Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

CHẾT CƯỜI! NGHE CÁC ÔNG NGHỊ BIỆN GIẢI ĐỂ GIỮ NGUYÊN TÊN NƯỚC

Chính thể Việt Nam là cộng hòa


“Bản chất chính thể của Việt Nam là dân chủ. Tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa cũng thể hiện bản chất này nhưng ở một dạng khác", ông Phan Trung Lý, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp chia sẻ tại buổi họp tổ chiều 27/5. 

>Chỉ tiểu thương mới quan tâm đổi tên nước

Tiếp tục góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Phó trưởng ban Nội chính Phan Đình Trạc nêu nhiều ý kiến chi tiết. Về vấn đề tên nước, ông Trạc đồng tình với phương án giữ nguyên tên Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong dự thảo mới nhất trình Quốc hội.

Tuy nhiên, phần giải trình cho phương án này được ông Trạc đánh giá là "gượng ép và không thuyết phục". Dẫn lại báo cáo, ông Trạc cho rằng, tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt không làm ảnh hưởng tới nội hàm xây dựng xã hội chủ nghĩa và con đường, mục tiêu phát triển.

Phó trưởng ban Nội chính trung ương Phan Đình Trạc, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Phó trưởng ban Nội chính trung ương Phan Đình Trạc, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Dẫn ví dụ quốc hiệu của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, không có cụm từ “xã hội chủ nghĩa” trong tên nước song họ vẫn xây dựng chủ nghĩa xã hội, ông Trạc nói: “Tôi chưa nghĩ ra cách gì giải thích thuyết phục nhưng tôi chấm dấu hỏi ở đây”. 

“Dấu hỏi” của ông Phan Đình Trạc sau đó được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, Trưởng ban Biên tập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chia sẻ. Theo ông Lý, khi ban biên tập lập luận cho phương án tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thì đã giải trình “rất thuyết phục”. Sự thuyết phục này thậm chí được Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng cho là "còn hơn cả lập luận về tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Tuy nhiên, theo ông Lý, nhiều người cũng đã bày tỏ ý kiến rằng, giá như năm 1976 chúng ta đừng đổi tên nước.“Nhiều người muốn trở lại tên nước rất bình dị, gần gũi với chúng ta là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ông nói.

Trưởng ban Biên tập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 Phan Trung Lý.
Ảnh: Nguyễn Hưng.
Theo ông, pháp luật đã khẳng định rõ, Việt Nam chính thể là cộng hòa, bản chất là dân chủ. Tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng thể hiện bản chất này nhưng ở một dạng khác. 

“Hai tên gọi ấy không làm ảnh hưởng tới định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên bây giờ thay rồi đổi lại thì phiền toái, tốn kém gây nên nhiều vấn đề”, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp bày tỏ.

Chia sẻ thêm về một trong các vấn đề được cho là “nhạy cảm” này, ông Lý cho rằng, về mặt nguyên tắc, thượng tầng kiến trúc phải phù hợp với hạ tầng cơ sở, nền kinh tế Việt Nam hiện nay là định hướng chứ chưa phải là xã hội chủ nghĩa. Còn nói về chuyện xuyên tạc thì “kể cả ta làm đúng cũng có thể bị xuyên tạc”.

Đối với quy định về sự trung thành của lực lượng vũ trang (điều 70 dự thảo), ông Lý cho hay, trong Hiến pháp hiện hành cũng không ghi, nhưng qua xem xét cương lĩnh của Đảng thì có ghi nên nhiều người đề nghị bổ sung.

“Bổ sung thì thành vấn đề có phù hợp không? Tôi xin báo cáo, không phải là chỉ các ý kiến phá hoại đề nghị không ghi. Ngay cả các đồng chí tướng lĩnh cao cấp, các lão thành cách mạng cũng nêu không nên thể hiện điều đó. Trước đây mình không ghi thì có ảnh hưởng gì đâu? Lực lượng vũ trang lúc nào cũng trung thành với Đảng. Nhưng sau khi xem xét thì Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp thấy rằng ghi vào cũng là phù hợp”, ông Lý nói.

