Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

ĐÃ CÓ ĐỦ CĂN CỨ PHÁP LUẬT CHO SỰ RA ĐỜI CỦA NHỮNG CHÍNH ĐẢNG MỚI

CÓ ĐỦ CĂN CỨ PHÁP LUẬT CHO SỰ RA ĐỜI 
CỦA NHỮNG CHÍNH ĐẢNG MỚI 

Phạm Đình Trọng

Nhà văn Phạm Đình Trọng
Trả lời phóng viên đài BBC, ông giáo sư Vũ Minh Giang, thành viên hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng: “Đề xuất việc thành lập đảng chính trị, nhất lại là đề xuất của những người đang là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam thì đấy là nguyện vọng nào đó, mong muốn nào đó của cá nhân hay nhóm cá nhân nào đó...nhưng mong muốn đó phải nằm trong khuôn khổ pháp luật... Theo hiểu biết của tôi thì chưa có hệ thống (pháp luật) đó” Và “Nhiều thành phần kinh tế phải có đa nguyên đa đảng chỉ là logic hình thức”. *

Ấp úng, quanh co, ông giáo sư trong Hội đồng lí luận Trung ương nói rất dài cũng chỉ đưa ra một nội dung rất ngắn và hồ đồ là: Chưa có căn cứ pháp lí cho việc thành lập chính đảng mới.

Thưa nhà lí luận của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam, giáo sư Vũ Minh Giang.

Với một thể chế, một xã hội lành mạnh và tử tế thì Nhà nước và pháp luật được hình thành theo một qui trình: Nhân dân lựa chọn và bầu cử ra những người quản lí xã hội được gọi là Nhà nước và Nhân Dân trao quyền cho Nhà nước để thực hiện chức trách trước Nhân Dân.

Kẻ có quyền thường lạm quyền để vụ lợi và áp bức người Dân thân cô thế yếu. Từ đó pháp luật phải ra đời. Nhà nước lại được người Dân ủy quyền soạn thảo ra pháp luật để quản lí xã hội và điều quan trọng hơn cả của pháp luật là ngăn chặn sự lạm quyền của kẻ cầm quyền để bảo vệ người Dân thấp cổ bé họng. Để bảo vệ người Dân, nguyên tắc thực thi pháp luật là: Quan chức chỉ được làm những việc pháp luật cho phép còn người Dân được làm mọi việc pháp luật không cấm.

Với thể chế Cộng sản, với xã hội Việt Nam thời Cộng sản, người Dân bị gạt ra ngoài rìa trong qui trình bầu chọn lập nên Nhà nước, trong việc hình thành xây dựng pháp luật. Nhà nước của Đảng. Quốc hội của Đảng. Chính phủ của Đảng. Đến các tổ chức xã hội cũng của Đảng nốt. Pháp luật cũng chỉ để bảo vệ sự độc tôn thống trị xã hội của đảng Cộng sản mà thôi. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, người Dân Việt Nam vẫn có đủ căn cứ pháp lí để lập lên chính đảng của mình khi cần thiết. Những căn cứ đó là:

1.  Không có luật nào và không có điều luật nào cấm người dân lập chính đảng. Người Dân được làm mọi việc pháp luật không cấm. Người Dân có đầy đủ quyền lập chính đảng của mình.

2.  Hiến pháp hiện hành cho người Dân quyền lập chính đảng khi điều 69 Hiến pháp 1992 hiện hành ghi: Công dân có quyền tự do ngôn luận. tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật.

Hội và đảng chỉ là hai cách gọi khác nhau của một tổ chức chính trị. Như khi đảng Cộng sản Đông Dương muốn giấu mình đi liền đổi tên thành hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Người Dân có quyền lập hội đương nhiên cũng có quyền lập đảng. Nhà nước chưa có luật về lập hội chưa có luật về tự do ngôn luận, tự do báo chí là trách nhiệm, là thiếu sót của Nhà nước. Không thể vì thiếu sót của Nhà nước mà tước đoạt quyền công dân cơ bản mà Hiến pháp đã bảo đảm cho người Dân.

