Nơi rửa mặt và rửa chân lý tưởng (hình chụp trong Lễ Diễu binh, mừng chiến thắng 5-5-1975). Nguồn: MTH-blog |
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ HÒA HỢP DÂN TỘC
BÙI CÔNG TỰ
Nhớ lại 37 năm trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, tôi hòa trong dòng người Hà Nội trôi bồng bềnh trên các đường phố với một niềm vui sướng tưởng như bất tận: Sài Gòn giải phóng rồi ! Cả Hà Nội đổ ra đường. Một hãng thông tấn nước ngoài đưa tin: Hôm nay Hà Nội là thành phố vui nhất thế giới!
Niềm vui nào rồi cũng qua đi… cho đến bây giờ. Nhân kỷ niệm ngày 30 tháng Tư, chương trình thời sự VTV lại vang lên giai điệu hào hùng của bài ca “giải phòng Miền Nam” quen thuộc tự thuở nào. Nhưng lòng tôi thì đã lạnh lùng. Tôi đang là công dân của Sài Gòn. Và tôi thấu hiểu câu nói của ông Võ Văn Kiệt – người con ưu tú của miền Nam: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Ông Võ Văn Kiệt được dân Sài Gòn – nhất là giới trí thức, văn nghệ sĩ – yêu mến, kính trọng nhiều hơn bởi câu nói đầy “chất Người” đó. Còn tôi, tôi muốn gọi ông là “người Cộng Sản có trái tim”.
Niềm vui nào rồi cũng qua đi… cho đến bây giờ. Nhân kỷ niệm ngày 30 tháng Tư, chương trình thời sự VTV lại vang lên giai điệu hào hùng của bài ca “giải phòng Miền Nam” quen thuộc tự thuở nào. Nhưng lòng tôi thì đã lạnh lùng. Tôi đang là công dân của Sài Gòn. Và tôi thấu hiểu câu nói của ông Võ Văn Kiệt – người con ưu tú của miền Nam: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Ông Võ Văn Kiệt được dân Sài Gòn – nhất là giới trí thức, văn nghệ sĩ – yêu mến, kính trọng nhiều hơn bởi câu nói đầy “chất Người” đó. Còn tôi, tôi muốn gọi ông là “người Cộng Sản có trái tim”.
Thế hệ những người như tôi sinh ra cùng Cách mạng tháng Tám, cùng nhà nước Dân chủ Cộng hòa. Cả một thời lịch sử oanh liệt và bi thương đi qua mái tóc bạc cùng cả một đời mong mỏi. Thời kháng chiến 9 năm thì mong đến “Ngày Độc lập”, sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 thì lại mong đến “ngày Thống nhất”. Rồi ngày ấy cũng đến, ngày 30 tháng Tư năm 1975 được coi là ngày thống nhất đất nước.
Báo chí ngày ấy nhắc đi nhắc lại câu: “Non sông đã thu về một mối”. Nhưng ít người để ý rằng “lòng người còn trăm mối ngổn ngang”. Người giải phóng trong cơn say chiến thắng cứ đinh ninh nghĩ rằng mình “chiến đấu và chiến thắng kẻ thù” mà có biết đâu là mình “chiến đấu và chiến thắng đồng bào của mình”.
.
.
Hai người lính trẻ từ hai chiến tuyến |
Tôi viết đến đây thì bỗng nghe trong một chương trình truyền hình Trọng Tấn đang hát bài “Đất nước trọn niềm vui”. Tôi muốn hỏi nhạc sĩ Hoàng Hà – tác giả ca khúc này – phải chăng ông đã viết ra nhạc phẩm ấy trong một tâm trạng phấn khích ngây thơ? Vì ông ở trong phe chiến thắng nên ông không nhận ra “có hàng triệu người đang buồn” và thế nên “đất nước chưa trọn niềm vui”.
Tôi cứ tự hỏi tại sao ngày ấy chúng ta phải giam giữ hàng vạn đồng bào (sỹ quan binh lính Việt Nam cộng hòa) khi họ đã buông súng đầu hàng? Những nhà tù được gọi là “trại cải tạo” ấy chẳng những không “cải tạo” được ai mà còn chuốc thêm thù oán. Tại sao chúng ta lại để cho hàng triệu đồng bào phải bỏ nước ra đi khiến ngôn ngữ loài người có thêm từ ngữ “thuyền nhân”? Tại sao chúng ta lại chiếm đoạt các nhà máy, cửa hàng… của các công dân trong cái gọi là “cải tạo tự bản tư doanh”?
Tại sao?
Lại nghĩ, nếu như lúc ấy trong tư thế người chiến thắng, chúng ta hành xử với các đồng bào của mình (những người ở phía bên kia) được như người Tây Đức đối đãi với người Đông Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ thì tình thế có lẽ đã khác biết bao? Nhưng chúng ta đã không đủ văn hóa để ứng xử văn minh như người Đức. Thực tế là chúng ta đã hành xử hà khắc nếu không muốn nói là vô luân. Và vì thế mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc càng thêm căng thẳng.
Tuy thế vấn đề hòa hợp dân tộc cũng đã được đặt ra. Nhà nước Việt Nam cũng đã có những chính sách ngày càng cởi mở hơn, tạo điều kiện cho kiều bào đóng góp với quê hương đất nước. Nhưng những gì đã có là chưa đủ. Đâu đó vẫn còn những quy định, những phát ngôn, những việc làm chưa thấu suốt tinh thần hòa hợp.
Theo thiển nghĩ của tôi, chỉ trừ những kẻ phản quốc, còn tất cả những người có huyết thống thuộc 54 dân tộc Việt Nam, dù ở trong nước hay ở nước ngoài, đều là thành viên của nhân dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Không thể có chuyện tất cả 90 triệu nhân dân đều có chung một quan điểm chính trị, đều có chung một cách nhìn nhận. Ngay cả lòng yêu nước cũng có nhiều cách thể hiện khác nhau. Cho nên để hòa hợp dân tộc thì phải chấp nhận sự khác biệt, vượt lên trên những khác biệt, kể cả sự khác biệt về chính kiến, để tất cả mọi công dân đều có cơ hội chung sức chung lòng xây dựng đất nước Việt Nam.
Sự hòa hợp dân tộc trong một quốc gia còn thể hiện ở chỗ đại bộ phận nhân dân ủng hộ chính quyền, ủng hộ người lãnh đạo mình.
Muốn đạt được như vậy thì chính quyền phải đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, không có cách hành xử chống lại nhân dân. Những vụ việc không tốt đẹp xảy ra ở Tiên Lãng, Văn Giang và nhiều nơi khác vừa qua đã làm cho lương tâm nổi giận, sẽ tiếp tục dẫn đến sự đối đầu trái với tinh thần hòa hợp dân tộc mà tất cả mọi người dân đều tha thiết.
Hòa hợp dân tộc chỉ có thể có được trong một chính thể cởi mở, có nhiều tổ chức xã hội quy tụ nhân dân. Chính quyền và nhân dân cùng phấn đấu cho một mục tiêu chung. Nó đòi hỏi phải có sự minh bạch để nhân dân tin tưởng là chính quyền trong sạch, tin tưởng sự đóng góp của mình là để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là để giúp đỡ cộng đồng chứ không phải để nuôi béo một nhóm người. Do đó hòa hợp dân tộc còn dựa trên tinh thần phản biện để tìm ra chân lý, tránh mê tín, sùng bái cá nhân hoặc tâm lý “đám đông”.
Hòa hợp dân tộc là con đường sáng, là nguyện vọng của toàn dân. Hòa hợp dân tộc chỉ có “được”. Nhưng chỉ những ai không sợ “mất” thì mới mong muốn thôi. Đúng thế không các bạn?
B.C.T
Xin mời xem thêm chùm ảnh: Đời thường trong dinh Độc Lập, ngày 30.4.1975, tại Mai Thanh Hải - Blog.
Hay quá đi
Trả lờiXóaNhìn Lại việc Hòa hợp dân tộc nhân sự kiện 30/4 / 1975
XóaBác Bùi công Tự thẻ hiện tư tưởng rất nhân văn về hòa hợp dân tộc, Nhưng có một lý giải hậu chiến cần xem xét , vì nó sát với thực tế của Việt nam .
Chúng ta ca ngợi việc hòa hợp của người Đức sau khi bức tường Tây bá linh sụp đổ là đúng ,và phải thừa nhận cái " Tầm " họ hơn mình .
Đây là điều Việt nam bây giờ và cả sau này nữa ,rất cần học hỏi , xem xét.
Nhưng ta cũng cần thấy nguyen nhân việc thống nhất nước Đức là do " diễn biến hòa bình" giữa hai bên,hai nước Đức trước đó không hề có chiến tranh ,có chăng là xảy ra một số người trước đó vượt bức tường Tây bá linh trái phép bị bắn , sự chết chóc ít hơn rất nhiều lần như đã xảy ra ở hai miền Nam Bắc việt nam.
Chính thế nên việc hòa hợp đương nhiên là thuận lợi hơn ở VN sau năm 1975.Vì lẽ thường tình những gia đình VN có tới 5 đén 6 ,7 người thân bị giết trong 1 cuộc chiến ,đau đớn vì mất mát họ rất khó tha thứ ngay cho kẻ thù của họ .
Vậy trách nhiệm phải thuộc về các nhà lãnh đạo quốc gia tầm vĩ mô .
Việt nam đã có 2 cơ hội thống nhất và hòa hợp dân tộc , đó là sau Hiệp định Giơ ne vơ 1954 và sau hiệp định Paris năm 1973.
Việc đuổi người Pháp về nước phải thừa nhận công lao đó thuộc về Việt Minh , vì nếu không có chiến thắng Điện biên phủ 5/1954 của tướng Giáp thì người Pháp chưa chịu về nước .
Người Việt nam đã không củng cố đoàn kết để thống nhất Việt nam sau sự kiện này , ông Ngô Đình Diệm vì sợ thất cử trong Tổng tuyển cử năm 1956 nên đã thiếu sáng suốt ,đã dựa vào người Mỹ, lệ thuộc vào họ để có ý đồ cát cứ ,thanh lọc CS theo luật 10/59 và còn định làm nên một cuộc nội chiến ngược ( Bắc tiến ), sai lầm này đã từng thể hiện trong chính sách công khai của triều đại họ Ngô.
Các ông Nguyễn văn Thiệu ,Nguyễn cao Kỳ sau này là những người rước quân đội Mỹ vào Miền nam, và tán đồng với Hoaky tiến hành chiến tranh không quân để ném bom "hóa thạch " đồng bào của họ ở miền bắc VN.
