Dự thảo sửa đổi Hiến pháp bản mới nhất:
Một số nội dung trở lại như dự thảo lần đầu
Nhiều nội dung trong dự thảo mới cơ bản giữ nguyên như dự thảo đưa ra lấy ý kiến nhân dân tháng 1-2013.
Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) đã hoàn tất bản báo cáo (dày 150 trang) giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân đóng góp cho Dự thảo HP (bản công bố lấy ý kiến nhân dân, tháng 1-2013). Kèm theo báo cáo chi tiết này là báo cáo tóm tắt, dự thảo tờ trình và bản Dự thảo sửa đổi HP (bản mới, tháng 5-2013). Tất cả tài liệu trên đã được gửi tới đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và công bố trước QH trong ngày họp đầu tiên kỳ họp thứ 5, ngày 20-5.
Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) đã hoàn tất bản báo cáo (dày 150 trang) giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân đóng góp cho Dự thảo HP (bản công bố lấy ý kiến nhân dân, tháng 1-2013). Kèm theo báo cáo chi tiết này là báo cáo tóm tắt, dự thảo tờ trình và bản Dự thảo sửa đổi HP (bản mới, tháng 5-2013). Tất cả tài liệu trên đã được gửi tới đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và công bố trước QH trong ngày họp đầu tiên kỳ họp thứ 5, ngày 20-5.
Dự thảo mới này là bản được hoàn thiện trên cơ sở báo
cáo Bộ Chính trị và sau đó là thảo luận tại Hội nghị Trung ương 7 (từ
ngày 2 đến 11-5). So với dự thảo tiếp thu ý kiến nhân dân trước đó
(tháng 4-2013, có tới 28 nội dung quan trọng được thể hiện bằng hai
phương án để thảo luận, Pháp Luật TP.HCM đã giới thiệu) thì trong dự thảo mới nhất chỉ còn sáu nội dung được thể hiện bằng nhiều phương án.
Vẫn giữ đuôi “theo quy định của pháp luật”
Dự thảo mới không còn nêu phương án trở lại tên nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; giữ nguyên nền tảng liên minh giai cấp (Điều
2); không còn phương án diễn đạt gọn Điều 4; Lời nói đầu, dự thảo mới
không ghi nhận “chủ quyền nhân dân” mà thay bằng “quyền làm chủ” - khi
nói về mối quan hệ giữa nhân dân và HP.
Qua đợt lấy ý kiến nhân dân (từ tháng 1 đến tháng
3-2013) cho thấy có nhiều nội dung còn ý kiến khác nhau như: Chính phủ
có phải là cơ quan “chấp hành” của QH; có nên để cho Ủy ban Thường vụ QH
quyền giải thích HP, luật hay giao cho tòa án và Hội đồng HP; có nên
hiến định quyền ban hành án lệ cho TAND Tối cao; làm thế nào để nhân dân
quyết định về HP thông qua quyền phúc quyết... Tuy nhiên, dự thảo mới
đều giữ nguyên như dự thảo tháng 1-2013.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, Ủy viên Ủy
ban Dự thảo sửa đổi HP năm 1992, Trưởng ban Biên tập Dự thảo sửa đổi HP
năm 1992 Phan Trung Lý trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến
nhân dân và chỉnh lý Dự thảo sửa đổi HP năm 1992. Ảnh: TTXVN
Trước nhiều ý kiến góp ý việc bảo đảm thực hiện quyền
con người, quyền cơ bản của công dân phải theo luật và chỉ có thể bị
hạn chế bởi luật, dự thảo mới dự liệu một số quyền này vẫn có thể bị hạn
chế bởi văn bản dưới luật giống như cách quy định ở HP hiện hành (mọi
người - công dân có quyền […] theo quy định của pháp luật). Quyền kết
hôn vẫn chỉ là của nam, nữ chứ không phải cho “mọi người đủ tuổi do luật
định” theo cách mở ra cơ hội thảo luận quyền của người đồng tính,
chuyển giới, song tính như dự thảo tháng 4-2013.
Tăng quyền Chủ tịch nước
Trở lại những nội dung còn ý kiến khác nhau trong dự
thảo mới, đáng chú ý là Điều 54 về chế độ kinh tế được thể hiện theo ba
phương án. Trong đó hai phương án tiếp tục khẳng định “kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo”, một phương án diễn đạt theo cách không hiến định
nội dung này.
