ĐBQH Dương Trung Quốc: Chưa bao giờ Hiến pháp được
bàn thảo một cách sôi nổi như hiện nay.
Rất nhiều hội thảo, những tập sách dày.
Nhưng ta có thể nói đây là
tất cả ý kiến nhân dân không?
|
Bài trên VietNamnet:
Hiến pháp 'treo' đến bao giờ?
Cả ngày hôm nay (27/5), QH thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Buổi sáng, tại tổ Đồng Nai, ĐB Dương Trung Quốc, thành viên Ban biên tập dự thảo, đã có bài phát biểu dài 15 phút. Ông mở đầu với quyền phúc quyết của người dân:
"Toàn nhân danh"
Quyền phúc quyết đang trở thành một nguyên lý mà tất cả các bản hiến pháp đều hướng tới. Nhưng theo tôi, hiện người dân chưa có công cụ để thực hiện quyền này.
Chưa bao giờ Hiến pháp được bàn thảo một cách sôi nổi như hiện nay. Dù có rất nhiều thiện ý trong quá trình lấy ý kiến nhân dân nhưng theo tôi, chúng ta vẫn chưa có cơ sở nào để khẳng định ta đã tập hợp hết ý kiến.
Rất nhiều cuộc hội thảo, rất nhiều cuộc sinh hoạt xã hội. Và những tập sách dày. Nhưng ta có thể nói đây là tất cả ý kiến nhân dân không?
Bản dự thảo lần thứ ba về Hiến pháp đưa ra vào thời điểm vừa kết thúc thời gian sôi nổi lấy ý kiến nhân dân. Chúng tôi đã tiếp nhận được một bản dự thảo phong phú với tinh thần cởi mở, nhiều ý kiến khác nhau. Đó cũng là thời điểm mà đưa ra hai phương án đổi tên nước. Lần đầu tiên Chủ tịch QH khi chủ trì họp đã đề nghị xây dựng thành hai phương án cho QH thảo luận và để người dân cùng chia sẻ.
Nhưng đến bản dự thảo cuối cùng, tất cả các vấn đề được gọi là nhạy cảm nhất, được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như ban đầu.
Tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất ta phải giải quyết là tình trạng "treo" Hiến pháp.
Trong các bản Hiến pháp đã đề cập rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền của người dân, trong đó có quyền dân thể hiện quyền phúc quyết của mình. Vậy nhưng ta vẫn cứ treo suốt 68 năm qua. Không phải chuyện gì xa lạ mà là những vấn đề rất gần mà ta đã nhiều lần đề cập.
Hiến pháp 'treo' đến bao giờ?
Cả ngày hôm nay (27/5), QH thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Buổi sáng, tại tổ Đồng Nai, ĐB Dương Trung Quốc, thành viên Ban biên tập dự thảo, đã có bài phát biểu dài 15 phút. Ông mở đầu với quyền phúc quyết của người dân:
"Toàn nhân danh"
Quyền phúc quyết đang trở thành một nguyên lý mà tất cả các bản hiến pháp đều hướng tới. Nhưng theo tôi, hiện người dân chưa có công cụ để thực hiện quyền này.
Chưa bao giờ Hiến pháp được bàn thảo một cách sôi nổi như hiện nay. Dù có rất nhiều thiện ý trong quá trình lấy ý kiến nhân dân nhưng theo tôi, chúng ta vẫn chưa có cơ sở nào để khẳng định ta đã tập hợp hết ý kiến.
Rất nhiều cuộc hội thảo, rất nhiều cuộc sinh hoạt xã hội. Và những tập sách dày. Nhưng ta có thể nói đây là tất cả ý kiến nhân dân không?
Bản dự thảo lần thứ ba về Hiến pháp đưa ra vào thời điểm vừa kết thúc thời gian sôi nổi lấy ý kiến nhân dân. Chúng tôi đã tiếp nhận được một bản dự thảo phong phú với tinh thần cởi mở, nhiều ý kiến khác nhau. Đó cũng là thời điểm mà đưa ra hai phương án đổi tên nước. Lần đầu tiên Chủ tịch QH khi chủ trì họp đã đề nghị xây dựng thành hai phương án cho QH thảo luận và để người dân cùng chia sẻ.
Nhưng đến bản dự thảo cuối cùng, tất cả các vấn đề được gọi là nhạy cảm nhất, được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như ban đầu.
Tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất ta phải giải quyết là tình trạng "treo" Hiến pháp.
Trong các bản Hiến pháp đã đề cập rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền của người dân, trong đó có quyền dân thể hiện quyền phúc quyết của mình. Vậy nhưng ta vẫn cứ treo suốt 68 năm qua. Không phải chuyện gì xa lạ mà là những vấn đề rất gần mà ta đã nhiều lần đề cập.
Thứ nhất, quyền tự do hội họp và
biểu tình như đã nêu ngay trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp nào cũng được
nhắc tới. Rồi luật Biểu tình mà cho đến những kỳ họp gần đây nhất đã nhất trí
soạn thảo, coi đó là công cụ quản lý xã hội và thể hiện quyền của người dân.
Thứ hai là quyền lập hội. Người
dân phải có cơ hội và diễn đàn để thể hiện quyền của mình. Dự thảo luật về hội
chúng ta cũng đã bàn thảo rất nhiều lần rồi. Sửa đi sửa lại không ít lần, mà giờ
vẫn gác lại.
Thứ ba là trưng cầu dân ý, vấn đề
phổ quát của toàn thế giới và trong tất cả các văn bản đều đề cập tới. Tôi đã có
cơ hội cùng các nhà lãnh đạo đi khảo sát ở các nước, hình như cũng có cơ quan
được phân công chủ trì xây dựng luật. Nhưng cho đến giờ vẫn chưa có công
cụ ấy. Vậy người dân thể hiện ý nguyện của mình ở diễn đàn nào, định lượng như
thế nào? Không có. Bất kỳ lúc nào ta cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân,
nhưng toàn là chuyện nhân danh cả thôi.
Tôi cho đây là các vấn đề cần
phải khắc phục.
Trong chương trình xây dựng luật
của QH không hề đề cập đến luật Biểu tình, đến luật về hội và câu chuyện trưng cầu dân ý. Vậy thì chắc chắn nếu Hiến pháp này thông qua lại tiếp tục
treo. Và không biết treo đến bao giờ. Tôi cho rằng, lẽ ra QH nên trang bị các
công cụ này, có được những luật này thì việc lấy ý kiến nhân dân mới đi
vào đúng bản chất, chúng ta nắm bắt và định lượng được và chúng ta có quyết
định.
.
"Cỗ xe phải biết tiến, lùi"
Nhóm vấn đề thứ hai, về một
số vấn đề ta gọi là nhạy cảm.
Bản Hiến pháp năm 1946 ra đời
trong một bối cảnh lịch sử đặc thù. Khi đó, Đảng lãnh đạo cũng phải
rút vào bí mật. Nhưng có ai không nói đến vai trò lãnh đạo của Đảng đâu. Hiến pháp năm 1959 là bản thứ hai mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trực
tiếp tham gia chỉ đạo và soạn thảo. Ta vẫn thấy thể hiện rõ sự tự tin của người
lãnh đạo. Như vậy, tuy không trực tiếp đề cập tới nhưng bản chất sự lãnh đạo đó
nằm ở định hướng và đường lối phát triển đất nước…
"Không vì cái trước mắt mà phải thông qua việc sửa đổi Hiến pháp có giá trị lâu dài" |
Hiến pháp năm 1980 có những tình
huống đặc thù. Với những nội dung thể hiện việc phải xử lý tình huống ngay khi
đó nên có phần duy ý chí và bị tác động bởi hoàn cảnh....
Các vấn đề như điều 4 cũng bắt
đầu được ghi từ bản Hiến pháp năm 1980. Vấn đề sở hữu toàn dân cũng từ năm 1980,
rồi đổi tên các cơ chế tổ chức của Chính phủ như Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng
nhà nước.
Nhưng bản Hiến pháp này cũng chỉ tồn tại được 12 năm, sau đó phải sửa
bằng Hiến pháp năm 1992.
Đến lượt bản Hiến pháp năm 1992
được thông qua trong bối cảnh ta đang đứng trước rất nhiều yếu tố chưa chín
muồi, trong đó có cả yếu tố hội nhập.
Sửa Hiến pháp cũng có kế thừa
nhưng phải nhìn trong quan điểm lịch sử.