Và sự tàn khốc do chiến tranh vừa qua đã tàn phá gê gớm mảnh đất chữ S này thêm nhiều năm nữa , hàng triệu người chết thảm ,hận thù chồng chất hận thù giữa người Việt với nhau.
Bài hát giải phóng Miền nam của Mặt trận DTGP vẫn còn ghi nhận mối hờn căm thuở đó là có thật.
" ôi xương tan máu rơi ,
lòng hận thù ngất trời ,
sông núi bao nhiêu năm cắt rời..."
Sau rồi cuộc chém giết cũng phải kết thúc .
Năm 1973 ,nếu ( lại nếu )ông Thiệu thấy mình đã " đuối " , và Hoa kỳ người ta đã " chán " mình rồi ,thì nên tranh thủ Hiệp Định Paris năm 1973 mà làm cuộc hòa hợp với Việt công , đồng ý hiệp thương 3 phái theo tinh thần HĐ Paris,thì biết đâu VN bây giờ có chính phủ đa đảng , hàng vạn người Việt không phải di tản ,vượt biển lưu vong ra nước ngoài ,và VN thoát đươc sự bao vây cấm vận của Hoa kỳ ,uy tín ông Thiệu phần nào cũng được vớt vát....
Việc thống nhất đất nước và hòa hợp dân tộc ở VN thực là đã khó .
Nhưng cũng cần thấy ở nước Đức lãnh tụ của họ giải quyết thật khéo hơn Việt nam mình ,họ đã biến những nguy cơ ( nội chiến ) tan biến đi ,còn ta lại làm cho các cơ hội tốt ( thống nhất ) mất đi,còn nguy cơ ( chiến tranh- chia rẽ )mới manh nha thì tăng lên .
Ai cũng biết sau một thời gian ngắn bức tường Beclinh sụp đổ,những người Đức CS đã sáng suốt tự hy sinh quyền lực ,chấp nhận đa nguyên ,và để cho người dân 2 nước Đức tự lựa chọn chính thể .
Việc hòa hợp dân tộc ở VN đã mất từng đi nhiều cơ hội , có nguyên nhân chính là các chính khách VN hoặc do thiếu tầm nhìn ,hoặc do tham cố quyền lực mà đã quên đi lợi ích dân tộc .
Đây là bài học Lịch sử mà con cháu chúng ta cần ghi nhớ . TR. Đ
Sự kiện 30/4 bây giờ nhìn lại tôi cho rằng những người đứng về phía chính phủ Việt nam cộng hòa quá thiên kiến về cái gọi là ý thức hệ cộng sản đẻ biện minh cho việc chia cắt đất nước.
XóaSau năm 1954 người dân VN đã quá mỏi mệt với cuộc kháng Pháp kéo dài gần 100 năm,người ta ai cũng muốn một VN thống nhất,khi người Pháp đã bị Việt Minh đánh bại.
Mục tiêu thống nhất đất nước đã được đi đúng tâm trạng nhân dân khi đó.Vì vậy nhân dân VN cũng đã không tiếc xương máu để đấu tranh thông nhất Tổ quốc.
Những kẻ đi ngược trào lưu này tất thất bại.
Chúng ta không thể làm lại lịch sử,mà cần nhanh chóng hòa hợp dân tộc - đó là điều nên làm không chậm chễ.
Phải cám ơn bác Bùi Công Tự cái đã. Còn thì chưa dám có nhận xét gì vội, việc đầu tiên là tôi lẹ lẹ copy tấm hình "Hai người lính trẻ từ hai chiến tuyến". Tôi sẽ in ra, treo lên tường sát chỗ tôi ngồi trước computer hàng ngày.
Trả lờiXóaMỗi năm, cứ đến gần 30/4 là tim tôi lại run lên vì bao hồi ức. Chắc là hàng triệu người Việt ở khắp nơi cũng thế.
Bài viết rất chính xác.Là người miền Bắc,gia đinh tôi cũng đã có bao liệt sĩ đã hi sinh,từ chống Pháp đến chống Mĩ.Sau 75,gia đình tôi cũng có một số bà con đi học tập, cải tạo,rồi ốm đau , bệnh tật.Đến khi trở về thì lần lượt qua đời.
XóaMột đất nước muốn phát triển thì phải được lòng dân ủng hộ.Dân tộc chưa hòa hợp,lòng tin càng lung lay,ý Đảng chưa phải là lòng dân,mà các vị quan chức cứ nói thay hộ ý dân ,làm sao mà người dân chấp nhận dược .Và vì vậy,tôi nghĩ đất nước mình''KHÓ PHÁT TRIỂN'' như một vi ĐBQH đã nói.
30/4/2011 khi đọc bài "Chùm ảnh: Đời thường trong Dinh Độc Lập, ngày 30-4-1975" tôi đã lặng lẽ khóc khi nhìn những bức ảnh của những người lính từ hai phía.
XóaChúng ta không bao giờ được làm tổn thương những người lính đó nha.
Lòng người hay nói bóng gió là trái tim ấy đã được thể hiện trong bài viết này của tác giả. Ôi người Việt ta ai ai cũng đọc được bài này thì Việt nam chẳng mấy chốc đã hóa rồng. Ngả mũ kính chào Tác giả
Trả lờiXóaBức ảnh hai người lính trẻ từ hai chiến tuyến đẹp quá.
Trả lờiXóaChiến tranh đã qua gần 40 năm nhưng vết thương của cuộc chiến tranh như vẫn còn hiện hữu trong mỗi chúng ta, có điều trải qua năm tháng nỗi đau đó đã được dịu đi bởi sự tha thứ, yêu thương.
Trừ những kẻ phản quốc, đã là NGƯỜI VIỆT NAM thì chúng ta phải biết hàn gắn lại những vết thương buốt giá trong lòng để xóa bỏ mọi đau thương, hận thù và ranh giới, để mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, cho mọi người Việt Nam được cùng chung sống với nhau: gần gũi, yêu thương, chân thành, hòa bình và thịnh vượng, cùng nhau xây dựng một nước Viêt Nam công bằng, dân chủ, văn minh.
Như bác Bùi Công Tự : Hòa hợp dân tộc là con đường sáng, là nguyện vọng của toàn dân.
Tam anh Hai Nguoi Linh cua PV Chu Chi Thanh, chup tai Quang Tri nam 1973, cong bo lan dau nam 2007[?]
XóaHoàn toàn chính xác thưa bác Bùi Công Tự! Xin trân trọng cảm ơn bác.
Trả lờiXóa"Hòa hợp dân tộc là con đường sáng, là nguyện vọng của toàn dân. Hòa hợp dân tộc chỉ có “được”. Nhưng chỉ những ai không sợ “mất” thì mới mong muốn thôi."
(Người con Hà Nội ở Tây Đức)
Có một sự thật rất đau lòng rằng, đã 38 năm trôi qua nhưng chuyện HOÀ HỢP, HOÀ GIẢI DÂN TỘC VẪN "GIẬM CHÂN TẠI CHỖ" bởi niềm tin bị đánh cắp, bị tước đoạt, bị lung lay hay nói một cách mỹ miều.. KHÔNG CÒN CHỖ CHO NIỀM TIN TRÚ NGỤ (?!!)
XóaNhững lời nói không song hành với việc làm luôn được rao giảng trên mọi phương tiện thông tin đại chúng đã khơi rộng hố ngăn cách giữa người dân và Chính quyền, và đó chính là nguyên nhân của sự chậm chễ này!
(Đơn cử ngay thành phố Tây Đức chúng tôi đang sống mỗi năm có tổ chức đón Nhà Chùa về làm lễ cầu an nhưng một việc không thể thiếu đó là treo cờ ba sọc và hát Quốc ca VNCH, dù nhiều người không muốn nhưng nó vẫn tồn tại mấy chục năm qua... thật buôn!)
Theo thiển ý của chúng tôi, không trông chờ hy vọng gì nhiều thì chúng ta phải thay đổi chính mình...và HÃY HOÀ HỢP HOÀ GIẢI DÂN TỘC TỪ CHÍNH CON NGƯỜI CỦA CHÚNG TA!
http://anhbasam.wordpress.com/2012/04/29/vien-canh-sat-bac-kinh-tu-bo-dang-sau-khi-bac-hy-lai-bi-cach-chuc/
Trả lờiXóaBài này ở trên trang ba sàm, nhưng thiết nghĩ không phải ai cũng vào đó, có lẽ sẽ rất hữu ích nếu trang blog Xuân Diện cũng đăng lại. Các chiến sĩ công an có lương tâm thì hãy cứ cắn rứt đi, còn những người đang ngày đêm tác ác thì hãy dè chừng.
Ngày 30/4/1975 lúc đó tôi là đứa trẻ 7-8 tuổi đang ở Gia Định. Tôi không biết nếu không có ngày 30/4/1975 thì cuộc đời tôi sẽ như thế nào. Tôi nghĩ sẽ không quay ngược lại lịch sử được, nhưng hàng năm cứ đến ngày 30/4 là tôi có một cảm giác rất khác (không vui mà cũng chẳng buồn). Tôi chỉ mong đừng nhắc lại những ngày ấy. Ước gì ngày 30/4 được đổi thành ngày hòa hợp dân tộc.
Trả lờiXóa@ Nặc danh Apr 28, 2012 05:06 PM
XóaSo với lớp người như tôi bạn vẫn còn trẻ mà biết suy nghĩ thấu đáo, nếu ai cũng có được suy nghĩ như bạn thì đất nước này đã tốt đẹp hơn rồi.
Trên chuyến xe vào TP HCM,ký ức hào hùng của chiến thắng 30-4 trỗi dậy, tôi bỗng giật mình khi nghe thấy giai điệu cũ được một hành khách trung niên cao hứng thể hiện; "Tiến về sài gòn
Trả lờiXóaTa chiếm trọn nhà hàng
Tiến về đồng bằng
giành layý ruộng nương..."
Bài viết rất đúng nhưng không phải ai chũng hiểu và chịu hiểu!
Trả lờiXóaTôi chỉ mong muốn nhất vào tháng 4 hàng năm các ông hải ngoại, ngôn không chính danh chẳng thuận, đừng hò hét quốc hận, và kêu gọi hòa hơp hòa giải dân tộc theo kiểu "chiêu hồi, đầu hàng, lên án toàn tòan bộ người trong nước là có tội với VNCH....
Trả lờiXóaLạy trời để cái com này được không ? Hay nó vẫn chưa thể hiện hòa họp hòa giải dân tộc.
F 361
Vâng thưa bác nặc danh, đó cũng là điều tôi cảm thấy nhức nhối nhất, chiến tranh chấm dứt đã gần nửa thế ký rồi mà vẫn còn có những cái đầu phân biệt Ta - Địch.
