Phương Bích
Thông tin về cuộc giao lưu, nói chuyện về QUYỀN CON
NGƯỜI vào ngày 5/5 của một số bạn trẻ đã được công khai trên mạng trước đó cả
tuần. Thú thực tôi cũng không hình dung ra một cuôc giao lưu ấy ở nước ta nó
như thế nào? Dân ta văn minh đến mấy cũng chưa được làm quen, chứ ở bên các
nước tư bản già cỗi có lẽ đã có hình thức này từ thời Napoleon mặc quần thủng
đít ấy chứ chả bỡn (ý tôi muốn nói là lâu lắm rồi ý).
Không biết dân ta quan tâm đến việc này ra sao? Thái độ của nhà cầm quyền là gì? Đương nhiên là tôi quan tâm về đông thái của cả hai bên, nhất là địa điểm cuộc giao lưu ở Hà Nội là công viên Nghĩa Đô lại rất gần nhà tôi, đúng là nhất cử lưỡng tiện.
Không biết dân ta quan tâm đến việc này ra sao? Thái độ của nhà cầm quyền là gì? Đương nhiên là tôi quan tâm về đông thái của cả hai bên, nhất là địa điểm cuộc giao lưu ở Hà Nội là công viên Nghĩa Đô lại rất gần nhà tôi, đúng là nhất cử lưỡng tiện.
Tối thứ sáu công an khu vực gõ cửa. Tôi đoán ngay là
vì vụ ngày 5/5.
Buồn cười! Đã nghỉ hưu như tôi mà vẫn bị công an coi như con nít, cứ bảo thôi, chị ra đấy làm gì? Bây giờ công an hết việc hay sao mà quan tâm cả chuyện mấy bà già ra công viên?
Tôi bảo đó là việc của tôi, rằng tôi muốn giám sát việc các anh cư xử thế nào với họ, rằng các anh cũng nên nghe xem họ nói gì. Vi phạm pháp luật thì bắt liền. Anh công an cười, bảo ai bắt gì đâu, rồi ra về.
Tối thứ bảy bình yên, không thấy “đoàn thể” vào thuyết phục. Tôi nghĩ cũng phải. Có lẽ việc thuyết phục tôi không ra công viên nó vô duyên quá, nên họ cũng “mặc kệ”.
Sáng chủ nhật, vừa mở cửa đã thấy người ngồi lố nhố ở cái hành lang thường ngày vốn rất yên tĩnh. Tôi đoán lại là người của “đoàn thể”, nhưng tôi chả bận tâm, cứ khóa cửa bình thường rồi đi ra cầu thang.
Ối giời! Tiếng chân chạy rầm rập sau lưng, rồi hai cô gái trẻ chạy vượt lên trước, dùng lưng chắn đường tôi. Mấy vị phụ nữ bắt đầu đồng ca bài “chị ơi”. Cái hành lang rộng là thế mà tôi chả thể nào vượt qua cái bức tường bằng lưng của hai gái trẻ hỗn xược. Phải nói là mặt chúng khá lì lợm. Đi dích dắc theo đường chữ chi một lúc cũng ra đến thang máy. Nhưng thang máy mở ra rồi mà tôi không thể bước vào được, cũng không thể đặt chân xuống một bậc cầu thang bộ.
Ái dà! Xem ra họ nhất quyết không cho tôi đi đây. Tôi bắt đầu nổi nóng, hỏi lý do tại sao (Thì cứ phải hỏi tý cho đúng thủ tục chứ).
Họ nói không có lý do gì. Rằng là họ chỉ biết làm theo nhiệm vụ cấp trên giao. Nhiệm vụ gì mà quái đản vậy? Thế mà cũng nhắm mắt nhắm mũi làm theo được mới lạ.
Tôi quay ra đếm tất thảy có 14 người, già trẻ gái trai đủ cả. Trong đó có cả một người đàn ông ở quán rửa xe vỉa hè, bên cạnh chung cư nhà tôi. Tay này làm nhiệm vụ của kiêu binh, cứ lải nhải những câu khiêu khích và dè bỉu, khiến tôi trong lúc nóng giận đã mắng hắn là ngu và yêu cầu hắn im miệng. Hắn bèn chửi tôi là đồ chó và xông vào tôi. Mấy người khác vội lôi tuột hắn xuống tầng dưới.
Cái này gọi là dùng chiến thuật lấy thịt đè người đây. Tôi bỗng thấy cái từ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” nó trở nên mỉa mai quá.
Tôi rút điện thoại ra chụp để lấy bằng chứng cho việc viết bài sau này. Lập tức họ tản ra và quay mặt tránh. A! Cũng biết xấu hổ cơ đấy.
Ngày 5/5 cũng là ngày sinh nhật của tôi. Tôi dự tính 8 giờ sẽ túc tắc đi bộ ra công viên, mất chừng mươi lăm phút. Bao giờ tôi cũng muốn đến sớm hơn hoặc đúng giờ. Quan sát buổi giao lưu khoảng chừng tiếng là cùng, sau đó sẽ cùng một số bạn bè kéo nhau đến một cái quán nào đó để làm một cuộc “liên hoan” nho nhỏ. Rốt cuộc tới tận mười rưỡi trưa tôi vẫn không ra khỏi nhà được.
Tôi hỏi bà chủ tịch Hội phụ nữ:
- Thế các chị định canh đến bao giờ?
- Tôi cũng không biết. Bao giờ nhận được lệnh rút, chúng tôi mới được rút.
Trông họ cũng rất mệt mỏi. Sao mỗi cái việc tôi ra xem người ta làm gì mà cũng khiến họ sợ đến phát rồ lên như thế nhỉ. Thậm chí ngay cả khi ngoài kia chả còn mống nào, mà người ra lệnh quên béng đi mất thì làm sao? Rõ khổ thân tôi, khổ thân cả họ nữa. Lại muốn chửi: “khốn nạn thân các anh các chị. …éo mẹ cha chúng nó” quá đi mất.
Gần trưa, Xuân Diện cùng học trò ôm một bó hoa hồng to vật đến gõ cửa nhà tôi, vẫn thấy bọn họ ngồi canh ở đầu hồi hành lang. Thấy Xuân Diện gõ cửa nhà tôi thì một trong hai cô gái ban sáng xông đến hỏi:
- Anh là ai?
-Thế còn Chị là ai? Chị là ai mà có quyền hỏi
tôi là ai? Chị là chủ cái nhà này đấy à?
Tôi ra mở cửa, thấy Xuân Diện đang dồn cô gái kia một chặp, còn cô ta thì nghệt mặt ra. Thấy vây, tay an ninh ngồi ở cầu thang vội ra hiệu cho nhà cô kia lùi lại.
Buổi tối xuống mẹ, nghe anh trai kể trưa nay đi uống bia với đám học trò ở quán bia Thúy hay Thanh Hằng gì đó ở cạnh công viên, tự dưng thấy quán hạ rèm kín mít. Mọi người nóng quá đòi kéo rèm lên thì chủ quán bảo, công an bắt hạ rèm, nếu các bác không ngồi được thì mời đi quán khác vậy. Giờ nghe tôi kể chuyện mới hay là tại sao. Cả anh trai và mẹ đều bức xúc khi thấy tôi bị gã rửa xe chửi, bảo bây giờ chính quyền sử dụng cả côn đồ vào việc này thì đúng là mạt vận rồi. Giả sử không phải là một người mà cả trăm người thì liệu bọn họ có đủ người để canh không?
Thì là chuyện qua rồi. Sau đó hết việc này đến việc khác cuốn tôi đi. Tôi vẫn chưa ra phường để gặp tay chủ tịch như đã định. Lần này tôi sẽ nói cho anh ta biết cái việc anh ta làm với tôi không phải là bảo vệ chế độ này, mà chính là đang bêu riếu nó. Anh ta tưởng làm thế là tỏ ra mẫn cán với chế độ, là bưng bít được cái nhìn của tôi ra ngoài xã hội. Nhưng nhân dân thì trăm tai nghìn mắt, liệu có bịt được hết hay không? Bằng chứng là ảnh và clip về cuộc giao lưu bất thành vẫn đầy trên mạng. Ở tận đẩu tận đâu người ta vẫn đến được, mà riêng tôi ngay cạnh đây lại bị canh giữ thô bạo như thế này. Thử hỏi qua việc vi phạm quyền tự do một cách trắng trợn như thế này, chính quyền được gì và mất gì? Có khiến người dân sợ hãi không hay họ chả chửi cho ủng mả ra?
Tôi chả có gì dấu giếm. Khi bị chặn ở cầu thang, tôi tức quá bảo: không biết bao giờ thì cái chế độ này mới sập đây? Lúc đó các vị này chả trở cờ đầu tiên ấy chứ chắc gì đã trung thành? Bằng chứng là quân của Saddam Hussein đấy, cứ hô hào tử thủ với chả thánh chiến, oánh nhau một phát là lộ mặt ra cả đám.
.
Buồn cười! Đã nghỉ hưu như tôi mà vẫn bị công an coi như con nít, cứ bảo thôi, chị ra đấy làm gì? Bây giờ công an hết việc hay sao mà quan tâm cả chuyện mấy bà già ra công viên?
Tôi bảo đó là việc của tôi, rằng tôi muốn giám sát việc các anh cư xử thế nào với họ, rằng các anh cũng nên nghe xem họ nói gì. Vi phạm pháp luật thì bắt liền. Anh công an cười, bảo ai bắt gì đâu, rồi ra về.
Tối thứ bảy bình yên, không thấy “đoàn thể” vào thuyết phục. Tôi nghĩ cũng phải. Có lẽ việc thuyết phục tôi không ra công viên nó vô duyên quá, nên họ cũng “mặc kệ”.
Sáng chủ nhật, vừa mở cửa đã thấy người ngồi lố nhố ở cái hành lang thường ngày vốn rất yên tĩnh. Tôi đoán lại là người của “đoàn thể”, nhưng tôi chả bận tâm, cứ khóa cửa bình thường rồi đi ra cầu thang.
Ối giời! Tiếng chân chạy rầm rập sau lưng, rồi hai cô gái trẻ chạy vượt lên trước, dùng lưng chắn đường tôi. Mấy vị phụ nữ bắt đầu đồng ca bài “chị ơi”. Cái hành lang rộng là thế mà tôi chả thể nào vượt qua cái bức tường bằng lưng của hai gái trẻ hỗn xược. Phải nói là mặt chúng khá lì lợm. Đi dích dắc theo đường chữ chi một lúc cũng ra đến thang máy. Nhưng thang máy mở ra rồi mà tôi không thể bước vào được, cũng không thể đặt chân xuống một bậc cầu thang bộ.
Ái dà! Xem ra họ nhất quyết không cho tôi đi đây. Tôi bắt đầu nổi nóng, hỏi lý do tại sao (Thì cứ phải hỏi tý cho đúng thủ tục chứ).
Họ nói không có lý do gì. Rằng là họ chỉ biết làm theo nhiệm vụ cấp trên giao. Nhiệm vụ gì mà quái đản vậy? Thế mà cũng nhắm mắt nhắm mũi làm theo được mới lạ.
Tôi quay ra đếm tất thảy có 14 người, già trẻ gái trai đủ cả. Trong đó có cả một người đàn ông ở quán rửa xe vỉa hè, bên cạnh chung cư nhà tôi. Tay này làm nhiệm vụ của kiêu binh, cứ lải nhải những câu khiêu khích và dè bỉu, khiến tôi trong lúc nóng giận đã mắng hắn là ngu và yêu cầu hắn im miệng. Hắn bèn chửi tôi là đồ chó và xông vào tôi. Mấy người khác vội lôi tuột hắn xuống tầng dưới.
Cái này gọi là dùng chiến thuật lấy thịt đè người đây. Tôi bỗng thấy cái từ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” nó trở nên mỉa mai quá.
Tôi rút điện thoại ra chụp để lấy bằng chứng cho việc viết bài sau này. Lập tức họ tản ra và quay mặt tránh. A! Cũng biết xấu hổ cơ đấy.
Ngày 5/5 cũng là ngày sinh nhật của tôi. Tôi dự tính 8 giờ sẽ túc tắc đi bộ ra công viên, mất chừng mươi lăm phút. Bao giờ tôi cũng muốn đến sớm hơn hoặc đúng giờ. Quan sát buổi giao lưu khoảng chừng tiếng là cùng, sau đó sẽ cùng một số bạn bè kéo nhau đến một cái quán nào đó để làm một cuộc “liên hoan” nho nhỏ. Rốt cuộc tới tận mười rưỡi trưa tôi vẫn không ra khỏi nhà được.
Tôi hỏi bà chủ tịch Hội phụ nữ:
- Thế các chị định canh đến bao giờ?
- Tôi cũng không biết. Bao giờ nhận được lệnh rút, chúng tôi mới được rút.
Trông họ cũng rất mệt mỏi. Sao mỗi cái việc tôi ra xem người ta làm gì mà cũng khiến họ sợ đến phát rồ lên như thế nhỉ. Thậm chí ngay cả khi ngoài kia chả còn mống nào, mà người ra lệnh quên béng đi mất thì làm sao? Rõ khổ thân tôi, khổ thân cả họ nữa. Lại muốn chửi: “khốn nạn thân các anh các chị. …éo mẹ cha chúng nó” quá đi mất.
Gần trưa, Xuân Diện cùng học trò ôm một bó hoa hồng to vật đến gõ cửa nhà tôi, vẫn thấy bọn họ ngồi canh ở đầu hồi hành lang. Thấy Xuân Diện gõ cửa nhà tôi thì một trong hai cô gái ban sáng xông đến hỏi:
- Anh là ai?
-
Tôi ra mở cửa, thấy Xuân Diện đang dồn cô gái kia một chặp, còn cô ta thì nghệt mặt ra. Thấy vây, tay an ninh ngồi ở cầu thang vội ra hiệu cho nhà cô kia lùi lại.
Buổi tối xuống mẹ, nghe anh trai kể trưa nay đi uống bia với đám học trò ở quán bia Thúy hay Thanh Hằng gì đó ở cạnh công viên, tự dưng thấy quán hạ rèm kín mít. Mọi người nóng quá đòi kéo rèm lên thì chủ quán bảo, công an bắt hạ rèm, nếu các bác không ngồi được thì mời đi quán khác vậy. Giờ nghe tôi kể chuyện mới hay là tại sao. Cả anh trai và mẹ đều bức xúc khi thấy tôi bị gã rửa xe chửi, bảo bây giờ chính quyền sử dụng cả côn đồ vào việc này thì đúng là mạt vận rồi. Giả sử không phải là một người mà cả trăm người thì liệu bọn họ có đủ người để canh không?
Thì là chuyện qua rồi. Sau đó hết việc này đến việc khác cuốn tôi đi. Tôi vẫn chưa ra phường để gặp tay chủ tịch như đã định. Lần này tôi sẽ nói cho anh ta biết cái việc anh ta làm với tôi không phải là bảo vệ chế độ này, mà chính là đang bêu riếu nó. Anh ta tưởng làm thế là tỏ ra mẫn cán với chế độ, là bưng bít được cái nhìn của tôi ra ngoài xã hội. Nhưng nhân dân thì trăm tai nghìn mắt, liệu có bịt được hết hay không? Bằng chứng là ảnh và clip về cuộc giao lưu bất thành vẫn đầy trên mạng. Ở tận đẩu tận đâu người ta vẫn đến được, mà riêng tôi ngay cạnh đây lại bị canh giữ thô bạo như thế này. Thử hỏi qua việc vi phạm quyền tự do một cách trắng trợn như thế này, chính quyền được gì và mất gì? Có khiến người dân sợ hãi không hay họ chả chửi cho ủng mả ra?
Tôi chả có gì dấu giếm. Khi bị chặn ở cầu thang, tôi tức quá bảo: không biết bao giờ thì cái chế độ này mới sập đây? Lúc đó các vị này chả trở cờ đầu tiên ấy chứ chắc gì đã trung thành? Bằng chứng là quân của Saddam Hussein đấy, cứ hô hào tử thủ với chả thánh chiến, oánh nhau một phát là lộ mặt ra cả đám.
.
CHÙM ẢNH CHỤP NGÀY 5/5 TẠI HÀNH LANG CHUNG CƯ
.
.
.
Nguồn: Chim Kiwi Blog
Phụ bản:
Lần đầu được gặp Cụ Đặng Hạ - bố chị Phương Bích.
Cụ năm nay đã 91 tuổi.
Cụ năm nay đã 91 tuổi.
Chị Phương Bích rất thích chiếc áo phông do Trang phu nhân tự tay vẽ tặng SN chị.
Vừa đưa tặng đã mặc luôn.
Vừa đưa tặng đã mặc luôn.
THẬT LÒNG LÀ TỪ THỜI CHA SINH MẸ ĐẺ ĐẾN GIỜ CHƯA BAO GIỜ TÔI THẤY NGƯỜI DÂN LẠI KHINH CHÍNH QUYỀN ĐẾN THẾ! MÀ CHÍNH QUYỀN CAI TRỊ DÂN KIỂU LỐ LĂNG NHƯ CÂU CHUYỂN KỂ CỦA CHỊ PHƯƠNG BÍCH THÌ DÂN KINH LÀ PHẢI.
Trả lờiXóaCÒN NHỮNG KẺ TRỰC TIẾP THỰC HIỆN CẢN TRỞ CHỊ BÍCH, NHẤT LÀ CÁI NHÀ CHỊ HỘI PHỤ NỮ, PHỤ NAM GÌ ĐÓ, NOÍ THẬT CŨNG LÀ NHỮNG KẺ VÔ LIÊM SỈ, CHỨ TÔI THÀ ĐI LÀM VIỆC KHÁC KIẾM TIỀN ĐỂ SỐNG...
MỘT LŨ NGƯỜI KHÔNG BIẾT NHỤC LÀ GÌ?
MÀ VI PHẠM NHÂN QUYỀN TRẮNG TRỢN NHƯ THẾ CÒN DÁM RA ỨNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN THÌ THẬT KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ NÓI NỮA...
Chào chị Phương Bích và anh Xuân Diện!Em ngày nào cũng lướt qua trang blog của anh. Em rất tự hào và cảm phục các anh chị và mong các anh chị luôn mạnh khỏe và cống hiến nhiều hơn vì một xã hội dân chủ.Vì đoc các trang của các anh "lề trái" mà em có kiến thức để nói chuyện với đồng nghiệp với phố xóm và bạn bè khi có cơ hội và lâu dần em thấy họ đã có nhiều thay đổi.Em biết họ đã biết tìm đến trang của các anh chị đọc.Và nói chung họ đang chán chế độ này(Kể cả những người làm công an và bộ đội) chỉ vì miếng cơm mà họ không gám nói ra.
Trả lờiXóaMời xem tại đây : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/05/130508_nghe_sy_khieu_nai_toi_bo_cong_an.shtml
Trả lờiXóaChúnh quyền giừo huy động tên chột mắt rửa xe chợ Ngọc hà, mấy con mẹ hợc lớp 4 cả năm không đọc báo vào làm cán bộ phường, tổ dân phố...ôi sao mà nhục quá là nhục, hoá ra chính quyền tụ hợp toàn lũ đầu đường xó chợ, thất học để giưps việc.
Trả lờiXóaLũ này khi gặp các trí thức hay nhân sỹ thì cũng cứ nghĩ như chúng nó cả thôi, nói năng và ứng xử đường chợ cũng cứ tưởng đều được cả, vì thế nên ngu lâu dễ bảo, cho mày cái phong bì 50 ngàn rồi bảo đi làm việc tập thể là đi, có biết phải trái đúng sai pháp luật là gì.
Đất nước có những hạng người này nên nó mới khốn thê snày đây, thời cải cách chúng nó cũng lợi dụng dân thất học nên súi là bừa, cứ khoán địa chủ rồi bắt ra đấu tốa cả cha mẹ, nhảy lên vỗ bẹn vào mặt bố mà chửi, vu cáo xong là có công, được thưởng thóc gạo mà.
Đúng là thời mạt đang diẽn ra, cả Dân tộc đang lầm than trong vũng bùn.
Thế nên mới nói cái việc họ làm không phải là bảo vệ chế độ này, mà chính là đang bêu riếu nó.
Xóa- "Anh là ai?"
Trả lờiXóaCứ nhìn nó khinh khỉnh là đuợc. Hoặc nói:
- Là ngộ tây mà. Hè hè...
Làm những chuyện lố bịch,chỉ gây thêm lòng căm thù!
Trả lờiXóavạn sự khởi đầu nan. cảm ơn những người dũng cảm .phải có thời để cả xã hội naỳ quen dần với những chuyện như thế.
Trả lờiXóaChia sẻ với nỗi bức bối vì bị giam lỏng nửa ngày của Phương Bích. Chỉ vì họ sợ Phương Bích hiểu biết về nhân quyền.
