “cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”. Còn ở một tờ báo khác, thì dường như lại đem tới “hy vọng” sẽ có một thông tư riêng khác cho việc “đăng tải thông tin tổng hợp”: “Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê Nam Thắng, điều khoản này trong Nghị định 72 mới chỉ đề ra nguyên tắc chung nhất. Trên cơ sở nguyên tắc đó, Chính phủ đã giao Bộ TT-TT tiếp tục ban hành các hướng dẫn cụ thể liên quan.” (Thanh niên, 1/8/2013).
Như vậy, họ cứ để NĐ72 treo lơ lửng trên đầu dân chúng theo kiểu này, với hàng vạn, triệu blogger, người dùng Facebook, … luôn mang cảm giác mình rất có thể bị “phạm tội”, bị xử lý bất cứ lúc nào mà không hiểu phải tránh “vi phạm” bằng cách nào.
(Kỳ sau bàn về xử lý các trang tin mạo danh).
Thứ Hai 12/8/2013:
Về Nghị định 72: Luật quốc tế và luật pháp quốc gia (QĐND). “Về phía dư luận trong nước, một số blogger như Huỳnh Ngọc Chênh-tác giả bài viết “Bà Tưng và nghị định tưng tưng”-nhìn nhận Nghị định 72 như “nòng súng” chĩa thẳng vào giới blogger và tự do ngôn luận trên mạng internet. Vậy điều khoản gây tranh cãi có nội dung cụ thể là gì?”.
Xin bàn tiếp về Nghị định 72:
Điều 5. Các hành vi bị cấm. Khoản 1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích: … e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”
So với NĐ97 mà NĐ72 này thay thế, thì khoản (e) bị cấm nói trên là hoàn toàn mới. Tuy nhiên, dù những hành vi bị cấm được nêu lên có vẻ nghiêm trọng như vậy, nhưng lại chỉ gói gọn trong một đoạn văn được sắp xếp và trình bày khó hiểu, với những khái niệm không được làm rõ trong Điều 3 Giải thích từ ngữ. Vậy xin được đưa ra vài thắc mắc cụ thể, hầu giúp cơ quan soạn thảo có thể làm rõ trong một thông tư hướng dẫn nào đó.
+ Thế nào là “giả mạo tổ chức”, “giả mạo cá nhân”? Có lẽ đó là hành vi lập trang web, blog mang danh một con người, tổ chức khác không phải là mình, là tổ chức của mình? Có điều, nếu chỉ như vậy thì không dễ bị quy cho là “giả mạo”, bởi trên mạng, người ta có thể “ẩn danh” hoặc dùng “bí danh”, tức là đặt cho trang của mình một cái tên, tên này đương nhiên có thể trùng với tên của ai đó, tổ chức nào đó. Như vậy, yếu tố để bị coi là “giả mạo” dường như phải là trùng tên của một nhân vật, một tổ chức cụ thể mà nhiều người đã biết tiếng tăm, ví dụ như các nghệ sĩ có tiếng, các “hot girl”, “hot boy” (như “Bà Tưng”, “Running Man” chẳng hạn), các lãnh đạo nhà nước v.v..
+ Nhưng như vậy vẫn chưa đủ yếu tố để “buộc tội”, mà cần phải có thêm những thông tin về nhân vật, tổ chức bị “mạo danh” trên trang web, blog đó thì người đọc mới có thể bị “lừa”. Có lẽ vấn đề nằm ở câu tiếp theo: “và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”
Thế là lại nảy sinh thêm rắc rối thứ hai cho điều khoản “e”, sau rắc rối về khái niệm “giả mạo tổ chức”, “giả mạo cá nhân”, là “thông tin giả mạo”. Bởi vì “thông tin sai sự thật” thì đã rõ trong rất nhiều văn bản pháp quy, thế nhưng “thông tin giả mạo” thì … hơi bị khó xác định, trong khi tại Điều 3 Giải thích từ ngữ cũng lại không có khái niệm độc đáo này.
+ Vẫn chưa hết sự mù mờ! Đó là liệu việc chỉ “giả mạo tổ chức”, “giả mạo cá nhân” không thôi là đã “cấu thành” một “tội” theo khoản “e” chưa, hay còn phải có thêm cả hành vi “phát tán thông tin giả mạo” , “thông tin sai sự thật” nữa? Hay cần có cả yếu tố “xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp …” nữa thì mới thành “tội”? Cách hành văn trong khoản “e” không giải đáp được những câu hỏi đó.
