Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

HP 1992 MẶC NHIÊN CHO PHÉP THÀNH LẬP ĐẢNG CHÍNH TRỊ NGOÀI ĐẢNG CS?

Hiến pháp 1992 mặc nhiên cho phép thành lập 
đảng chính trị khác ngoài Đảng cộng sản?

Luật sư Nguyễn Lệnh 

Nếu đem Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 và Điều 4 của Hiến pháp năm 1992 ra so sánh, chúng ta có thể tìm thấy ý chí của Quốc hội và câu trả lời cho câu hỏi trên. Xin trích nguyên văn Điều 4 của cả 2 bản Hiến pháp:

Điều 4 Hiến pháp 1980: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.”

Điều 4 Hiến pháp 1992: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Có một số câu hỏi cần được làm rõ mới hiểu đúng ý chí của Quốc hội khi sửa đổi Hiến pháp năm 1980:

1/ Điều 4 Hiến pháp 1980: “Đảng cộng sản Việt Nam … là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội…” đã được Quốc hội bỏ đi 2 từ “duy nhất” trong Điều 4 Hiến pháp 1992. Phải chăng Hiến pháp 1992 đã không tiếp tục thừa nhận Đảng CS Việt Nam là lực lượng “duy nhất” lãnh đạo Nhà nước và xã hội ? Và mặc nhiên Hiến pháp 1992 cho phép “lực lượng” khác với Đảng CS Việt Nam được quyền cùng chia sẻ sự lãnh đạo Nhà nước và xã hội với Đảng CS Việt Nam ? 

2/ Điều 4 Hiến pháp 1992 : “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.” , tức là so với Điều 4 Hiến pháp 1980 thì Hiến pháp 1992 quy định các tổ chức của Đảng không chỉ hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp mà còn phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nữa. 

Như vậy, phải chăng Hiến pháp 1992 đã quy định thêm “khuôn khổ pháp luật” bên cạnh Hiến pháp là nhằm gia tăng sự giám sát hoạt động của Đảng CS bằng pháp luật, làm giảm quyền hành quá lớn của Đảng CS Việt Nam theo Hiến pháp cũ 1980 ? 

Cho đến nay, Quốc hội VN vẫn chưa ban hành Luật về tổ chức đảng chính trị nên không ai biết thể lệ thành lập đảng chính trị như thế nào. Nhưng phải chăng Điều 4 Hiến pháp 1992 chính là căn cứ pháp lý để một “lực lượng” khác không phải là Đảng CS Việt Nam có thể xúc tiến việc thành lập đảng chính trị dựa trên nguyên tắc “áp dụng pháp luật tương tự” mà Đảng cộng sản đang hoạt động, theo quy định tại Điều 4 Hiến pháp 1992, cho tới khi có Luật về tổ chức đảng và thể lệ thành lập đảng ?

N.L. 

* Tham khảo: + Hiến pháp 1980; + Hiến pháp 1992. 
Nguồn: Ba Sàm

2 nhận xét :

  1. Áp dụng các thể lệ của các đảng trước kialúc 04:15 20 tháng 8, 2013

    Nếu muốn thành lập hay tái lập một chính đảng khi chưa có thể lệ thành lập đảng chính trị do Quốc hội VN hiện tại ban hành, thì áp dụng các thể lệ cũ của các đảng phái chính trị trước kia đã áp dụng trong lịch sử.

    Trả lờiXóa
  2. Không đơn giản như thế đâu. Luật sư Nguyễn Lệnh đã hiểu chưa đúng khái niệm lãnh đạo trên lí thuyết, cũng như trong thực tiễn tổ chức của ĐCS. Vì vậy ông không thấy chữ "duy" ở HP80 là thừa, và còn dễ gây ức chế, và vì thế nó không còn ở HP92.
    Hành động, và chuỗi việc làm tiếp theo của ông Đằng, và nhóm của ông là dũng cảm, và có nhiều khó khăn, kể cả hi sinh nữa. Sự nghiệp to lớn này nếu dduwowwcj khởi động, đó là tín hiện đáng mừng cho một sự chuyển đổi vĩ đại ở VN

    Trả lờiXóa