Có được thành lập đảng hay không?
Gia Minh - thực hiện
Hiện có hai luồng ý kiến khác nhau trong việc thành lập ra đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền. Luồng ý kiến thứ nhất từ phía những người ủng hộ đảng Cộng sản cho rằng chưa có căn cứ pháp luật cho việc làm đó; phía muốn thành lập đảng đối lập thì nói Hiến pháp không cấm công dân.
Kêu gọi tranh luận công khai
Luật sư Trần Vũ Hải hiện đang làm việc tại Hà Nội vừa có đề nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt nam cho ý kiến về vấn đề thành lập và tham gia một đảng ngoài đảng Cộng sản Việt Nam, dưới góc độ pháp luật Việt Nam.
Gia Minh hỏi chuyện luật sư Trần Vũ Hải về đề nhị đó. Trước hết ông nhắc lại lý do viết đề nghị.
Luật sư Trần Vũ Hải: Vấn đề này đã được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm; thậm chí như báo Quân đội Nhân dân cũng đã đăng nhiều bài; truyền thông trong nước và quốc tế cũng có (nêu) vấn đề đó. Cho nên theo chúng tôi phải đặt vấn đề này quan trọng. Và theo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải có trách nhiệm giải thích Hiến Pháp,luật và pháp lệnh; nên phải có ý kiến. Còn sau này nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà không có ý kiến dẫn đến việc họ thành lập đảng hoặc làm việc gì đó mà cho rằng a, b, c nào đó thì Ủy ban Thường Vụ Quốc hội phải đồng chịu trách nhiệm.
Gia Minh: Từ năm 1975 đến năm 1988, ở Việt Nam vẫn còn 3 đảng cùng hoạt động, nhưng sau đó hai đảng Dân chủ và đảng Xã hội không còn nữa. Đến năm 2006, ông Hoàng Minh Chính, tổng thư ký đảng Dân chủ muốn phục hoạt lại nhưng không được theo như sở nguyện, vậy cơ sở để phản bác cho chuyện đó từ lúc ấy đến bây giờ ra sao?
Luật sư Trần Vũ Hải: Chúng tôi không có ông Hoàng Minh Chính, nhưng theo tôi các nhà luật học và các cơ quan chức năng cần phải chính thức; chúng tôi cho rằng đây là vấn đề không phải mới nhưng quan trọng và được đặt ra nên cần phải giải quyết.
Gia Minh: Luật sư đánh giá khả năng có trả lời và chấp nhận cho những quan tâm mà mọi người đang nêu ra như vậy ra sao?
Luật sư Trần Vũ Hải: Tôi tin ít nhất họ phải nghiên cứu, còn việc trả lời hay không là quyền của họ; nhưng như chúng tôi đã nói nếu họ không trả lời, không công bố công khai là một vấn đề. Theo chúng tôi biết một số giáo sư đã bàn thảo về vấn đề này và trong nội bộ hay bán chính thức cũng có thể bàn. Nhưng chắc chắn theo chúng tôi phải bàn và theo đề nghị của chúng tôi phải bàn luận một cách công khai vì đây là vấn đề quốc gia, vấn đề dân chủ, vấn đề pháp quyền; nên chắc chắn phải bàn không thể né tránh được.
Gia Minh: Lâu nay người ta cũng nói đến vấn đề dân chủ, nhưng quan niệm của đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ thì khác, đó là ‘dân chủ tập trung’.
Luật sư Trần Vũ Hải: Ở đây chúng tôi không nói về đảng mà gửi cho Nhà nước và các giáo sư, tôi nghĩ rằng họ sẽ tranh luận với nhau, với chúng tôi và với bất kỳ một công dân nào rằng hiện nay pháp luật như thế ‘có thành lập được đảng hay không’.
Gia Minh: Dù không phải đảng nói, nhưng tất cả các cơ quan quốc hội và chính phủ đều nói ‘dân chủ tập trung’, thưa ông?