3.  Điều 52 của Hiến pháp 1992 hiện hành cho người Dân được quyền: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Hơn ba triệu công dân Việt Nam có quyền lập lên đảng Cộng sản Việt Nam vậy thì hơn tám mươi triệu người Việt Nam còn lại cũng có quyền lập lên đảng chính trị của mình. Đó là là cơ sở pháp lí vững chắc bảo đảm cho mọi công dân Việt Nam được bình đẳng với những công dân đảng viên Cộng sản. Cấm công dân lập đảng chính trị của mình là vi phạm điều 52 Hiến pháp.

Khi ông giáo sư thành viên Hội đồng lí luận Trung ương lớn tiếng nói rằng nhiều thành phần kinh tế phải có đa đảng chỉ là logic hình thức là ông đã lớn tiếng bảo rằng chủ nghĩa Mác Lê nin chỉ là logic hình thức, không có thực chất, không có nội dung, là ông đã thẳng thừng bác bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin mà đảng Cộng sản của ông đã lấy làm nền tảng tư tưởng.

Tất cả sự lụn bại của xã hội Việt Nam, sự nguy khốn của dân tộc Việt Nam hiện nay là do sự thao túng quyền lực của một đảng độc tài theo đuổi một học thuyết sai lầm và tội lỗi, một đảng không vì lợi ích dân tộc mà chỉ vì lợi ích của một nhóm người cầm quyền trong đảng độc tài đó. Một đảng chính trị mới ra đời là đòi hỏi khẩn thiết của cuộc sống, của lịch sử, là bước phát triến tất yếu và lành mạnh của xã hội Việt Nam. 

P.Đ.T. 

* ’Căn cứ đâu để lập chính đảng mới?‘ (BBC). 

32 nhận xét :

  1. Tôi ủng hộ bài viết trao đổi với "nhà lí luận của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam, giáo sư Vũ Minh Giang" của nhà văn Phạm Đình Trọng!

    Trả lờiXóa
  2. Hoàn toàn nhất trí với phân tích đúng đắn của ông Phạm Đình Trọng!Việc thành lập một chính đảng mới hoàn toàn không vi hiến và cần thiết.

    Trả lờiXóa
  3. Thưa giáo sư Vũ Minh Giang, dù không có học hàm học vị như ông, nhưng tôi cũng đã từng mài đũng quần trên ghế nhà trường đánh vật với những khái niệm, những định nghĩa về CN M-L, về CNXH … thậm chí thuộc làu những câu của Karl Marx, của Vladimir Ilyich Lenin.
    Nhưng thôi, bàn về cái lý thyết, về cái thể chế đã thuộc về lịch sử làm gì. Hãy nhìn thẳng vào hiện thực xã hội Việt Nam ngày nay, nó đang hiển hiện hàng ngày hàng giờ trên dải đất hình chữ S này để mà nói, để mà đào xới, nhào nặn.
    Nhiều đảng viên cộng sản mong muốn có đa đảng. Đó là một thực tế. Vì trong đảng CS thì cũng “đa nguyên” rồi. Thiểu số đảng viên có chức quyền hưởng nhiều “bổng lộc”, mà thực chất là tham nhũng đã và đang hình thành những “nhóm lợi ích”, họ thuộc về giai cấp cầm quyền gắn liền lợi ích với thành phần TƯ SẢN THÂN HỮU, giai cấp cầm quyền không đại diện cho các tầng lớp nhân dân lao động cũng như trí thức và thành phần TƯ SẢN TỰ THÂN.
    Đa nguyên chính trị là một hiện thực khách quan. Một xã hội đa nguyên về chính trị mà không có đa đảng đối lập thì xã hội đó không thể là xã hội lành mạnh được. Bất công xã hội, tham nhũng ngày càng trầm trọng là một tất yếu. Dù có in hàng triệu ấn phẩm tài liệu học tập đạo đức, tư tưởng HCM; dù hàng tuần, hàng tháng vẫn họp, vẫn sơ kết, tổng kết kết quả học tập thì vẫn chỉ như nước đổ đầu vịt thôi. Có hàng trăm nghị quyết như Nghị quyết TW IV thì cũng không thể làm cho giai cấp cầm quyền với những đặc quyền, đặc lợi “ngoan, hiền” được.
    Xã hội muốn lành mạnh, muốn văn minh, dân chủ, muốn trở thành một nước công nghiệp thì phải đa đảng. Không có đối trọng, không có cạnh tranh chính trị thì xã hội chỉ khác thời trung cổ ở hình thức bề ngoài với những tiện nghi sinh hoạt, tiện ích của công nghệ thôi. Nền kinh tế sẽ dị dạng và sẽ không bao giờ có phát triển bền vững được.
    Độc đảng thì đương nhiên phải triệt tiêu phản biện. Nếu nói cho tự do phản biện thì chỉ là hình thức và chỉ giới hạn trong một cái khung nhỏ hẹp, đủ để khống chế. Vượt ra ngoài cái gọi là “có tính nguyên tắc” thì sẽ bị cho là phản động, là “thế lực thù địch” ngay (kiến nghị 72 là một ví dụ).
    Giáo sư nói: “Nhiều thành phần kinh tế phải có đa nguyên đa đảng chỉ là logic hình thức”.
    Thưa giáo sư, ông sai rồi! Có lẽ không cần phải nói cho ông rõ sai chỗ nào (ông nên đọc lại thế nào là logic, logic biện chứng, logic hình thức).


