Thành lập đảng ở Việt Nam:
Luật không cấm thì được làm ?
Anh Vũ thực hiện
Mới đây tại Việt Nam một số người kêu gọi thành lập đảng khác ngoài đảng Cộng sản Việt Nam lấy tên là đảng Dân chủ Xã hội. Vấn đề này đã gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng mạng, báo chí chính thống cũng nhảy vào cuộc phản bác gay gắt. Đòi đa nguyên, đa đảng là một vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam, thậm chí còn bị hình sự hóa trong nhiều vụ án chính trị trong thời gian vừa qua. Không ít dư luận quan tâm đặc biệt đến khía cạnh pháp lý của việc đòi thành lập một đảng khác ngoài đảng Cộng sản.
Sau khi nghiên cứu Hiến pháp và pháp luật hiện hành Việt Nam, Luật sư Trần Vũ Hải, tại Hà Nội, hôm nay 22/8/2013 đã gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội một thư đề nghị cho ý kiến “về thành lập và tham gia đảng phái dưới góc độ pháp luật Việt Nam hiện hành”.
Để hiểu rõ hơn về đề nghị trên, RFI phỏng vấn luật sự Trần Vũ Hải:
Mới đây tại Việt Nam một số người kêu gọi thành lập đảng khác ngoài đảng Cộng sản Việt Nam lấy tên là đảng Dân chủ Xã hội. Vấn đề này đã gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng mạng, báo chí chính thống cũng nhảy vào cuộc phản bác gay gắt. Đòi đa nguyên, đa đảng là một vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam, thậm chí còn bị hình sự hóa trong nhiều vụ án chính trị trong thời gian vừa qua. Không ít dư luận quan tâm đặc biệt đến khía cạnh pháp lý của việc đòi thành lập một đảng khác ngoài đảng Cộng sản.
Sau khi nghiên cứu Hiến pháp và pháp luật hiện hành Việt Nam, Luật sư Trần Vũ Hải, tại Hà Nội, hôm nay 22/8/2013 đã gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội một thư đề nghị cho ý kiến “về thành lập và tham gia đảng phái dưới góc độ pháp luật Việt Nam hiện hành”.
Để hiểu rõ hơn về đề nghị trên, RFI phỏng vấn luật sự Trần Vũ Hải:
RFI: Xin chào luật sư Trần Vũ Hải, được biết hôm
nay ông có gửi một bức thư tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam yêu
cầu giải thích tính pháp lý trong « việc thành lập và tham gia đảng phái
», trước hết xin ông cho biết tái sao ông lại gửi bức thư đề nghị này
Ls. Trần Vũ Hải : Đây là vấn đề đang tranh luận ở
Việt Nam. Các đài, báo trong nước, nước ngoài đều nói đến, các trang
mạng cũng đều nói đến và nhiều người cũng đã phát biểu. Chúng tôi nghĩ
rằng cũng cân phải nghiên cứu. Thực ra cũng phải tự thân chúng tôi
nghiên cứu mà là rất nhiều người khi biết tôi là luật sư hành nghề cũng
tham khảo ý kiến về vấn đề này. Chúng tôi nói rằng những vấn đề này cũng
phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng theo luật. Bản thân tôi cũng đã bào
chữa cho nhiều vụ án và cũng có quan điểm cho rằng thực ra không cấm
việc thành lập một dảng khác ngoài đảng Cộng sản Việt Nam. Đã từng có
hai đảng ở Việt Nam trong thời kỳ do đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền,
cụ thể là đảng Dân chủ và đảng Xã hội. Tuy nhiên chúng tôi chưa thấy
chính thức một cơ quan nào ở Việt Nam tỏ thái độ về vấn đề đó. Ở đây
chúng tôi muốn nói là tỏ thái độ trên cơ sở bằng văn bản pháp luật, quy
định rõ là có cấm hay không cấm và nếu không cấm thì nó như thế nào ?