Như chuyện đổi tên nước. Trong
quá trình thảo luận, nhiều người sợ rằng đổi tên nước như thế thì là thụt
lùi. Nhưng cỗ xe phải biết tiến biết đi lùi thì mới điều chỉnh để đi đúng hướng.
Người lái xe cũng như vậy thôi, nếu cứ phăm phăm tiến về phía trước thì liệu có
đi qua nổi những lúc khó khăn. Vì vậy không nên coi đó là lùi mà phải coi đó là
sự trở lại với những giá trị ban đầu.
... Sự lựa chọn không phải là
chính đáng hay không chính đáng mà ở chỗ phải được phân tích kỹ. Tôi rất băn
khoăn ở chỗ ta đã đầu tư không ít để lấy ý kiến nhân dân, nhân dân rất hào hứng
để tham gia, vậy mà ta lại chỉ nhân danh ý kiến nhân dân để điều chỉnh
mà lại không thuyết phục thì tôi cho là sẽ ảnh hưởng đến hiệu ứng xã hội.
Tôi chỉ muốn nhấn mạnh là sửa đổi
hay làm Hiến pháp là cả một cơ hội lịch sử, bởi nó sẽ chi phối hay điều chỉnh xã
hội chúng ta ít nhất trong vài chục năm.
Tôi cho là phải suy nghĩ cẩn
thận, đặc biệt là xây dựng cơ chế cho người dân tham gia. Tôi mong rằng, với ý
kiến hơi trái chiều một chút, đó là phải chăng ta có thể chậm lại một chút, sớm
khắc phục tình trạng treo một số quyền cơ bản của công dân. Sau đó có thể làm
một cách căn cơ. Với những vấn đề đòi hỏi bức xúc của xã hội bây giờ, ta có
thể điều chỉnh bằng một số văn bản luật.
Không vì cái trước mắt mà phải
thông qua việc sửa đổi Hiến pháp có giá trị lâu dài.
Lê Nhungghi - Ảnh: Lê Anh Dũng
Nguồn: VNN
Xem các tin, bài liên quan trên báo chí ngày hôm nay 27.5.2013:
- Đại biểu Quốc hội góp ý Điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (CP/TN). – ĐBQH Nguyễn Đình Quyền: “Đảng lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội nhưng không làm thay” (GDVN). - Cần cơ chế để dân giám sát Đảng (TT). – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, TS Đinh Xuân Thảo: Tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến nhân dân (TP). – Quốc hội thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Cần quy định rõ ràng các quyền cơ bản của con người (LĐ). - Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Vì lợi ích chính đáng của nhân dân (ĐĐK).
- Tên nước phải phù hợp với nguyện vọng, khát vọng của nhân dân (HNM). - Không xem xét đổi tên nước cũng phải giải trình thuyết phục (DT). - “Đổi tên nước sẽ tốn kém trăm bề” (VnEco). - Đổi tên nước: đồng tiền thay đổi, dễ sinh loạn(Infonet). - Nhiều đại biểu quốc hội đề nghị giữ nguyên tên nước (TN). - ‘Dân không quan tâm tên nước như thế nào’ (VNN).
Ông DƯƠNG TRUNG QUỐC là đại biểu quốc hội có trách nhiệm với dân với nước Tôi mong tất cả các đại biểu quốc hội cũng có tinh thần như vậy thì chắc chắn đất nước mình sẽ không ở như tình trạng hiện nay
Trả lờiXóaxin rân trọng cám ơn ông DƯƠNG TRUNG QUỐC
Mong rằng đừng cho ông DƯƠNG TRUNG QUỐC bị "các thế lực thù địch" lợi dụng!
XóaNhưng không sao!Hết đêm sang ngày,hết mưa lại nắng,có sinh có diệt.
Tôn trọng tiếng nói của Dân là tôn trọng Trưng cầu dân ý.
Trả lờiXóaTôn trọng tiếng nói của Dân là tôn trọng biểu tình.
Tôn trọng tiếng nói của Dân là tôn trọng tự do lập hội.
Tôn trọng tiếng nói của Dân là lập pháp công bằng, dân chủ thật sự.
Tự do lập hội. Tôn trọng biểu tình.Trưng cầu dân ý. Lập pháp công bằng, dân chủ thật sự. Nhất trí cao!