Tương tự, Chương IX về chính quyền địa phương cũng
được diễn đạt theo hai phương án với quan điểm rất khác nhau: (1) Diễn
đạt ngắn gọn bằng hai điều, quy định ba cấp đơn vị hành chính lãnh thổ
(tỉnh, huyện, xã và tương đương) và để lại cho luật quy định về việc
thành lập, tổ chức, bộ máy cũng như chức năng, nhiệm vụ của chính quyền
địa phương để rộng đường cho các cuộc thí điểm đang triển khai. (2) Giữ
nguyên như HP hiện hành.
Bên cạnh đó, có những nội dung được chỉnh sửa so với
dự thảo tháng 1-2013. Chẳng hạn, Điều 70 về nghĩa vụ lực lượng vũ trang,
vị trí của chủ thể Đảng được điều chỉnh đứng sau Tổ quốc. Đáng chú ý,
Điều 75 bổ sung quy định: Chủ tịch nước, chủ tịch QH, Thủ tướng Chính
phủ, chánh án TAND Tối cao khi nhậm chức phải tuyên thệ trung thành với
Tổ quốc, nhân dân và HP (cơ bản như dự thảo tháng 4-2013).
Một cách mạnh mẽ hơn, dự thảo mới quy định Hội đồng
Dân tộc và các ủy ban của QH có quyền chất vấn các thành viên Chính phủ,
chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao, tổng kiểm toán. Dự
thảo tháng 1-2013, quyền năng này thể hiện mềm hơn, chỉ là “yêu cầu cung
cấp thông tin hoặc giải trình”.
Ở Chương VI - Chủ tịch nước có một điều chỉnh rất
quan trọng: Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về “vấn đề
mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
Chủ tịch nước”. Đây là quy định mang tính mở rộng hơn nhiều so với dự
thảo tháng 1-2013 (chỉ được yêu cầu Chính phủ họp bàn về “những vấn đề
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”).
Các chương khác của HP cũng có những chỉnh sửa đáng
chú ý. Chẳng hạn, về phần tòa án, nguyên tắc tranh tụng không chỉ được
bảo đảm “tại phiên tòa” mà còn áp dụng “trong xét xử” - tức cho cả quá
trình thụ lý, xét xử, vượt phạm vi phiên tòa cụ thể.
Giữ nguyên tên nước, sở hữu toàn dân về đất đai
Về tên nước, qua
tổng hợp, chủ yếu có hai luồng ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị
tiếp tục quy định tên nước là CHXHCN Việt Nam. Loại ý kiến thứ
hai đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ủy ban Dự
thảo sửa đổi HP nhận thấy tên nước là CHXHCN Việt Nam hoặc Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đều thể hiện rõ chính thể của nước ta là cộng hòa, bản chất
của Nhà nước ta là nhà nước dân chủ. Tuy nhiên, việc giữ nguyên tên
nước CHXHCN Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây
dựng và phát triển đất nước lên CNXH, bảo đảm tính ổn định, tránh việc
phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ.
Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với
nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Về sở hữu đất đai
(Điều 57), có ba loại ý kiến. Ngoài ý kiến tán thành với quy định của dự
thảo, luồng ý kiến thứ hai đề nghị đa dạng hóa sở hữu đất đai, trong
đó có sở hữu tập thể, sở hữu cộng đồng và sở hữu tư nhân về đất
ở. Luồng kiến thứ ba đề nghị tách Điều 57 thành hai điều: Một điều quy
định về sở hữu toàn dân, một điều quy định về sở hữu Nhà nước. Ủy ban Dự
thảo sửa đổi HP cho rằng quy định đất đai, các tài nguyên thiên thiên,
các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý... thuộc sở hữu toàn dân là quan
điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã được xác định từ
năm 1980. Vấn đề sở hữu về đất đai không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là
vấn đề chính trị-xã hội… Vì vậy, đề nghị giữ nguyên cách dùng khái niệm
“sở hữu toàn dân” và không quy định đa sở hữu về đất đai.
