Đa số dân Đường Lâm
không được hưởng đồng nào từ du lịch
không được hưởng đồng nào từ du lịch
Năm 2012 có tới 12 vạn khách du lịch tới
Đường Lâm nhưng người ta chỉ thu được 1,4 tỷ đồng (tương đương với 7 vạn
khách). Và đại đa số người dân ở đây không được hưởng một đồng nào từ
số tiền bán vé.
Vé
thăm quan làng cổ là 20.000 (người lớn) và 10.000 (trẻ em). Tuy nhiên
toàn bộ số tiền thu được lại được dùng cho công tác thu phí chứ không
hướng đến người dân. PV VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Phạm Hùng
Sơn, trưởng ban quản lý di tích Đường Lâm để làm rõ vấn đề này.
Tiền chảy đi đâu?
- Xin ông cho biết số lượng khách du lịch đến Đường Lâm năm vừa qua là bao nhiêu và số tiền bán vé được dùng vào mục đích gì?
Số
lượng khách du lịch năm 2012 là 12 vạn người nhưng số tiền thu được chỉ
có 1,4 tỷ đồng, tương đương 7 vạn lượt khách du lịch. Số tiền thu được
này không phải nộp về ngân sách nhà nước. Theo quyết định của UBND TP.
Hà Nội, ban quản lý di tích sẽ được giữ lại 100% số tiền thu được để
phục vụ công tác thu phí.
Ông Phạm Hùng Sơn - trưởng ban quản lý di tích Đường Lâm. |
-
Vấn đề được đặt ra là việc thu vé sẽ được minh bạch hóa ra sao vì ngoài
13 nhà cổ, các hộ khác không nhận được 1 đồng nào từ việc bán vé, chưa
kể đến việc bán vé diễn ra ở cổng làng nên khó kiểm soát?
-
Chúng tôi thu vé và sử dụng số tiền bán vé hoàn toàn công khai minh
bạch. Số lượng vé thu được ít hơn so với lượng khách tham quan chủ yếu
là do chúng tôi không thu vé của các đại biểu, các đoàn công tác khách
ngoại giao.
Ban kiểm soát, thu vé ngoài người của BQL thì 2/3 còn
lại đều là người của xã Đường Lâm, trong đó có cả con em của Chủ tịch
xã và người của trong xã. Cái này không có gì phải giấu cả vì BQL đã hứa
với người dân rằng ai có con em có bằng Cao đẳng trở lên đều tạo điều
kiện để họ có công ăn việc làm.
Số tiền 1,4 tỷ đồng thu được từ
bán vé được BQL đã dùng cho việc tập huấn kiến thức cho người dân, tổ
chức cho đại diện một vài hộ gia đình đi tham quan các điểm đến du lịch
khác để học hỏi, một phần cũng dùng cho việc tuyên truyền quảng bá di
tích.
Ngoài ra 13 hộ dân có nhà cổ mỗi tháng được hỗ trợ từ 200.000- 400.000 đồng, 7 di tích trong làng cũng được nhận mỗi tháng 100.000 đồng, UBND xã được hỗ trợ 40 triệu/năm, công an xã 20triệu/năm, còn lại là để làm hội làng, làm các sản phẩm truyền thống… Năm 2012 vừa rồi số tiền thừa còn lại là khoảng 400.000- 500.000 triệu đồng.
Mua giống thóc, ngô để phục vụ công tác du lịch?
-
Vậy số tiền thừa này sẽ được dùng để làm gì, sao không hỗ trợ cho người
dân? Vì sao BQL không sử dụng cuống vé như Hội An tức là khách đến nhà
nào thì nhà đó xé cuống vé để đảm bảo minh bạch?
- Số tiền
thừa này chúng tôi dự tính năm tới sẽ mua giống thóc, ngô chất lượng cho
các nhà trong xã để nâng cao việc phục vụ công tác du lịch và chuyển
đổi cơ cấu cho người dân. Còn việc sử dụng vé như Hội An, chúng tôi lo
sẽ xảy ra tình trạng nước chảy chỗ trũng. Tức là có nhà sẽ thu được
nhiều còn có nhà sẽ thu được ít hơn.
