(TNO) Sau buổi
tiếp xúc với đại diện của UBND thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội, bức xúc của
người dân làng cổ Đường Lâm vẫn còn nguyên. Đến chiều nay 15.5, số người
ký vào lá đơn xin trả lại di tích đã lên tới 255.
>> Dân Đường Lâm làm đơn xin trả danh hiệu di tích
>> Mộc mạc làng cổ Đường Lâm
Dù thời tiết nắng nóng gay gắt, nhưng từ 13 giờ 30 chiều nay, đại diện 23 hộ dân làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) có giấy mời đã tới dự buổi tiếp xúc với đại diện chính quyền thị xã Sơn Tây. Bên cạnh đó, số người không thuộc diện được mời cũng đến tham dự buổi đối thoại mong có câu trả lời thỏa đáng, giúp dân làng cổ sống bớt khổ.
Chia sẻ với Thanh Niên Online, anh
Phan Văn Hùng, người vừa bị cưỡng chế phá mất tầng 2 căn nhà của gia
đình cho hay: “Do căn nhà đã cũ, lại không có chống nóng nên khi hè đến,
không khí trong nhà ngột ngạt, nóng không chịu nổi, không đủ chỗ cho 2
cặp vợ chồng và 5 đứa trẻ cùng người bà đã già yếu chung sống. Cuộc sống
của cả gia đình rất khổ cực, muốn xây lại căn nhà cho khang trang thì
nay lại bị người ta phá mất, tiền cũng đã đổ hết vào đó, giờ chẳng biết
phải làm sao”.
Trong khi đó, một vấn đề khác cũng được người dân làng cổ quan tâm là khi nào thành phố sẽ có kế hoạch giãn dân, xây nhà ra sao sẽ phù hợp với quy hoạch của khu du lịch. “Chúng tôi sẽ được hưởng lợi gì khi làng được công nhận làng cổ, bởi lẽ từ khi được công nhận đến nay, đời sống làng quê không hề được cải thiện mà ngày càng trở nên bức bối”, một người dân thắc mắc.
Không khí buổi đối thoại càng trở nên căng thẳng khi những ý kiến của người dân không nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía các đại diện lãnh đạo thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội. Câu trả lời từ phía các vị này là không đủ thẩm quyền để trả lời các câu hỏi của người dân nên sẽ hẹn trả lời bằng văn bản sau khi đã xin ý kiến cấp trên.
>> Mộc mạc làng cổ Đường Lâm
Dù thời tiết nắng nóng gay gắt, nhưng từ 13 giờ 30 chiều nay, đại diện 23 hộ dân làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) có giấy mời đã tới dự buổi tiếp xúc với đại diện chính quyền thị xã Sơn Tây. Bên cạnh đó, số người không thuộc diện được mời cũng đến tham dự buổi đối thoại mong có câu trả lời thỏa đáng, giúp dân làng cổ sống bớt khổ.
Đúng 14 giờ, buổi đối thoại bắt đầu. Không
khí hội trường nhà văn hóa của làng nhanh chóng trở nên căng thẳng khi
nỗi bức xúc, sống khổ sở lâu nay của bà con mới có dịp giãi bày. Nhiều
người thắc mắc, có rất nhiều người khác cũng đã ký vào lá đơn mà không
hề có giấy mời gặp mặt của UBND xã. Số người ký đơn là 78 hộ nhưng chỉ
có đại diện của 23 hộ nhận được giấy mời.
Đông đảo người dân làng cổ Đường Lâm đến đối thoại với đại diện chính quyền thị xã Sơn Tây - Ảnh: Lê Quân |
Người dân làng cổ Đường Lâm kể, từ xưa tới
nay vẫn yên bình phát triển. Khi nhận được chứng nhận là làng cổ, ai
cũng cảm thấy hân hoan. Tưởng rằng từ nay đời sống người dân trong làng
sẽ được cải thiện. Hy vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu, nhiều năm
nay, sau niềm tự hào là dân làng cổ thì người dân phải đối mặt với cuộc
sống khổ vì chật chội, không được cơi nới, sửa chữa, xây nhà mới. Thêm
vào đó là sự phiền toái mà khách du lịch mang tới mỗi ngày.
Đỉnh điểm là khi nhiều hộ dân muốn cơi nới
sửa chữa nhà ở liền bị cưỡng chế phá bỏ và cắt điện cắt nước nhằm gây
sức ép. Không thể chịu đựng thêm, 78 hộ dân của làng đành làm đơn trả
lại danh hiệu làng cổ và cùng ký tên.
Chị Giang Tú Anh, một trong những người đã ký
vào lá đơn xin trả lại di tích gửi lên thành phố Hà Nội bức xúc kể, nhà
chị xây từ năm 1994 và tới nay phần nóc đã bị mối mọt phá hỏng, nay chị
muốn xây một tầng chống nóng mới lợp mái tôn thì bị phía ban quản lý
khu du lịch tới cưỡng chế phá bỏ không cho xây. Gia đình còn bị cắt điện
và nước trong 2 tháng liền dù trời nắng nóng nhằm mục đích “trừng
phạt”.