XóaBây giờ mà cho bỏ phiếu trưng cầu "Ý dân" về việc: "Có chấp thuận Đảng cộng sản là Đảng lãnh đạo duy nhất không?". Kết quả thế nào chắc mọi người dân đều biết, chỉ có Đảng cộng sản cứ làm như... chả biết gì! Nhưng cái gì thuộc về nhân dân thì nhất định nhân dân sẽ đòi lại bằng máu, bằng xương, bằng thịt!
Trả lờiXóaRất khó để thay đổi thể chế chính trị hiện nay, vì không bao giờ ĐCS chịu từ bỏ quyền lực của mình... trừ khi có biến động. Vấn đề là ai sẽ là người có đủ khả năng tạo nên biến động để làm thay đổi thể chế chính trị này???
Trả lờiXóaCảm ơn ông Dương Trung Quốc về những phát biểu thẳng thắn của mình , nhưng nếu nhìn thấy chữ ký của Ông trong bản kiến nghị của 72 nhân sỹ và trí thức thì Nhân Dân sẽ nghe và tin ông nhiều hơn . chúc ông mạnh khỏe .
Trả lờiXóaĐể gió cuốn đi
Tôi đã nghe,1960, mạ tôi nói về "thế giới đại đồng". Tôi đã nghe,1965, bố tôi dạy về "chủ nghĩa cộng sản". Tôi đã học và thi,1977, "chủ nghĩa xã hội" và tác phẩm "Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng..." của đồng chí Lê Duẩn. Tôi đã dạy, tử 1978 đến nay, triết học Mác-Lênin. Tôi đã đọc từ tuyển tập đến toàn tập trước tác của Mác, Engel, Lênin, Mao và Hồ Chí Minh cùng nhiều triết học khác. Đến hôm nay, sắp về hưu, đối diện với sinh viên, tôi biết mình 36 năm nói dối vì miếng cơm manh áo mà thôi. Hết.
Trả lờiXóaLời bộc bạch đơn giản và chân tình . chuẩn
XóaChuẩn không cần chỉnh!
XóaDối mình và dối mọi người.
Không lẽ chỉ có mình ĐB Dương Trung Quốc dám nói thẳng nói thật ? Không lẽ chỉ mình ô. D T Quốc mới xứng danh là ĐBQH ? Chúng tôi mong càng nhiều ĐB như ĐB Dương Trung Quốc càng tốt !
Trả lờiXóaChắc sau phát biểu của ông Dương Trung Quốc, ông nghị (tâm thần) Hoàng Hữu Phước sẽ có lời ca ngợi trên blog của ông ta đây. Thử đợi xem.
Trả lờiXóaKhóa này có mấy vị được dân hy vọng như ông Quốc?
Tối nay VTV1 pháy ý kiến của một số đại biểu QH v/v sửa HP. Chỉ toàn là ý kiến 1 chiều đã được định hướng trước. Sao VTV1 không đưa những ý kiến trái chiều như của đại biểu Dương Trung Quốc lên? Việc đưa tin như thế là không công bằng.
Trả lờiXóaPhê phán các ý kiến khác mà không đưa ý kiến đó lên để cho toàn dân biết thì sao gọi là dân chủ?
Nói đa số ý kiến nhân dân "đồng thuận", "đồng ý" thì cũng thật vô lý. Nói như vậy là nói dối. Tổ dân phố phát cho dân mẫu in, ký vào đồng ý. Xong.
Có lẽ ngay trong cuộc họp QH này, QH chỉ nên bổ sung 1 điều duy nhất có nội dung là: Hiến pháp do nhân dân phúc quyết thông qua trưng cầu ý dân. Mỗi người dân có một lá phiếu của chính mình.
Vì thế, từ nay đến cuối năm nhiệm vụ của QH là XD và ban hành LUẬT TRƯNG CẦU Ý DÂN. Sau khi có luật này rồi thì mới bàn đến việc sửa đổi, bổ sung HP. Nhân dân sẽ là người QĐ cuối cùng. Nếu không có luật trưng cầu ý dân thì mọi khẩu hiệu góp ý dân chủ chỉ là nói suông, không thực tế, mị dân.
Phi dân chủ nhất là khi HP chưa được sửa đổi thì dự thảo luật đất đai đã quy định xanh rờn: đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Thế thì coi khinh dân quá!