Luật sư Trần Vũ Hải: Chúng tôi muốn rằng mọi người cần phải phát biểu một cách chính thống, họ phải sẽ có văn bản, phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình, lịch sử sẽ phán xét, và tôi muốn nói ngay cả những đồng nghiệp của họ và những giáo sư luật cũng sẽ nhận xét. Vì điều gì ông có thể nói về quan điểm của mình đi nữa; nhưng khi ông định cấm người khác thì phải có cơ sở pháp luật; vậy ông phải chỉ ra cơ sở pháp luật là qui định nào. Nếu không cấm người ta có quyền làm không? Nếu người ta làm, cần làm như thế nào, cũng phải nói. Ở đây chúng tôi hy vọng có một cuộc tranh luận dân chủ, khoa học.
Gia Minh: Ngay từ đầu luật sư nói báo Quân đội Nhân dân có đưa ra một số ý kiến?
Luật sư Trần Vũ Hải: Một số ý kiến nhưng đó là cảm tính, không dựa trên cơ sở pháp lý; chúng tôi chưa thấy một nhà khoa học luật nào phản bác cả. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhà khoa học luật nào sẽ phản bác, hoặc đồng ý hoặc phản bác, hoặc tranh luận… Hiện nay chỉ là những ý kiến của những người mà chúng tôi cho là khá cảm tính.
Gia Minh: Qua một số những sự việc vừa qua mà lúc đầu người ta nói cho tranh luận công khai như việc góp ý cho sửa đổi hiến pháp và cho đến lúc này vẫn chưa đi đến kết quả gì, nay lại có thêm đề nghị tranh luận công khai về việc thành lập đảng như thế này nữa, những người bi quan cho như thế thì luật sư nói sao?
Luật sư Trần Vũ Hải: Chúng tôi nói rằng nếu những nhà lãnh đạo Việt Nam nói rằng họ là những nhà trí thức, ít rằng họ cũng tôn trọng pháp luật thì họ phải trả lời những vấn đề đó dựa trên cơ sở pháp luật. Và khi họ trả lời thì họ sẽ phải thận trọng hơn. Họ sẽ nói một cách đàng hoàng, công khai. Chúng tôi tin là như vậy, còn nếu họ lảng tránh vấn đề này thì người ta sẽ nói bản thân họ cũng chưa tự tin lắm trong vấn đề này. Chúng ta thấy rằng . Ở đây chúng tôi không nói đến nhà lãnh đạo đảng. Đảng tất nhiên muốn thế này, thế khác; nhưng chúng tôi muốn nói các nhà lãnh đạo của nhà nước.
Chúng tôi gửi đến cho chủ tịch nước, chủ tịch ủy ban thường vụ quốc hội thì họ phải nói chứ. Trong khi đó chúng tôi thấy trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiều chuyên gia về pháp luật như ông Uông Chu Lưu, ông Nguyễn Văn Hiện, ông Phan Trung Lý. Những ông đó nếu cho rằng việc thành lập đảng ngoài đảng Cộng sản Việt Nam là sai trái thì phải chứng minh bằng pháp luật Việt Nam hiện nay, bằng Hiến pháp, bằng những Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia…
Chúng tôi nghĩ rằng sẽ có một tranh luận thú vị sẽ xảy ra; còn nếu các ông không tranh luật thì người ta sẽ không tin. Giống như các phiên tòa, nếu như không tranh luận lại thì người ta nói rằng bị yếu thế, đuối lý… Tôi tin đây là những vị tiến sĩ, giáo sư đầu ngành họ sẽ tranh luận. Có thể họ sẽ không tranh luận công khai, tranh luận trong nội bộ; nhưng chúng tôi rất mong muốn có cuộc tranh luận công khai, không có gì phải giấu diếm cả. Nếu họ không tranh luận công khai cũng là điểm yếu.
Gia Minh: Những vị mà ông mới nêu tên họ cũng là đảng viên của đảng Cộng sản Việt Nam?
