Trăn trở về hòa hợp dân tộc của cựu Bộ trưởng
VNN - Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên tiếc thời gian đã dài, gần
40 năm, mà vấn đề hòa hợp dân tộc vẫn còn những điều để suy ngẫm. Ông
tâm niệm, dù không thể bôi một thứ thuốc để lành ngay, nhưng có những
điều tiếc nuối, đủ để thấm thía “bài học lịch sử” này không thể lặp
lại.
Khó
Sau
chiến tranh, có rất nhiều mục tiêu đặt ra và cần phải làm ngay
để ổn định, tái thiết đất nước. Điều này dễ nhận được sự
đồng tình là nguyên do hợp lý chăng, khi chúng ta không thể đặt
ra ngay chuyện hòa hợp dân tộc thời điểm đó?
Có
một câu chuyện khi công tác ở Vĩnh Linh năm 1972, trong bữa cơm
với các cán bộ địa phương, đồng chí Lê Duẩn đặt câu hỏi: “Sau
khi Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, việc
gì là lớn nhất?”.
Trả lời ông, người thì cho
rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hàng đầu,
người thì cho rằng phải phát triển nông thôn, đưa người nông dân
đi lên, người khác thì nói cần ưu tiên đẩy mạnh khai thác tài
nguyên… Ông chăm chú lắng nghe mọi người nhưng không ưng ý nào cả.
Rồi
ông hỏi từng người ngồi xung quanh mâm cơm một câu: “Có ai có bà
con trong Nam không?”. Ai cũng trả lời có. Ông nói: Vấn đề lớn
nhất sau chiến tranh cần phải làm, đó là hòa hợp dân tộc.
Nhưng sau chiến tranh, hòa hợp dân tộc đã không được đẩy lên ngay, không thể hoạch định kế hoạch thực hiện?
Không
khí đất nước lúc đó ào lên như con sóng khiến không ai có thể
kìm hãm được. Niềm sung sướng vô hạn trào dâng khi đất nước bao
lâu chìm trong chiến tranh, bom đạn, kìm hãm.
Hà
Nội cũng thế, huống gì trong miền Nam. Người ta sung sướng vô
cùng. Nhưng nhìn lên bàn thờ, di ảnh những người đã hy sinh cho sự
nghiệp này, người ta không nguôi đau khổ….
Kiều bào dự hội nghị ở TP.HCM. Ảnh: Nam Phong |
Căn
cơ của vấn đề ông trăn trở, tiếc nuối, chưa thể làm trọn vẹn
trong thực tế khi thời gian đã̃ gần 40 năm rồi, theo ông, là do
đâu?
Dù ông Lê Duẩn là lãnh đạo
cao nhất thời đó nói vậy nhưng khi đi vào thực tế khó lắm. Trong lịch
sử có chữ nếu thì nhiều cái đã khác rồi. Có biết bao nhiêu hy sinh
chồng chất, nhất là những hy sinh xương máu, từ cả hai phía.
Điều
tôi trăn trở, day dứt, đó là hy sinh của dân tộc mình lớn quá. Khi
đến nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang đường 9, nhìn bạt ngàn
mộ của những người lính, rồi nghe những người quản trang kể
chuyện ban đêm các anh hiện về nói chuyện, mình xúc động chảy
nước mắt.
Tôi đi vào miền Nam, gặp các má.
Họ là những bà mẹ Việt Nam tuyệt vời khi có những người con
xung trận và̀ làm điểm tựa hậu phương vững chắc. Nhưng các má
kể lại chuyện mắt thấy tai nghe, tận mắt nhìn cảnh con mình
bị giết chết, tàn sát dã man… rất đau lòng. Nên khó tha thứ…
Nhưng nếu chúng ta khéo léo xử lý thì tình hình có thể đã khác.