Khổ nỗi QH ở VN không làm luật mà chỉ bỏ phiếu phê chuẩn thôi. Chính phủ mới là nhà soạn luật. Khi CP chưa ra tay thì QH cứ ngồi bàn cái khác đi đã! Bác chờ khi nào có tam quyền phân lập đã nhé!
XóaTôi tin chắc rằng nhân dân việt nam mình ai cũng muốn được phúc quyết hiến pháp cái quyền đó trên thế giới hầu như nước nào cũng làm như vậy chỉ còn vài nước trong đó có việt nam là dân chưa được thực hiện quyền này vậy mà đảng và nhà nước vẫn bảo là hiên pháp là của dân nghe chối tai quá không biết bao giờ dân mình mới có được quyền này
Trả lờiXóaHoan nghênh và khâm phục những ý kiến chân thực , thẳng thắn của đại biểu Dương Trung Quốc về việc Sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Anh xứng đáng là người đại biểu của nhân dân, vì nhân dân, vì sự tự do bình đẳng , vì quyền lợi chính đáng của toàn dân tộc. Xin chân thành cảm ơn Anh. Rất mong sẽ có nhiều đại biểu Quốc hội noi gương Anh . Kính chúc Anh mạnh khỏe và kiên định trên nghị trường.
Trả lờiXóaNHÂN DÂN LÀ AI MÀ GÓP Ý.
Trả lờiXóaCác bác thế nào chứ em nghĩ rằng: Ai có Giấy chứng minh nhân dân thì họ là nhân dân. Và thế là em rỗi hơi làm cái chuyện rất thật này với nhân dân.
Thứ Bảy, đến chơi nhà anh chị. Anh là trí thức về hưu. Chị là công chức mới về hưu. Cháu lớn là phóng viên, cháu nhỏ là sinh viên năm thứ hai trường đại học ngoại ngữ. Ngồi chơi, tôi hỏi cháu phóng viên: "Hiến pháp là gì?". Nó trả lời: "Cháu phải lại mạng tra cái đã". Tôi hỏi cháu sinh viên câu đó, cháu trả lời:"Chả biết,hình như học rồi mà cháu quên, trong vở luật ấy". "Thế trường cháu không tổ chức sinh viên góp ý Hiến pháp à?". Cháu bảo:"Không rõ có tổ chức không". Tôi hỏi chị dâu: "Hiến pháp là gì chị?". Chị cười: "Lương vợ chồng đi mua rau cũng phải chọn, hơi đâu mà tìm hiểu". "Thế tổ dân phố không đưa tài liệu cho chị à?". Chị nói:"Có, nhưng đọc làm gì. Họ bày cho nhau ghi đồng ý vào đâu là ghi thôi". Tôi hỏi anh tôi là trí thức: "Hiến pháp 1946 ai viết?". Anh tôi đáp gọn lỏn:"Của Bác Hồ". "Thế Nhân Dân đâu". "Mù chữ 90% thì biết cái gì". Tôi hỏi tiếp: "Anh đọc dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chưa?". Anh trả lời: "Đọc làm gì? Xem ti vi đã thấy mệt, chả ảnh hưởng gì tới mình cả!". "Anh đọc góp ý của 72 trí thức chưa?". "Ti vi có giới thiệu đâu mà biết!".
Đó là gia đình đại học 100% nhân khẩu. Khi vào hỏi một lớp sinh viên thì tình thế buồn cười hơn nhiều. Nói chung là không biết gì cả. Có thể có em biết nhưng ngại thầy dò thái độ nên ngoảnh đi. Đa số là lấy lí do bận ôn thi, làm thêm, học ngoại ngữ hoặc chát chít cho vui.
Còn nông dân ở quê và công nhân quanh khu công nghiệp Biên Hòa thì câu trả lời là:"Quan tâm làm gì. Đó là chuyện của Đảng và Nhà nước. Họ làm gì kệ họ".
Chúng tôi là trí thức ngồi bàn chuyện rất xôm trò. Tôi hỏi bạn: "Vợ ông góp ý gì không?". Câu trả lời là: "Ai đi chợ, đi đánh cầu lông cho mà góp với ý!".
Đại biểu Quốc hội nào không tin thì hãy về hỏi vợ và con gái yêu của mình mà xem. Ấy thế mà khi phát biểu, các vị cứ "Nhân dân... nhân dân..." ngọt xớt. Nói thế mà không ngượng cái mồm à. Hay thành quán tính mất rồi.