Luật sư Trần Vũ Hải: Ông Lê Hiếu Đằng cũng là đảng viên (đảng Cộng sản Việt Nam). Họ cũng có những quan điểm; nhưng trước mắt là quan điểm pháp luật đã. Tự nhận là nhà nước pháp quyền thì phải trên quan điểm pháp luật đã chứ không thể trên quan niệm của Đảng. Cái này phải rõ, và theo tôi đã rõ rồi.
Gia Minh: Cơ sở luật pháp của Việt Nam vẫn còn nhiều lổ hổng, thiếu cơ sở, thưa luật sư?
Luật sư Trần Vũ Hải: Điều này chúng tôi không bình luận được, vì nhà nước, quốc hội ban hành luật. Thế nhưng các luật sư khi làm việc luôn nghiên cứu pháp luật; xem việc mà thân thủ, khách hàng, người yêu cầu trợ giúp, luật có cấm không. Nếu được làm thì phải làm thế nào, chứ chúng tôi không phải là người sáng tác ra luật.
Gia Minh: Cám ơn luật sư.
Hiện có hai luồng ý kiến khác nhau trong việc thành lập ra đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền. Luồng ý kiến thứ nhất từ phía những người ủng hộ đảng Cộng sản cho rằng chưa có căn cứ pháp luật cho việc làm đó; phía muốn thành lập đảng đối lập thì nói Hiến pháp không cấm công dân.
Kêu gọi tranh luận công khai
Luật sư Trần Vũ Hải hiện đang làm việc tại Hà Nội vừa có đề nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt nam cho ý kiến về vấn đề thành lập và tham gia một đảng ngoài đảng Cộng sản Việt Nam, dưới góc độ pháp luật Việt Nam.
Gia Minh hỏi chuyện luật sư Trần Vũ Hải về đề nhị đó. Trước hết ông nhắc lại lý do viết đề nghị.
Luật sư Trần Vũ Hải: Vấn đề này đã được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm; thậm chí như báo Quân đội Nhân dân cũng đã đăng nhiều bài; truyền thông trong nước và quốc tế cũng có (nêu) vấn đề đó. Cho nên theo chúng tôi phải đặt vấn đề này quan trọng. Và theo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải có trách nhiệm giải thích Hiến Pháp,luật và pháp lệnh; nên phải có ý kiến. Còn sau này nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà không có ý kiến dẫn đến việc họ thành lập đảng hoặc làm việc gì đó mà cho rằng a, b, c nào đó thì Ủy ban Thường Vụ Quốc hội phải đồng chịu trách nhiệm.
Gia Minh: Từ năm 1975 đến năm 1988, ở Việt Nam vẫn còn 3 đảng cùng hoạt động, nhưng sau đó hai đảng Dân chủ và đảng Xã hội không còn nữa. Đến năm 2006, ông Hoàng Minh Chính, tổng thư ký đảng Dân chủ muốn phục hoạt lại nhưng không được theo như sở nguyện, vậy cơ sở để phản bác cho chuyện đó từ lúc ấy đến bây giờ ra sao?
Luật sư Trần Vũ Hải: Chúng tôi không có ông Hoàng Minh Chính, nhưng theo tôi các nhà luật học và các cơ quan chức năng cần phải chính thức; chúng tôi cho rằng đây là vấn đề không phải mới nhưng quan trọng và được đặt ra nên cần phải giải quyết.
Gia Minh: Luật sư đánh giá khả năng có trả lời và chấp nhận cho những quan tâm mà mọi người đang nêu ra như vậy ra sao?
Luật sư Trần Vũ Hải: Tôi tin ít nhất họ phải nghiên cứu, còn việc trả lời hay không là quyền của họ; nhưng như chúng tôi đã nói nếu họ không trả lời, không công bố công khai là một vấn đề. Theo chúng tôi biết một số giáo sư đã bàn thảo về vấn đề này và trong nội bộ hay bán chính thức cũng có thể bàn. Nhưng chắc chắn theo chúng tôi phải bàn và theo đề nghị của chúng tôi phải bàn luận một cách công khai vì đây là vấn đề quốc gia, vấn đề dân chủ, vấn đề pháp quyền; nên chắc chắn phải bàn không thể né tránh được.