    Trả lờiXóa
  4. Xin nghiêng mình cảm ơn bài viết quá chặt chẻ, sâu sắc và khoa học của Bác Phạm Đình Trọng . Cuối cùng chỉ nói được một câu : Tuyệt vời . Các dư luận viên của đảng hãy dũng cảm phản bác đi , xin mời !

    Trả lờiXóa
  5. Có điểm này vị GS nhận xét rất sâu sắc, đúng: nhiều thành phần kinh tế-> đa đảng là tư duy của logic hình thức. Trong nội dung này cả ông Đằng và ông Trọng đều hời hợt và mắc cái bệnh hình thức ấy. Tuy nhiên khi nói người, thì vị GS này lại hình thức, giáo điều nặng hơn khi ông căn cứ vào pháp luật để nói về nhu cầu thành lập đảng mới mà ông không hề thấy rằng đây là nhu cầu, bức xúc của đời sống, và luật phải qui chiếu về đời sống, chứ không phải ngược lại. Nếu một đảng mới của ông Đằng ra đời, nó sẽ yêu cầu chúng ta phải xem xét nghiêm túc và có trách nhiệm về mô hình thể chế và những nội dung khác của HP,PL.
    Nếu điều này có bước tiến triển thuận lợi, thì đó là bước đột phá khẩu đấy ông GS giáo điều, bảo thủ của đảng ạ.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi tin vào tương lai dân tộc sẽ bừng sáng sau vụ án Phương Uyên, sau lời kêu gọi của ông Lê Hiếu Đằng và lời hiệu triệu phá xiềng của ông Hồ Ngọc Nhuận. Ông GS lí luận này phải thấy đây là một sự thay đổi lớn. Đối với mỗi đổi thay xã hội, người ta phải căn cứ vào nhu cầu thực tiễn để chất vấn luật pháp, chứ không phải là ngược lại.Nói như bố Giang thì, ông Linh cũng chịu không dám đổi mới gì vào những năm cuối 80, vì nó trái với HP, và luật hiện hành

    Trả lờiXóa
  7. MỖI KHI TÔI ĐỌC BÀI CỦA CÁC ÔNG CÓ CÁI MÁC GỌI LÀ "GS. TS" - thành viên của "Hội đồng Lý luận Trung ương" là tôi thấy "ớn"!
    MIỄN BÀN ĐẾN MẤY VỊ NÀY.

    Trả lờiXóa
  8. Bài viết ngắn nhưng hết sức cô đọng và chính xác , thật khó bắt bẻ , của một trí thức rất có tâm với đất nước , ông đang tựa mình vào chân lý để viết lên sự thật , xung quanh ông , bên cạnh ông còn có cả triệu người Việt Nam yêu nước .

    Các vị nhân sỹ và trí thức hãy nói lên tiếng nói của mình , nhân dân đang ngóng trông .

    Xin cảm ơn ông - Nhà Văn Phạm Đình Trọng , khẩu khí của ông khác nhiều so với ông Trọng kia .
    Cảm ơn TS Nguyễn Xuân Diện đã đăng bài viết tuyệt hay này - thật đáng đọc

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  9. Hồng Tâm
    Tôi mời hai vị giáo sư: Vũ Minh Giang và Phong Lê vào Đồng Nai quê tôi chơi. Tiện thể tôi đưa hai vị vào Nhà thương Điên Biên Hòa chữa bệnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chữa dài ngày vào - bệnh nặng lắm rồi , hoặc yêu cầu nhà thương cho hai ông này ở lại luôn đừng về để tiện " Quan tâm và giúp đỡ ".