Không thể lặp lại
Có
điều khó là đất nước - vốn bao năm dốc lực cả người và của cho
giải phóng thoát khỏi chiến tranh - phải bắt tay ngay vào tái
thiết, không thể kịp chuẩn bị về con người trong quản lý cũng
như có những cơ chế xử̉ lý́ tái thiết trong mọi vấn đề hoàn
chỉnh?
Tôi cũng nghĩ chúng ta đã có phần
quá lo lắng thời kỳ hậu chiến, lo lắng kẻ thù cài cắm lực lượng chống
phá, chứ ngay lúc đó chúng ta đã có rất nhiều cơ hội.
Riêng
với vấn đề hòa hợp dân tộc, cơ chế nào cũng phải chứa đựng
điều cốt lõi là sự bao dung, tha thứ. Dù không thể bôi một thứ
thuốc lành ngay nhưng nó là cay đắng của chiến tranh. Nói như thế để sau
này chúng ta không bao giờ lặp lại.
Gần 40 năm
mà đặt vấn đề “bắt đầu” từ đâu sẽ thật kỳ, vì thực tế không phải
là chúng ta chưa bắt đầu. Đã có rất nhiều cuộc trở về xuất
phát từ tinh thần của Nghị quyết 36 về kiều bào… nhưng vẫn chưa
là trọn vẹn. Ông, trong sự trăn trở của mình, kỳ vọng gì cho câu
chuyện “hòa hợp dân tộc”?
Năm 2008, tôi
gặp nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong Đại lễ Phật đản Vesak
tại Hà Nội. Khi đó, tôi đề nghị với ông một ý tưởng, đó là chúng
ta nên xây dựng một tượng đài hòa bình ở TP HCM, hay ở bất cứ
nơi nào đó để tưởng nhớ những người đã nằm xuống trong chiến
tranh, dù ở bất cứ bên nào.
Ở nơi đây, mọi
người có thể đến thắp nhang, đặt hoa. Không chỉ mang ý nghĩa
biểu tượng hàn gắn, nó cũng nhắc nhở chúng ta bài học. Ông
Kiệt đã rất thích thú với ý tưởng này nhưng rất tiếc điều đó đã
không thực hiện được vì sau đó không bao lâu ông Kiệt, một nhà lãnh đạo
kiệt xuất, đã vĩnh biệt chúng ta.
Dân tộc của
chúng ta đã hy sinh quá nhiều, quá lớn. Liên hệ thời nay, chúng ta
phải biết cách để không bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh, phải giữ
vững hòa bình, an ninh, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,
không để xảy ra những gì tổn thương lớn lao cho dân tộc nữa.
Không
ai có thể thấm hơn chính chúng ta về những bài học lịch sử. Với câu
chuyện hòa hợp dân tộc, thời gian đã dài quá đủ để chúng ta
thấm thía không để bài học này xảy ra nữa.
Xuân Linh
Nguồn: VNN.
Không thể hoà hợp dân tộc nếu đảng - nhà nước này vẫn cứ giử nguyên nền tảng tư tưởng đã quá lạc hậu của mình . Không thể hoà hợp được nếu những người cộng sản vẫn cứ nghĩ mình là người "giải phóng " Miền nam . Không thể hoà hợp được khi mà những người cộng sản vẫn cố trì hoãn cải cách chính trị để mở đường cho hoà giải dân tộc , mở đường dân chủ hoá đất nước . Không thể hoà hợp được khi con đường đi của VN không đồng hành cùng thời đại văn minh là dân chủ và tự do . Và cuối cùng không hoà giải hoà hợp dân tộc được thì không thể đại đoàn kết dân tộc của những người VN trong và ngoài nước để cùng nhau hợp sức xây dựng đất nước đi lên cùng Thailand , inđonesia, singapore ... mà thực tế đã và đang tụt hậu đi sau họ hàng chục năm nay và sẽ là hàng trăm năm nếu không thoát ra được thực trạng kinh tế , chính trị , xã hội quá bi đát hiện nay .