Chính vì thế mà chúng tôi phải nghiên cứu những điều luật mà chúng tôi
đã liệt kê. Chúng tôi thấy rằng thực tế không có quy định nào cấm công
dân Việt Nam thành lập đảng, tham gia một cái đảng ngoài đảng Cộng sản
Việt Nam. Theo Hiến pháp Việt Nam thì quyền lập hội cũng như Công ước
quốc tế về lập hội cũng được bảo đảm mà việc tham gia và thành lập đảng
v.v… cũng là một trong những quyền lập hội đặc biệt. Đó là quan điểm
xuất phát từ chúng tôi như vậy.
Cho nên ở đây tôi chỉ nói ngắn gọn, đây là vấn đề nhu cầu thực tiễn.
Các luật sư nghiên cứu, chúng tôi thấy là trách nhiệm ở đây chính là của
Quốc hội và các cơ quan chức năng phải làm rõ vấn đề này. Thư của tôi
còn gửi cho các giáo sư hàng đầu. Các giáo sư đó cũng phải giúp cho
chính quyền cũng như người dân làm rõ vấn đề này.
RFI : Từ nghiên cứu pháp luật hiện hành về vấn đề
thành lập và tham gia đảng phái ở Việt Nam, trong thư ông có kết luận , «
việc thành lập đảng mới không cần có sự cho phép hay công nhận từ Nhà
nước » ?
Ls Trần Vũ Hải : Tóm tắt tôi đã ghi ở điểm thứ 10
(của thư), tức là theo chúng tôi thì công dân có quyền tham gia thành
lập đảng thì cần phải có một nhóm, sáng kiến của một nhóm công dân, một
nhóm cá nhân để thành lập đảng. Để tránh trường hợp bị coi là bất hợp
pháp, bị trừng trị thì mục tiêu của đảng này không được nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân. Cái đảng này phải có những quy định phù hợp với
quy định của Bộ luật dân sự. Chúng tôi cho rằng việc thành lập đảng và
điều lệ đảng không cần phải có sự cho phép và công nhận từ Nhà nước. Đó
là quan điểm cá nhân của tôi sau khi nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện
hành.
RFI : Như vậy có thể hiểu là điều gì mà pháp luật không cấm thì công dân có quyền làm ?
Ls Trần Vũ Hải : Đây là một vấn đề cũng tranh cãi
nhưng mà chúng tôi cho rằng đây là một quan điểm cơ bản, của trên thế
giới cũng như Việt Nam. Bởi vì luật pháp không thể quy định hết được
quyền và nghĩa vụ của công dân. Cho nên kể cả những quyền không được ghi
trong Hiến pháp và luật nhưng mà thực tế ở trên thế giới hay là ở những
nước khác có quyền và đã được ghi nhận ở đâu đó thì cái quyền đó vẫn
được hình thành. Còn Nhà nước cho rằng thực hiện cái quyền đó hoặc làm
việc đó là không ổn cho xã hội thì Nhà nước phải có quy định là cấm và
xử lý. Bởi vì chỉ có cấm thì mới có quyền xử lý theo pháp luật, hình sự
hay là hành chính. Còn nếu không cấm thì rõ ràng là người ta có quyền. Ở
đây nó rành mạch như thế. Ngoài ra thì chúng tôi cũng nói thêm là cái
quyền lập đảng là một cái quyền đặc biệt, một cái quyền lập hội tức là
một phái sinh của cái quyền lập hội. Mặc dù trong lập hội, có nhiều loại
hội thí dụ như lập công đoàn, lập đảng, lập hội thông thường, đó là ba
loại chính. Chúng tôi cho rằng quyền lập đảng cũng là một trong những
quyền phái sinh đó thôi cũng phải được bảo đảm. Nói ngắn gọn lại là
quyền đấy cũng đã được Nhà nước Việt Nam thừa nhận. Đó là nói về quyền
lập đảng, còn việc công dân làm cái việc Nhà nước không cấm thì luật
đúng là chưa quy định cái điều đó, nhưng mà thực tế không quy định thì
có nghĩa là không được làm. Rất nhiều các học giả, người dân bình
thường, kể cả các quan chức lãnh đạo cũng phải thừa nhận đấy là cái điều
nguyên tắc hành động của người dân.
Hiện nay chúng tôi chưa nói về mặt chính trị, chúng tôi chỉ nói về
mặt pháp luật. Tạm thời chúng tôi chưa bình luận về vấn đề chính trị.