      Xóa
    2. Cám ơn thịnh tình của bác. Nhưng việc gì phải đi xa thế, Châu Quỳ ở ngay Hà Nội, vào đó có phải tiện hơn không?.

      Xóa
  10. GS Hoàng Minh Giang - giáo sư Cùn

    Trả lờiXóa
  11. Vũ Minh Giảng viết bài loanh quanh. Tôi có đọc bài này và không hiểu ông PGS này có xem vô tuyến VTV1 không ? Ông Giảng bảo tam quyền phân lập đã có , Tòa án chỉ xử theo Luật.....không phải theo chỉ đạo của ai cả, ( Nghĩa là không cần bản án bỏ túi -) Trong khi đó ai là sếp ông lại bảo đòi tam quyền phân lập , đòi ruộng đất đa sở hữu.....là suy thoái đạo đức , chứ gì nữa ?
    Vũ minh Giảng nói lấy được, dù biết chẳng ai tin.

    Trả lờiXóa
  12. Chó cứ sửa đoàn người cứ tiến

    Trả lờiXóa
  13. Cảm ơn Bác Phạm Đình Trọng!Cầu chúc Bác và gia đình luôn mạnh khỏe,hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  14. Không có luật nào cấm, nhưng đảng và nhà nước CS cấm đấy.

    Trả lờiXóa
  15. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 03:22 23 tháng 8, 2013

    Bênh vực cho Đảng trong việc SđHP 1992 thì có những người hăng hái lí luận kiểu pgsts Trần đăng Thanh, nay bài bác việc lập thêm chính đảng lại có gsts Vũ Minh Giang . Các vị này nói theo gsts TBT Đảng ta . Đây là những cái đầu lãnh đạo ! Những cái đầu vẫn mang tư duy hồi tiền bán tk 20. Những cái đầu ù lì này giống như cái đầu con trâu đi trước cái cày đi sau . VN vẫn còn ỡ thời kì dĩ nông vi bản, chưa thoát khỏi tư duy phong kiến . Vừa rồi nghe đc TBT chỉ đạo cho ngành CA cũng giống y vậy ! Đc TBT vẫn chỉ đạo không đa nguyên đa đảng , ngành CA phải tuyệt đối trung thành với Đảng v.v.. Nghe mãi chán thật !

    Trả lờiXóa
  16. Trước mắt nên thành lập Ban liên lạc những người Dân chủ xã hộ. Như vậy thì hoạt động được ngay, không phải tranh cãi vì có đúng pháp luật gì?… hay không; cũng chả phải đăng ký, xin phép cơ quan nào. Khi có đủ điều kiện hội tụ thì chuyển thanh Đảng Dân chủ xã hộ…

    Trả lờiXóa
  17. Một con người có tâm huyết với vận mệnh của dân tộc, của đất nước. Trong các bài viết của ông luôn quyết liệt, cháy bỏng ,vì sự toàn vẹn của lãnh thổ, vì tự do, vì công bằng, vì dân chủ của nhân dân. Ông là tấm gương yêu nước cho mọi người Việt noi theo

    Trả lờiXóa
  18. Chả đời nào ĐCS cho thành lập đảng khác để chống lại chính mình vì ĐCS không đủ mạnh nếu không nói là yếu kém, tồi tệ để cạnh tranh lành mạnh!

    Trả lờiXóa
  19. Trước tiên xin trân trọng cảm ơn Nhà văn Phạm Đình Trọng với những đóng góp cho đất nước của ông!

    Thưa ông "giáo sư Vũ Minh Giang"!
    Ông "vòng vo Tam Quốc" đến độ phì cười, nếu trú tâm vào vấn đề nóng hổi này thì chúng tôi tin là không ai không khỏi bật cười trước câu trả lời loanh quanh "rất dài cũng chỉ đưa ra một nội dung rất ngắn và mơ hồ" của ông. Đúng như nhận xét của Nhà văn Phạm Đình Trọng.

    Đọc bài trả lời phỏng vấn của ông trước một đài Quốc Tế to tướng mà thấy ngượng cả người!
    Ông không sợ Quốc Tế người ta đánh giá, người ta nghi ngờ, người ta cười về trình độ của "những giáo sư" trong thành viên Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, "những nhà lý luận" của Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam sao (?!)