Bên cạnh đó, ông Phan Trung Lý cũng trao đổi về nhiều vấn đề khác trong dự thảo. Theo ông, đến thời điểm này, chưa có nội dung nào là “thắt”. Cách trình bày dự thảo, giải trình là để đại biểu cho ý kiến. Sau kỳ họp, Ban biên tập sẽ tổng hợp trình Trung ương, Quốc hội. Đến kỳ họp Quốc hội cuối năm mới “chốt”.

“Vì ta đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Dù đúng ý ta hay không đúng ý ta thì vẫn phải tôn trọng và vẫn phải được cân nhắc. Chúng tôi đang thiết kế một bản để xin tiếp ý kiến các đại biểu về từng điều một. Sau đó lại xin ý kiến đại biểu về 124 điều của bản dự thảo để sửa”, ông Lý cho hay.

Nguyễn Hưng

22 nhận xét :

  1. Trông mặt anh diễn viên Trung Lý ngày càng khôi hài!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NÝ NUẬN KIỂU NHỮNG NĂM BA MƯƠI THẾ MÀ ĐÃ QUÁ.

      Xóa
  2. Câu này hài hước thật: "Vì ta đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Dù đúng ý ta hay không đúng ý ta thì vẫn phải tôn trọng và vẫn phải được cân nhắc."
    Xin thưa với ông Lý rằng "ta" của ông chỉ là thằng đầy tớ thôi nhé. Đầy tớ mà lại đòi cân nhắc chọn ông chủ à? Đúng ra là phải phục tùng tuyệt đối nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 07:56 28 tháng 5, 2013

      Ô. Lý nói giọng kẻ cả . Ta là ai ? Dân là ai ? ta là chủ ? Dân là khách ? Hay Ta là một phe, Dân là phe khác . Ta với Dân là thù địch với nhau . Những ông bà ĐBQH trở thành cha mẹ dân như Ô . Lý đang ngự trị trong QH, hèn chi các nhân sĩ trí thức cũng bị ông ta coi như những người xa lạ . Ta ( QH ) với họ ( Nhân dân ) . Khóa sau bầu ô. Lý làm CtQH !

      Xóa
  3. Thật ra tôi không trách ông Lý. Ông ta chỉ được nói giùm cho một số vị dạy cho ông ta nói thế nào thôi. Bản thân cá nhân tôi, ngay cả việc bê nguyên xi Hiến Pháp Mỹ, hay các chính thể cộng hòa dân chủ ở châu Âu, vào Việt Nam cũng không thay đổi thực tế. Vấn đề nằm ở quyền lực (gồm có quyền lực kinh tế, kiểm soát chi tiêu đầu tư, quân đội, an ninh, tòa án) đều nằm gọn trong một số cá nhân trên danh nghĩa đảng. Bài học lịch sử đối với các thể chể chuyên chế cộng sản độc tài ở các nước Trung Đông và Nam Tư cũ cho thấy sự sụp đổ đến từ hai phía: nội bộ thì do dân trí phát triển như đã xảy ra ở Ban Căng, lật đổ các thể chế tội ác và xây dựng xã hội dân chủ kiểu châu Âu khá thành công. Nội bộ phải kết hợp với ủng hộ bên ngoài ở các nước Trung Đông, do tiềm lực tài chính của chế độ độc tài xuất khẩu dầu mỏ khiến họ khá miễn nhiễm với ảnh hưởng bên ngoài. Hiện tôi chưa thấy đường ra cho phong trào đấu tranh dân chủ trong nước. Thứ nhất, một số lớn nhân dân đã bị biến thành bàng quan trước vận mệnh đất nước do lối giáo dục tẩy não từ nhỏ theo kiểu đã có đảng và nhà nước lo. Thứ hai, quan trong hơn, là kinh tế hiện nay vẫn có thể mở rộng được theo chiều ngang - tận dụng lợi thế sẵn có để bán những gì có thể bán được, gồm dầu mỏ, boxit, chuyển đổi ruộng đất phát triển đô thị. Điều này dẫn đến thực tế là chính quyền vẫn có thể thực hiện ngu dân hóa, cản trở cải cách xã hội phát triển bằng nguồn nhân lực chất lượng vốn phải gắn liền với giải phóng tư duy khỏi bảo thủ giáo điều. Tất nhiên cách phát triển này rất manh mún không thực chất, kèm theo nợ công gia tăng liên tục do phải đổ tiền vào hạ tầng vốn ít khả năng sinh lời, nhưng ít ra nó tạo được của cải vật chất cho một số bộ phận biết tận dụng cơ hội. Nói nhiều nhưng thực tế cái gọi là chuyển đổi mô hình tăng trưởng sẽ không đi tới đâu, kèm theo khoản nợ vài chục ngàn tỷ đổ vào các chương trình nuôi béo quan chức. Sẽ không thể đổi mới nếu tư duy con người bị trói buộc trong cái khung lạc hậu bảo thủ ra đời cách đây 40 năm trong chiến tranh lạnh.