Có lẽ không riêng gì người viết lời bình này thấy mù mờ, mà ngay cả ông Thứ trưởng Bộ 4T Lê Nam Thắng, lẫn tòa báo VietnamNet cũng không hơn gì, khi trong một bài báo có cái tựa rất rõ ràng “Nghị định 72 sẽ xử nghiêm các trang tin mạo danh”, nhưng rồi cày xới hết cả bài mà chẳng thấy rõ hơn điều gì. Không thấy ông Thứ trưởng giải thích về những khái niệm được cho là mù mờ ở trên, hay ít ra là lấy ví dụ một vài trang tin nào đó bị cho là “mạo danh”, “giả mạo” (bởi thường là “luật” phải đi từ thực tế cuộc sống mà, tức là có hiện tượng sai trái rồi thì đưa ra chế tài để xử lý). Cũng không thấy nhà báo nào đặt những câu hỏi liên quan cho ông Thứ trưởng.
Vậy thực tế cuộc sống đã từng có các trang tin mạo danh - “giả mạo tổ chức”, “giả mạo cá nhân” hay chưa, để mà NĐ72 đã được mau mắn bổ sung một điều cấm quan trọng đó? Xin được hẹn trong lời bình tiếp theo, cũng đồng thời để tìm giải pháp cho tình trạng dường như sẽ có hàng loạt các vị lãnh đạo cao cấp nhất bị NĐ72 “hỏi thăm” trước tiên, do đang hiện hữu trên mạng mấy năm nay các trang tin cá nhân, các blog “hoành tráng” mang họ tên, chức vụ của mình rành rành, với nội dung rất dễ bị cho là của riêng mình, nhưng lại đang thực hiện hành vi bị NĐ72 không cho phép, đó là “cung cấp thông tin tổng hợp”.
Thứ Ba 13.8.2013:
- Nghị định 72 (BBC). Báo Economist: “Đây là một bằng chứng nữa, nếu cần có bằng chứng, rằng chính phủ Việt Nam đang có đường hướng tai hại, khác hẳn với cá nước khác trong vùng như Miến Điện, Malaysia và thậm chí nước láng giềng Campuchia“. – Bản dịch bài trên báo Economist: Việt Nam và Internet: Đàn Áp Không Khoan Nhượng (DTD). Bản thân những người ra nghị định 72 đã không hiểu gì về internet. Internet là “International Computer Network”, đó là mạng lưới không chỉ kết nối tất cả các máy tính trong một quốc gia, mà còn kết nối với quốc tế.
Hoặc là hủy bỏ nghị định 72, hoặc là Việt Nam tự cô lập mình bằng cách mở intranet hay nation-net, thay vì internet, để chỉ những người trong một công ty liên lạc với nhau, hay người dân trong nước liên lạc với nhau, không cho họ liên lạc với người ngoài nước, cũng như đuổi hết tất cả những người chủ của các công ty nước ngoài đang làm việc ở VN ra khỏi nước, vì họ không thể làm việc được nếu không cho họ liên lạc với thế giới bên ngoài. Mấy ông lãnh đạo bàn về toàn cầu hóa, đa phương hóa mà ra cái nghị định thì nội địa… hóa. – Kiểm duyệt Internet ở Việt Nam: Bước lùi với một chính phủ đang tìm cách hội nhập (China Post/ DTD). – Mời xem lại: Nghị định 72 và liên hệ với Hoa Kỳ (Người Việt).
<= Blogger Phương Dung, Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn và đại diện của ICJ. – Mạng lưới Blogger Việt Nam tiếp xúc với Ủy ban Luật gia Quốc tế (Tuyên bố 258). – Phỏng vấn blogger Nguyễn Anh Tuấn: Mạng lưới blogger Việt Nam tiếp tục vận động quốc tế (RFI).