    Mong ông đọc kỹ bài viết này của của Nhà văn Phạm Đình Trọng mà học hỏi, mà rút kinh nghiệm, "đã dốt thì đừng nói dài" các cụ đã dạy rồi thưa ông " giáo sư lý luận của Đảng" (!!!)
    (Huhu bảo sao đất nước cứ đi thụt lùi!)



    Trả lờiXóa
  20. Có dân chủ, để mọi từng lớp nhân dân, mọi tín ngưỡng, đóng góp công sức , trí tuệ, chống tham ô, tham nhũng, hăng say lao động sản xuất và bảo vệ tổ quốc.
    Tranh luận thẳng thắng để đi đến chân lý, là thiết thực. Chống chụp mũ, áp đặt trong tranh luận
    Bài viết của nhà văn Phạm Đình Trọng, thể hiện rõ ràng, minh bạch trách nhiệm công dân

    Trả lờiXóa
  21. Thưa quí vị ,
    Khi nói như vậy , ông Vũ minh Giang ám chĩ mọi thứ (bao gồm những quyền căn bản cũa con người ) đều phải qua CƠ CHẾ XIN - CHO ; nghĩa là quí vị muốn làm điều gì (lập hội hay đảng) thì phải nộp đơn xin nhà cầm quyền , phải chờ họ xét duyệt và đồng ý thì quí vị mới làm được điều đó . Và nếu họ ko đồng ý thì quí vị ko được phép làm điều đó .
    Cái thời đại dùng chế độ HỘ KHẨU để quản lý cái bao tử cũa người nay đã là quá khứ . Và người dân giờ đây cũng ko cần nhà nước BAO CẤP về tư tưởng và chính trị nghĩa là 'suy nghĩ' thay cho dân !?! , 'yêu nước' cho dân !?! như các ông nhà nước đang làm . . .
    Người dân chúng tôi muốn ĐÍCH THÂN và TRỰC TIẾP chọn người điều hành địa phương hay đất nước mình , qua hình thức bỏ phiếu phổ thông trực tiếp và kín .
    Người nào làm ko được việc thì phải bước xuống và giao việc cho người khác như các nước 'tư bản dẫy chết' như Pháp hay Canada đang áp dụng .
    Việc điều hành đất nước là việc chung cho cã mọi người , KO LÀ ĐỘC QUYỀN VĨNH VIỄN CŨA MỘT ĐẢNG NÀO .
    Trong kinh tế , nếu có cạnh tranh , người hưởng lợi nhứt là nhân dân vì người ta có được những sản phẩm tốt , giá cã vừa phải ; nếu ko vừa ý còn được trả lại với thái độ hòa nhả cũa người bán hàng . Trong chính trị cũng như vậy : công chức ở Mỹ và Nhật rất hòa nhã với người dân vì họ chĩ là làm công ăn lương , nếu hổn láo hay hạch sách với dân thì mất chức .

    Trả lờiXóa
  22. NGƯỜI MỸ ĐÃ ĐỐI XỬ NHƯ THẾ NÀO VỚI MỘT CÂY KHÔ CHẾT .
    Trên lề đường từ nhà ra trạm xe bus , tôi thấy một cây chết khô có đường kính chừng 2 bàn tây . Cây này có thể bị sâu đục ở gốc nên ko sống được ; tôi thấy họ treo môt thông báo nhỏ , nói rằng , nếu trong vòng 2 tuần , nếu ko ai có ý kiến gì thì họ sẽ chặt cây này và đưa một cây tốt hơn về trồng ở đó để giử vẽ mỹ quan cũa tp . Trên thông báo có số phone cũa cơ quan quản lý cây xanh cũa tp .
    KẾT LUẬN : một cái cây vô tri vô giác mà còn dược họ quan tâm như vậy VÀ CÒN LẤY Ý KIẾN DÂN NHƯ VẬY TRƯỚC KHI CHẶT BỎ , huồng gì con người .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thanks bạn Tài đã cho biết Người Mỹ đối xử thế nào với cây khô chết... rất tuyệt!