XóaTôi thiết nghĩ bất kỳ một con dân Việt Nam có tấm lòng yêu nước, thương nòi đều mong muốn xây dựng được một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, công bằng, dân chủ, văn minh mà ở đó con người sống với nhau bằng lòng nhân ái vị tha, muốn vậy tất cả chúng ta đều phải biết hàn gắn vết thương, xóa bỏ hận thù, dung hòa những bất đồng trong tư tưởng và tha thứ cho những việc làm đã qua mà cùng nhau hướng tới một tương lai tốt đẹp.
Tôi rất tâm đắc bài viết của ông Bùi Công Tự. Cũng như ông tôi quan niệm những gì thuộc về lịch sử thì phải chấp nhận (làm sao thay đổi được quá khứ?) nhưng phải rút ra bài học để lịch sử không bị lặp lại những sai lầm.
Cũng như bạn trẻ Nặc danh Apr 28, 2012 05:06 PM khát khao lớn nhất của tôi là : Ước gì ngày 30/4 được đổi thành ngày hòa hợp dân tộc.
Ông BÙI CÔNG TỰ ơi,ông là ai tôi không biết và không cần biết(lý do tôi là một phụ lão ở lớp tuổi trên 70-nghĩa là lơp tuổi gần đât xa trời-cân gì phải quan tâm sự đời nữa chứ phải không thưa ông?),nhưng đọc hết bài của ông,buộc lòng tôi không thể yên lặng được.Tôi tin ông là một cán bộ lớn của đảng CSVN-Hiểu hoàn toàn và hết sức rõ những gì ông muốn nói,công nhận ông là một TRÍ THỨC CHÂN CHÍNH với đầy đủ những đức tính cần thiết.-NGƯỜI TRÍ THỨC TRƯỚC HẾT PHẢI LÀ NGƯỜI TRÍ TUỆ VÀ ĐẠO ĐƯC,CÓ LÒNG NHÂN,THẤU HIÊU VÀ CHIA XẺ ĐƯỢC NỔI KHỔ ĐAU CỦA NHÂN LOẠI,TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG LÀ NGƯỜI BIẾT HY SINH CHO KẺ KHAC...Chỉ tiếc là ông nói trễ quá,ví dụ vào 37 năm trươc và mọi người đều nghe ông thì bây giò VN là một cương quốc thứ 2 thế giới rồi!!! Dầu sao cũng xin cám ơn ông đã nói giùm suy nghĩ tôi.Trân trọng.
Trả lờiXóaThưa bác,
XóaBác Bùi Công Tự chưa từng là đảng viên Đảng CSVN.
37 Măm trước có ai mà dám nói, chỉ chụp tấm hình làm kỹ niệm mà còn bị...
XóaChữ hòa hợp dân tộc được diễn đạt rất thấu tình đạt lý. Hiểu theo nghĩa rất rộng là chấp nhận sự khác biệt chứ không chỉ đơn thuần là hòa hợp giữa hai phe chiến tuyến (thời sau giải phóng).
Trả lờiXóaMột bài viết đậm tính nhân văn.
Vâng, đúng là phải như vậy ạ!
Xóaxin tam su voi ban nac danh 07.39 toi la mot chuyen vien ,dan ky thuat ,da nghi huu /toi khong la dang vien vi ngay xua moi lan chi bo xet ket nap thi deu bi mot vai nguoi phan doi ,mac du minh lao dong tien tien deu deu ,co nam con la chien si thi dua /co le tai ca tinh minh thoi / toi tu thay doi minh vat va nhung khong bi nhuc /toi tuyet nhien khong thu han ai /toi quan niem nhung gi thuoc ve lich su thi phai chap nhan nhung phai rut ra bai hoc /van de toi quan tam la chu quyen lanh tho quoc gia va so phan nhan dan /hien nay doi song cua toi cung kha ,nho co con cai /
Trả lờiXóaThưa TS Diện,tôi hiểu nhung tôi vẫn vờ vịt như không hiểu mà!t/s hiêu ý tôi chư?Cảm ơn T/s về rất nhiều chuyện.Chúc hạnh phúc.
Trả lờiXóaCHỈ KHI NÀO BỎ ĐƯỢC CÁI TỪ "TA LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG" !!! THÌ HỌA MAY VN TA MỚI CÓ MỘT SỰ HÒA HỢP DÂN TỘC THẬT SỰ !!! BẰNG KHÔNG THÌ CÓ MUÔN ĐỜI CŨNG KHÔNG THỀ HÒA HỢP ĐƯƠC ...???
Trả lờiXóa...Và tôi xin thêm vài lời...: phải từ bỏ cái ý tự cho ''chỉ có ta là yêu nước ,là sự thật phe kia là là bán nước, là nguỵ '' thì mới có thể hoà hợp.
XóaTam hinh dau tien noi len tat ca:
Trả lờiXóa"Nơi rửa mặt và rửa chân lý tưởng (hình chụp trong Lễ Diễu binh, mừng chiến thắng 5-5-1975)" ...
hòa hợp hòa giải nỗi gì khi vẫn kỷ niệm ngày 30/04 "đậm chất thắng thua"
Trả lờiXóaMuốn hòa hợp dân tộc, muốn mở cửa ra thế giới mà năm nào truyền hình, cờ hoa, pháo bông...cũng tưng bừng thì...Đã 37 năm rồi, đã đến lúc phải thay đồi nhận thức về "chiến thắng", phải thay đổi cách "ăn mừng chiến thắng"...
Trả lờiXóaNếu ông Võ Văn Kiệt mà còn sống, khi nhìn hiện tình đất nước hiện nay, chắc chắn ông sẽ đổi lại câu nói của mình : có hàng chục triệu người cùng buồn, mà không có một ai vui!
Trả lờiXóaÔng muốn hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhưng thế hệ do ông đào tạo vẫn còn nhầm lẫn việc hòa giải với sự phục tùng, tính bao dung phải khác hẳn với lòng thương xót bố thí cho người chiến bại.
Làm sao để hòa hợp nếu vẫn xem ta là chánh nghĩa, phía bên kia là "Ngụy", vẫn xem ngày 30/4 là ngày giải phóng và chiến thắng đồng bào của mình. Vẫn còn đọa đày hàng chục nghĩa trang của quân dân chế độ cũ, vẫn còn chủ nghĩa phân biệt lý lịch khi đào tạo và sử dụng nhân lực, vẫn còn giữ và chưa trả lại tài sản bị tịch thu bất hợp hiến của nhiều công dân miền Nam.
Trước tiên, hãy chinh phục được Lòng Dân trong nước. Rồi có sự hòa giải thật lòng với đồng bào hải ngoại, những công dân khác ý thức hệ, bất đồng chính kiến. Lúc đó mới hy vọng toàn dân tộc Việt có sự hòa hợp chân chánh, sự thống nhất Bắc- Nam mới có ý nghĩa đúng là một nhà, để vươn lên cùng thế giới mai sau.
Vâng thưa bác Trực ngôn, tôi cũng đồng ý với những điều bác nói, nhưng tôi muốn lưu ý thêm rằng không chỉ chinh phục được lòng dân trong nước, có sự hòa giải thật lòng với đồng bào hải ngoại mà ngược lại đối với đồng bào người hải ngoại cũng phải như vậy. Nếu bác thường xuyên theo dõi trên các diễn đàn thì hẳn là bác cũng thấy đồng bào ta ở hải ngoại (không phải tất cả) cũng vẫn xem VNCH là chính nghĩa còn phía bên kia là " Ngụy" và luôn hò hét quốc hận, và kêu gọi hòa hơp hòa giải dân tộc theo kiểu "chiêu hồi, đầu hàng, lên án toàn toàn bộ người trong nước là có tội với VNCH....
XóaTôi nghĩ nếu cứ như vậy chuyện hòa hợp cũng xa lắm nếu lòng dân chúng ta không thuận một lòng mặc dù lời kêu gọi hòa giải, hòa hợp đã có từ nhiều năm nay.
Tôi khẳng định tôi là người Việt Nam và là người sống và lớn lên ở thời Cộng Hòa, cũng vì sự " chiến thắng" của người cộng sản mà gia đình họ hàng tôi đã phải ly hương. Thú thực chúng tôi xác định có chiến tranh thì phải có kẻ thắng người bại, nhưng thấy những người anh em cộng sản chiến thắng rồi đối xử với chúng tội tệ quá, cùng là người VN chúng tôi hồi đó cũng muốn ở lại trên quê hương và tài sản sương máu của mình, nhưng chúng tôi đã phải bỏ cả cơ nghiệp của mình để ra đi nếu không muốn bị mang vào các trại cải tạo...Tôi còn nhớ như in ngày Ba mẹ tôi ra đi chỉ mang được chút bạc lẻ, để lại là ngôi biệt thự 3 tầng ở đường Nguyễn Đình Chiểu và hai kios ở chợ Bến Thành trong luyến tiếc, bác cả tôi cùng phải bỏ lại dinh thự ở Đà Nẵng, còn cậu Út nhà tôi là giáo sư đại học vì tiếc gia tài nên không ra đi và ở lại giữ gia sản cho Ba tôi, Bác và của Cậu nhưng sau này cậu kể những bộ đội cộng sản đã phá khóa vào nhà, họ ăn ngủ, lấy hết các đồ còn lại trong các ngôi nhà, họ lạ lẫm với các đồ đạc như tủ lạnh, âm ly, loa ...đến cái bình tắm nóng lạnh và vòi sen họ cũng tháo ra chia nhau...Rồi cậu tôi không giữ được gì, kể cả nhà cậu tôi ở quận nhất, họ đóng đô và ở đó luôn, cuối cùng thấy những người ở lại cũng bị bắt đi " học tập " càng ngày càng nhiều và không về nên cậu tôi cũng phải theo dòng người vượt biển mà ra đi. Vâng tôi kể lại chỉ một phần nhỏ trong câu chuyện của họ hàng nhà tôi trong nước mắt, chúng tôi biết và luôn xác định chiến tranh thì có thắng có thua...nhưng tôi luôn tự hỏi " Tại sao chúng tôi là người VN mà sau chiến tranh chúng tôi lại bị đối xử tàn ác như thế, mọi người có đặt vào hoàn cảnh như nhà tôi không, họ có biết gia sản nhà tôi Ba, Má, Bác, Cậu...tôi phải đổ mồ hôi thế nào mới có, cái đau hơn nữa là chúng tôi phải bỏ lại quê hương, bỏ lại mổ mả ông bà mà không biết mồ mả ông bà có bị đào bới hốt đi không ..." . Vâng 37 năm đã qua, tôi đã lớn và có sự nghiệp bên này, thế hệ ba, má, bác, cậu đã già, họ buồn không nói khi đọc và xem tin quệ nhà, chúng tôi buồn ...và tự nói đó là chiến tranh, nhưng khi nghe chúng tôi kể chuyện con trai tôi sinh ra trên đất tư bản này lại nói " chiến tranh kết thúc ông bà, bố mẹ không chết sao lại phải ra đi, sao không ở lại sống dưới nhà nước mới, sao giờ ông bà, bố mẹ không muốn về ...? " làm chúng tôi không muốn trả lời, bởi con tôi chưa đủ lớn để chúng tôi trả lời những vấn đề đó hay 37 năm rồi mà cộng đồng người VN ly hương vẫn chưa thấy câu trả lời từ những người lãnh đạo hiện tại ? Bởi 37 năm rồi sao chúng tôi vẫn thấy đất nước người dân nghèo khổ quá trong khi lãnh đạo thì lại sa hoa...biết rằng phải có bất công nhưng thấy bất công quá chứ chúng tôi không dám mơ tưởng tới lời xin lỗi chính thức về những sai lầm 100% của việc " cải tạo "...của các lãnh đạo VN ! Câu chuyện hòa giải tôi nghĩ vấn còn xa lắm nếu sự hận thù vẫn ở đâu đó trong đầu của những người lãnh đạo hôm nay !