    Trả lờiXóa
  4. Tại sao ĐCSVN sợ đổi tên nước về lại "Việt nam Dân Chủ Cộng hòa"? vì họ sợ rằng 1- Như vậy là quay trở về cái cũ, thụt lùi, mà bản chất của CS là không ban giờ chịu thua, chỉ biết tiến chứ không thụt lùi,
    2- Nếu đặt tên lại là Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa thì không còn khái niệm "Xã hội chủ nghĩa" như vậy thì cụm từ "kinh tế thị trường định hướng XHCN" cũng phải bỏ nốt và khi đã bỏ cái định hướng XHCN thì chỉ còn "Kinh tế thị trường", như vậy thì lại giống như mấy nước tư bản đang dẫy chết.
    3- Bản chất của CS là ngoan cố, không chịu nhận sai lầm, mặc dù bây giờ, nếu hỏi riêng từng vị trong 16 vị UY Bộ chính trị thì có lẽ 15 vị (trừ ổng Trọng) đều biết là cái chủ nghĩa xã hội là không tưởng, tuy nhiên, do bản chất như trên nên họ vẫn phải bám lấy cụm từ này,
    4- Không loại trừ mặc dù 15 vị UVBCT và các vị UV trung ương tuy đều biết XHCN là sai lầm, tuy nhiên, vì lợi ích riêng của các vị này nên họ phải bám lấy cụm từ này để lừa dân, lừa dân tộc để mưu cầu lợi ích riêng của mình theo kiểu sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi, như chúng ta đã thấy đất nước thì đang lâm nguy, doanh nghiệp thì đang chết gần hết, nhân dân lầm than nhưng CS Việt nam vẫn chỉ lo giữ ghế và chỉ lo làm giàu cho gia đình mình,
    5- Cũng không loại trừ Trung quốc, mặc dù đã bỏ XHCN từ lâu và trở thành một đế quốc xâm lược kiểu mới nhưng vẫn cố tình xui dại CS Việt nam đi theo con đường XHCN để mê hoặc và làm ngu muội chính quyền Việt nam hiện nay để dễ bề cai trị, cái mà họ đã không làm được ở đất nước Miến Điện vừa qua,

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn sao nóng tính vậy. Bạn phải thấy 1 điều rõ ràng như ban ngày rằng: đát nước ta: rừng vàng biển bạc , dân tộc anh hùng , Đảng lãnh đạo sáng suốt đang tiến nhanh, tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH
      Tôi tán thành giữ nguyên tên nước CHXHCNVN

      Xóa
    2. (Việt Nam dân chủ cộng hoà) - (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) = -(xã hội chủ nghĩa)+(Dân chủ)
      đã bỏ xã hội chủ nghĩa lại còn thêm cái dân chủ vào ... có mà mơ

      Xóa
  5. 'Chỉ tiểu thương mới quan tâm đến đổi tên nước'
    Đó là phát biểu của Phó giám đốc Công an Quảng Nam Phạm Trường Dân... (http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/05/chi-tieu-thuong-moi-quan-tam-den-doi-ten-nuoc/)

    Trả lờiXóa
  6. Cái thằng Phó GĐ CA Quảng Nam quá coi thường ND khi nói nhân dân không quan tâm đến tên nước.

