Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

ĐỀ XUẤT ĐỔI TÊN NƯỚC THÀNH VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Đề xuất tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Qua tổng hợp ý kiến người dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, có thêm phương án mới là lấy lại tên nước thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.

Ngày 12/4, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình Thường vụ Quốc hội dự thảo Hiến pháp mới cùng báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến nhân dân. Với nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, ban soạn thảo để ngỏ bằng cách trình hai phương án. 

Cụ thể, Lời nói đầu giờ được diễn đạt theo hai phương án. Trong đó, một phương án ngắn gọn, súc tích, dài không quá 180 chữ, khẳng định quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, điều cuối cùng của dự thảo, bên cạnh quy định cũ có thêm phương án mới: “Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành và phải được trưng cầu dân ý”.

Điều 1 dự thảo tiếp thu, bên cạnh cách viết cũ tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xuất hiện phương án mới, phản ánh chính xác hình thức chính thể và chủ quyền quốc gia về lãnh thổ: “(1) Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. (2) Tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Ảnh tư liệu.

Phương án này thể hiện ý kiến nhiều tầng lớp nhân dân, cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở Việt Nam, là thành quả của Cách mạng Tháng Tám, đã được long trọng tuyên bố với nhân dân và toàn thế giới qua bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945. Tên gọi ấy được khẳng định trong Hiến pháp 1946, 1959 và chỉ được thay đổi bởi Hiến pháp 1980. Về mặt pháp lý, đến thời điểm này, tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sử dụng nhiều hơn so với tên nước hiện nay.

Liên quan đến vấn đề thu hồi đất, Điều 58 dự thảo tiếp thu không còn quy định thu hồi đất với cả “dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, bổ sung nguyên tắc “thu hồi, bồi thường phải công khai, minh bạch, công bằng và do luật định”.


 .
Bên cạnh việc làm rõ hơn trách nhiệm của Đảng, quyền giám sát của nhân dân với Đảng, khoản 1 Điều 4 dự thảo mới có thêm phương án diễn đạt khái quát, cô đọng về vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Các nội dung khác thuộc về bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng đã thể hiện đầy đủ trong Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và các văn bản khác, không cần đưa vào Hiến pháp như dự thảo hiện tại. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng, cách diễn đạt này sẽ giúp Hiến pháp mới ổn định hơn, bền vững hơn, tránh phải sửa đổi 5-10 năm một lần mỗi khi văn kiện Đảng có điều chỉnh mới.

Cũng liên quan đến vấn đề Đảng trong Hiến pháp, dự thảo tiếp thu ở Điều 70 về nghĩa vụ của các lực lượng vũ trang xuất hiện hai phương án mới. Một là giữ nguyên, khẳng định các lực lượng vũ trang phải trung thành, bảo vệ tổ quốc và nhân dân. Phương án khác có thêm chủ thể Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đứng sau tổ quốc và nhân dân. 

Chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng tiếp thu ý kiến đóng góp phong phú của nhân dân. Theo đó, Điều 15 quy định quyền con người, quyền công dân chỉ có thể “bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp” vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, đạo đức, sức khỏe cộng cồng và chỉ “theo quy định của luật”.

Dự thảo tiếp thu cũng làm rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước và những bảo đảm của Nhà nước để các quyền cơ bản của người dân là hiện thực và khả thi. Chẳng hạn, quyền sống (Điều 21) có thêm phương án bổ sung nội dung: “Hình phạt tử hình cho đến khi chưa được bãi bỏ, chỉ được áp dụng đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do luật định”. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 26) được bổ sung: “Trình tự, thủ tục thực hiện các quyền này do luật định”.

Trong các điều khoản hiến định về quyền con người, nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện rõ ràng hơn ở Điều 32 dự thảo tiếp thu: “Người bị buộc tội được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Điều 39 dự thảo tiếp thu thể hiện sự bình đẳng của mọi người trong vấn đề hôn nhân, không phân biệt giới tính khi quy định: “Mọi người đủ tuổi do luật định có quyền kết hôn”. Từ đây mở ra khả năng xem xét, thừa nhận quyền cơ bản cho cả người đồng giới, lưỡng tính, chuyển giới.


Trên cơ sở báo cáo về việc tiếp thu ý kiến nhân dân đóng góp cho Hiến pháp của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ngày 12/4, Thường vụ Quốc hội đã họp, tham gia thêm ý kiến. Vì tính quan trọng của nó, bản dự thảo tiếp thu này sẽ tiếp tục được hoàn thiện, để Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 7 tới thảo luận, góp ý trước khi đưa ra Quốc hội thảo luận tiếp tại kỳ họp vào cuối tháng 5. 

Tinh thần là tất cả vấn đề lớn của Hiến pháp, còn ý kiến khác nhau thì Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng phải đưa ra các phương án khác nhau để toàn Đảng, toàn dân tiếp tục thảo luận cho đến khi Quốc hội quyết định, thông qua Hiến pháp mới tại kỳ họp cuối năm.