Còn về chính trị nếu có nói thì chúng tôi chỉ nói duy nhất rằng là nếu
thành lập đảng thì đảng đó không có mục tiêu lật đổ chính quyền nhân
dân. Đấy là quy định trong bộ luật hình sự. Như vậy rõ ràng là tổ chức
nào không có mục tiêu lật đổ chính quyền nhân dân thì có thể được thành
lập và hoạt động hợp pháp.
RFI : Trong một vấn đề vẫn được coi là nhạy cảm, ông có hy vọng thư được hồi âm ?
Ls Trần Vũ Hải : Cá nhân tôi cũng có nhiều kiến nghị
về nhiều vấn đề khác nhau chú không chỉ trong vấn đề chính trị. Trong
vấn đề kinh tế tôi cũng có nhiều kiến nghị, ví dụ như về bất động sản
v.v… những vấn đề có liên quan đến pháp luật. Chúng tôi thấy là bộ Xây
dựng hiện nay đang theo cái ý tưởng của chúng tôi. Vi thành phố Hà Nội,
cách đây 10 năm tôi cũng đã có ý tưởng về vấn đề cải cách các thủ tục
hành chính ở Hà Nội. Hiện nay chúng tôi thấy Hà Nội đang làm những bước
đó, hay như về vấn đề thuế. Nhiều vấn đề, ngay cả luật Dân sự bộ luật
Hình sự, luật Doanh nghiệp, chúng tôi cũng có ý kiến và họ cũng đề nhận.
Trong vấn đề chính trị, vấn đề dân chủ pháp quyền thì, những ý kiến của
chúng tôi cũng được họ ghi nhận, tôi tin là như vậy. Ví dụ như vấn đề
biểu tình, chúng tôi cũng phát biểu ra và nhiều nghị sĩ cũng đặt vấn đề
này lên Quốc hội. Thủ tướng Việt Nam cũng đặt vấn đề là luật Biểu tình
phải được đưa ra bàn. Tuy nhiên có được giải quyết hay không là một câu
chuyện khác, nhưng mà trách nhiệm của mình, nghĩa vụ lương tâm của mình
là phải đặt ra vấn đề và đưa ra một phương án giải quyết. Còn nhà cầm
quyền sẽ là người giải quyết vấn đề đó nếu họ thấy rằng nó là hợp tình
hợp lý. Còn nếu mà họ không giải quyết thì sau này có vấn đề gì xảy ra
thì sự phức tạp sẽ trở lại với chính quyền. Ở đây chúng tôi đặt vấn đề
một cách rất là xây dựng. Chúng tôi tin rằng người ta sẽ đọc, người ta
sẽ tranh luận, người ta sẽ có ý kiến, nhưng mà có công khai hay không
thì chúng ta hãy đợi xem.
Nguồn: RFI
Ở các nước dân chủ các đảng chính trị giành lấy chính quyền qua lá phiếu tín nhiệm của nhân dân chứ không cướp chính quyền bằng vũ lực . Có lẽ trong lịch sử chính trị thế giới gần đây chỉ có đảng CS cướp chính quyền bằng vũ lực . Mao Trạch Đông từng tuyên bố Chính Quyền nở trên đầu súng . Đàng CSVN cũng tuyên bố là cướp chính quyền chứ không ai trao chính quyền vào tay ĐCSVN . Nay có lẽ Đ CSVN sợ người ta cũng cướp chính quyền theo kiểu CS . Ngay cả LX và các nước cựu CS Đông Âu cũng khộng cướp chính quyền bằng vũ lực từ tay ĐCS . ĐCSVN cần thay đổi tư duy, chấp nhận đấu tranh chính trị . CQ do nhân dân mà có , Đảng nào giành được nhiều phiếu đảng đó nắm CQ như các nước dân chủ trên thế giới . CPC nhỏ hơn VN , kinh tế kém VN, dân trí cũng chưa chắc cao hơn VN, vậy mà sinh hoạt chính trị đa đảng từ mấy chục ăm nay . TT Hun Sen và đảng CPP vẫn cầm quyền từ 28 năm qua lá phiếu của dân CPC . Không lẽ ĐCSVN lại sợ đa đảng đến thế ?
Trả lờiXóa