    Trả lờiXóa
  7. Đây là một màn kịch tưởng tượng của tôi. Vào cuộc họp toàn thể Quốc hội bàn về sửa đổi Hiến pháp. Khi cử tọa đã an vị, ở thời điểm quyết định này, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bước lên diễn đàn nói:"Tôi vào Đảng Lao động Việt Nam, tôi thấy Đảng danh đó là đúng đắn và tốt đẹp. Ai đồng ý cùng tôi đổi thẻ Đảng của mình?". Cả hội trường lớn vỗ tay như sấm dậy, trừ vài ông đầu bạc nhớn nhác nhìn nhau. Thủ tướng nói tiếp: "Tôi thấy quốc hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa là đúng đắn và đáng trân trọng. Xã hội chủ nghĩa là quá xa vời, quá cô lập trong cộng đồng thế giới, nói chung là không thực tế. Ai đồng ý chúng ta cùng sống trong một quốc gia Dân chủ-Cộng hòa?". Hội trường vỗ tay như sấm dậy.
    Ông TBT vội bước lên diễn đàn. Hội trường vỗ tay như sấm dậy và vỗ tay không ngừng. Ông TBT theo thói quen giơ bàn tay trái. Vẫn vỗ tay. Ông chắp tay cúi đầu kiểu chính khách Nhật Bản. Tiếng vỗ tay nhỏ dần rồi lác đác. Ông nói:"Tôi bảo lưu ý kiến của tôi. Tuy nhiên, quyền quyết định là của tất cả các đại biểu trong kì họp Quốc hội này. Xin hết!". Hội trường vỗ tay tiễn xuống như sấm dậy. Ông Thủ tướng lại bước lên diễn đàn: "Cám ơn tất cả các vị đại biểu Quốc hội. Chúng ta đã thay đổi. Nhưng ta chưa vội đổi tiền gây xáo động bất lợi. Đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ lo việc này một cách thận trọng, làm có bài bản. Còn chúng tôi sẽ tiếp tục công cuộc phát triển kinh tế, bảo vệ đất nước, chống tham nhũng với hiệu quả cao nhất. Tất cả là vì Tổ quốc, vì nhân dân. Mong Quốc hội giao trách nhiệm và ủng hộ chúng tôi. Chúng ta sẽ thành công!". Tiếng vỗ tay như sấm dậy.
    Đây là kỳ họp đồng thuận, vui vẻ, đẹp đẽ nhất trong lịch sử Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kỳ họp cuối cùng với quốc hiệu đó.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi chơi tiền cổ. Trong một hũ tiền đời Nguyễn, tôi thấy cả tiền Khai nguyên đời Đường cách đó hơn 1000 năm. Nếu đổi tên nước thì vội chi mà đổi tiền. Như tiền giấy và tiền pô li me, từ từ rồi khoai nó dừ. Các thay đổi khác không tốn kém hơn "5km đường cao tốc". Mỗi xã mỗi huyện chỉ cần 1 người thiện tâm (đại tá hưu trí chẳng hạn, bỏ ra nửa tháng lương) là đổi xong biểu bảng, con dấu. Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Tôi sẽ là người ủng hộ xã đầu tiên.

    Trả lờiXóa
  9. Không cách mạng hoa nhài. Không cách mạng hoa hồng. Không cách mạng hoa súng. Không cách mạng hoa xấu hổ. Không cách mạng hoa mắt. Không cách mạng hoa khôi...
    Hãy làm "cách mạng HOA HỒI". Hồi tên nước và hồi tên Đảng. Đó là bước khởi đầu tốt đẹp nhất, nhân ái nhất cho ông TBT, cho ĐCSVN, cho toàn thể Tổ quốc và Nhân dân.

    Trả lờiXóa
  10. Chỉ một vài năm nữa ông Lý về vườn chắc ông không dám ra phố vì phải mang mặt nạ đề phòng ăn trứng thối vào mặt hoặc bạn bè ông nhổ vào mặt , có thể ông cảm thấy kể cả khi đang ngũ cũng không an toàn cũng nên . Mong ông khi về nhà đi ra phố phải cẩn thận nhé ông , cháu lo cho ông quá .