Hiến pháp Tây Đức, Hiến pháp Mĩ, Hiến pháp 1946 ở ta ai viết vậy? Có phải Nhân dân không? Hay bày trò ra để "Mượn danh" hoặc chứng tỏ chúng ta dân chủ gấp vạn lần nước khác? Trong lúc đó, góp ý của những người quan tâm, những người có trí tuệ, những người am hiểu, những người muốn hoàn thiện nó thì sổ toẹt đi, làm như họ không còn là Nhân dân nữa. Thật buồn.
Bác tóm lược tình hình rất đúng thực tế! Thật đáng buồn tình hình chung là như vậy! Nhưng còn buồn hơn nữa vì mấy trănm vị lãnh đạo, đại biểu của nhân dân , "tinh hoa" của dân tộc lại "ngồi xổm" lên hiến pháp và pháp luật!
XóaKhi nói về việc lấy ý kiến nhân dân để sửa đổi Hiến Pháp,nhiều vị lãnh đạo đều nói là" không có vùng cấm".Nói thì như vậy,nhưng thực hiện thì như áp đặt sẵn,như bịt miệng một vài điều cấm góp ý.Cách đây 2 tháng,tôi có dịp đến thăm anh bạn cùng là lính 79,quê ở Bắc Cạn,là quê hương của bác tổng Nông Đức Mạnh.Khi tào lao về chuyện góp ý kiến sửa đổi Hiến Pháp,anh bạn tôi mang ra cho xem một bản đánh máy sẵn của chính quyền phát cho chỉ việc ký,và kèm theo một tờ báo của tỉnh Bắc Cạn được phát tận tay,với cái tít ở trang nhất là:VIỆT NAM KHÔNG CẦN ĐA NGUYÊN-ĐA ĐẢNG.VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG LÀ TẤT YẾU.
Trả lờiXóa"Không có vùng cấm" như thế đấy,và đa số ý kiến nhân dân"đồng thuận""đồng ý"như kiểu này đấy.
Đây là chuyện có thật 100% ở Bắc Cạn.
Bắc Cạn ư - Có riêng gì Bắc Cạn !
XóaCả nước này thành Bắc Cạn .......Đã từ lâu
.( Đọc trại theo ý thơ trong bài " Tây Bắc " của Chế Lan Viên )
Để gió cuốn đi
Gần đây các chính khách của ta hay dùng dùng cụm từ "Thông lệ quốc tế" để giải thích cho những gì không giải thích nổi và thế là dân tin ngay vì "Thông lệ quốc tế" như là cái gì đó linh thiêng bất khả ngộ. Nhưng dự thảo hiến pháp lần này cũng nhiều điều tranh cải nhưng lại không thầy ái đưa ra cụm từ "Thông lệ quốc tế" để giải thích... có lẽ vì DTHP chả có cái gì giống thông lệ quốc tế.
Trả lờiXóaÔng Dương Trung Quốc không phải là đảng viên nên ông không thích có điều 4 là lẽ đương nhiên
Trả lờiXóaTôi là đảng viên, nhưng cũng không thích có điều 4. Nó làm kìm hãm, cản bước người tài thực sự có tâm huyết...Không chỉ riêng tôi mà còn nhiều người khác nữa. Sinh hoạt chi bộ thì bí thư triển khai nội dung xong, thư ký đọc biên bản kết thúc. Chả ai ý kiến xây dựng gì... Có chăng vấn đề liên quan đến quyền lợi thì hiệp thương, đấu đá nhau. Có ý kiến cũng ko. Họp đảng bộ thì ai nói người ấy nghe, đại biểu thì ngủ gật, nói chuyện hoặc làm việc riêng. Bảo giơ tay thì giơ tay, vỗ tay thì vỗ tay. Có người cũng chẳng thèm cả giơ, lẫn vỗ tay cho mệt. Vào đảng chẳng qua là nhằm mục đích kiếm chút lợi lộc. Thử hỏi xem còn mấy người thực sự tâm huyết nữa đây???
XóaXin chào lão tướng,lão tướng viết như vậy thì ở chi bộ lão tướng sinh hoạt có một số đảng viên chỉ là những con rối bảo giơ tay thì giơ tay,bảo vỗ tay thì vỗ tay,còn những người không thèm cả giơ ,lẫn vỗ tay là những con rối ốm họ chỉ khỏe và không phải là những con rối khi có những việc liên quan đến quyền lợi lúc họ mới hăng hái chiến đấu quên minh như vậy thì thật là buồn cho dân tộc mình rồi...