- Nguyễn Đình Hà – Tường trình buổi làm việc với công an về việc gặp gỡ ĐSQ Thụy Điển trao bản Tuyên bố 258 (Dân Luận). “Lý do tôi tới ĐSQ, được mời như thế nào, tới đó với ai, vào lúc nào, ra lúc nào,… Đến ĐSQ thì làm những việc gì, nội dung ra sao, cụ thể của các nội dung ấy thế nào,… Liên quan đến bản Tuyên bố 258: sao anh biết về nó, nội dung của nó đại khái là gì, ai là người đề xướng, có bao nhiêu người ký, anh biết ai ký,… Tại sao lại trao tuyên bố 258 cho ĐSQ Thụy Điển – Bản Tuyên bố 258 đã được gửi đến đâu, với mục đích gì, dự định đưa bản tuyên bố đó đến đâu nữa,… ĐSQ Thụy Điển sau khi nhận bản tuyên bố đó có ý kiến gì không. Khi ra về, ĐSQ có trao cái gì không“. Sao không triệu tập những người ở các ĐSQ mà các blogger này đã gặp tới làm việc luôn vì họ là “người có quyền và nghĩa vụ liên quan”?
Chủ nhật 11/8/2013:
Xin bàn tiếp về Nghị định 72, phần này nói tới việc từ sự không rõ ràng trong văn bản pháp luật dẫn tới những giải thích tùy tiện của cơ quan quản lý.
Từ văn bản không rõ ràng:
+ Như bình luận hôm qua đã nêu, theo “Điều 3. Giải thích từ ngữ” của NĐ72, và cả của Luật công nghệ thông tin thì “trang thông tin điện tử” là các website. Vậy “trang thông tin điện tử cá nhân” đương nhiên là các trang web cá nhân, không phải là các blog, hay mini blog trên Facebook và các mạng xã hội.
+ Thế nhưng ở Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử, khoản 4 lại có thêm một khái niệm mù mờ, rằng “trang thông tin điện tử cá nhân” là “trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội …” Câu này vừa không ổn về ngôn từ (AI “thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội”?) , vừa không rõ loại “trang thông tin cá nhân” trên mạng xã hội là website hay blog. Bởi theo giải thích từ ngữ thì phải là website, nhưng trong thực tế thì trên các mạng xã hội gần như chỉ có các blog mà thôi.
+ Cũng ở Điều 20, khoản 4 nêu “trang thông tin điện tử cá nhân là … không cung cấp thông tin tổng hợp”. Như vậy điều khoản vừa nêu, cũng như 4 khoản khác, nằm trong phần “phân loại”, có thể được hiểu như là một định nghĩa, hoàn toàn không mang ý nghĩa như quy định bắt buộc, nhất là khi nó chỉ có chữ “không”, mà không phải là “không được”, “cấm”, “nghiêm cấm”.
Tới giải thích tùy tiện:
+ Mặc dù từ NĐ72 cho tới Luật công nghệ thông tin đều đã rõ “trang thông tin điện tử cá nhân” là các website, thế nhưng ông Cục trưởng Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử vẫn mặc nhiên coi các blog và mini blog trên Facebook cũng thuộc diện này: “Với những trang thông tin cá nhân như blog, Facebook… ông Bảo cho biết …” (VNEconomy, 1/8/2913).
+ Chỉ với chữ “không” mang tính chất “định nghĩa” ở Điều 20 nói trên khi đề cập tới việc gọi là “cung cấp thông tin tổng hợp”, nhưng lại đã được ông Cục trưởng diễn giải thành “không được” – mang tính cấm đoán: “Theo ông Bảo, trang cá nhân không được cung cấp thông tin tổng hợp, bởi như thế thì sẽ thành trang thông tin điện tử tổng hợp”.
+ Sự tùy tiện và tự mâu thuẫn thể hiện thêm khi trên Thanh niên có đoạn: “Trả lời báo chí chiều 1.8, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT) cho biết đây là điều khoản được sử dụng để phân loại các loại hình trang TTĐT và không mang ý nghĩa ngăn cấm việc “cung cấp thông tin tổng hợp” của chủ sở hữu trang thông tin cá nhân".
Cũng lại chính ông Cục trưởng đã “mở lối” một cách rất tùy hứng, rằng “không ai cấm trang thông tin cá nhân chia sẻ, nhưng cá nhân chia sẻ thông tin thì phải chỉ dẫn đường link đến cơ quan sản xuất thông tin” và “trang thông tin điện tử cá nhân khi trích một mẩu bài báo, một vấn đề nào đó và dẫn link và hoàn toàn có quyền bình luận nhưng phải chịu trách nhiệm về bình luận ấy.“ (VNEconomy, 1/8/2913). Có nghĩa nếu muốn trích bài báo nào đó, thì chỉ được trích “một mẩu” thôi, thì không bị coi là “thông tin tổng hợp”? Còn ở một đoạn phỏng vấn khác, ông lại nói: “Họ có thể copy một đoạn rồi dẫn link, còn copy cả bài thì không được …” (VNExpress, 1/8/2013). Vậy là chúng ta sẽ phải chờ xem người ta định nghĩa thế nào là “một mẩu”, “một đoạn” trong một cuộc phỏng vấn khác, hoặc ưu ái hơn thì sẽ có hẳn một định nghĩa trong thông tư hướng dẫn sẽ có trong tương lai?