    Trả lờiXóa
  11. Tấm ảnh của Nguyễn Hưng đã đặc tả chân dung ông Lý rồi , bàn tay xòe rộng và chụp xuống , thế là ......Xong . miễn ý kiến ý cò gì hết .

    Trả lờiXóa
  12. Trình độ nhận thức về lập Hiến, bản lĩnh chính trị, năng lực tiếp thu, xử lý như các ông Lý, Trạc.. là không tương xứng chức danh của các ông đang đảm nhiệm. Ngẫu nhiên đây là một phép thử trình độ và thái độ cầu thị, tôn trọng cử tri đối với các vị đại biểu QH và quan chức QH. Và qua đây càng bộc lộ cách làm cũ, nghĩa là mọi ấn định đã được TW đảng đóng dấu mật trước, đưa ra nhân dân góp ý kiến chỉ là hợp thức hóa cho có vẻ dân chủ mà thôi. Hơn 20 triệu ý kiến, với các cách lấy ý kiến "sáng tạo -dân chủ" như thành phố HCM: phát cho hộ dân bản dự thảo được soạn theo kiểu trắc nghiệm (có hoặc không đồng ý). Nhưng kết quả ra sao? cử tri, trí thức, lão thành, CCB.. đều thất vọng, cạn kiệt niềm tin. các nội dung cơ bản mà cư tri, trí thức góp ý đều như gió thoảng , mây bay, dự thảo lần 3 mà ông Lý đọc trước QH vẫn giữ nguyên như cũ!??

    Trả lờiXóa
  13. độc "số đổ " của Vũ trọng Phụng -giúp bạn minh mẫn trước khi commen

    Trả lờiXóa
  14. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 00:21 29 tháng 5, 2013

    Đảng sợ đổi tên nước thì tốn tiền đủ thứ : nào là đổi tiền , đổi con dấu , đổi quốc huy v.v...Những cái lo giống như bà nội trợ tính tiền đi chợ . Cái tư duy nội trợ thời Kinh tế thị trường định hướng XHCN thế này là do các ông sợ thay đổi mất sổ lương hưu nên đẩy cho quí bà lo mà bảo vệ lấy nồi cơm, Con số này đang chiếm phần lớn ngân sách từ thuế do Dân đóng . Nay Dân càng ngày càng chán cái kiểu này , các doanh nghiệp chết chờ chôn, dân teo tóp sống vật vờ chẳng còn tiền đóng thuế, chắc các ngài đè dân ra mà ăn cướp sao ? Hiện tượng này làm tôi nhớ đến cảnh con nít cứ bú mãi cái vú của bà mẹ đã chết vì đói cho đền khi đúa bé cũng chết luôn vì hết sữa !

    Trả lờiXóa
  15. Một vở kịch tồi!
    Từ ý tưởng cho đến kịch bản, đạo diễn và diễn viên, thậm chí đến cái "sân khấu" để biểu diễn cũng không ra hồn (?!)
    Diễn kịch mà không có khán giả thì diễn làm gì... sớm muộn gì rồi cũng chết yểu thôi, buồn thế!

    Trả lờiXóa
  16. Không nên mạo danh nhân dân để ra những quyết sách trái với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân ; để phục vụ cho những lợi ích của phe nhóm.

    Trả lờiXóa
  17. Để phục vụ cho những lợi ích của phe nhóm thì lại càng không có quyền mạo danh nhân dân.

    Trả lờiXóa
  18. Toàn trò bịp bơm, tốn không biết bao nhiều tiền của để họp hành, in ấn tài liệu. Chắc để kết luận đại đa số dân đồng tình bản dự thảo năm 1992 nên mới vung tiền vô ích như vậy. Theo tôi quốc hội nên tỉnh táo xem kiến nghị 72 và nên tranh luận công khai giữa ban dự thảo sửa đổi với trí thức, cũng là để toàn dân theo dõi góp ý.Có như vậy mới mong có sự đổi mới trong hiến pháp.

    Trả lờiXóa