XóaXin chào lão tướng,lão tướng viết như vậy thì ở chi bộ lão tướng sinh hoạt có một số đảng viên chỉ là những con rối bảo giơ tay thì giơ tay,bảo vỗ tay thì vỗ tay,còn những người không thèm cả giơ ,lẫn vỗ tay là những con rối ốm họ chỉ khỏe và không phải là những con rối khi có những việc liên quan đến quyền lợi lúc họ mới hăng hái chiến đấu quên minh như vậy thì thật là buồn cho dân tộc mình rồi...
XóaNhững lời phát biểu mang tầm vĩ mô, có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, thể hiện được ý chí của toàn dân. Rất tiếc không thấy VTV1 đưa tin hôm qua, ngược lại những ĐBQH phát biểu như vậy được VTV1 đưa trên TV là thiếu chín chắn, thiếu hiểu biết HP là gì? Bất cứ quốc gia nào cũng vậy HP là tài sản Quốc gia vô cùng quí giá để phục vụ lợi ích của Nhân dân. Những nước phát triển bền vững trên TG hầu như đều lấy HP lúc khai sinh ra Quốc gia làm nền tảng. Ví dụ như Mỹ HP có từ trên 200 năm nay gần như giữ nguyên; HP của Pháp có từ thời Napleon cũng vẫn giữ đến bây giờ rất ít thay đổi. Tại sao VN có rất nhiều trí thức muốn lấy HP46 làm nền tảng, đơn giản vì nó ra đời sau khi khai sinh ra nước VNDCCH, nó thể hiện quyền làm người của Công dân, nó ra đời trong bối cảnh hết sức phức tạp nhưng lại đoàn kết được ý chí của toàn dân. ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC đã hoàn toàn đúng, vì Ông đã nghiên cứu sâu sắc về HP. Do vậy ý kiến của Ông thường được nhân dân đánh giá cao. Theo tôi QH phải biết lắng nghe những ý kiến của Dân mới có thể xây dựng HP chuẩn được.
Trả lờiXóaAnh Quốc hỏi: "HP treo đến bao giờ " chắc anh cũng có câu trả lời : treo đến khi CS biến mất !
Trả lờiXóaQuốc Hội nước ta có nhiều đại biểu ít chịu nghiên cứu về lập pháp quá! Cần phải bầu những người có học qua về luật hoặc phải có trình độ lý luận chính trị cao chớ nói như đại biểu Huỳnh Hữu Phước gì đó thì đừng vào quốc hội là hơn.
Trả lờiXóaTôi cho rằng những ĐBQH ít hoặc không phát biểu ý kiến, tham gia phân tích những vấn đề đặt ra là vì bị giới hạn về trình độ hiểu biết. Quốc Hội là nơi nghe để bàn định, chứ nghe mà không biết bàn định thì chẳng đóng góp được gì cho quốc kế dân sinh. Đã đến lúc các "đại biểu QH ít phát biểu" phải suy nghĩ về vai trò của mình trước lá phiếu cử tri. Đến nay qua thông tin báo chí, người dân có thể phân loại được trình độ của các đại biểu mà dân bầu, mà dân gửi gắm lòng tin. Là ĐBQH phải biết tự hào thay mặt nhân dân, vì thế phải tự phát huy mà không nên chỉ để các ĐB khác phát biểu thay mình!
XóaQuốc hội VN là cơ quan cao nhất đại diện cho quyền lợi của nhân dân VN.Hình như cái định nghiã này ai cũng được học từ lớp học xỉ mũi cho sạch.Vậy tại sao các ông nghị VN cứ treo Hiến pháp nhất là các luật bảo vệ quyền con người, quyền tự do suy nghĩ,phát biểu,lập hội,sở hữu của dân mãi thế? Ấy là vì các ông ấy là nghị do Đoảng chọn(được đi bầu nhưng dân nào biết ông ứng cử mặt vuông tròn ra sao chưa nói tới đạo đức,kiến thức,kinh nghiệm khả năng thế nào-chỉ biết tối qua ông tổ trưởng dưới sự chỉ đạo của chi bộ đã phổ biến là nhớ bầu từ ABCDE không được bầu cho XYZ...thì cứ mần đại đi cho xong việc )Còn các nghị hay họp ở hội trường to bao giờ cũng có cái khẩu hiệu đỏ căng ngang mắt mà dù mắt kém mấy cũng thấy hai chữ cuối cùng là"muôn năm" nên nghị nào cũng nghĩ phải treo Hién pháp...muôn năm.Còn nghị nào không hiểu hoặc không muốn hiểu muôn năm là gì tức thị nghị đó muốn nằm và Đoảng sẽ không chọn giới thiệu nữa.Nếu nghị tức khí cứ tự ứng cử thì sẽ được xếp vào hàng XYZ và sẽ bị chính dân"vô tình" không bầu như trên.Không phải lỗi của Tớ đâu nhe,Tớ là dân chủ " nhất quả đất" rồi,ai không tin cứ việc mở các tài liệu của Hoc viện Người AQ do hàng tá GSTS biên soạn mà xem,chú ý phải đeo loại kính hiện đại loại 3D ấy mới thấy chữ nếu không sẽ thấy lộn tùng phèo lại trách bản hãng bán hàng dỏm.Chính vì muốn được Đoảng chọn (và dân bầu) muôn năm nên các nghị đã làm xấu danh hiệu"Cơ quan lập pháp cao nhất đại diện cho nhân dân".Và thế là dân "Cuốc không hội" là nông dân mất đất,mất nhà liền hội nhau lại trước Trụ sở tiếp dân của Quốc hội và trưng ra loại khẩu hiệu trắng đen chứ không đỏ như sau :"Quốc hội phản bội lại dân".Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao các luật tư do được đề xuât đưa ra bàn luận lập tức bị dấu biến ngay xuống dưới gậm bàn chủ tịch cho dán nó nhấm.Thôi rồi Lượm ơi,may ra lượm được tí giấy bán đồng nát mà sống cho qua ngày.
Trả lờiXóaThế nào là treo? Một hình tượng thông dụng nhất như "treo" một vật gì lên cao ! Phải chăng muốn lấy xuống nhưng vì cao quá không với được?
XóaĐại biểu Dương Trung Quốc để lại lòng kính trọng của cử tri. Cử tri Đồng Nai có thể tự hào với lá phiếu của mình rồi. Là cử tri bản thân tôi không chỉ thán phục ĐB Dương Trung Quốc "nói thẳng, nói toạc" mà thán phục ở chỗ ông nói "đúng". Ông có đủ "dũng" và "trí". Giá như tất cả đại biểu Quốc Hội (trừ ông Hoàng Hữu Phước) có đủ "trí" và "dũng" như ông Quốc thì hạnh phúc biết chừng nào ? Chân thành cám ơn ĐB Dương Trung Quốc !
Trả lờiXóaTôi cho là phải suy nghĩ cẩn thận, đặc biệt là xây dựng cơ chế cho người dân tham gia. Tôi mong rằng, với ý kiến hơi trái chiều một chút, đó là phải chăng ta có thể chậm lại một chút, sớm khắc phục tình trạng treo một số quyền cơ bản của công dân. Sau đó có thể làm một cách căn cơ. Với những vấn đề đòi hỏi bức xúc của xã hội bây giờ, ta có thể điều chỉnh bằng một số văn bản luật. Vấn đề quan trọng nhất ta phải giải quyết là tình trạng "treo" Hiến pháp.Tự do lập hội. Tôn trọng biểu tình.Trưng cầu dân ý. Lập pháp công bằng, dân chủ thật sự. Đại biểu Dương Trung Quốc để lại lòng kính trọng của cử tri cả nước. Cử tri Đồng Nai có thể tự hào với lá phiếu của mình rồi. Là cử tri bản thân tôi không chỉ thán phục ĐB Dương Trung Quốc "nói thẳng, nói toạc" mà thán phục ở chỗ ông nói "đúng". Ông có đủ "dũng" và "trí". Giá như tất cả đại biểu Quốc Hội (trừ ông Hoàng Hữu Phước) có đủ "trí" và "dũng" như ông Quốc thì hạnh phúc biết chừng nào ? Chân thành cám ơn ĐB Dương Trung Quốc ! Hoan nghênh ĐB Dương Trung Quốc!..
Trả lờiXóa