+ Sự “tùy hứng” còn được thể hiện từ khái niệm mù mờ qua giải thích từ ngữ trong văn bản NĐ, rằng “thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin …” (Điều 3, khoản 19), nhưng đã được ông Cục trưởng phát triển ra thành: “… không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước”. (VNExpress, 31/7/2913). Có nghĩa, theo như NĐ72, thì nếu như có ai đó lấy tin từ vài nhân chứng là các blogger chứng kiến một vụ đụng xe ngoài phố, rồi “tổng hợp” lại, đưa lên blog của mình, như thế cũng sẽ được gọi là “thông tin tổng hợp”, là sẽ bị “cấm”. Nhưng với riêng ông Cục trưởng, thì phải là lấy tin từ nhiều báo, trang web cơ quan nhà nước mới là “thông tin tổng hợp”.
+ Ngoài ra, dường như lại còn có cả việc “mở lối” cho các “trang thông tin cá nhân” nào thực hiện “tổng hợp thông tin” được “lên đời” trở thành “trang thông tin điện tử tổng hợp”, thay vì xử phạt tức khắc: “Theo ông Bảo, không ai cấm trang thông tin cá nhân trở thành trang thông tin tổng hợp, nhưng với điều kiện phải thoả mãn các quy định, như phải thành lập doanh nghiệp, tổ chức, phải có nhân sự quản lý, có đủ khả năng tài chính…” (VNExpress, 1/8/2013). Có nghĩa, khi phát hiện “trang thông tin cá nhân” nào đó lại thực hiện “thông tin tổng hợp”, thì cơ quan chức năng sẽ yêu cầu chủ trang làm thủ tục chuyển nó thành “trang thông tin tổng hợp”?
Trong những thủ tục đó, việc thành lập “tổ chức” sẽ phải được hiểu như thế nào? “Tổ chức” ở nước ngoài, trên mạng, hay như … CLB bóng đá NO-U thì có được không, hay phải là “tổ chức quốc doanh” của VN? Bởi vì trong Điều 20, khoản 2, cũng như Điều 3 Giải thích từ ngữ, không nói rõ thế nào thì được gọi là “tổ chức”. Và còn nhiều “điều kiện” khác nữa, nó được hướng dẫn ở văn bản nào để các chủ trang theo đó mà thực hiện?
Để rồi sẽ áp dụng tùy thích?
Để thấy, từ một vài câu chữ ngắn ngủi, không rõ ràng trong một Nghị định của Chính phủ, nhưng đã được các quan chức cấp dưới phát triển ra thành những “quy định chi tiết” theo ý kiến chủ quan của mình, chỉ qua những cuộc phỏng vấn, đề từ đây họ “đưa luật đi vào cuộc sống”, để xử phạt, thậm chí bắt bớ?
Trong khi đó, với một người hiểu ít nhiều về hệ thống pháp luật VN lâu nay, qua những trả lời báo chí ở trên, có thể hình dung sẽ phải có một thông tư riêng cho các blog cá nhân, như Thông tư 07 kèm NĐ97 cách đây 5 năm.
Thế nhưng, chưa nghe các quan chức Bộ 4T nói về thông tư đó, ngoài việc cho biết sẽ có thông tư về “cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”. Còn ở một tờ báo khác, thì dường như lại đem tới “hy vọng” sẽ có một thông tư riêng khác cho việc “đăng tải thông tin tổng hợp”: “Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê Nam Thắng, điều khoản này trong Nghị định 72 mới chỉ đề ra nguyên tắc chung nhất. Trên cơ sở nguyên tắc đó, Chính phủ đã giao Bộ TT-TT tiếp tục ban hành các hướng dẫn cụ thể liên quan.” (Thanh niên, 1/8/2013).
Như vậy, họ cứ để NĐ72 treo lơ lửng trên đầu dân chúng theo kiểu này, với hàng vạn, triệu blogger, người dùng Facebook, … luôn mang cảm giác mình rất có thể bị “phạm tội”, bị xử lý bất cứ lúc nào mà không hiểu phải tránh “vi phạm” bằng cách nào.