- Để giải quyết nỗi bức xúc của người dân theo ông cần phải làm gì?
- Đó là cần phải có chính sách và các văn bản dưới luật để phù hợp hơn với một di tích đang sống như Đường Lâm.
Cụ
thể, đối với các ngôi nhà trong di tích cần phải phân biệt rõ cái nào
có giá trị thì bảo tồn, cái nào không có cần có những bản thiết kế cho
phù hợp với cảnh quan mà vẫn phục vụ tốt cuộc sống của người dân.
Cần phải đẩy nhanh dự án giãn dân để người dân có đất để ở, tránh tình trạng phải lách luật, phá luật xây dựng trái phép phá vỡ toàn bộ cảnh quan khu di tích.
Giúp người dân chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế,
từ một làng phần lớn là nghề làm nông nghiệp từ nay sẽ còn biết làm
kinh doanh du lịch một cách bài bản.
Nguyễn Hoàng
Nguồn: VNN
Xem các bài liên quan: - Đối thoại với dân để tìm giải pháp bảo tồn làng cổ Đường Lâm (HNM). - Chính quyền hứa hỗ trợ dân Đường Lâm làm nhà ở (VNE). - Giải tỏa bức xúc cho dân làng cổ Đường Lâm (Tin tức). – Sau đối thoại với đại diện chính quyền: Dân Đường Lâm tiếp tục ký đơn xin trả danh hiệu di tích (TN). - Nỗi buồn di sản! (NLĐ). - Từ việc người dân Đường Lâm xin trả Nhà nước Di tích Quốc gia: Bảo tồn cũng phải vì dân! (NB&CL). - Đường Lâm xin trả danh hiệu: Lãnh đạo Hà Nội nói gì? (VTC). - Đa số dân Đường Lâm không được hưởng đồng nào từ du lịch (VNN).
- Vật vã sống cùng di sản (DV). - Đường Lâm: “Làng cổ mà như làng khổ” (PLTP). - Dân làng Đường Lâm chưa hài lòng (TN). - Cả làng chúng tôi chết vì khổ thì mới là nhiều hay sao? (LĐ).
- GS Trần Lâm Biền: Hà Nội phải học Hội An (ĐV).
- Sớm duyệt quy hoạch dãn dân làng cổ Đường Lâm (CP). - Sự thật đằng sau những bức xúc của người dân ở làng cổ Đường Lâm (GDVN). - Người dân làng cổ Đường Lâm ‘xin được bình yên’ (GDVN). - Ba Sàm điểm báo.
- Sớm duyệt quy hoạch dãn dân làng cổ Đường Lâm (CP). - Sự thật đằng sau những bức xúc của người dân ở làng cổ Đường Lâm (GDVN). - Người dân làng cổ Đường Lâm ‘xin được bình yên’ (GDVN). - Ba Sàm điểm báo.
Số tiền thừa là 500.000 đồng hay 500 triệu hay 500.000 triệu (500 tỷ) đồng? 500 tỷ thì không có rồi nhưng thực sự thừa bao nhiêu, làm gì với nó?
Trả lờiXóaÔ. TBQL này viết số nhập nhằng 400.000-500.000 triệu . 400 ngàn hay 500 ngàn đồng thì nghĩa lí gì ? . 400 hay 500 triệu thì có lí hơn . Hơn nữa theo ô. báo cáo thì số thu chi cũng đơn giản , không lẽ có các cháu học cao đảng trở lên không biết làm kế toán ?
Trả lờiXóaMà cũng lạ thật . Khách vào coi nhà người ta mà người ngoài thu tiền, còn chủ nhà chả được đồng nào . Người làm thuê còn có tiền, đàng này là nhà mình cứ phải phục vụ cho khách tham quan du lịch. Thế thì chủ nhà uống nước lạnh mà tiếp khách, mà giữ nhà ?
Mấy thằng quản lý ngu hơn bò thì biết cái gì mà quản với lý
Trả lờiXóaNhin mat bac TBQL la biet tien
Trả lờiXóa