Trả lờiXóaThưa T/s Nguyễn xuân Diện,xem hình ông và xem trang cáo phó về lễ mai táng của cụ thân sinh ông,xin vô phép tự khai là tôi ở vào lơp tuổi của ông cụ,xin ông đừng nghĩ là tôi muốn làm lớn nhé! Hé một phần nhỏ về lý lịch để chúng ta phần nào hiểu về tâm tư tình cảm cũng như ước vọng...của mỗi chúng ta qua từng giai đoạn lịch sử,từng hoàn cảnh sống,từng mãnh đời riêng lẽ...theo dõi trên trang mạn của ông,tôi cảm thấy như đỡ cô đơn,trống vắng trong tâm tư tình cảm của tôi kéo dài đã nhiêu chục năm.Một trí thức trẻ (tôi muốn nói đến ông,mà chắc chắn là ông trẻ hơn tôi rồi,gọi như thế cũng được chứ,thưa ông?),biết dấng thân vào đời,biết phân biệt rành rọt phải trái,biết trọng chữ tín và tình nghĩa trong cuộc sống... thật tình tôi quí trọng ông,NHờ xem báo của ông,tôi thay đổi tư duy-tôi không thờ ơ với đời nưa,ông ở đâu sẽ có tôi ở đó(hình thưc này hoạc hình thúc khác)- tiếp theo,tôi tự thấy tôi là 'thanh niên'chứ không phải là 1 ông già trên 70! bởi vì Cụ Nguyen Trọng Vĩnh(96),cụ Lê Hiền Đức(81)mà vẫn lăng vào đời để lo cho thiên hạ thì cớ sao tôi lại không chư?còn rất nhiều vấn đề nưa- ở đây tôi chỉ trưng ra những duyên cớ để tri ân T/s,còn những chuyện khác,có duyên chúng ta sẽ nói tiếp.Xin cám ơn và chúc T/s những ngày tháng NHƯ Ý!
Trả lờiXóaThưa ông,
XóaCon xin cảm ơn Ông đã nhắc đến người cha quá cố của con. Và dành cho con những lời khích lệ, sẻ chia chân tình và đại lượng.
Con mong có ngày được gặp ông, để nghe ông chỉ giáo hoặc chia sẻ thêm với con!
Con chúc Ông và gia đình dồi dào phúc lộc và khang thái, an bình!
Nguyễn Xuân Diện bái thư!
' Hữu duyên thiêng lý năng tương ngộ-Vô duyen đối diện bất tương phùng' kính tặng T/S.
Trả lờiXóaXin mạn phép đăng lại bài thơ của tác giả Đặng Huy Văn, sao nó giống với một phần cuộc đời tôi thế. Chỉ có điều tôi may mắn hơn người bán báo dạo kia là có một tấm thân lành lặn, tôi đã về Vĩnh Phú thăm lại họ hàng, cha tôi thì tôi biết tin đã mất bên Mỹ.
Trả lờiXóa30 THÁNG 4 NÀO CON CŨNG NGẨN NGƠ
Đặng Huy Văn
Tiến sĩ Đặng Huy Văn là một giảng viên đại học tại Hà Nội, thích làm thơ yêu nước.
Tác giả gửi đến Dân Luận
Thứ Sáu, 20/04/2012
http://danluan.org/node/12371
Tôi tình cờ gặp một người bán dạo trên đường phố Sài Gòn kể cho nghe câu chuyện đời của anh ấy. Nhân dip kỉ niệm lần thứ 37 ngày 30/4/1975, ngày hai ba con anh ấy bị thất lạc nhau, tôi xin trân trọng gửi tới quí vị độc giả một bài viết về cái ngày đáng ghi nhớ đó với hi vọng anh ấy có thể gặp lại được người ba ruột yêu dấu của mình nếu may mắn ba của anh đang được sống đâu đó trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Ba dìu con dọc theo Đường Tự Do ra thẳng Bến Bạch Đằng[1]
Khoảng 2 giờ sáng ngày 30 tháng Tư 37 năm rồi, con vẫn nhớ!
Giữa hàng ngàn người chạy di tản cùng bà già trẻ nhỏ
Đang cố níu bám trên cầu tàu chờ chiến hạm quay sang
Con bị lạc ba giữa những tiếng còi hụ hú vang
Từ những con tàu nhổ neo ra khơi không bao giờ trở lại
Ba có lên được không trên chuyến tàu hôm ấy
Hay đã quay xuống tìm con rồi bị kẹt lại trên bờ?
Ba đã chạy về đâu khi đứa con tàn tật ngây thơ
Không có cơm để ăn, không còn nhà để ở?
Con bò lết đến sáng đêm rồi một người đàn bà quay lại đỡ
Đưa về nhà chăm nom và nuôi con đến bây giờ
30 tháng Tư nào con cũng cứ ngẩn ngơ
Đau nhớ lời ba: “Ông nội con theo Việt Minh đánh Pháp
Rồi đội cải cách ruộng đất về xử bắn ông ở Đại Từ[2]
Ba phải trốn di cư vào Nam theo giáo dân ở Bùi Chu!”[3]
Nay ba sống ở nơi nào có còn nhớ Mậu Thân xưa?
Lúc cả nhà ta đang yên giấc trong đêm Mùng Một Tết
Một quả đạn rơi trúng giừơng làm má và em con bị chết
Con nằm kế bên, một chân bị đứt ngang tàn phế đến bây giờ!
Nếu không được má nuôi cưu mang và sắm cho xe bán dạo
Thì con trai ba chắc đã không còn sống được để mong chờ
Thương má nuôi, chồng đã bị mất tích khi vượt tù Côn Đảo[4]
Cứ 30 tháng Tư về má lại tủi thân, ngồi khóc tựa trẻ thơ!
Đi bán dạo đến nơi nào con cũng cố hỏi dò
Để xem ba có còn sống qua những tháng năm cải tạo?
Hay đã chung số phận với hàng vạn thuyền nhân gặp bão?[5]
Nhưng con vẫn thầm mong ba đang sống an lành ở một nơi xa
Con ao ước sẽ có một ngày được về tận quê ta
Để xây cất lại mồ mả của tổ tiên cùng của ông bà nội
Nhưng Đại Từ quá xa má nuôi già không đi nổi
Mình con đi khó khăn nên chưa thể về, xin tạ tôi cùng ba!
Con cũng hay qua Gò Dưa thăm em và cầu nguyện má[6]
Phù hộ cho ba sống lâu để còn về gặp con và thăm lại quê nhà!
Nhưng nếu không may ba đã mãi mãi không trở về được nữa
Xin hãy báo mộng cho con để con lo hương khói nghe ba!
Hà Nội, 20/4/2012
Đặng Huy Văn
Bài thơ hay và cảm động quá ! Tôi đã khóc đó bác Văn ơi !
XóaTôi đã từng vào một gia đình ở TP Huế , nhìn lên bàn thờ của họ , có 3 di ảnh . chính giữa là ảnh Bác ,bên phải là người con đầu hy sinh chiến dịch 719 (lính nguỵ ), bên trái người con thứ 4 mất ở Campuchia (tình nguyện VN ).Ko ở đâu trên trái đất này . đều là người con Việt , con của mẹ , trên bàn thờ cũng có giai cấp ,cũng có địch và ta . Ôi tổ quốc tôi
Trả lờiXóaCảm ơn bạn rất đúng (biết lúc nào hàn gắn được vết thương đây )
XóaThời gian trôi nhanh thật, 37 năm mất nước, 28 năm lưu lạc xứ người, lòng hận thù đối với kẻ chiến thắng không còn cháy bỏng như trước kia, nhưng mỗi lần tới ngày này, tôi không thể không nhớ tới ba tôi, người đã ôm anh em tôi vào lòng và tự an ủi mình: "Thôi, hết chiến tranh rồi, ba sẽ không phải xa các con nữa", ông đã chết trong trại cải tạo của Cộng Sản, tôi thực sự không muốn biết ông đã chết trong hoàn cảnh nào, vì lý do gì, nhưng tôi có thể cam đoan với mọi người đó không phải là một cái chết trong sự bình yên của tâm hồn.
Trả lờiXóaTôi không thể không nhớ tới ông Nội tôi, người cương quyết từ chối rời VN vào những ngày VNCH hấp hối mặc dù ba và chú tôi quì gối năn nỉ vì "Ba già rồi, ba muốn chết ở VN", tôi nghe kể lại khi hấp hối trên giường bệnh, Ông chỉ nói một câu : "Các con cháu ơi, hãy tha lỗi cho Ba" lúc ấy chú tôi đã chết trong tù, mẹ đi thăm nuôi ba, còn tôi đang ở tù vì tội vuợt biên.
Không có gì có thể làm tôi quên những hệ lụy khác của cái ngày đáng nguyền rủa ấy đối với tôi, gia đình tôi cũng như hàng triệu người VNCH khác.