(Kỳ sau bàn về xử lý các trang tin mạo danh).
Thứ Hai 12/8/2013:
Về Nghị định 72: Luật quốc tế và luật pháp quốc gia (QĐND). “Về phía dư luận trong nước, một số blogger như Huỳnh Ngọc Chênh-tác giả bài viết “Bà Tưng và nghị định tưng tưng”-nhìn nhận Nghị định 72 như “nòng súng” chĩa thẳng vào giới blogger và tự do ngôn luận trên mạng internet. Vậy điều khoản gây tranh cãi có nội dung cụ thể là gì?”.
Xin bàn tiếp về Nghị định 72:
Điều 5. Các hành vi bị cấm. Khoản 1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích: … e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”
So với NĐ97 mà NĐ72 này thay thế, thì khoản (e) bị cấm nói trên là hoàn toàn mới. Tuy nhiên, dù những hành vi bị cấm được nêu lên có vẻ nghiêm trọng như vậy, nhưng lại chỉ gói gọn trong một đoạn văn được sắp xếp và trình bày khó hiểu, với những khái niệm không được làm rõ trong Điều 3 Giải thích từ ngữ. Vậy xin được đưa ra vài thắc mắc cụ thể, hầu giúp cơ quan soạn thảo có thể làm rõ trong một thông tư hướng dẫn nào đó.
+ Thế nào là “giả mạo tổ chức”, “giả mạo cá nhân”? Có lẽ đó là hành vi lập trang web, blog mang danh một con người, tổ chức khác không phải là mình, là tổ chức của mình? Có điều, nếu chỉ như vậy thì không dễ bị quy cho là “giả mạo”, bởi trên mạng, người ta có thể “ẩn danh” hoặc dùng “bí danh”, tức là đặt cho trang của mình một cái tên, tên này đương nhiên có thể trùng với tên của ai đó, tổ chức nào đó. Như vậy, yếu tố để bị coi là “giả mạo” dường như phải là trùng tên của một nhân vật, một tổ chức cụ thể mà nhiều người đã biết tiếng tăm, ví dụ như các nghệ sĩ có tiếng, các “hot girl”, “hot boy” (như “Bà Tưng”, “Running Man” chẳng hạn), các lãnh đạo nhà nước v.v..
+ Nhưng như vậy vẫn chưa đủ yếu tố để “buộc tội”, mà cần phải có thêm những thông tin về nhân vật, tổ chức bị “mạo danh” trên trang web, blog đó thì người đọc mới có thể bị “lừa”. Có lẽ vấn đề nằm ở câu tiếp theo: “và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”
Thế là lại nảy sinh thêm rắc rối thứ hai cho điều khoản “e”, sau rắc rối về khái niệm “giả mạo tổ chức”, “giả mạo cá nhân”, là “thông tin giả mạo”. Bởi vì “thông tin sai sự thật” thì đã rõ trong rất nhiều văn bản pháp quy, thế nhưng “thông tin giả mạo” thì … hơi bị khó xác định, trong khi tại Điều 3 Giải thích từ ngữ cũng lại không có khái niệm độc đáo này.
+ Vẫn chưa hết sự mù mờ! Đó là liệu việc chỉ “giả mạo tổ chức”, “giả mạo cá nhân” không thôi là đã “cấu thành” một “tội” theo khoản “e” chưa, hay còn phải có thêm cả hành vi “phát tán thông tin giả mạo” , “thông tin sai sự thật” nữa? Hay cần có cả yếu tố “xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp …” nữa thì mới thành “tội”? Cách hành văn trong khoản “e” không giải đáp được những câu hỏi đó.
Có lẽ không riêng gì người viết lời bình này thấy mù mờ, mà ngay cả ông Thứ trưởng Bộ 4T Lê Nam Thắng, lẫn tòa báo VietnamNet cũng không hơn gì, khi trong một bài báo có cái tựa rất rõ ràng “Nghị định 72 sẽ xử nghiêm các trang tin mạo danh”, nhưng rồi cày xới hết cả bài mà chẳng thấy rõ hơn điều gì. Không thấy ông Thứ trưởng giải thích về những khái niệm được cho là mù mờ ở trên, hay ít ra là lấy ví dụ một vài trang tin nào đó bị cho là “mạo danh”, “giả mạo” (bởi thường là “luật” phải đi từ thực tế cuộc sống mà, tức là có hiện tượng sai trái rồi thì đưa ra chế tài để xử lý). Cũng không thấy nhà báo nào đặt những câu hỏi liên quan cho ông Thứ trưởng.