Ủy ban Dự thảo cũng
đề nghị QH quy định cơ chế thu hồi đất vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân,
không đặt vấn đề trưng mua vì tổ chức, cá nhân chỉ có quyền sử dụng,
không có quyền sở hữu. Về trường hợp thu hồi đất để phục vụ các dự án
phát triển kinh tế-xã hội, Ủy ban Dự thảo nhận thấy đất đai là nguồn lực
quan trọng cần được khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì vậy, việc thu hồi đất
để phục vụ các dự án phát triển kinh tế-xã hội là cần thiết.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật PHAN TRUNG LÝ,Trưởng ban Biên tập Dự thảo sửa đổi HP 1992
(trình bày báo cáo trước QH ngày 20-5) |
NGHĨA NHÂN
Nguồn: Pháp luật TP HCM
Bình luận của TTx Vỉa hè Ba Sàm:
Một bài báo, đã điểm từ sáng qua, không thể không điểm lại: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp bản mới nhất: Một số nội dung trở lại như dự thảo lần đầu (PLTP). Vì
có lẽ ở đây là nơi duy nhất lật tẩy trò tháu cáy, dân chủ giả hiệu! Đó
là vào tháng trước, ngày 11/4/2013, hàng loạt báo đã loan tin Ủy ban Dự
thảo sửa đổi HP đã công bố bản Dự thảo sửa đổi HP lần thứ 3,
thế nhưng rồi nó đã rơi vào im lặng, khi không thấy bản dự thảo này
xuất hiện trên trang Duthaoonline của Quốc hội. Trong khi đó có thông
tin được lan truyền ngoài … vỉa hè là có văn bản từ Văn phòng TƯ Đảng
yêu cầu không công bố. Đọc bài báo này treen PLTPHCM thì rõ: lại có một
bản Dự thảo thứ tư nữa, sau khi được đảng (BCT, rồi BCHTƯ) “bí mật”
chỉnh sửa:
“Dự thảo mới này là bản được hoàn
thiện trên cơ sở báo cáo Bộ Chính trị và sau đó là thảo luận tại Hội
nghị Trung ương 7 (từ ngày 2 đến 11-5). So với dự thảo tiếp thu ý kiến
nhân dân trước đó (tháng 4-2013, có tới 28 nội dung quan trọng được thể
hiện bằng hai phương án để thảo luận, Pháp Luật TP.HCM đã giới thiệu)
thì trong dự thảo mới nhất chỉ còn sáu nội dung được thể hiện bằng nhiều
phương án.”
Cho đến khi chúng tôi viết những dòng này, trên trang Duthaoonline cũng vẫn chỉ có 2 bản Dự thảo sửa đổi HP trước, không có bản 3 (bị giấu nhẹm) và bản 4.
Trò tháu cáy này có thể lừa được cả những nhà báo, không phải chỉ đại bộ phận người dân, ví như sáng qua, Đào Tuấn có bài: Dự thảo hiến pháp lần 3 đã tiếp thu những gì từ nhân dân? Cái “Dự thảo lần 3″ mà Đào Tuấn nói, thực ra nó là lần 4, hay nói cho chính xác nữa, theo ý đảng, là bản “Dự thảo lần thứ BA HOA“.
4000 năm ta lại là ta.
Trả lờiXóaĐi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Trả lờiXóaTrên đôi vai ta hai vầng nhật nguyệt.
...
Dân nước ta( bao gồm cả giới trí thức trong và ngoài nước ) là dân dể bị gạt nhứt thế giới.
Trả lờiXóaNgay từ đầu tôi đã không tin.
Trả lờiXóaMàn đã hạ, mời bà con yên vị kiếp tôi đòi.
Tôi cũng muốn hét lên: "đi chết đi!"
Giặc Tàu đã vào tràn ngập biển đông.
Trả lờiXóaGiờ đây lãnh đạo VN cứ xoay vần với dự thảo hiến pháp.
Việc nước như lửa cháy mày, thế mà loanh quanh như gà mắc tóc ....
Học tập tấm gương Hồ Chí Minh là học tập cái gì ?
cả một lũ lừa đảo, trời tru đất diệt, chết không toàn thây
Trả lờiXóaMàn đã hạ, mời bà con yên vị kiếp tôi đòi.
Trả lờiXóaTôi cũng muốn hét lên: "đi chết đi!"