Trả lờiXóa30-4 trên bàn thờ một gia đình ở Huế - có 3 di ảnh , trên cùng là ảnh HỒ CHÍ MINH , bên trái là di ảnh của người con đầu hy sinh trong chiến dịch LAM SƠN 719 (là người lính cộng hòa ) bên phải người con thứ 3 hy sinh tại mặt trận biên giới Tây Nam 1978 (là người linh cụ Hồ )hương khói nghi ngút như ngày giổ chung , nhưng chạnh lòng , đều là người Việt , đều là con của mẹ ......dù bên này hay bên kia , đều chung một bàn thờ , cũng có thắng và thua cũng có địch và ta cũng có giai cấp ....hỏi bao giờ mới hòa hợp được đây ?
XóaSự hòa giải hòa hợp dân tộc(nếu có)thì nhất định phải trên cơ sở CHÂN THÀNH,VỊ THA,KHÔNG THAM LAM VÔ ĐÁY VÀ PHẢI CÓ MỘT TIÊU ĐIỂM ĐỂ NHẮM TỚI(Ví dụ như sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phồn vinh của đất nước),còn nếu không,thì nói để nói,cho vui thôi-Và đặc biệt người CHIẾN THẮNG PHẢI NHƯỜNG PHẦN HƠN CHO NGƯỜI CHIẾN BẠI(để tỏ là mình trưởng thượng, để thu phục tình cảm của người thua cuộc)
Trả lờiXóahòa hợp hòa hợp thực lòng.thành công thành công đại thành công
Trả lờiXóaKhông khí đất nước lúc đó ào lên như con sóng khiến không ai có thể kìm hãm được. Niềm sung sướng vô hạn trào dâng khi đất nước bao lâu chìm trong chiến tranh, bom đạn, kìm hãm.
Trả lờiXóaHà Nội cũng thế, huống gì trong miền Nam. Người ta sung sướng vô cùng. Nhưng nhìn lên bàn thờ, di ảnh những người đã hy sinh cho sự nghiệp này, người ta không nguôi đau khổ….
Đọc ngôn ngữ của 1 bộ trưởng ngoại giao ở trên, tôi thật sững sờ
2 đoạn văn trên gồm 5 câu, chẳng câu nào có nghĩa cả.
thương cho Việt Nam
Lúc này đây mới nhìn ra mưu " Tọa sơn quan hổ đấu "của tàu e rằng quá muộn.
Trả lờiXóaThần Kim Qui cũng từng nói: Giặc ở sau lưng mà không biết.
Than ôi Cò mổ Ngao , Ngư ông thủ lợi.
Cuộc chiến đã kết thúc từ lâu mà người dân Việt vẫn còn chìm trong bao nỗi đau âm ỉ, bài học từ CCRĐ con tố cha, vợ tố chồng, tiền bối cách mạng vu vạ đem đi thủ tiêu. Sự điên cuồng ngu xuẩn của CCRRĐ đã phá tan nền văn hóa dân tộc, khiến cho hàng mấy chục nghìn người bị giết một cách dã man. Cuộc chiến hai miền nam bắc, huynh đệ tương tàn khiến cho hai bên trở thành nồi da xáo thịt, khiến hàng mấy triệu người phải bỏ mạng. Có gia đình 7 người con trai chết tất cả, bỏ lại mẹ già không nơi nương tựa. Cuộc chiến giải phóng 30/4/1975 khiến hàng chục người phải bỏ mạng do bỏ chạy chìm trong biển khơi, cướp biển, nhà cửa đất đai ông bà tổ tiên bỏ lại cho người khác đền chiếm ở. Trong lịch sử dân tộc trải qua hàng ngàn năm hiếm có cuộc chiến nào chúng ta phải trả một cái giá quá đắt như vậy. Trong cuộc chơi này chỉ là một ván cờ cho TQ lợi dụng đánh, chỉ có Việt Nam phải chịu hy sinh tổn thất bằng vũ khí viện trợ từ bên ngoài. TQ luôn hô Việt Nam hãy đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Xong