Vậy thực tế cuộc sống đã từng có các trang tin mạo danh - “giả mạo tổ chức”, “giả mạo cá nhân” hay chưa, để mà NĐ72 đã được mau mắn bổ sung một điều cấm quan trọng đó? Xin được hẹn trong lời bình tiếp theo, cũng đồng thời để tìm giải pháp cho tình trạng dường như sẽ có hàng loạt các vị lãnh đạo cao cấp nhất bị NĐ72 “hỏi thăm” trước tiên, do đang hiện hữu trên mạng mấy năm nay các trang tin cá nhân, các blog “hoành tráng” mang họ tên, chức vụ của mình rành rành, với nội dung rất dễ bị cho là của riêng mình, nhưng lại đang thực hiện hành vi bị NĐ72 không cho phép, đó là “cung cấp thông tin tổng hợp”.
Thứ Ba 13.8.2013:
- Nghị định 72 (BBC). Báo Economist: “Đây là một bằng chứng nữa, nếu cần có bằng chứng, rằng chính phủ Việt Nam đang có đường hướng tai hại, khác hẳn với cá nước khác trong vùng như Miến Điện, Malaysia và thậm chí nước láng giềng Campuchia“. – Bản dịch bài trên báo Economist: Việt Nam và Internet: Đàn Áp Không Khoan Nhượng (DTD). Bản thân những người ra nghị định 72 đã không hiểu gì về internet. Internet là “International Computer Network”, đó là mạng lưới không chỉ kết nối tất cả các máy tính trong một quốc gia, mà còn kết nối với quốc tế.
Hoặc là hủy bỏ nghị định 72, hoặc là Việt Nam tự cô lập mình bằng cách mở intranet hay nation-net, thay vì internet, để chỉ những người trong một công ty liên lạc với nhau, hay người dân trong nước liên lạc với nhau, không cho họ liên lạc với người ngoài nước, cũng như đuổi hết tất cả những người chủ của các công ty nước ngoài đang làm việc ở VN ra khỏi nước, vì họ không thể làm việc được nếu không cho họ liên lạc với thế giới bên ngoài. Mấy ông lãnh đạo bàn về toàn cầu hóa, đa phương hóa mà ra cái nghị định thì nội địa… hóa. – Kiểm duyệt Internet ở Việt Nam: Bước lùi với một chính phủ đang tìm cách hội nhập (China Post/ DTD). – Mời xem lại: Nghị định 72 và liên hệ với Hoa Kỳ (Người Việt).
<= Blogger Phương Dung, Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn và đại diện của ICJ. – Mạng lưới Blogger Việt Nam tiếp xúc với Ủy ban Luật gia Quốc tế (Tuyên bố 258). – Phỏng vấn blogger Nguyễn Anh Tuấn: Mạng lưới blogger Việt Nam tiếp tục vận động quốc tế (RFI).
- Nguyễn Đình Hà – Tường trình buổi làm việc với công an về việc gặp gỡ ĐSQ Thụy Điển trao bản Tuyên bố 258 (Dân Luận). “Lý do tôi tới ĐSQ, được mời như thế nào, tới đó với ai, vào lúc nào, ra lúc nào,… Đến ĐSQ thì làm những việc gì, nội dung ra sao, cụ thể của các nội dung ấy thế nào,… Liên quan đến bản Tuyên bố 258: sao anh biết về nó, nội dung của nó đại khái là gì, ai là người đề xướng, có bao nhiêu người ký, anh biết ai ký,… Tại sao lại trao tuyên bố 258 cho ĐSQ Thụy Điển – Bản Tuyên bố 258 đã được gửi đến đâu, với mục đích gì, dự định đưa bản tuyên bố đó đến đâu nữa,… ĐSQ Thụy Điển sau khi nhận bản tuyên bố đó có ý kiến gì không. Khi ra về, ĐSQ có trao cái gì không“. Sao không triệu tập những người ở các ĐSQ mà các blogger này đã gặp tới làm việc luôn vì họ là “người có quyền và nghĩa vụ liên quan”?
Nguồn: Ba Sàm.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét