Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

THUYẾT TRÌNH: ĐÀN XÃ TẮC THĂNG LONG CÓ ĐÁNG ĐƯỢC BẢO TỒN KHÔNG?



Để tham khảo các ý kiến xung quanh chủ đề của buổi thuyết trình, xin mời xem các ý kiến:
 
- TS. Vũ Thế Khanh (Tổng giám đốc Liên hiệp UIA), http://vtc.vn/394-373692/phong-su-kham-pha/long-mach-quoc-gia-nam-o-dan-xa-tac.htm

- TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học) Đàn Xã Tắc và cầu vượt đều là văn hóa - http://khampha.vn/khoa-hoc/dan-xa-tac-va-cau-vuot-deu-la-van-hoa-c7a78264.html
- ông Trần Đình Thành, chuyên gia Cục Di sản văn hóa- http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/bao-ton-nguyen-ven-dan-xa-tac-la-rat-kho-1/
 
- ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội-
” Có thực tế là, các di tích khi khai quật xong mà để nằm dưới lòng đất thì còn an toàn hơn lộ thiên… Đàn Xã Tắc thì bây giờ đã được khoanh vùng, lấp lại và giữ nguyên vị trí đó, trồng cây và làm đường tránh hai bên… như Đàn Xã Tắc khu vực chính của Đàn có giá trị nhất là vị trí chúng ta đã quây lại và làm vườn hoa trên đó để bảo tồn nguyên trạng… Hiện nay thì chỉ là cách lấp đất phủ lên và giữ nguyên hiện trạng như vậy, không xây dưng gì trên đó nữa, còn vẫn phải đảm bảo giao thông, sinh hoạt… Việc làm cầu vượt chỉ trong phạm vi được phép, tránh hoàn toàn vị trí đã khoanh vùng.”
” Có hai vấn đề đặt ra là quan điểm bảo tồn và phát triển, phải kết hợp trong thực tế của nó, không phải vì bảo tồn di sản mà anh bất chấp tất cả. Như giờ toàn bộ dân ở xung quanh đó làm sao có thể di dời hết họ đi để bảo tồn di tích.
Thứ hai, trong cuộc sống, các di sản của quá khứ bị mất đi rồi cuộc sống mới chèn lập lên trên đó là tất yếu của phát triển, quy luật khách quan. Cái gì cũng bảo tồn hết thì không còn đất cho sự phát triển mới.”
http://baodatviet.vn/van-hoa/goc-nhin-van-hoa/201304/Cau-vuot-dan-Xa-Tac-phai-tranh-vung-di-tich-quoc-gia-2345027/
- ông Nguyễn Hoàng Long - Phó trưởng Ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội
- Có thể nói con đường vành đai 1 dứt khoát không thể không có. Một đô thị phát triển phải có đường vành đai. Tại Trung Quốc hiện có 6 con đường vành đai khép kín, nên giao thông của họ rất thoáng.
Vành đai 1 nằm trong phạm trù quy hoạch rất quan trọng, chính vì vậy thành phố đã giao cho Ban QLDATTĐ của thành phố tìm mọi cách để làm thông được vành đai 1, giải quyết các nút tắc cho giao thông đô thị.
Quan điểm của thành phố là bảo tồn tất cả giá trị văn hóa truyền thống. Nhưng nếu có phải hi sinh một chút gì đấy của cha ông để cho con cháu sau này, để tiếp tục phát triển cũng giống như di tích Hoàng Thành thì cũng phải làm.
Tuy nhiên, chúng ta lại có những giải pháp để bảo tồn, có hiện vật, có video, có hình ảnh, có tuyên truyền để thế hệ tương lai hiểu rõ về lịch sử, trân trọng quá khứ.
http://baodatviet.vn/van-hoa/goc-nhin-van-hoa/201304/Cuc-di-sanHa-Noi-phai-de-xuat-bao-ve-dan-Xa-Tac-2345699/

Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nói: "Thành ủy, thành phố luôn lắng nghe tất cả ý kiến, góp ý của người dân, các chuyên gia. Nhưng các chuyên gia, các nhà khoa học nếu muốn góp ý thì tìm đến các cơ quan đại diện của thành phố như Sở VHTT&DL, Sở GTVT, bộ phận tiếp dân của thành phố... các nhà khoa học phải đề xuất thành phố phải làm gì, nên làm gì chứ thành phố không thể tìm đến các nhà khoa học!" http://www.baodatviet.vn/van-hoa/goc-nhin-van-hoa/201304/Ha-Noi-mac-dan-Xa-Tac-va-chuyen-cu-cai-khong-nghe-2345957/
- Ông Phan Đình Tân, phát ngôn bộ Văn Hóa-Thể thao và Du lịch
Tôi chưa nói đến vấn đề tâm linh. Nhưng thái độ của người ứng xử có văn hóa là không phủ nhận lịch sử, không nên và không bao giờ được phủ nhận khi chưa hiểu rõ về nó. Cần phải có thái độ trân trọng đối với những di sản văn hóa mà bao đời nay thế hệ cha ông đã để lại.
Bộ và Cục Di sản văn hoá đã có các văn bản thể hiện nội dung trong đó. Tuy nhiên trong văn bản ngày 27/12, là căn cứ để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội dẫn chiếu, theo đó lan can phải trùng với bó vỉa đảo giao thông là chỉ giới khu vực I của di tích.
Nghĩa là nó chỉ đến tới chỉ giới của khu vực I, khu vực lõi. Theo Luật di sản văn hoá, khu vực lõi (khu vực I) là khu vực không được xâm hại.
Cũng theo Luật Di sản văn hoá, khu vực II, III là khu vực có khả năng được điều chỉnh. Hơn nữa, xây cầu không vì động cơ của cá nhân ai, mà nó phục vụ lợi ích của quốc gia, lợi ích của thủ đô thì cũng cần phải cân nhắc phương án hài hòa.
 
Phải nói lại là: Bộ không cho phá Đàn Xã Tắc và không ai có quyền làm chuyện đó. Bộ rất tuân thủ Luật di sản văn hoá. Đây không phải là vấn đề mới, di tích Đàn Xã Tắc đã được nói đến cách đây mấy năm, được đặt lên bàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành ủy và Ủy ban TP HN để xem xét cân nhắc từ lâu.
 
Để đưa ra phương án này, phải được các Bộ, Ngành xem xét cân nhắc rất kỹ.
 
Theo phương án này, lan can cũng chỉ chạm đến các chỉ giới khu vực I, mặt vượt lên trên thì cũng nên cân nhắc chứ không thể nói Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phá đàn Xã Tắc, mà vẫn bảo vệ, bảo tồn đấy chứ.
 
Khu vực đó được tính từ khu vực lõi, nơi phát tích các hố đào đó ra trung tâm đàn Xã Tắc đó để xác định khu vực cần bảo vệ.
 
Thì phải dựa vào khu vực phát tích nhiều hố đào nhất (?!). Trong điều kiện chưa đủ khả năng để khai quật, nghiên cứu thì cũng chỉ có thể tính tương đối.
 
Cũng chưa chắc chắn khu vực phát tích nhiều hố đào đã là trung tâm của đàn Xã Tắc.
http://baodatviet.vn/van-hoa/goc-nhin-van-hoa/201304/Bo-Van-hoa-khong-cho-pha-dan-Xa-Tac-2345252/

Nguồn: FB Nguyễn Hồng Kiên.

4 nhận xét :

  1. Tạo ra một khu di tích thì khó ,nhất là nó lại có nguồn gôc lâu đời .chứ phá thì không đáng khó >các vị lên tầng 4 Hàm cá mập xem Hồ hoàn kiếm còn là hồ hay Vũng trâu đằm <đi quá một chút các vị nhìn khách sạn HinTơn xem sao hài hòa vậy ?nên đừng mang đầu cá vá đầu tôm .hay ta cứ đào đường rồi lấp -lấp rồi lại đào vì ...??

    Trả lờiXóa
  2. Lại thêm những nạn nhân nữa bị khuynh gia, bị tuyệt tự, bị "đi"sớm, bị tai vạ, vv và vv. Ôi những kẻ "liều" vì ngu kể cũng đáng thương.

    Trả lờiXóa
  3. Xin các vị hãy học lấy bài học của Hàn quốc: năm 1968, để giải tỏa ách tắc giao thông ở thủ đô Seoul, chính quyền đã quyết định lấp con suối huyền thoại Cheonggyecheon và các di tích, giá trị văn hóa khác dọc theo con suối này để làm trên đó một tuyến đường trên cao. Tuy nhiên, đến năm 2003, chính quyền Seoul phải bỏ ra 900 triệu USD để phá bỏ toàn bộ con đường cao tốc này và đào lại con suối cũ để trả lại cảnh quan và môi trường văn hóa của Seoul cũ. Tính ra, Seoul đã mất đến 12 tỷ USD vào năm 2003 mới có thể tái lập được lại các giá trị văn hóa trong và xung quanh con suối này.

    Trả lờiXóa
  4. Ông Nguyễn Hùng Vĩ có thêm 4 bài sau đây liên quan tới vấn đề đàn Xã tắc đang gây tranh cãi:

    http://khoavanhoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1234:triu-ly-va-gia-tr-ca-qan-xa-tc-triu-lyq&catid=43:thong-tin-khoa-hc&Itemid=102

    http://khoavanhoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1235:mng-m-xa-tc-an&catid=87:vn-hc-dan-gian&Itemid=260

    http://khoavanhoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1236:v-hai-ln-lp-xa-an-va-th-xa-thn-di-i-vua-ly-cong-un&catid=87:vn-hc-dan-gian&Itemid=260

    http://khoavanhoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1239:them-ba-cai-an-gn-vi-tc-t-xa-tc-thi-ly&catid=43:thong-tin-khoa-hc&Itemid=102

    Trả lờiXóa