rồi TQ mặc cả với Mỹ cho quân xâm chiếm Hoàng Sa, dựng nên chế độ diệt chủng Bonbot quấy nhiều phái Nam, cho quân tràn qua 6 tỉnh biên giới. Có lúc nào TQ để ta yên phát triển. Trong hòa bình thì tìm cach sđầu độc người dân, phá hoại kinh tế, mua chuộc hệ thống chính quyền để vào quỹ đạo nhằm mục đích phá hoại đất nước tận gốc rễ. Hàng ngày nhân dân bị đồng hóa bởi phim ảnh, cùng cái chết từ từ vì ma túy, bệnh ung thư, mua đỉa, mua rễ cây thuốc...Hàng nghìn năm qua ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cảnh giác đề phòng kẻ thù truyền kiếp phương Bắc không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính và hãm hại dân tộc Việt. Vậy mà Đảng ta biến thù thành bạn đã tiếp tay cho họ tàn phá đất nước đến kiệt quệ, dân tộc suy vong, cán bộ chỉ cốt lo làm giàu bằng mồ hôi nươc mắt người dân. Những con người mua chức, mua quyền thì họ đâu có cần vì tương lai đất nước mà trở thành những kẻ bán nước, hại dân, tàn phá quê hương. Liệu bao giờ dân tộc này thoát khỏi bòng ma TQ để xây dựng đất nước đi lên, là kẻ thù số một truyền kiếp của dân tộc đang ngày đem DBHB, chứ khoog phải sự đánh lạc hướng của Đảng tuyên truyền để dân tộc trở thành kiếp nạn, để con cháu suốt đời làm bề tôi nô lệ...Hời những người thức tỉnh lương tri từ trí thức đến người dân cùng nhau nhắc nhở,không phân biệt bất đồng chính kiến, đoàn kết như một chống lại kẻ thù chung là tham nhũng và kẻ thù phương Bắc đang lâm le bờ cõi. Chỉ có bọn tham nhũng mới là kẻ bán nước, hại dân, bỏ quên lợi ích quôc gia dân tộc.....
Trả lờiXóaHoà hợp dân tộc thì không nên ăn chơi nhảy múa vào ngày 30.4 hàng năm...
Trả lờiXóaKhông tin nhau, nghi ngờ nhau lại còn luôn nung nấu thù hận thì khó hòa hợp. Nhà cầm quyền làm sao xóa tan nghi ngờ để cho dân tin và yêu . Điều này cần Hiến Pháp, luật pháp nghiêm minh !
Trả lờiXóaÔi, ngay trong nước còn chưa thể hoà hợp dân tộc được thì nói gì đế việc hoà hợp với những người Việt phải bỏ nước ra đi. Làm sao hoà hợp được giữa những người dân bị cướp đất với những kẻ cướp đất, giữa những người biểu tình chống TQ xâm lăng và những người đàn áp họ, giữa những người chống tham nhũng và những kẻ tham nhũng, giữa người kinh và người dân tộc thiểu số, giữa tín đồ tôn giáo và những kẻ vô thần. Hãy hoà giải trong nước trước đi đã.
Trả lờiXóaHòa hợp dân tộc phải đi từ các nghĩa trang của các chiến binh VNCH, rồi đến người Việt trong nước, rồi mới đến người Việt đã bỏ nước ra đi. Phải có hàng động cụ thể và thật tâm.
Trả lờiXóaCác ông làm trước- Chủ tịch Đảng,Chủ tịch nước,Thủ tướng...hãy đích thân làm đẹp nghĩa trang Quân Đội VNCH,hãy làm sao đó để mọi người thuộc chế độ cũ không còn mặc cảm nữa...thì mới nói đến hòa giải hòa hợp dân tộc được,còn chỉ trên đầu môi chót lưỡi thì ngàn năm mây bay...