Trả lờiXóaTối 4-5-2013 nhà tôi cũng đột ngột có khách, khi ấy đang ăn cơm. Bước vào là bác công an khu vực đã có tuổi và một cậu thanh niên trẻ trông quen quen nhưng tôi chưa nhận ra. Bác công an khu vực thỉnh thoảng đi "thăm nắm tình hình" vẫn tạt vào nhà tôi nhưng vừa hai hôm trước bác đã đến nên hôm nay lại đến thì tôi thấy hẳn là có chuyện. Tôi hỏi ngay:
- Có chuyện gì bác?
Bác cười cười, bảo:
- Chả có chuyện gì, vào chơi thôi.
- Vâng, thế mời bác với cháu vào chơi.
Bác giới thiệu về cậu thanh niên:
- Cháu này ở an ninh quận Ba Đình.
Tôi:
- Có phải có lần cháu đến vận động chú không đi biểu tình rồi nhỉ?
- Vâng.
- Cháu tên L, đúng không?
- Vâng.
- Vậy thì đúng là bác với cháu đến vì cái việc ngày mai rồi.
Hai người lại cười cười, bảo:
- Không, đến chơi thôi.
Trong lúc đi pha trà, cu Sỹ hỏi nhỏ tôi:
- Mai có chuyện gì thế bố?
- Ô, thế con không biết à? mai các bạn trẻ hẹn nhau dã ngoại bàn về nhân quyền. Có lời hẹn trên mạng từ tuần trước.
- Con bận quá nên không vào mạng.
- Ừ, sắp thi thì tập tập trung vào học đi.
Hai vị công an ngồi lâu nhưng cứ nói chuyện nọ kia. Cuối cùng tôi sốt ruột bảo:
- Thôi, có chuyện gì thì bác với cháu cứ nói thẳng ra đi.
Bác công an:
- Mai ông có đi "dã ngoại" không?
Kỳ thực thì tôi có việc bận ngày 5-5 nên không chủ trương đi. Nhưng việc CA đến vì việc ấy làm tôi cáu. Tôi không nói ngay tôi không đi mà bảo:
- Cái chính quyền này lạ quá. Việc ấy sai gì, hại gì mà ngăn cấm?
Bác công an khu vực:
- Không ngăn cấm gì đâu. Chúng tôi chỉ cần biết anh và cháu có đi hay không thôi.
- Thưa bác, bác chỉ nói thế là em biết có lệnh ngăn cấm rồi. Tệ quá đi mất. Hiểu biết về nhân quyền cũng như dân quyền là việc Đảng và Nhà nước còn phải tuyên truyền giác ngộ cho nhân dân. Đã không làm thì để cho dân tự tìm hiểu lấy, lại còn cấm. Dân trí cao là yếu tố quyết định để nước mạnh. Dân ngu thì nước yếu. Sao Đảng và Nhà nước lại cố tìm cách cho dân mình ngu? Có nước nào trên thế giới này như vậy không?...
Tôi "diễn thuyết" một hồi, có đến 15 phút, tận khi mệt quá mới dừng lại. Hai vị công an không nói đi không nói lại câu nào, có vẻ khó xử. Tôi vừa muốn gỡ bí cho họ vừa muốn kết thúc nhanh để đi làm việc nên bảo:
- Ngày mai tôi bận, chứ không thì tôi đi ngay. Để xem các vị chống lại nhân quyền như thế nào. Cháu Sỹ cũng đang ôn thi. Nó còn chẳng biết mai có cuộc này nữa là. Nên các vị yên tâm đi.
Thế là cả bác công an khu vực và cháu an ninh quận vẻ mặt giãn ra sung sướng, quay sang hỏi chuyện nhà cửa, sức khoẻ của vợ tôi cho đúng tính chất "vào thăm" rồi vội cáo lui.
Đọc bài này hay quá muốn tìm mấy thằng dư luận viên để tranh luận mà chẳng thấy thăng nào
XóaNgày 5/5 cũng là ngày sinh nhật của tôi.
Trả lờiXóaNhân ngày này, chúc mừng sinh nhật Phương Bích. một Blogger thông minh và dũng cảm.
Vừa đọc bài của bác Đào Tiến Thi bên Blog Nguyễn Xuân Diện (có ảnh 2 bố con). Hôm qua đi uống cà phê với anh bạn U60 là kỹ sư thủy lợi, anh khen bài viết của bác Đào Tiến Thi, đăng trên BS quá trời, chúc mừng bác Đào Tiến Thi nhé.