Gia Minh: Lâu nay người ta cũng nói đến vấn đề dân chủ, nhưng quan niệm của đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ thì khác, đó là ‘dân chủ tập trung’.
Luật sư Trần Vũ Hải: Ở đây chúng tôi không nói về đảng mà gửi cho Nhà nước và các giáo sư, tôi nghĩ rằng họ sẽ tranh luận với nhau, với chúng tôi và với bất kỳ một công dân nào rằng hiện nay pháp luật như thế ‘có thành lập được đảng hay không’.
Gia Minh: Dù không phải đảng nói, nhưng tất cả các cơ quan quốc hội và chính phủ đều nói ‘dân chủ tập trung’, thưa ông?
Luật sư Trần Vũ Hải: Chúng tôi muốn rằng mọi người cần phải phát biểu một cách chính thống, họ phải sẽ có văn bản, phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình, lịch sử sẽ phán xét, và tôi muốn nói ngay cả những đồng nghiệp của họ và những giáo sư luật cũng sẽ nhận xét. Vì điều gì ông có thể nói về quan điểm của mình đi nữa; nhưng khi ông định cấm người khác thì phải có cơ sở pháp luật; vậy ông phải chỉ ra cơ sở pháp luật là qui định nào. Nếu không cấm người ta có quyền làm không? Nếu người ta làm, cần làm như thế nào, cũng phải nói. Ở đây chúng tôi hy vọng có một cuộc tranh luận dân chủ, khoa học.
Gia Minh: Ngay từ đầu luật sư nói báo Quân đội Nhân dân có đưa ra một số ý kiến?
Luật sư Trần Vũ Hải: Một số ý kiến nhưng đó là cảm tính, không dựa trên cơ sở pháp lý; chúng tôi chưa thấy một nhà khoa học luật nào phản bác cả. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhà khoa học luật nào sẽ phản bác, hoặc đồng ý hoặc phản bác, hoặc tranh luận… Hiện nay chỉ là những ý kiến của những người mà chúng tôi cho là khá cảm tính.
Gia Minh: Qua một số những sự việc vừa qua mà lúc đầu người ta nói cho tranh luận công khai như việc góp ý cho sửa đổi hiến pháp và cho đến lúc này vẫn chưa đi đến kết quả gì, nay lại có thêm đề nghị tranh luận công khai về việc thành lập đảng như thế này nữa, những người bi quan cho như thế thì luật sư nói sao?
Luật sư Trần Vũ Hải: Chúng tôi nói rằng nếu những nhà lãnh đạo Việt Nam nói rằng họ là những nhà trí thức, ít rằng họ cũng tôn trọng pháp luật thì họ phải trả lời những vấn đề đó dựa trên cơ sở pháp luật. Và khi họ trả lời thì họ sẽ phải thận trọng hơn. Họ sẽ nói một cách đàng hoàng, công khai. Chúng tôi tin là như vậy, còn nếu họ lảng tránh vấn đề này thì người ta sẽ nói bản thân họ cũng chưa tự tin lắm trong vấn đề này. Chúng ta thấy rằng . Ở đây chúng tôi không nói đến nhà lãnh đạo đảng. Đảng tất nhiên muốn thế này, thế khác; nhưng chúng tôi muốn nói các nhà lãnh đạo của nhà nước.
Chúng tôi gửi đến cho chủ tịch nước, chủ tịch ủy ban thường vụ quốc hội thì họ phải nói chứ. Trong khi đó chúng tôi thấy trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiều chuyên gia về pháp luật như ông Uông Chu Lưu, ông Nguyễn Văn Hiện, ông Phan Trung Lý. Những ông đó nếu cho rằng việc thành lập đảng ngoài đảng Cộng sản Việt Nam là sai trái thì phải chứng minh bằng pháp luật Việt Nam hiện nay, bằng Hiến pháp, bằng những Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia…
Chúng tôi nghĩ rằng sẽ có một tranh luận thú vị sẽ xảy ra; còn nếu các ông không tranh luật thì người ta sẽ không tin. Giống như các phiên tòa, nếu như không tranh luận lại thì người ta nói rằng bị yếu thế, đuối lý… Tôi tin đây là những vị tiến sĩ, giáo sư đầu ngành họ sẽ tranh luận. Có thể họ sẽ không tranh luận công khai, tranh luận trong nội bộ; nhưng chúng tôi rất mong muốn có cuộc tranh luận công khai, không có gì phải giấu diếm cả. Nếu họ không tranh luận công khai cũng là điểm yếu.