Theo Pháp luật TP HCM

* Đề xuất này cũng hay đây! Nhưng sợ nhất là kèm theo đổi tiền (chẳng lvẫn dùng tờ giấy bạc có dòng chữ: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). - N.N.Đ 
 

25 nhận xét :

  1. tôi đồng ý đổi tên nước thành VNDCCH

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi hoàn toàn tán thành lấy lại tên nước như khi Cụ Hồ đọc tuyên ngông độc lập ngày 2/9/1945 là VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA.Còn " Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam " Là gì? Không ai biết.

      Xóa
  2. DÂN CHỦ-CỘNG HÒA-TỰ DO-HẠNH PHÚC,Ý CỦA CỤ HỒ CHÍ MINH,còn ai uốn ba tấc lưỡi cho rằng:"không phù hợp với giai đoạn cách mạng" thì tùy.

    Trả lờiXóa
  3. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 13:41 13 tháng 4, 2013

    Hoan hô ! Hoan hô ! Hàng vạn chữ kí, hàng vạn cánh tay giơ lên . Nhân Dân ta quyết giành thắng lợi . Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Muôn Năm !

    Trả lờiXóa
  4. Đã xuống thang về vài ngôn từ nhưng vẫn bảo lưu làm cha mẹ thiên hạ

    Trả lờiXóa
  5. Điều này khả dĩ là phù hợp trong giai đoạn hiện nay vì: Một mặt, VN không phải là nước XHCN (Có lẽ cũng sẽ không bao giờ như vậy) mà lấy tên là CHXHCN; măt khác, VNDCCH là tên do Cụ Hồ khai sinh ra. Nếu con cháu Cụ có học tập Cụ, thì trả lại cái tên nước do Cụ khai sinh từ 1945.
    Nếu tiếp thu bỏ điều 4 nữa thì thành "cặp đôi hoàn hảo"!

    Trả lờiXóa
  6. Toàn loanh quanh cả thôi .Đổi tên Nước là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa là tạm ổn rồi ,chấp nhận được . Nhưng đó chỉ là cái vỏ , còn cái lõi kia ,điều 4 chưa đụng đến ( vẫn thế , chỉ đổi câu chữ ) , điều 70 đang nhùng nhằng (nghe ngóng ), về đất đai vẫn không đổi . Tóm lại theo tôi các Bác cứ lấy kiến nghị 72 làm chuẩn ,từ đó sửa sang đôi chút cho chuẩn hơn là được , hãy biết dẹp bỏ tự ái nhỏ nhặt để cho dân tộc chuyển mình đi lên . Dung cảm gạt bỏ " Ý thức Hệ " vay mượn và lỗi thời . Lịch sử chưa từng chọn ai bao giờ ,và nay nó đang đi qua trước cửa . Hãy biết nắm lấy cơ hội và thay đổi nó ngay bây giờ , nếu không VIỆT NAM vẫn mãi mãi là nước " Nhỏ ", hèn kém và " Nhược tiểu " trong mắt thế gian.

    để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  7. TÊN ẢO VÀ TÊN THẬTlúc 16:21 13 tháng 4, 2013

    Tên nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA sẽ sát với thực tiễn của Việt Nam và của thế giới hơn. Ông Hồ Chủ Tịch là người cộng sản đầu tiên, nhưng Ông đã khai sinh cho nước Việt là VN DÂN CHỦ CỘNG HÒA ,qua tên đó Ông thể hiện khát khao DÂN CHỦ cho Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  8. Tên nước là: CỘNG HÒA VIỆT NAM. Lý do:
    1.Tên nước cần ngắn gọn, không cần cho thêm chữ "Dân chủ" vào làm gì. Sợ thế giới nghĩ mình không có dân chủ hay sao mà phải đưa vào? Các nước trên thế giới, tuyệt đại đa số chỉ ngắn gọn thế thôi: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Nga... Chứ đâu cần phải là Cộng hòa dân chủ Pháp?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 10:26 15 tháng 4, 2013

      Rất hoan hô ý kiến của bạn . Nhưng còn lí do tiếp là gì ? Mới có 1 lí do hà .
      Còn CHDC Congo , CHDCND Lào, CHDCND Triều Tiên . CHDC Đức thì bị xóa sổ rồi !

      Xóa
  9. Đồng ý đổi tên VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA đây là Nhà nước của toàn dân, đúng Ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Trả lờiXóa
  10. Hỡi các vị lãnh đạo Việt nam . Hãy dũng cảm "vượt lên chính mình" . Tên tuổi các vị sẽ gắn liền với dân tộc Việt nam . Người dân Việt nam sẽ mãi nhớ đến các vị như những bậc khai quốc công thần .Hãy đi vào lịch sử dân tộc với những điều vinh quang nhất .