Tại sao nhà cầm quyền CS kêu gọi chúng tôi hoà hợp hoà giải? Họ thật sự thương yêu chúng tôi hay họ chỉ yêu thương những đồng đô la chúng tôi gởi về? hay họ cần sự đóng góp từ cái kho tàng vô giá của hàng trăm ngàn chuyên gia, trí thức gốc Việt? Ngoài những điều ấy ra, chúng tôi có gì để họ lợi dụng? Đừng làm việc vô ích vì chúng tôi không ngu ngốc như những thế hệ trước, chúng tôi có thể giảm sự hận thù chứ không bao giờ quên, xin nhấn mạnh một điều là lòng hận thù ấy không hướng vào bất cứ người dân Việt Nam nào mà chỉ hướng vào cái guồng máy gây ra bao nhiêu tang thương đau khổ bất tận cho cả đất nước từ lúc chủ nghĩa Cộng Sản xâm nhập vào Việt Nam tới giờ, những lời nói sáo rỗng chẳng thuyết phục được ai cả.
Chỉ khi nào nhà cầm quyền CS hoà hợp hòa giải được với chính những người Việt trong nước, những người đang bị trù dập vì có lý lịch không trong sáng (?), những người như Cù Huy Hà Vũ, Bùi Thị Bích Hằng, Đoàn Văn Vươn, những người nông dân Văn Giang, những người Công Giáo, Phật Giáo, Hoà Hảo... thì chúng tôi sẽ tự mình xin được hoà mình với quê hương, với dân tộc, không cần phải ai kêu gọi.
Thưa bạn từcanada, là một người dân nước Việt tôi thực sự cảm thông, đau xót và xin được chân thành sẻ chia nỗi đau của bạn, đó cũng là nỗi đau chung của rất nhiều đồng bào mình ở miền Nam Việt Nam.
XóaBạn ơi tôi muốn nói với bạn rằng bài viết này ông Bùi Công Tự (chỉ là một người dân, không phải là lãnh đạo cũng không phải là đảng viên) nên ông nói trên tinh thần nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động (trích)"Hòa hợp dân tộc là con đường sáng, là nguyện vọng của toàn dân" (hết trích). Việc hòa giải hòa hợp dân tộc không phải dựa vào ai và không trông chờ vào ai hết mà phải xuất phát tự chính mỗi người dân Việt Nam chúng ta, trước hết đó phải là bạn, là tôi, là tất cả những người dân Việt Nam biết yêu nước thương nòi, chúng ta hãy xóa bỏ mọi ngăn cách xích lại gần nhau, đoàn kết một lòng, đặt lợi ích chung của đất nước lên trên để cùng nhau hướng tới tương lai tốt đẹp. Chỉ có thể là như vậy thôi bạn ạ.
Xin gửi tới bạn những lời chúc tốt đẹp nhất!
Hiền Giang.
Thời gian trôi nhanh thật, 37 năm mất nước, 28 năm lưu lạc xứ người, lòng hận thù đối với kẻ chiến thắng không còn cháy bỏng như trước kia, nhưng mỗi lần tới ngày này, tôi không thể không nhớ tới ba tôi, người đã ôm anh em tôi vào lòng và tự an ủi mình: "Thôi, hết chiến tranh rồi, ba sẽ không phải xa các con nữa", ông đã chết trong trại cải tạo của Cộng Sản, tôi thực sự không muốn biết ông đã chết trong hoàn cảnh nào, vì lý do gì, nhưng tôi có thể cam đoan với mọi người đó không phải là một cái chết trong sự bình yên của tâm hồn.
Trả lờiXóaTôi không thể không nhớ tới ông Nội tôi, người cương quyết từ chối rời VN vào những ngày VNCH hấp hối mặc dù ba và chú tôi quì gối năn nỉ vì "Ba già rồi, ba muốn chết ở VN", tôi nghe kể lại khi hấp hối trên giường bệnh, Ông chỉ nói một câu : "Các con cháu ơi, hãy tha lỗi cho Ba" lúc ấy chú tôi đã chết trong tù, mẹ đi thăm nuôi ba, còn tôi đang ở tù vì tội vuợt biên.
Không có gì có thể làm tôi quên những hệ lụy khác của cái ngày đáng nguyền rủa ấy đối với tôi, gia đình tôi cũng như hàng triệu người VNCH khác.
Tại sao nhà cầm quyền CS kêu gọi chúng tôi hoà hợp hoà giải? Họ thật sự thương yêu chúng tôi hay họ chỉ yêu thương những đồng đô la chúng tôi gởi về? hay họ cần sự đóng góp từ cái kho tàng vô giá của hàng trăm ngàn chuyên gia, trí thức gốc Việt? Ngoài những điều ấy ra, chúng tôi có gì để họ lợi dụng? Đừng làm việc vô ích vì chúng tôi không ngu ngốc như những thế hệ trước, chúng tôi có thể giảm sự hận thù chứ không bao giờ quên, xin nhấn mạnh một điều là lòng hận thù ấy không hướng vào bất cứ người dân Việt Nam nào mà chỉ hướng vào cái guồng máy gây ra bao nhiêu tang thương đau khổ bất tận cho cả đất nước từ lúc chủ nghĩa Cộng Sản xâm nhập vào Việt Nam tới giờ, những lời nói sáo rỗng chẳng thuyết phục được ai cả.
Chỉ khi nào nhà cầm quyền CS hoà hợp hòa giải được với chính những người Việt trong nước, những người đang bị trù dập vì có lý lịch không trong sáng (?), những người như Cù Huy Hà Vũ, Bùi Thị Bích Hằng, Đoàn Văn Vươn, những người nông dân Văn Giang, những người Công Giáo, Phật Giáo, Hoà Hảo... thì chúng tôi sẽ tự mình xin được hoà mình với quê hương, với dân tộc, không cần phải ai kêu gọi.
Vâng rất chí lý: "chúng ta đã không đủ văn hóa để ứng xử văn minh". Câu này phản ánh hầu như đúng với bản chất của nó, và là một trong những cái gốc của tất cả mọi vấn đề của ta trừ trước đến nay. Rất cám ơn bác Bùi Công Tự có câu nói đó, một nhận xét rất hay, rất đúng. Nhìn tấm ảnh mấy anh lính cụ Hồ rửa chân trong bồn đài phun nước trước Dinh Độc Lập đã gợi lên nhiều tâm trạng. Tôi lại chợt nhớ tới bộ phim Nghệ sỹ piano (Pianist) chiếu trên VTV về giai đoạn cuối của Thế chiến 2. Một viên sỹ quan Đức, nhưng vẫn toát lên vẻ của một con người có học thức, có văn hóa, dù là một tên phát xít. Lại nhớ đến câu chuyện có thật thời chống Pháp của ta, khi liên hoan văn nghệ mừng chiến thắng, Nhà thơ Hoàng Cầm (phụ trách văn nghệ) đưa vào tiết mục biểu diễn hát quan họ Bắc Ninh (hay đại loại thế, tôi không nhớ chính xác), đã bị một sỹ quan bộ đội cụ Hồ cự nự và tố cáo là ủy mị, làm suy yếu tinh thần quân sỹ. Và rồi nhiều vụ, nhiều hành động khác nữa tôi biết trong thời đánh Mỹ của các anh bộ đội cụ Hồ. Những điều đó và cả nhiều điều khác nữa đã đặt ra cho tôi câu hỏi: "Tại sao ta thắng?". Khoan hãy nói đến những lý do mà hầu như ai cũng nghĩ đến, các sách vở đều đã đề cập. Những chắc chắn có một lý do góp phần không nhỏ mà cõ lẽ ít ai nghĩ tới. Đó là vì ta … tàn nhẫn hơn, thiếu văn hóa hơn. Chắc chắn điều này sẽ có nhiều người không đồng tình, vì rất khó để nhận ra và hiểu được ngay vấn đề này. Những gì đã thể hiện ra trong xã hội ngày nay đều có nguồn gốc, đều là hậu quả của những cái đầu nhẫn tâm và vô văn hóa.lkk
Trả lờiXóaMuốn hòa giải, trước hết phải loại bỏ được hận thù, sự hiếu thắng, phân biệt trong đối xử và cần có tình thương. E sao khó quá, khi mà đến cả người chết cũng không được đối xử công bằng, nói chi đến người còn sống.
Trả lờiXóaNghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa "bị cấm không được vào tảo mộ, khói nhang chăm sóc…" trong suốt 15 năm, ngoài ra (http://letungchau.blogspot.de/2011/08/nghia-trang-quan-oi-bien-hoa-tieng-keu.html) trong khi đã xây nên nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc tại Cẩm Phả trong "Hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao 02 nước Việt – Trung (18/01/1950- 18/01/2010)"(http://123.30.50.129/So-NgoaiVu/cong_tac_chuyen_mon/0037a4.aspx).
Doc bay tho nay lam toi bat khoc
Trả lờiXóaBài nào cũng hay,bài nào cũng thấm thía đến tận sâu đáy lòng!Xin các ngài lãnh đạo cấp cao làm ơn hãy đọc và suy ngẫm giùm xem dân ta muốn gì!Xin các ngài đấy!Đừng làm ngơ nữa,tội lắm!!!
Trả lờiXóaĐến tận bây giờ, năm 2013 rồi, cứ vào những ngày tháng tư này, mỗi khi mở TV lên tôi chỉ muốn đập cho tan cái TV!
Trả lờiXóaBCT dám nói điều khó nói, cũng như ông TT VVK dám nói nỗi lòng mình, mà đáng ra không nên nói.
Trả lờiXóa2500 năm trước Lão Tử hằng nói: Tranh bất nhi thiện thắng. Mghĩa: Tranh đấu mà đến thắng đước người thì có gì lành đâu.
Giá kể gấp 2 lần 37 năm trước ai đó nói hộ câu đại ý như BCT và hoặc TT...biết đâu dân Việt ta đỡ mắc lận cuộc chiến tranh nầy ?! Nói đến đây, sực nhớ, Khổng Tử từng noi:
Khả dữ ngôn nhi bất dữ chi ngôn , thất nhân . Bất khả dữ ngôn nhi dữ chi ngôn , thất ngôn . Tri giả bất thất nhân , diệc bất thất ngôn .
Nghĩa là: Điều gì có thể nói mà không nói thì mất người. Điều gì không đáng nói mà nói thì mất lời. Người có trí không thể bị mất người hoặc mất lời.
Đọc bài thơ của Thày giáo ĐHV thấy nỗi đau chất chồng..không hiểu vì sao...
thì mới thấu Giá trị chính của Cửa mở- Việt Phương chính ở chỗ này: Cảnh tỉnh người ta đang bùa mê và đấy cũng là hệ lụy...
Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi
Việt Phương [1969]
Năm xưa ta đã nói rất nhiều “cực kì” và “hết sức”
Tội nghiệp nhất là ta đã nói chân thành hết mực
Chưa biết rằng “trời” còn xanh hơn “trời xanh”
Ta thiếu sự trầm lắng đúc nên bởi nhiệt tình
Ta cứ nghĩ đồng chí rồi thì không ai xấu nữa
trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thương
đã chọn đường đi, chẳng ai dừng ở giữa
Mạc Tư Khoa còn hơn cả thiên đường
Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ
hình như đấy là niềm tin ý chí tự hào
mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
sự ngây thơ tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao
Một phần tư thế kỉ đã qua đi và bây giờ ta đã biết
thế nào là thương yêu thế nào là chém giết
ta đã thấy những chỗ lõm lồi trên mặt trăng sao
những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao
Sức ta tăng bội phần khi ta say đến trở thành rất tỉnh
Ta đã có thể nói với quân thù những lời bình tĩnh
“Tất cả những gì xấu xa của tao là thuộc về mày
tất cả những gì tốt đẹp của mày là thuộc về tao”
Năm xưa ta vô tình tô đẹp cuộc đời để mà tin
Nay ta càng thêm tin mà không cần tô gì nữa cả
Quen thuộc rồi mọi bất ngờ kì lạ
Ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn
Ta đã gặp những điều không hề chờ đợi gặp
Nào đâu phải chỉ là rắn phục giữa vườn hoa
những kẻ tốt đến yếu mềm chỉ là đồ giẻ rách
rắn còn nằm cuộn khúc giữa lòng ta
…Ta nhìn hết sự xấu xa và bỗng nở nụ cười
mở đài địch như mở toang cánh cửa
nghe nó chửi ta mà tin ở ngày mai
ta đau lắm những nỗi đau sinh nở
cuộc đời, thân như hơi thở ta ơi
ta vui lắm những niềm vui cởi mở
cuộc đời yêu như vợ của ta ơi…
............
29/04/13'
Chí Tri
Bùi Công Tự ơi,thật lòng tôi chẳng muốn khen ông,nhưng mỗi khi thấy bài ông viêt thì tôi tìm đọc,MỘT ĐIỀU RẤT LẠ,GIÔNG NHƯ TRƯỚC KHI ÔNG VIẾT BÀI THÌ ÔNG ĐÃ NẰM Ở TRONG BỤNG NHIỀU NGÀY!Ý TƯỞNG CỦA ÔNG TRÙNG KHỚP VỚI Ỷ TƯỞNG CỦA TÔI 100%,tại sao vậy?
Trả lờiXóaTôi là một viên chức chế độ cũ(Việt Nam Cộng Hòa),nay ở lớp tuổi U.80,những ngày tháng dài tôi chờ đợi sự hòa giải hòa hợp dân tộc,nhưng sau cùng tôi tự nhận thấy KHÔNG THỂ,mình là mình-họ là họ...chuyện dài lắm,tôi chỉ kể vài chuyện nhỏ nhất thôi,cứ mở TV tôi lại nghe thấy Đế quốc Mỹ xâm lược,bọn ngụy tay sai,thằng Diệm,thằng Thiệu vv..vv thì ngay lập tức tâm tư tôi không còn rộng mở nữa,tôi nghĩ ngay đến cánh bơ vơ của tôi trong hiện tại,cảnh nghèo khổ của đồng bào tôi...Lòng THÙ HẬN lại dâng trào!
Trả lờiXóaBác đang nói thật lòng mình và hàng triệu người khác - cảm ơn bác
XóaBác U80 ơi, cháu xin chia xẻ niềm đau của bác và hàng triệu người Việt ngay lành mà phải chịu nhiều ngược đãi về thể xác lẫn tinh thần trong suốt 38 năm qua
XóaCầu mong cho bác không mất niềm tin như những người khác, vì "Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây. Mời đọc bài thơ dưới đây của Hoàng Phong Linh:
Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây
Lời: Hoàng Phong Linh
Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây...
Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây.. .
Những đứa con bầu nhiệt huyết dâng đầy.
Mang giòng họ của Lê, Lý, Nguyễn, Trần
Mẹ mặc cho con vải thô áo mầu lam
Mẹ dưỡng nuôi con dòng sữa Bắc,Trung, Nam
Con của Mẹ đều một giống da vàng
Quyết một lòng đập tan lũ hung tàn
Trên đầu voi rạng ngời vung ánh thép
Gái Triệu Trưng bồ liễu đuổi xâm lăng
Hé môi cười nghe tiếng sóng Bạch Đằng
Gươm Hưng Đạo như Rồng Tiên vùng vẫy
Vượt Trường Sơn, Nguyễn Huệ Bắc Bình Vương
Quyết một lòng đi giữ vững quê hương
Và còn nữa con của Mẹ toàn danh tướng
Lòng Mẹ vui hãnh diện với đàn con....
Nhưng Mẹ ơi giờ đây sao Mẹ khóc ?
Hai vai gầy run rẩy nát tâm can
Lệ hồn ta rơi mãi nước tràn dâng
Áo nâu nghèo Mẹ rách để phơi thân
Một đàn con rồi quên ơn Mẹ nuôi dưỡng
Súng đạn cày tan nát luống quê hương
Mẹ lòng đau thương xót cảnh lầm than
Xót xa nhiều phương Bắc giết phương Nam
Nhưng Mẹ yêu Mẹ đừng than khóc nữa !
Vì chúng con tuổi trẻ vẫn còn đây
Chúng con nguyện cùng ra sức đắp xây
Quê hương mình trong TỰ DO ấm no
Xin Mẹ yêu Mẹ đừng than khóc nữa !
Vì chúng con tuổi trẻ vẫn còn đây
Chúng con nguyện cùng chung sức đắp xây
Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương
Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây
Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây...
Không phản bội giòng sữa thơm nuôi đưỡng
Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương
Mẹ Viet Nam ơi.. Mẹ Viet Nam ơi... Mẹ Viet Nam ơi...
Hòa hợp...làm sao nổi, khi tự nhận mình là người chiến thắng(nên dùng 2 chữ bên thắng cuộc của Huy Đức thì chính xác hơn) mà còn đày đọa người thua cuộc. Trong trường hợp quí vị có thân nhân bị đi tù cải tạo, và chết ở trong tù, thì bây giờ...phía nào sẽ phải là người đi trước trong công cuộc hòa giải này? Nào là ngụy quân, ngụy quyền Saigon, rồi bây giờ thì gọi là thế lực thù địch và lúc nào cũng muốn trấn áp.
Trả lờiXóaNước Đức thống nhất, nhưng... bên thắng cuộc là Tây Đức tự do (Cộng Hòa Liên Bang Đức) chứ không phải Đông Đức CS (Cộng Hòa Dân Chủ Đức), vì vậy không có sự trả thù theo kiểu CS. Và không có cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.
Nếu có những người (trước đây sống ở miền Nam) gọi ngày 30 tháng 4 là ngày quốc hận, thì cũng phải thông cảm với họ, vì thực tế lúc ấy là có 2 nước VN, và miền Nam hay nước VNCH bị...xóa sổ.
Cám ơn tác giả đã để tấm hình "giải phóng" dinh Độc Lập, với cảnh rửa mặt, rửa chân. Tự tấm hình cũng nói lên tất cả...
Muốn hòa hợp dân tộc thì chính quyền phải thực hiện ngay trong nước,rồi sau đó mới nói chuyện hòa giải với những người VN.tỵ nạn ở nước ngoài.
Trả lờiXóaNgười dân thường trong nước đang bị đối xử bất công trước toà án hay những vụ cướp đất nông nghiệp trắng trợn mới đây,nhất là ai phát biểu không đúng
với chủ trương của nhà nước đều bị đe doạ,bỏ tù hay bị áp lực cho nghỉ việc
thì mong gì hoà hợp với người VN.ngoài nước.Không nên "đâu môi chót lưỡi"
cho người dân ăn "bánh vẽ" mà hãy hành động cụ thể và thiết thực.
Giữa nhân dân với nhau,vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc không cần đặt ra mà
phải đặt ra giữa nhà nước và nhân dân,đồng bào trong ngoài nước.
Chiến tranh đã qua đi tôi đọc bài viết và những dòng tâm sự này mà lòng tôi rất buồn cho một đất nước còn đâng âm ỷ những nỗi đau. Bài học CCRĐ vẫn chưa nguôi, giải phóng 30/4 trong men say chiến thắng tù rồi bao nhiêu người chết trong tù, bỏ mạng ngoài biển khơi, nghĩa trang thì phong tỏa.
Trả lờiXóaĐến bây giờ người ta lại làm con đường cao tốc chạy qua nghĩa trang Biên Hòa, hay là Trung cộng thò bàn tay hợp tác toàn diện cho vay tiền để làm tăng thêm những âm ỷ bao nỗi đau của người dân Việt. Những nỗi đau chính là kẻ thù truyền kiếp đã xúi bẩy dân Việt tự tiêu diệt lẫn nhau, đưa những kẻ ngu xuẩn vô học tố cả ông bà tổ tiên, biến chính dân tộc mình thành kẻ thù lẫn nhau. Tôi chỉ mong đừng nhắc đến ngày 30/4 làm gì để cho hàng triệu người buồn, đó là một nỗi nhục quốc gia...Tự hào để cho những con người chỉ biết bán tài nguyên đất nước, rừng bị tàn phá, tham nhũng khắp nơi, đất đai của dân cướp đền bù giá rẻ. Giải phóng làm gì để cho những kẻ vô học mua chức mua quyền để hại dân, hại nước, khiến cho dân tộc trở nên hèn kém tham nhũng khắp nơi...Tự hào gì những kẻ vì quyền lợi cá nhân bám lấy kẻ thù truyền kiếp để hại dân, phá đất nước trở thành tan hoang...
30 tháng 04 1975, Một ngày đau khổ, ngày đó anh tôi bị đưa đi cải tạo, ngày đó cha tôi bị quân quản đấu tố vì là tư sản, ngày đó anh chị em chúng tôi đói khát trôi dạt trên biển đông không nơi nương tựa...tôi không biết tình đồng bào, tình dân tộc ở đâu ? gia đình tôi có giết người cộng sản nào đâu mà họ trả thù đến như thế? Ngày hôm nay,khôhg còn là người việt nam, anh em con cháu tôi thành người Pháp, người Mỹ, người Gia Nã Đại, sống đùm bọc và hạnh phúc nơi này, cảm ơn thế giới đã cưu mang và giúp gia đình tôi thoát khỏi những giờ phút đen tối nhất. Ai còn là người Việt, hãy mở rộng lòng mình, để lương tâm mình xét xử, ngày 30 tháng tư là ngày gì ?
Trả lờiXóa"Chiến thắng" rồi thì bây giờ là huy động mọi nguồn lực để "Xây dựng".