Gia Minh: Những vị mà ông mới nêu tên họ cũng là đảng viên của đảng Cộng sản Việt Nam?
Luật sư Trần Vũ Hải: Ông Lê Hiếu Đằng cũng là đảng viên (đảng Cộng sản Việt Nam). Họ cũng có những quan điểm; nhưng trước mắt là quan điểm pháp luật đã. Tự nhận là nhà nước pháp quyền thì phải trên quan điểm pháp luật đã chứ không thể trên quan niệm của Đảng. Cái này phải rõ, và theo tôi đã rõ rồi.
Gia Minh: Cơ sở luật pháp của Việt Nam vẫn còn nhiều lổ hổng, thiếu cơ sở, thưa luật sư?
Luật sư Trần Vũ Hải: Điều này chúng tôi không bình luận được, vì nhà nước, quốc hội ban hành luật. Thế nhưng các luật sư khi làm việc luôn nghiên cứu pháp luật; xem việc mà thân thủ, khách hàng, người yêu cầu trợ giúp, luật có cấm không. Nếu được làm thì phải làm thế nào, chứ chúng tôi không phải là người sáng tác ra luật.
Gia Minh: Cám ơn luật sư.
Nguồn: RFA
Rất rõ ràng,khúc chiết,chặt chẽ trên cơ sở pháp lý nên tôi tin rằng sẽ có những cuộc tranh luận công khai,việc này sẽ càng làm mở mang trí tuệ,tầm nhìn,góc nhìn cho nhiều tầng lớp nhân dân.Điều đó sẽ có lợi cho nước nhà nhiều hơn.Cảm ơn luật sư Trần Vũ Hải
Trả lờiXóaHoan hô LS Trần Vũ Hải . Công khai , minh bạch mới có dân chủ tự do & độc lập . Kẻ nào sợ công khai , sợ sự thật sợ ánh sáng là gì mọi người dân đầu biết >
Trả lờiXóaUng ho tranh luan cong khai ve viec thanh lap dang phai chinh tri.
Trả lờiXóaĐược thành lập 100 đảng tùy thích, không cấm!
Trả lờiXóaNhưng các đảng này cũng phải dưới sự lãnh đạo toàn diện của ĐCSVN theo điều 4 HP.
Muốn lãnhđạo toàn diện 100 đảng này thì chỉ có cách là Chủ tịch của 100 đảng này phải là đảng viên của ĐCSVN, nếu không thì VI HIẾN.
HUỀ CẢ LÀNG!
Chấp nhận sự lãnh đạo là tự nguyện.Vậy các đảng phải hình thành đã, rồi đảng cs mời họ ngồi lại, thuyết phục, thương lượng để họ chấp nhận hay không chấp nhận hoặc chấp nhận có điều kiện.Đâu có loại trừ việc liên minh thành lập chính phủ của nhiều đảng đâu.Vui lắm đó! Một khi từ bỏ bạo lực lật đổ lẫn đàn áp, độc quyền , mọi chính đảng hợp pháp, về nguyên tắc, đều không loại trừ nhau và đều có thể liên minh với nhau (trên cơ sở thương lượng,"hiệp thương" thực sự)để có đa số lập nội các. Vậy thôi! Chỉ có làm cha thiên hạ quen rồi nên mới ăn nói như ND, QĐND.