Trả lờiXóađó là việc làm đầu tiên để dẫn tới hòa hợp , một việc đòi hỏi cái tâm , và tình người nhưng quan trọng không kém đó là có quyết tâm và có lòng thành vì đất nước , vì dân tộc hay không mà thôi . Việc dễ hay khó đều ở người.
XóaĐã đến lúc các ông đại biểu Quốc hội nên nhìn lại chính dân tộc Việt Nam. Xóa bỏ hận thù, gạt bỏ mọi lý lẽ của cuộc chiến, hãy hết lòng vì dân tộc Việt Nam. Chiến tranh đã kết thúc 38 năm nếu để chậm ngày nào là lòng dân tộc mất đi ngày ấy. Vì sao? vì hầu hết các cựu quân nhân đều nằm ở tuổi ngần đất xa trời. Mà cái khi nhân chứng lịch sử không còn thì việc hàn gắn chiến tranh không bao giờ có giá trị. Thiết nghĩ nếu Đảng , nhà nước không làm được thì ít ra AC diễn dàn cũng cần mở một trang blog nào đó để tất cả mọi người con của Viêt Nam có thể bày tỏ cũng như xây dựng, đóng góp làm một tượng đài mang tên " HẬN THÙ"
Trả lờiXóaThật súc tích!
Trả lờiXóaThật xúc động!
Thật chính xác!
Hãy làm, làm ngay và làm luôn. Dù đã muộn nhưng với lịch sử thì không có gì là muộn.
Hãy để vết thương lòng ngừng rỉ máu, sớm ngày nào hay ngày đó.
"Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một. Chân lý đó không có gì có thể thay đổi được!"
Đạo Phật dạy chúng ta:
Trả lờiXóa" lấy oán báo oán , oán chất chồng.
Lấy an báo oán , oán tiêu tan "
Khi đất nước không còn bóng ngoại xâm, thì chúng ta là con Lạc, cháu Hồng hãy cố gắng xóa sạch hận thù để cùng chung tay xây dựng hòa bình trong tình hòa hợp dân tộc.
"Hòa hợp dân tộc"? Dân tộc Việt ta luôn luôn hòa hợp. Sự hận thù là do nhóm này, nhóm khác gây ra mà thôi. Cho nên chỉ có khái niệm "Hòa hợp lợi ích nhóm người" chứ không có khái niệm "Hòa hợp dân tộc". Nói thế này cho rõ: Nhân dân miền Bắc sống dưới chế độ công sản, nhân dân miền Nam và bà con hải ngọai đã từng sống dưới chế độ Quốc gia (VNCH). Nhưng thử hỏi: Nhân dân miền Bắc có coi nhân dân miền Nam là kẻ thù, là những người phải được "giải phóng" không? Không! "Giải phóng miền Nam" là việc của Đảng cộng sản phát động và cứ gắn luôn cái "mác" "Đại diện cho nhân dân vào", thậm chí đại diện luôn cả nhân dân... miền Nam!
Trả lờiXóaDÂN CHÚNG TÔI LUÔN LUÔN HÒA HỢP, ĐỪNG LẤY CHÚNG TÔI RA MÀ NGỤY BIỆN!
Hãy từ bỏ lợi ích của một nhóm người, lúc đó sẽ không còn hận thù!