    Trả lờiXóa
  11. Do nhiều ý kiến đóng góp quá cả nước + Bình Dương gần 90 triệu lượt nên gây ùn tắc như giao thông Hà nội vậy nên chưa chọn ra phương án nào.Mong bà con lên rừng săn bắn hái lượm hay về Cống Rộc mò cua bắt ốc cho nó tự do và hạnh phúc.Bao giờ QH đọc,lắng nghe,thảo luận xong rồi quyết định nhé

    Trả lờiXóa

  12. Không phải là đề xuất đổi tên nước thành VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ! mà là trả lại tên nước: VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA do bác HỒ Chí MINH đặt và khai sinh ra ngày 2/9/1945 , và cùng cơ hội này trả lại cái tên đảng do bác đặt ra là : ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM !!! là mọi chuyện sẽ tốt và hơp lòng dân ...???

    Trả lờiXóa
  13. Tại sao không đổi thành Việt Nam Cộng Hòa cho nó tiện. Vừa ngắn gọn , đầy đủ ý nghĩa .Thế giới nhất định sẽ hoan nghênh ngay.

    Trả lờiXóa
  14. Tôi đồng ý với @Nặc danh 17:04 Ngày 13 tháng 4 năm 2013, nên đổi tên nước thành Cộng Hòa Việt Nam. Nhưng đổi tên nước mà thể chế chính trị vẫn như cũ thì khỏi phải đổi cho mất công.

    Trả lờiXóa
  15. Xin lấy:
    -tên nước VIỆT NAM.
    -Cờ thì phải sáng sủa, phải khác xa cờ Tàu để không bị mắc mưu Tàu.
    -Quốc ca thì phải hùng mà hiền.

    Trả lờiXóa
  16. Quốc ca thì phải hùng mà hiền còn quốc hoa thì phải dùng "hoa cải"

    Trả lờiXóa
  17. Đổi tên nước thì làm quái gì, vấn đề là phải bỏ điều 4 HP, cho 2-3 đảng hoạt động, thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai, bỏ 90 % các tập đoàn, công ty quốc doanh phá hoại, xây dựng một xã hội dân chủ, tam quyền phân lập v.v...thì đất nước mới hùng cường, người dân mới được quyền làm người...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói đúng! Phải thay đổi những điều cốt yếu , chứ cái áo đâu có làm nên thày tu?

      Xóa
  18. ĐỪNG "ĐI ĐÂU LOANH QUANH CHO ĐỜI MỎI MỆT NỮA"! LÀM MỘT PHÁT LUÔN: NƯỚC "CỘNG HÒA VIỆT NAM" CHO NGẮN GỌN VÀ LẤY BẢN KIẾN NGHỊ 72 RA BÀN THẢO ĐỂ SỬA CHO HOÀN THIỆN THEO Ý DÂN.
    CÒN NẾU TRẢ LẠI TÊN NƯỚC NHƯ TÊN KHAI SINH, THÌ LẤY BẢN HIẾN PHÁP 1946 RA, GIỮ NGUYÊN "TINH THẦN" VÀ SỬA LẠI CHO PHÙ HỢP VỚI THỜI ĐẠI VĂN MINH.
    CHỮ "DÂN CHỦ" TRONG VĂN BẢN KHÔNG THỰC SỰ CẦN THIẾT, VÌ CHỮ NÀY ĐÃ "ĐỨNG" TỪ XƯA ĐẾN NAY NHƯNG TRÊN THỰC TẾ THẾ NÀO THÌ CÁC VỊ CŨNG ĐÃ THẤY.
    ĐÂY LÀ THỜI ĐIỂM VÔ CÙNG THUẬN LỢI ĐỂ THAY ĐỔI CƠ BẢN. TÔI TIN SỰ THAY ĐỔI NÀY HOÀN TOÀN KHÔNG PHỦ NHẬN QUYỀN LÃNH ĐẠO CỦA ĐCSVN.

    Trả lờiXóa
  19. Bác Diện ơi nếu đổi tên thành VNDCCH thì có ảnh hưởng gì đến "công hàm năm 1958" không, vì công hàm này do Chính phủ VNDCCH ký? Ta có bị mắc lừa bọn Tàu không? Mong các Nhà trí thức nghiên cứu cho kỹ.
    Tôi thì ủng hộ hoặc đổi thành CỘNG HÒA DÂN CHỦ VIỆT NAM hoặc CỘNG HÒA VIỆT NAM.

    Trả lờiXóa
  20. Đổi tên nước xong, đổi tiền luôn, thế là bao nhiêu tiền gởi ngân hàng cuả người dân bị nhà nước cướp sạch hết!!!

    Trả lờiXóa
  21. Đổi tên nước là quá tốn kém - phải mất rất nhiều tiền để làm lại con dấu, đổi lại tên nước trên giấy tiền đồng Việt Nam.

    Trả lờiXóa