XóaTôi thấy có đủ cơ sơ pháp lý để người dân thành lập đảng. Tuy nhiên do nảy sinh vấn đề ông Lê Hiếu Đằng chuẩn bị thành lập đảng nên khả năng sắp tới đây QH sẽ sửa lại dự thảo để vô hiệu hóa việc thành lập đảng và có thể thêm vào điều 4 một ý mới đó là "đảng csVN là đảng duy nhất lãnh đạo...".
Trả lờiXóaNhưng thật ra HP nếu không được người dân phúc quyết là không hợp pháp, bởi vì HP quyết định tương lai, vận mệnh của nhân dân, vì vậy HP phải là của nhân dân, do nhân dân quyết định. Về bản chất, HP là một văn bản ủy quyền quyền lực của nhân dân cho nhà nước, hệ thống CT thì rõ ràng phải được người ủy quyền quyết định. Nếu HP không được nhân dân phúc quyết (bằng phiếu) thì quy định đảng lãnh đạo là việc tự đảng dành (bằng việc thể chế hóa cương lĩnh của đảng), chứ nhân dân không lựa chọn nên không chính danh, không hợp pháp.
Bà bán nước chè chát ở cạnh công ty tôi nói thế này: hai vợ chồng tôi bán nước chè , đạp xích lô nhưng không phải vì thế tôi không biết gì về đa đảng , theo tôi nhiều đảng tốt hơn độc đảng , dân chủ tốt hơn độc tài. Ít ra khi đa đảng sẽ đỡ nạn CB phường ra quán tôi hạch sách , nhũng nhiễu.
Trả lờiXóaTừ đó , mình đâm ra nghiện chè ở quán bà này.
Hehe... hay, chí lí, cho nhà tớ "nghiện chè" với!!
XóaThanks!
"Tự nhận là nhà nước pháp quyền thì phải trên quan điểm pháp luật đã chứ không thể trên quan niệm của Đảng. Cái này phải rõ, và theo tôi đã rõ rồi."
Trả lờiXóaHoàn toàn nhất trí với những phát biểu thẳng thắn, chuẩn xác, trung thực của LS.Trần Vũ Hải! Lại một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn ông!
Tin tưởng rằng: "Nếu những nhà lãnh đạo Việt Nam nói rằng họ là những nhà trí thức, ít rằng họ cũng tôn trọng pháp luật thì họ phải trả lời những vấn đề đó trên cơ sở pháp luật... Họ sẽ nói một cách đàng hoàng, công khai..."
Còn nếu "họ lảng tránh" thì nhân dân cứ việc... "SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT", thưa LS.Trần Vũ Hải đáng kính!
Tranh luận công khai như các ứng cử viên Đảng DC và Đảng CH ở Mỹ là chuyện xưa như ... Trái Đất ! Có điều ở Việt Nam thì hơi bị ... khó đấy bác Diện a. Là vì Đảng CS ở thế đuối lý thị lấy đâu ra người để đấu lý với với các luật sư cỡ như Trần Vũ hải, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Trần Đình Triển hoặc các nhân sỹ trí thức như giáo sư Tương Lai, các ông Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận ... Cho nên họ sẽ ... hổng dám đâu !
Trả lờiXóaquốc hội mà lảng tránh thì không thể gọi là sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật rồi. đề nghị 1 cuộc tranh luận công khai với báo quân đội nữa để toàn dân dc biết .
Trả lờiXóacảm ơn luật sư vô cùng.
BÁO QĐND “ĐÓI ĂN VỤNG, TÚNG LÀM LIỀU”?
Trả lờiXóaXem chi tiết trên Bauxite Việt Nam:
http://www.boxitvn.net/bai/18730
Trân trọng cảm ơn luật sư Trần Vũ Hải!
Trả lờiXóaNếu tôi là TBT đảng CSVN tôi sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thật sự dân chủ và tự do với một câu hỏi duy nhất (gạch chéo vào ô trống):
Trả lờiXóaÔng/Bà đồng ý: Một đảng hay đa đảng.