Trả lờiXóaBộ Công an đã giao khoán chỉ tiêu thu tiền phạt dân vi phạm luật giao thông cho các địa phương. Năm 2012, Hà Nội phải thu được 500 tỉ đồng tiền phạt (http://www.tienphong.vn/xa-hoi/561789/Chi-tieu-thu-500-ty-dong-tien-phat-vi-pham-giao-thong-tpp.html).
Vô nhân đạo "toàn tập"!
Nhiều bác comment đã nói lên nhiều điều lắm rồi về cái ngày này. Tui chỉ biết một điều duy nhất và thật sự diễn ra trong gia đình tui là kể từ sau 30/4 ( tui không bao giờ gọi ngày này là ngày 'giải phóng' hay 'quốc hận', mà đơn thuần chỉ là 30/4 ) gia đình tui có nhiều chuyện buồn và vất vả hơn giai đọan trước đó. Thế thôi. Phái sống nhưng cảm thấy xa lạ và không cảm nhận là đang sống trên quê hương mình. Tui hay gọi đó là "tỵ nạn trên quê hương mình" !
Trả lờiXóaThưa bác Bùi Công Tự! Bài viết của bác rất hay.
Trả lờiXóaTôi dám chắc rằng những người đang nắm quyền lãnh đạo đất nước này, họ hoàn toàn đủ trí tuệ để biết và hiểu những luận điểm mà bác đã nêu và họ cũng hoàn toàn hiểu ý nghĩa trong câu nói của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhưng tôi không dám chắc một điều: liệu họ có tự nguyện từ bỏ lợi ích hay không? Theo tôi đó là cốt lõi của mọi vấn đề.
Chuyện hòa giải thật ra không phải là vấn đề quá khó, sở dĩ nó khó là vì ĐCSVN không làm được điều gì tốt đẹp cả so với chính quyền cũ mà họ lật đỗ. ĐCSVN lúc chưa cướp được CQ thì nói là nhân dân miền Nam bị áp bức, bị Mỹ bốc lột , sống không có tự do,không có dân chủ. Chính quyền miền Nam là bán nước, là tay sai ngoại bang... Như vậy chỉ cần ĐCSVN chứng tỏ rằng sau gần 40 năm cai trị, chính họ đã làm được điều gì tốt hơn những gì chính quyền cũ đã làm???
Trả lờiXóaNếu như ĐCSVN làm tốt hơn chính quyền cũ đã làm thì tôi nghĩ không có người Việt nào dù hải ngoại hay trong nước chống đối ĐCS cả và như thế hòa giải, hòa hợp không còn là vấn đề cần phải đặt ra.
Bất cứ một chính quyền nào mà làm tốt hơn chính quyền cũ trước 75 thì dù chính quyền đó có là CS đi chăng nữa thì cũng vẫn được nhân dân ủng hộ.
Thiết tưởng Nhà Nước ta nên thay đổi , không nên rùm beng kỷ niệm ngày 30-4 . Nên gọi ngày này là ngày THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC ,và thay cho những chùm pháo hoa rực rỡ và tốn kém bằng những hành động cụ thể , thăm hỏi , động viên bằng vật chất và tinh thần đối với các cựu binh , các thương binh ,các thân nhân của những người đã chết trong chiến tranh trên khắp mọi miền đất nước .Bất kể là Người MIỀN NAM hay MIỀN BẮC, đó chính là nghĩa cử , đó là hàn gắn, đó là lòng nhân đạo .
Trả lờiXóaSẽ ra sao đối với thế hệ tiếp nối nếu Cha , Ông họ vẫn bị dè bỉu là " Ngụy " , và bị phân biệt đối sử khi họ vẫn đã đang và sẽ sống , cống hiến trên chính mảnh đất này.
Chúng ta giáo dục về lòng NHÂN ÁI và Yêu thương Con Người ra sao khi phân biệt đối xử với chính người anh em của mình.
Cũng là cống hiến và HY SINH vì Tổ Quốc nhưng các chiến sỹ và đồng bào đã ngã xuống trong các năm 1974 , 1979 , 1988 dã không được NHÀ NƯỚC ghi công xứng đáng , không ngày kỷ niệm ,các ngôi mộ thì tàn lạnh khói nhang.
Đừng đòi hỏi và đừng trách thế hệ mai sau khi họ quên chúng ta khi chúng ta đối xử với những người đã ngã xuống vì Dân Tộc một cách tệ bạc như đang làm.
Hãy học cách cư xử mã thượng và nhân ái của tiền nhân đối với những anh em của mình , người một thời ở bên kia chiến tuyến. thì mới mong có sự hòa hợp - hòa giải thực sự .
Hãy cư xử với những người đã hy sinh vì TỔ QUỐC VIỆT NAM , trong thời kỳ 1974 , 1979 , 1988 một cách minh bạch và công bắng , để truyền lại di sản tinh thần cho thế hệ mai sau và để họ hiểu rằng kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm của NHÂN DÂN VIỆT NAM luôn đến từ biên giới phía bắc- TRUNG QUỐC, chứ không phải là những người anh em trong ngôi nhà VIỆT NAM chúng ta.
ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI
Chế độ độc tài toàn trị còn trên nước Việt thì không bao giờ có hòa hợp hòa giải dân tộc! Cảm ơn bài viết của bác Bùi Công Tự và Blog của Tiến sĩ NX Diện.
Trả lờiXóaDân tộc Việt Nam ta cứ mãi đứng trên bục vinh quang chiến thắng 30/4/1975 mà không suy nghĩ thấu đáo. Thử hỏi đế lúc nào đó Bộ chính trị thử cùng nhau bước xuống bậc vinh quang kia thì khi ấy đất nước Việt nam ta mới là thật sự có ngày thống nhất đúng ý nghĩa hòa hợp dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóaĐất nước đã thống nhất gần 40 năm rồi mà vẫn còn ngổn ngang trăm mối . Lòng dân chưa bao giờ thống nhất mà còn ly tán và chia rẽ sâu sắc . Nếu cứ ca mãi bài ca chiến thắng 30/4 thì làm sao mà có hoà giải hoà hợp dân tộc . Nếu thực trạng như thế này còn tiếp diễn thì không bao giờ xây dựng và phát triển đi lên cùng khu vực và quốc tế . Đất nước này muốn phát triển thì trong phải ấm ngoài phải êm , nhưng bây giờ lòng hận thù còn cao như núi giửa những người cùng con cháu lạc hồng nghĩ thật là đau xót . Bên trong thì quá bảo thủ quá lạc hậu về tư tưởng muốn chỉ có mình hưởng đặc quyền đặc lợi , bên ngoài thì hận thù chống chất . Ngày 30/4 bên trong thì mừng chiến thắng , bên ngoài thì coi là ngày Quốc hận, thì hỡi ôi dân tộc này đã ly tán hơn bao giờ hết . Chính vì những sự thật đó mà đất nước đang trong cảnh khủng hoảng toàn diện và suy thoái sâu sắc như hiện nay . Nếu nhà nước này không có những cải cách toàn diện thì VN mãi mãi là cảnh nồi da xáo thịt , chực chờ triệt hạ lẫn nhau và mãi mãi là nghèo đói và tụt hậu càng ngày càng xa so với khu vực .
Trả lờiXóa4000 ngàn năm rồi, lạc hậu vẫn lạc hậu, nghèo đói vẫn nghèo đói. Phải đi tìm những sai lầm trong "lòng dân tộc", trong "văn hoá", trong "giáo dục" mới có thể thay đổi được tương lai. Nếu tự cao tự đại, một ngàn năm nữa cũng như hôm nay mà thôi.
XóaTrước đây,khi mà hai miền nam-bắc xảy ra xung đột,thì việc các con em của dân đều phải(bị)cầm súng ra trận.Khi một trong hai bên giành được sự chiến thắng,thì thiết nghĩ những người lính của bên kia cũng chẳng có tội gì mà phải đưa họ đi cải tạo,giam cầm quá lâu như vậy.Lẽ ra sau khi chấm dứt xung đột,nên có một chính sách hòa hợp ngay sau đó thì hay biết mấy.Nhưng khổ nỗi Việt Nam ta đã không làm được như vậy.Những ngày 30/4 hàng năm càng tổ chức rầm rộ,thì sự thù hận giữa người nam,kẻ bắc càng như được khơi sâu.Tôi cũng là một người lính đã qua chiến tranh,nhưng tôi cũng không thấy tự hào,vui mừng với ngày này khi người Việt tự giết người Việt trong cuộc chiến này.Cứ với cách hành xử như hiện nay,thì sự thù hận xẽ mãi theo tới đời con,đời cháu.Nên chăng,nhà nước cần có một bước đột phá để hòa hợp,xoa dịu nỗi hận thù như có cách đối xử,giúp đỡ những người lính VNCH hiện đang sống ở VN đang bị thương tật,cuộc sống khó khăn,hoặc chi một khoản kinh phí để tu sửa,chăm nom các nghĩa trang của những người lính VNCH và nên bỏ câu"ngụy quân,ngụy quyền"khi nói về những người lính bên kia.Đó mới chỉ là những việc rất nhỏ.Thiết nghĩ,rất nhiều điều cần làm để hòa hợp dân tộc,để toàn dân VN có sự đoàn kết,thống nhất.Việc này rất quan trọng với đất nước,không hiểu có quan trọng đối với các quan chức lãnh đạo nhà nước không?
Trả lờiXóaChấn Phong.
Ngày 30/4 tôi chỉ là một thằng nhỏ đứng trước căn nhà mặt tiền của cha mẹ tôi nhìn từng đoàn bộ đội tiến vào thành phố. Cảm giác của tôi là buồn vui lẫn lộn. Buồn vì 2 người anh của tôi đã qua Mỹ du học sẽ không bao giờ có cơ hội trở về VN. Buồn vì thấy mẹ tôi khóc. Tôi biết mẹ khóc vì biết rằng bà sẽ không bao giờ được gặp lại 2 người con trai. Vui vì đất nước đã hết chiến tranh, người dân miền Nam sẽ không còn bị chết bởi đạn pháo kích của Cộng Sản. Đêm đêm trong giấc ngủ tôi sẽ không còn sợ bị pháo của Việt cộng rớt vào nhà lấy đi mạng sổng của người thân.
Trả lờiXóaGia đình tôi không có ai đi cải tạo. Ba tôi làm việc cho hãng tư, 2 anh tôi đang sống bên Mỹ, 2 chị tôi là học sinh, tôi và em gái cũng đang đi học. Tôi không căm thù người Cộng Sản, chỉ nhận thấy các anh bộ đội có vẻ ngu ngơ quê mùa đáng thương.
