Trao đổi với Giáo sư Vũ Minh Giang:
Cơ sở pháp lý cho phép việc thành lập
các chính đảng mới ở Việt Nam
Đào Tiến Thi
Trong trả lời BBC mới đây, GS. Vũ Minh Giang nói: “Hiện chưa thấy có cơ sở pháp lý nào để cho phép việc thành lập các chính đảng mới ở Việt Nam”.
GS.
Vũ Minh Giang dùng chữ “cho phép” như trên khiến nhiều người cảm thấy
phản cảm, vì liên hệ ngay đến cái cơ chế “xin cho” tồn tại lâu nay trong
chế độ XHCN ở Việt Nam. Chính vì thế GS. Ngô Đức Thọ và nhà văn Phạm Đình Trọng đã phản ứng tức thời.
Lẽ dĩ nhiên Đảng CSVN chẳng bao giờ muốn một lực lượng khác bên cạnh mình. Nhưng muốn là một chuyện, còn điều muốn đó có hợp thức hay không, tốt xấu
thế nào lại là chuyện khác. Bởi vì Hiến pháp hiện hành cũng như Điều lệ
Đảng hiện hành đều ghi nguyên tắc của Đảng: “hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật”.
Cho nên muốn kết tội
tổ chức nào đó “bất hợp pháp” thì, về mặt chính danh (chỉ nói mặt chính
danh thôi, chứ nếu bất chấp thì không có gì để bàn), cũng không thể qua
mặt Hiến pháp và pháp luật.
Dưới đây tôi xin đưa ra một số cơ sở pháp lý.
1.
Hiến pháp hiện hành nói Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội, chứ không hề nói là đảng “duy nhất”, tức là không
cấm một đảng thứ hai, thứ ba,...
2. Điều
69 Hiến pháp hiện hành ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội,
biểu tình theo quy định của pháp luật” (Đảng cũng là một kiểu “hội”).
Quyền này đã nằm trên giấy đã gần 70 năm, chẳng lẽ còn bắt nó tiếp tục
nằm trên giấy? Nếu còn muốn chung sống với nhân loại tiến bộ thì dứt
khoát phải thực thi các quyền này.
3. Cũng từng đã có tiền lệ[1]:
trước đây trong Quốc hội và Chính phủ đã từng có mặt đại biểu của Việt
Nam Quốc dân đảng, Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam. Về sau
Quốc dân Đảng bị đánh đuổi, nhưng hai đảng còn lại vẫn tồn tại bên cạnh
Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến năm 1988. Xã hội ngày càng cần phải dân
chủ hơn thì không lý do gì lại từ chối đa đảng.
4.
Ông TBT Nguyễn Phú Trọng khi còn làm Chủ tịch Quốc hội, trong chuyến
thăm Ấn Độ (2-2010) đã nói: “Thực tiễn các bạn thấy đất nước chúng tôi,
chính trị, xã hội ổn định, nhân dân được làm chủ thực tế, quốc hội hoạt
động ngày càng dân chủ (...), đất nước phát triển ngày càng đi lên. Thực
tế trong hoàn cảnh cụ thể đất nước chúng tôi, thực hiện một đảng vẫn là
hiệu quả nhất”. Vậy có nghĩa là: khi đất nước không còn ổn định, không
còn phát triển, cơ chế một đảng không hiệu quả, trong khi ấy, đa đảng sẽ
tốt hơn, thì Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không từ chối đa đảng.
Phát
biểu của GS. Vũ Minh Giang thực ra mang tính “nước đôi”. Tuy mang ý chí
chính thống nhưng ông cũng không dám bác bỏ thực tế hiển nhiên. Vì vậy,
ý này theo tôi là được:
“Trong lịch sử Việt
Nam kể từ khi sau cuộc Cách mạng tháng 8/1945, trong hệ thống chính trị
từng có tồn tại một cơ cấu có những đảng khác ngoài Đảng Cộng sản Việt
Nam, lúc đó gọi là Đảng Lao động Việt Nam, thí dụ như Đảng Dân chủ, Đảng
Xã hội, v.v...
Cho nên tôi cho rằng việc
ở đâu đó có những người hoặc có những nhóm người xuất phát từ những
quan niệm, những mong muốn mà họ có những đề xuất này khác, tôi cho cũng
là hiện tượng bình thường thôi”.
Ta biết
rằng Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam tuyên bố “tự giải tán”
(năm 1988) chứ không phải bị cấm hoạt động. Hai đảng trên, dù quyền lực
rất hạn chế, đã đóng góp rất lớn vào công cuộc kháng chiến kiến quốc
suốt gần nửa thế kỷ. Ít nhất họ cũng làm “bình phong” cho Đảng Cộng sản
để đoàn kết các thành phần xã hội, huy động sức mạnh toàn dân tộc và
tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Đảng Dân chủ Việt Nam có nhiều nhân vật
trí thức sáng giá: Dương Đức Hiền, Vũ Đình Hòe, Nghiêm Xuân Yêm,...
Đảng Xã hội Việt Nam cũng vậy: Hoàng Minh Giám, Phan Anh, Nguyễn Văn
Huyên, Nguyễn Xiển,... Nhiều lãnh tụ hai đảng trên được Nhà nước trao
Huân chương Sao vàng.
Nhưng đến ý sau, Giáo sư
nói: “Lý luận của một nhóm nào đó nói đa thành phần kinh tế ở hạ tầng cơ
sở thì cũng có thể mở đường cho nhu cầu đa nguyên, đa đảng xuất hiện
tương ứng ở thượng tầng kiến trúc có thể chỉ là suy luận lôgic hình
thức” thì Giáo sư lại rất dại dột. “Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc
thượng tầng”, “kiến trúc thượng tầng phù hợp với “cơ sở hạ tầng”, đấy là
nguyên lý “nằm lòng” của những người theo chủ thuyết Mác-Lê nin. Chẳng
lẽ Giáo sư lại hồn nhiên phủ định?