Tất cả các địa phương phát phiếu đến từng gia đình và từng người để họ suy nghĩ trong 3 ngày. Sau đó họ bỏ phiếu vào thùng ở các địa điểm. Ban kiểm phiếu do dân bầu ra ở từng thôn, xã, phường và có biên bản công khai. Sau đó phiếu được niêm phong để làm chứng cứ nếu có khiếu kiện.
Tất cả kết quả được báo cáo về một ban ở trung ương. Các địa phương có quyền công bố kết quả trên mọi phương tin thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội vv... về kết quả của địa phương mình và họ chịu trách nhiệm về công bố đó.
Làm như vậy chúng ta sẽ biết rõ là nhân dân muốn một đảng hay đa đảng. Còn bất cứ ai, bất cứ đảng nào, tổ chức nào hiện nay nói cái gì đều không khách quan và không phải là ý kiến, mong muốn và nguyện vọng thật sự của nhân dân.
Đã không phải là nguyện vọng của đại đa số nhân dân thì nhân dân không tin và không ủng hộ. Đơn giản thế thôi.
Tôi thấy ĐCSVN tuy vẫn tự xưng là xuất thân là giai cấp công nông chống lại phong kiến , độc tài mà lại rất giáo điều và có tác phong PK hơn cả vua chúa . Giáo điều vì độc quyền tự ban cho mình là người duy nhất lãnh đạo . Điều này giống như một thứ tôn giáo nào đó . Phong kiến vì độc tôn . Vua chúa mới tự ban cho mình là độc tôn là bậc thay trời hành đạo . Chống lại vua là chống lại trời . Còn ĐCS tự cho mình là Nhà Nước, chống Đảng là chống Nhà Nước hay ít ra cũng nhập nhằng cho mình cao hơn Nhà Nước vì mình đẻ ra Nhà Nước . Họ cố tình quên đi cái thực thể Nhà Nước VN đã có từ hơn một ngàn năm qua các thời đại, các triều vua . Cho dù họ có mặc cho Nhà Nước cái tên XHCN thì cơ bản nó vẫn là VN.
Trả lờiXóaChống lại PK mà lại phong kiến hơn nữa . Chống lại giáo điều mà lại còn giáo điều hơn bất cứ chế đạo nào từ trước tới giờ . Các nhà lãnh đạo CSVN đã đi quá đà, đã vơ vào mình cả cái điều mà mình không có tự ban cho mình quyền được trói buộc và cởi trói . Thời nào thì câu nói " ý dân là ý Trời " "Vox Populi, Vox Dei " cũng vẫn là một chân lý .
Các nhà lãnh đạo CS chẳng phải là con trời lại càng không thể là ông trời . Hay các ngài muốn nói rằng chẳng có trời đất nào cả mà chỉ có ta đây ?
Thứ gì KHÔNG SAI đều có thể được ra đời và tồn tại. Độc quyền kiểu xăng dầu, điện, đã làm khốn đốn xã hội này lắm rồi!
Trả lờiXóaLuật sư Trần Vũ Hải trả lời vô cùng chặt chẽ, thuyết phục . Mọi người trông chờ xem các quan chức trả lời như thế nào hay lại trốn tránh như ông Sinh Hùng và ông Phú Trọng lẩn tránh tiếp xúc cử tri
Trả lờiXóaHoan hô ls hải,"nhà nướ pháp quyền " mà từ chối tranh luận-viện dẫn luật thì ...bó tay luôn.
Trả lờiXóaThành lập đảng là quyền của dân.
Trả lờiXóaLại vẫn sẽ là "im lặng đáng sợ" như xưa nay vẫn thế mà thôi bà con và LS Vũ Hải ơi!
Trả lờiXóaMột số vị đã lên tiếng trên các báo ND và QĐND một cách đầy cảm tính đã nói thay cho họ rồi.
Nếu họ lên tiếng thì lộ ngay cái "pháp quyền giả vờ", "pháp quyền đánh tráo" pháp quyền bịp bợm của họ.
Vì thế, họ chẳng dại gì đểlên tiếng đâu, nhất là lên tiếng công khai chính thức bằng văn bản thì lộ ngay cái mặt thật lừa mị của họ sao.