      Còn Người Đức đối với cây xanh thì sao?
      Với bất kể cây xanh lớn hay nhỏ, kể cả những cây thân bằng cổ tay ở hai bên phố, hay ở những góc khuất không phải chỗ đông người qua lại.. khi khu vực đó làm đường, xây dựng, sửa chữa... tất cả họ đều quấn băng dây gai toàn bộ thân cây, rồi giằng lại bằng ba cọc gỗ đóng khung cao đến giữa thân cây đó, cách xung quanh cây đó nửa mét. Rất cẩn thận chỉn chu, nhìn phát thèm!
      (Hehe, nếu đi mua dây gai thôi chứ không phải băng dây gai để về quấn thịt thì 1€ một cuộn bé tẹo, đấy là nói riêng về gia trị vật chât thôi đấy nhé!)

      Ngay ở phố tôi, hay mỗi lần đi đạp xe dạo phố nhìn thấy thế chúng tôi lại chạnh lòng nghĩ về "thân phận" những cây xanh ở Hà Nội của mình...
      Ngay cả có công văn kêu cứu trên báo chính thống hẳn hoi còn không được cứu, cây quý trăm tuổi ngay Hồ Gươm còn mặc kệ để "tự chết". Những hàng cây quý hiếm có tên trong sách đỏ thân đường kính hơn 20cm còn ngang nhiên bị chặt bởi mấy sở bộ của thành phố (!!!)

      Thế mà lúc nào cũng tự vỗ ngực đất nước của cây xanh, thành phố xanh sạch đẹp. VTV4 luôn mồm, ra rả...
      Hãy sang Đức xem cây xanh của họ có xanh mát mắt gấp bao nhiêu lần cây xanh ở xứ sở nhiệt đới của ta thì mới biết khiêm tốn, mới bớt huêng hoang (?!)

      Nhớ ngày xưa ba mẹ tôi thích trồng cây cảnh trước cửa nhà, hay dạy chúng tôi phải chăm sóc chúng cẩn thận, chứ không để cây chết là nhà xúi quẩy lắm! (Ngẫm đến đất nước mình, đúng thế!)
      Và tôi luôn nhớ và làm theo những lời dạy ấy cho đến bây giờ lại dạy lại cho con cái của mình, cứ thế, cứ thế...

      Xóa
    2. Sorry các bạn, vừa ra đầu phố ngắm lại... hihi!
      Cây xanh sau khi được quấn băng dây gai, thì được bọc tiếp một lớp mành mành (như kiểu mành mành che cửa ở nông thôn VN ý, nhưng để dọc) bằng tre nứa, rồi mới giằng lại bằng ba cọc gỗ...
      "Để cây chết phải tội đấy!", ba mẹ tôi dạy thế!

      Xóa
    3. Xin nói cho rỏ : cái cây chết khô - mà tôi vừa nêu trên - có CHU VI khoảng chiều dài cũa hai sải tay - chứ ko phải có ĐƯỜNG KÍNH khoảng chiều dài cũa hai sải tay . Cám ơn ,

      Xóa
  23. ĐCSVN có quyền gì mà cấm

    Trả lờiXóa
  24. Không hiểu sao quê hương của những Ông Mác- Nước Cộng hòa Liên Bang Đức, ông Ăng gel-Vương quốc Anh, ông Lê Nin - Nước Nga lại không sử dụng học thuyết của các ông này nhỉ; Đại hội ĐCS Trung quốc 18 không treo ảnh các ông này nữa đề nghị ông Vũ MInh Giang giải thích giùm cho mọi người rõ.

    Trả lờiXóa
  25. Tuyệt vời! Cám ơn nhà văn Phạm Đình Trọng!

    Trả lờiXóa
  26. Bai viet cua ong Pham Dinh Trong qua tuyet voi nhung rat tiec rang dan gay tai trau. Con trau no co hoc vi tien si gay mai no cung phai ngoai co lai nghe thoi. Cham het!

    Trả lờiXóa
  27. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 06:22 28 tháng 8, 2013

    Nhà văn Phạm đình Trọng bới ra cái lỗ hỗng to quá trong luật pháp hiện thời của VN ta v/v thành lập đảng chính trị ngoài ĐCSVN . Bây giờ người dân mới biết ngay cả ĐCS đang cầm quyền cũng chẳng có cơ sở pháp lý , nghĩa là chẳng có cái giấy phép lận lưng ! Ô hô !

    Trả lờiXóa