Chị Giang Tú Anh, một người dân làng cổ Đường Lâm bức xúc nói về nỗi khổ của gia đình mình sống trong làng cổ - Ảnh: Minh Hoàng |
Chiều nay, nhiều người dân cũng đưa ra thắc
mắc về việc tại sao ban quản lý có thu vé khách du lịch, mỗi năm số tiền
vé thu được lên tới hơn 2 tỉ đồng, nhưng người dân không được hưởng bất
kỳ một lợi ích nào. Tiền bán vé thăm quan chùa Mía trong phạm vi làng
cổ người dân cũng không biết “chảy” đi đâu. “Thậm chí, người dân làng
chúng tôi đi lễ chùa cũng bị chặn đòi thu vé”, chị Anh nói.
Trong khi đó, một vấn đề khác cũng được người dân làng cổ quan tâm là khi nào thành phố sẽ có kế hoạch giãn dân, xây nhà ra sao sẽ phù hợp với quy hoạch của khu du lịch. “Chúng tôi sẽ được hưởng lợi gì khi làng được công nhận làng cổ, bởi lẽ từ khi được công nhận đến nay, đời sống làng quê không hề được cải thiện mà ngày càng trở nên bức bối”, một người dân thắc mắc.
Không khí buổi đối thoại càng trở nên căng thẳng khi những ý kiến của người dân không nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía các đại diện lãnh đạo thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội. Câu trả lời từ phía các vị này là không đủ thẩm quyền để trả lời các câu hỏi của người dân nên sẽ hẹn trả lời bằng văn bản sau khi đã xin ý kiến cấp trên.
Kết thúc buổi tiếp xúc, các vị đại diện của
UBND thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội nhanh chóng lên xe rời làng, còn người
dân do chưa có được câu trả lời thỏa đáng từ phía chính quyền nên vẫn
nán lại hội trường làng, bức xúc thì vẫn còn nguyên. Đến chiều nay số
người ký vào lá đơn xin trả lại di tích đã lên tới 255.
Người dân làng cổ Đường Lâm thất vọng khi kết thúc buổi đối thoại nhưng vẫn bế tắc - Ảnh: Minh Hoàng |
Lê Quân - Minh Hoàng
Nguồn: Thanh Niên
Xem các bài liên quan:
- Đối thoại với dân để tìm giải pháp bảo tồn làng cổ Đường Lâm (HNM). - Chính quyền hứa hỗ trợ dân Đường Lâm làm nhà ở (VNE). - Giải tỏa bức xúc cho dân làng cổ Đường Lâm (Tin tức). – Sau đối thoại với đại diện chính quyền: Dân Đường Lâm tiếp tục ký đơn xin trả danh hiệu di tích (TN). - Nỗi buồn di sản! (NLĐ). - Từ việc người dân Đường Lâm xin trả Nhà nước Di tích Quốc gia: Bảo tồn cũng phải vì dân! (NB&CL). - Đường Lâm xin trả danh hiệu: Lãnh đạo Hà Nội nói gì? (VTC). - Đa số dân Đường Lâm không được hưởng đồng nào từ du lịch (VNN). - Ba Sàm điểm báo.
Tôi xin tư vấn thế này . Các vị hãy mua mỗi nhà ít nhất một cái bị bông , rồi mỗi khi bức xúc thì dùng nó mà "dãi bày" đảm bảo sẽ bớt phần nào .
Trả lờiXóaThế thì phải có đủ cho tòan dân ta bị bông bác ạ. Ai cũng cần, trừ một số rất ít lại chính là những kẻ gây ra bức xúc!
XóaBà con Đường Lâm trả lại cũng phải. Đó chẳng qua chỉ là sản phẩm của những kẻ "tự sướng" mà thôi. Người ta cứ tìm cách làm hồ sơ, chạy chọt để được công nhận di tích vật thể, phi vật thể, kể cả tầm cỡ thế giới để moi tiền (nếu được công nhận), còn cuộc sống của dân thế nào thì...mặc kệ bay! Đường Lâm là một thí dụ nhỏ.
Trả lờiXóaHoàn toàn ủng hộ việc làm của bà con Làng Cổ Đường Lâm... Ký đơn xin trả lại danh hiệu di tích!
Trả lờiXóaRất mong bà con kiên quyết vì một đời sống thiết thực no ấm hạnh phúc, kiên quyết KHÔNG VÌ MỘT CÁI DANH HÃO mà phải chịu khốn khổ cả một đời mình và kéo theo là đời con cháu mình..
Khi mà nhà nước không đủ tiền để đền bù một cách thỏa đáng cho bà con Đường Lâm thì bà con cũng không muốn gìn giữ làng cổ làm gì cho rách việc. trong khi tiền khách tham quan lại đi vào tận đẩu đâu. Thôi thì bà con cứ thực hiện như ông bà ta : " phép vua thua lệ làng " mà làm.
Trả lờiXóaBà con cứ trương băng rôn khắp làng: "Chúng tôi trả lại Nhà nước danh hiệu Di tích". Khỏi cần đơn từ làm gì, chả ai giải quyết đâu. Họ mà giải quyết công tâm cho bà con thì họ mất miếng ăn!
Trả lờiXóaBà con cả nước hãy nhìn vào "tấm gương Đường Lâm" mà . . . rút kinh nghiệm!!!
Trả lờiXóaủng hộ ý kiến Bà con cứ trương băng rôn khắp làng: "Chúng tôi trả lại Nhà nước danh hiệu Di tích". Khỏi cần đơn từ làm gì.
Trả lờiXóa