LS Hải đã và đang dồn họ vào chân tường pháp lý rồi.
Xin hãy bảo trọng, bảo trọng và rất bảo trọng.
Không thể chấp nhận bầy lũ sâu mọt tham nhũng đang mượn danh "ĐẢNG" tàn phá đất nước, làm hại DÂN hiện nay! Vì thế cần cạnh tranh chính trị, vậy rất nên phải có đảng phái khác trong xã hội hiện nay.
Trả lờiXóaTại sao RFA hay BBC không chất vấn các ô . TBT Nguyễn Phú Trọng , ô. CtQH Nguyễn sinh Hùng, ô Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng ? Có lẽ vì lý do nào đó mà không thực hiện các cuộc phỏng vấn đó thôi . Chúng tôi rất muôn nghe các cuộc phỏng vấn hay như vậy ! Hy vọng một ngày nào đó sẽ có !
Trả lờiXóaCái hay của cộng sản Việt nam là cho rang chính nhân dân đã chon lựa đảng cộng sản Việt nam là lãnh đạo cho mình, thế nhưng nay xôn xao về một đảng mới được hình thành thì nhân dân không lên tiếng mà đảng cộng sản lại lên tiếng, thê hiện qua báo chí...Nực cười quá đi
Trả lờiXóaĐể chính quyền vì dân, vì nước hãy trưng cầu dân ý: "Đa đảng, hay độc Đảng" để người dân lựa chọn con đường đúng đắn, dịp thể hiện phát huy tài năng lòng yêu nước của mình, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích quốc gia. Người dân không bao giờ làm nô lệ cho Trung Quốc và chứng kiến những cái chết người thân và đồng bào mình do họ đầu độc. Người dân mong muốn vứt bỏ cái vòng kim cô hiện nay đang làm hại dân tộc, quốc gia suy yếu, khiến lòng dân ly tán...
Trả lờiXóaVì độc lập chủ quyền dân tộc dân tộc Việt Nam không muốn TQ lộng hành làm mưa, làm gió dể phá hoại tổ quốc chúng ta.
Không phải tranh cãi nhiều hãy trưng cầu dân ý, đơn giản " Đa đảng hay độc đảng" đây là ý nguyện toàn dân. hay chỉ có những ý kiến cá nhân vài ông đại dieenjc ho hơn 80 triệu dân hết rồi, bảo chết là chết, bảo sống là sống, tiếp tay cho TQ tràn vào phá hoại đất nước, có tiền rủng rỉnh rủ nhau kéo cả gia đình bay sang nước ngoài sống vương giả rồi kệ dân "nồi da xáo thịt" đất nước tan hoang...
Ngay HP hiện hành (1992)đã không hợp hiến, bởi nó không được trưng cầu ý dân, chỉ do ĐCSVN đạo diễn. ĐCSVN tự đưa vào điều 4 mặc định ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội . Như vậy HP không hợp hiến và ĐCSVN độc quyền lãnh đạo như điều 4 cũng không hợp pháp. ĐCSVN đã và đang muốn duy trì vị thế độc quyền cai trị và cố tình phá bỏ nguyên tác cơ bản về lập Hiến và tự do lập đảng, hội của công dân. Tôi không tin ĐCSVN trong thời điểm hiện nay sẽ thỏa hiệp để cho công dân được tự do lập đảng chính trị khác . Nhưng hy vọng một bộ phận quan chức cấp tiến của đảng CSVN sẽ tự thay đổi tư duy, nhìn và chấp nhận sự thật yêu cầu khách quan của XH VN ,tiến hành cải cách thành chế độ chính trị đa đảng ( có thể sớm hay muộn ) . Quốc hội phải có cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề này.
Trả lờiXóaĐưa ra tranh luận công khai thì có mà vác loa ra cũng không cãi lý được vấy mấy ông "diễn biến hòa bình" này. Thôi im miệng cho chắc ăn, rồi ngồi sau màn mà huy động 700 tờ báo nó ném đá cho chết. Tội gì.
Trả lờiXóa