Nói thêm
GS.
Vũ Minh Giang nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam hiện nay
đang rất cần kiểm soát quyền lực”. Đó đúng là một thực tế. Nhưng đó chỉ
là ý chí của Đảng, chính xác là bộ phận đang nắm quyền (và tất nhiên nắm
lợi) của Đảng, chứ không phải nhu cầu của xã hội nói chung, của dân tộc
nói chung, kể cả của nhiều đảng viên. Ngược lại, xã hội hiện nay có nhu
cầu bức thiết kiểm soát quyền lực của Đảng (hay của bất cứ ai cầm quyền
sau này). Chính quyền lực bao trùm của Đảng đã tạo nên đủ loại vấn nạn
xã hội, kể cả vấn nạn cho chính Đảng, làm cho Đảng ngày càng thoái hoá.
Xét
quy luật phổ biến, tất cả các nhà nước dân chủ đều cần sự kiểm soát
quyền lực. Nhà nước nào càng bị/được kiểm soát quyền lực thì càng tồn
tại lâu dài. Trái lại, tất cả các nhà nước độc tài đều sụp đổ rất nhanh,
như đã từng diễn ra với chế độ Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư Hãn,
Hitler, Polpot,...
Mặt khác, chính Hiến pháp
hiện hành quy định: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Tại
Hội nghị Trung ương V, ông TBT Nguyễn Phú Trọng còn nhắc lại điều đó.
Quyền lực thuộc về nhân dân nghĩa là nhân dân có quyền lập hiến, có
quyền chọn chế độ chính trị, chọn đảng cầm quyền, chọn các cá nhân vào
các ghế quyền lực,... (Tất cả thông qua phiếu bầu). Điều 4 hiện nay cũng
có thể có lý do tồn tại nếu được nhân dân bỏ phiếu.
Tuy nhiên khi nói tới “nhu cầu kiểm soát quyền lực thì đã nói sang “cơ sở xã hội”, chứ không phải “cơ sở pháp lý” nữa.
Nếu
sau đây GS. Vũ Minh Giang tiếp tục nói về “cơ sở xã hội”, tức là những
nhu cầu hiện nay (đã có hay chưa) của việc đa đảng, thì sẽ rất hay. Bởi
vì đấy mới là vấn đề. Hiến pháp, pháp luật hay mọi luật lệ nói chung đều
do con người làm ra. Giả sử bây giờ việc đa đảng chưa có “cơ sở pháp
lý” nhưng cuộc sống đòi hỏi thì hiến pháp, pháp luật cũng phải thay đổi
để mở đường cho cuộc sống đi lên.
Đ.T.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
[1] Chữ Tiền lệ
theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, in lần thứ chín, 2003) là:
“Việc xảy ra từ trước, tạo thành cái lệ cho những việc về sau”. Có những việc đã thành tiền lệ, phải theo. Tạo thành một tiền lệ cho sau này”.
Như vậy cũng là một kiểu “cơ sở pháp lý”. Nhất là cái tiền lệ trên đã
tồn tại khá lâu dài, rất đàng hoàng và hai đảng trên được Nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam tuyên dương công trạng.
Tôi cứ ray rức mãi. Nhưng đọc đoạn nầy, tôi cảm thấy nhẹ đi, xin chân thành cám ơn ông Đào Tiến Thi :
Trả lờiXóa"Nhưng đến ý sau, Giáo sư nói: “Lý luận của một nhóm nào đó nói đa thành phần kinh tế ở hạ tầng cơ sở thì cũng có thể mở đường cho nhu cầu đa nguyên, đa đảng xuất hiện tương ứng ở thượng tầng kiến trúc có thể chỉ là suy luận lôgic hình thức” thì Giáo sư lại rất dại dột. “Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng”, “kiến trúc thượng tầng phù hợp với “cơ sở hạ tầng”, đấy là nguyên lý “nằm lòng” của những người theo chủ thuyết Mác-Lê nin. Chẳng lẽ Giáo sư lại hồn nhiên phủ định?"
Cổ nhân dạy: "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói", nhưng hình như Gs. Vũ Minh Giang nôn nóng muốn "lập công" nên không kịp "uốn". Thư vị Gs. (mác GS khả kính", càng trí thức thì khi phát biểu những gì lien quan đến Tổ quốc và Dân tộc thì lại càng phải đặt lợi ích của Tổ quốc và Dân tộc lên trên hết, Gs. ạ.
Trả lờiXóaMời Vũ Minh Giang tranh luận trực tiếp trên truyền hình với chúng tôi là những người đang phản biện ông, với hàn PGS và cái đầu "thông thái" mong ông không từ chối.
Trả lờiXóaTôi thiển nghĩ người dân chúng ta không cần phải kêu gọi bỏ điều 4 đi nữa làm gì, cứ để cũng được. Đến một lúc quá khó khăn (chắc 4 năm nữa chứ chưa phải bây giờ-như ý kiến của TBT), lúc đó cần đến vài Đảng khác mà không tìm ra được thì lấy đâu mà giữ được cái đất nước tươi đẹp này nữa. Lúc đó tự Đảng CS phải xin bỏ điều 4 để thêm vài Đảng nữa cùng gánh vác sơn hà.
Trả lờiXóaBác Đào Tiến Thi thực sự uyên thâm hơn cả giáo sư.
Trả lờiXóa