Nhưng rồi những ngày đi học sau đó được nhà trường Giải Phóng nhồi nhét giáo điều XHCN, những bài văn bài viết nặc mùi đấu tranh giai cấp, hận thù, cùng sự kiêu căng tâng bốc chế độ và anh hùng CS đánh Mỹ cứu nước một cách lố bịch khiến tôi cảm thấy ghê tởm và khinh bỉ những kẻ chiến thắng. Ngoài mặt tôi không nói ra nhưng trong bụng tôi nguyền rủa cái chế độ mới và tất cả những ai thuộc về chế độ đó.
Rồi đến phong trào đánh tư sản, đổi tiền, thiêu đốt sách vở thuộc chế độ VNCH, tiêu hủy sạch những gì thuộc về chế độ cũ. Ôi tôi tiếc biết bao dĩa hát nhựa (33, 45) nhạc vàng của gia đình mà tôi đã cầm búa đập cho tan nát. Biết bao sách là sách mà tôi phải phụ mẹ xé và đốt. Sách nào có thể bán ve chai được thì bán, sách nào không bán được thì đốt. Tự dưng tôi cảm thấy cuộc đời thật bất công và ông Trời đúng là không có mắt. Vì sao lại có những kẻ thật ngu dốt nhưng có quyền lực để đè đầu cỡi cổ làm hại biết bao dân lành. Nhà nhà khốn khó, người người khốn khổ.
Ngày cô tôi từ Bắc vào thăm cha tôi, cô tôi khóc nức nở trong giây phút gặp gỡ. Tôi nhìn cô chỉ thấy tội nghiệp vì cô trông nghèo nàn quá nhưng lòng tôi không mấy cảm thông vì tôi nghĩ bởi vì cái miền Bắc của cô, cái miền Bắc sắt máu lúc nào cũng chực chờ là pháo, là đánh, là chiếm, là giết cho nên hôm nay gia đình tôi mới được thở hơi thở ngột ngạt như vầy, sống thiếu thốn như vầy.
Trả lờiXóaGia đình tôi sau đó tìm đường vượt biên. Chị và em tôi đi đường bộ qua Kampuchia bị bắt và cầm tù 6 tháng. Tôi và người chị còn lại may mắn đi thoát theo dạng bán chính thức. Qua chuyện vượt biên, tôi lại càng khinh bỉ người CS hơn nữa vì họ lúc nào cũng bô bô nói về tội ác Mỹ Ngụy và đạo đức Cách Mạng nhưng ơ hay, sao Công An CS lại thu vàng của những tên phản động để cho chúng nó vượt biên. Gia đình tôi đã phải nộp 12 lượng vàng cho tôi và 12 lượng vàng cho chi tôi. Tôi và chị đi thoát vì được Công An Mỹ Tho hộ tống cho tàu ra cửa biển.
Qua đến Mỹ vào mùa Xuân 1980, tôi chẳng còn thù hận CS và không còn quan tâm mấy đến mảnh đất VN nữa vì tôi đã không còn quê hương, chẳng còn gì để luyến tiếc.
Thỉnh thoảng tôi cũng theo dõi báo chí phim ảnh, phim tài liệu nói về VN. Tôi chợt nhớ nhớ đến một thời tuổi thơ, chợt nhớ nhớ đến một nơi đã từng là quê hương của mình.
Nhận thấy cha tôi đã già, tôi ngỏ ý muốn đưa cha tôi về VN thăm cô tôi (em gái cha). Khi chọn ngày về VN, tôi đã sơ ý chọn ngày 20/4 và ở lại VN trong 3 tuần. Trong thời gian này, tôi đã chứng kiến cờ đỏ bay phất phới đầy đường phố kỷ niệm 30/4. TV mở ra thì đa phần là phim & nhạc kỷ niệm ngày 30/4. Tôi ngạc nhiên và căm giận nguyền rủa cái chính quyền lúc nào cũng kêu gọi hòa hợp hòa giải nhưng tại sao đã sau 26 năm (2006) mà họ vẫn còn ca ngợi cái ngày đó, khêu gợi lại vết thương quá khứ, làm rách vết thương tưởng đã lành. Họ có đầu óc không vậy? Hay họ muốn dùng tuyên truyền để người dân quyên đi những thành thất bại kinh tế, xã hội, chủ quyền từ sự lèo lái đất nước bởi họ và bè đảng của họ? Tại bãi biển Nha Trang, có lẽ cỡ hơn trăm em học sinh đại học, cả trai lẫn gái, năm tay nhau thành vòng tròn hát lớn những bài hát cách mạng trong tiếng nhạc đệm từ những cái loa to sau lưng. Ôi những bài hát chết người này tôi tưởng đã thuộc về quá khứ nhưng sao hôm nay nó vẫn còn được hát lại. Tôi lại thấy các em học sinh mang khăn quàng đỏ trên khắp các nẻo đường đất nước. Ôi khăn quàng đỏ đi đôi với phấn đấu học tập theo gương Bác. Ôi trong nhiều gia đình ngoài Bắc, nhà nào cũng có hình Bác treo ở trên cao. Ngày xưa, trong nhà cha mẹ tôi, không hề có treo tấm hình ông Thiệu hay ông Diệm mà chỉ có hình Phật. Chừng nào thì người VN mới thôi ca ngợi lãnh tụ. Chừng nào thì cái chế độ quái thai CS mới bị dẹp tan ở VN?
Ngày 30/4 thứ 38 sẽ đến vào ngày mai. Tôi chỉ mong VN sẽ không là một thuộc địa của Tàu trong vòng 50 năm tới. Tôi mong rằng những công nhân Tàu khai thác bauxite ở cao nguyên sẽ bị cho về xứ sở khi công tác kết thúc. Tôi không muốn thấy một Chợ Lớn thứ 2 tại cao nguyên. Tôi không tin người Tàu có lòng tốt và căm thù những ai chấp nhận nhượng bộ giang sơn của tổ tiên tôi cho người Tàu.
Trước ngày 30/4 tôi không biết CS là gì. Hôm nay, tôi căm thù người CS.
Thưa TS Nguyễn Xuân Dìện đáng kính, tôi thuộc lớp ngưòi sinh ra khi phong trào giành Độc Lập của toàn dân dâng cao. Di cư vào Nam 54 lúc 16 tuổi, mẹ tôi là hàng xóm cụ Trần Xuân Bách, ba tôi là bạn cụ Vũ Đính Huỳnh, nhờ có ăn học và tiếp cận với thông tin tự do từ thuỏ nhỏ nên tôi hiểu khá rõ về nguyên nhân cửa cuộc chiến 1945-1975 với cái chết của khoảng hơn 2 triệu ngưòi Việt (nhà nươc XHCN cho là tới 4 triệu). Nhưng hình như phần lớn trí thức VN hiện tại vẫn cho là cuộc chiến tranh vừa qua là để chống đé quốc xâm lăng Mỹ và bọn tay sai ngụy. Mạo muội xin hỏi TS ở VN đã có một công trình nào nghiên cứu vế lý do Mỹ đã đem quân vào VN chưa ?? phải chăng VN đe dọa đến nền an minh Mỹ, hay đụng chạm đến quyển lợi của dân tộc Hoa Kỳ, hay người Mỹ muốn chiếm VN làm thuộc địa, hoặc có ý chiếm đoạt mỏ quặng qúi hiếm ( vàng, bach kim, Uranium ), dầu khí, kim cương ?? Nếu có một cuộc nghiên cứu độc lập vô tư đuợc công luận biết và đồng thuân,thì trí thức VN sẽ không chạy theo tà quyền, và hiểu rõ được người miền Nam, thì sự hoà giải dân tộc sẽ đuợc thực hiện từ gốc rề, và hy vọng đuợc lòng dân quy về một mối. Đa tạ.(Trần Văn. quê thôn Tương Nam, Huyện Nam Trực, Nam Định)
Trả lờiXóaTàng thư và những tài liệu mật của các đời TT Mỹ can thiệp vào VN đã được công bố chẳng có đoạn nào nói việc Mỹ đem quân vào VN vì những lí do như bác vừa kể ! Lịch sử càng ngày càng được rõ ràng hơn . Chuyên gì phải tới sẽ tới ! Lịch sử VN hậu CS sẽ phơi bày hết !
XóaTôi là 1 đọc giả thường xuyên của blog Xuân Diện. Gia đình tôi có ông ngoại tham gia kháng chiến chống Mỹ và có huân chương. Sau khi miền Nam được giải phóng, ông ngoại tôi có nhiều ưu tư vì thực tế không như mong đợi.
XóaTôi là thế hệ lớn lên khi cuộc chiến vừa kết thúc. Tôi hoàn toàn không hiểu về nỗi ưu tư của ông ngoại tôi lúc đó. Ngoài những thông tin mà tôi được học ở trường về cuộc chiến tranh VN, tôi không biết gì khác.
Mãi sau này, tôi có dịp tiếp cận những tư liệu khác nhau về cuộc chiến. Đa số đều phân tích nguyên do Mỹ nhảy vào cuộc chiến không phải vì lý do xâm chiếm đất đai hay tài nguyên. Mà mục đích của họ là giành ảnh hưởng và lôi kéo đồng minh để ngăn chặn làn sóng đỏ, tức sự ảnh hưởng của khối XHCN mà đứng đầu do Liên Xô lãnh đạo muốn lôi kéo cả châu Á đi theo con đường CNXH. Và người Mỹ đã thành công ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... nhưng lại thất bại ở Việt Nam.
Tóm lại, cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến về ý thức hệ Cộng Sản và Tư Sản của 2 phe XHCN và TBCN mà Việt Nam bị lôi cuốn vào đó.
Cái dở của Mỹ là lẽ ra phải mềm mỏng thuyết phục miền Bắc đi theo lý tưởng của mình nhưng lại chọn cách dùng vũ lực ép buộc.
P/s: Đây là những hiểu biết của cá nhân tôi về cuộc chiến. Nếu có điều gì thiếu sót, mong các anh chị, chú bác góp ý giùm cho. Xin cảm tạ.
Chân thành cảm ơn bác Xuân Diện đã tạo điều kiện cho tôi được nói lên ý kiến của mình.
Xin cám ơn Văn Hiến đã góp ý, trẻ hơn tôi 15-20 tuổi mà có cái nhìn khá chính xác. Cám ơn TS Xuân Diện (Trần Văn)
XóaBài của Văn Hiến 00:29 ngày 1 tháng 5 năm 2013 ở trên rất chính xác(nhưng chưa đủ)
Trả lờiXóa