Giá mà ngày giải phóng, chính quyền còn tỉnh táo để giữ nguyên trạng bộ máy công quyền xã hội. Chỉ thay những chỗ cốt yếu, quan trọng. Không đưa tất cả những người ra trình diện đi cải tạo. Không đày đọa, phân biệt, kỳ thị thân nhân những người vì 1 giai đoạn lịch sử phải cầm súng và đã hy sinh. Đối xử công bằng với các hương hồn liệt sĩ, cả 2 bên. Giá mà nhà cầm quyền đừng quá cao ngạo, tự mình tô son điểm phấn cho "công" giải phóng Miền nam. Chỉ dừng lại ở niềm vui cho ngày Thống nhất đoàn tụ. Giá mà họ đừng thấy ai cũng nghi ngờ lo sợ và chụp mũ "phản động", cho quyền được phát biểu chính kiến, biết lắng nghe dư luận, thì hôm nay VN đã rất mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự, vì người Việt khắp năm châu sẽ một lòng xây dựng quê hương chống kẻ thù truyền kiếp. Hãy học tập nước Đức!Bên chiến thắng giành rất nhiều ưu ái cho bên chiến bại. Họ giữ gần như nguyên cán bộ các cấp cho tới lần bầu cử tự do tiếp sau đó. Địa phương nào vẫn lưu luyến với ĐCS, thì bỏ phiếu cho họ, còn không thì tùy theo lá phiếu của dân mà thay đổi chính quyền các cấp. Và không có một sự phân biệt nào về chế độ, chính sách. Các nghị viện, chính phủ và lãnh đạo các cấp không bắt buộc là người của chính phủ, mà có khi lại thuộc Đảng đối lập, vì dân nơi đó họ tín nhiệm Đảng nào sẽ bầu Đảng đó cầm quyền. Chứ không như VN! Từ cán bộ cấp phường xã cũng phải là Đảng viên CS. Đảng đã quá tự tôn và coi thường dân chúng, nên càng tạo điều kiện cho những kẻ mạt hạng, công thần có cơ hội tham ô, chà đạp lên nhân cách những người không trong Đảng,dám phê bình Đảng. Chưa nói tới những người đã từng bên kia chiến tuyến còn bị hoạnh họe, đầy đọa thế nào nữa. Và giờ đây, mặc dù vì non sông bờ cõi, Chính phủ muốn hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhưng ngày 30.04 vẫn cứ khoe trên các phương tiện truyền thông "công" giải phóng MN?! Dù biết rằng ngày này còn hàng triệu người ôm trong tim nỗi "quốc hận"?!
Trả lờiXóaHãy dẹp bỏ quá khứ, thực lòng vì tương lai Tổ Quốc,chiêu hiền đãi sĩ, bất kể người đó có cùng chính kiến hay không. Hãy quan tâm đến thương bệnh binh và các gia đình nghèo khó của cả 2 bên như nhau. Hãy trong sạch hóa đội ngũ cán bộ. Xử thật nặng những kẻ "công thần", cậy chức quyền vi phạm pháp luật, chèn ép dân lành. Hãy hành đ65ng để lấy lại niềm tin của dân chúng! Càng ngạo mạn với chiến công quá khứ bao nhiêu, càng tự phá hỏng mình bấy nhiêu.
Hòa giải gì đâu,người chết còn chưa tha huống là người sống,nghĩa trang QĐ/VNCH bỏ hoang phế,cấm đoán và khó dễ những người vào thăm nom-phi nhân đến như thế thì hòa giải cái nổi gì???-Vả lại,anh rêu rao vì dòng họ nhà mình,phải đoàn kết,phải thương yêu nhau xây dựng gia tộc ngày một tốt hơn-NHƯNG,tiền bạc của cải anh tóm hết,ruộng vườn đất đai anh chiếm hết,thậm chí một mẫu xương anh cũng không cho tôi,tối anh bắt tôi ngủ ngoài hiên để giữ nhà cho anh...Rồi anh bảo tôi HÃY ĐOÀN KẾT,HÃY THƯƠNG YÊU NHAU...HÔ HÔ HÔ...hay hay hay-Hòa giải,hòa giải...!!!Hai hàng nước mắt chảy!!!
Trả lờiXóa“Ôi da vàng Việt Nam vỡ nát
Trả lờiXóaXương thịt đó thiêng liêng vô cùng”