Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

CHIỀU NAY, CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG THĂM ĐẢO LÝ SƠN

Chủ tịch Trương Tấn Sang đã thăm Vùng cảnh sát biển 2
Chủ tịch Sang ra thăm đảo Lý Sơn
Cập nhật: 09:46 GMT - thứ hai, 15 tháng 4, 2013

Chủ tịch Trương Tấn Sang ra thăm đảo Lý Sơn, một ngày sau khi có buổi nói chuyện với ngư dân Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Chuyến thăm được tiến hành chiều thứ Hai 15/4, trong khuôn khổ đợt công tác tỉnh Quảng Nam của ông chủ tịch. 

Chi tiết chương trình thăm người dân Lý Sơn của ông Trương Tấn Sang chưa được công bố.

Đảo Lý Sơn, nơi có cộng đồng ngư dân chuyên hành nghề ở khu vực biển gần quần đảo Hoàng Sa, được cho như "đảo tiền tiêu" trong các hoạt động đánh bắt, đồng thời cũng là khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển này.

Chuyến thăm Lý Sơn của Chủ tịch Sang có thể được xem như phản ứng cho việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 8/4 thăm ngư dân Trung Quốc trên đảo Hải Nam, cũng là nơi xuất phát của tàu bè Trung Quốc hướng xuống Biển Đông.

Chuyến đi của ông Trương Tấn Sang rất có thể sẽ thu hút sự chú ý của báo chí và dư luận Trung Quốc, vốn đang theo dõi chặt chẽ các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải). 

'Đảo tiền tiêu'

Mới đây, hôm 8/4 Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng ra thăm và làm việc tại Lý Sơn. Ông nói đảo này "có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, được xem như đảo tiền tiêu" của Việt Nam.

"Do đó quân và dân huyện đảo cần hết sức cảnh giác với những âm mưu của kẻ thù về chủ quyền an ninh biên giới biển đảo, các hoạt động trên biển.”

Ông bộ trưởng đề nghị chính quyền Lý Sơn động viên khuyến khích ngư dân bám biển để "vừa làm kinh tế, vừa khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
"Bằng mọi cách phải bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của đất nước." -Chủ tịch Trương Tấn Sang
Với hiện diện của người đứng đầu Nhà nước ngày 15/4 này, dường như Việt Nam khẳng định một lần nữa thông điệp về chủ quyền với Trung Quốc.

Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung là nơi có nhiều ngư dân bị Trung Quốc cản trở khi hành nghề ngoài biển.

Trước khi ra đảo, Chủ tịch Trương Tấn Sang có buổi trò chuyện làm việc với ngư dân Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, vào hôm Chủ Nhật 14/4.

Khi nghe ngư dân than phiền về tình trạng bị Trung Quốc đuổi bắt, ông chủ tịch hứa "sẽ tìm giải pháp".

Sau khi tiếp xúc với ngư dân, ông Sang có buổi làm việc với binh lính và sỹ quan của Vùng cảnh sát biển 2.

Ông kêu gọi lực lượng cảnh sát biển bảo vệ vững chắc chủ quyền.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông nói: "Bằng mọi cách phải bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của đất nước".

"Các hoạt động đánh bắt hải sản, hoạt động khai thác dầu khí, các hoạt động của các doanh nghiệp, vận tải biển, nghiên cứu khoa học trên vùng biển Việt Nam phải hết sức an tâm. Điều này hết sức hệ trọng.”

Vùng cảnh sát biển 2 canh gác vùng biển từ đảo Cồn Cỏ tới Cù Lao Xanh thuộc tỉnh Bình Định.

Nguồn: BBC Tiếng Việt

Buổi chiều mới ra Lý Sơn, chắc đêm nay Chủ tịch ngủ lại trên Đảo Lý Sơn. 
Mời chủ tịch Trương Tấn Sang xem bài: Khảo cứu tài liệu Lý Sơn.
Thông điệp từ văn bản Lý Sơn: 
 "Đường biển ấy là nơi quan yếu, phải dốc sức mà thừa hành để cho công việc được mười phần trọn vẹn. Nếu bất cẩn, sẽ phạm trọng tội". 
 

3 nhận xét :

  1. Điều quan trọng nhất là không để ngư dân đơn thương độc mã như vừa qua. Lực lượng biên phòng, hải quân, cảnh sát biển hoạt động thế nào đó để khi ngư dân ta bị bọn Tầu quấy nhiễu, chèn ép thì có mặt kịp thời bảo vệ. Như vụ chúng bắn cháy ca bin tầu ngư dân vừa qua, nếu có lực lượng trên hoạt động gần đó thì có lẽ chúng đã không dàm làm, hoặc có làm thì cũng bị ta bắt và yêu cầu bồi thường.
    Lâu nay chỉ thấy báo chí nói phía ta xua đuổi hàng nghìn tầu TQ, nhưng không biết có bắt thằng nào như Philippin làm không? Phải mạnh hơn nữa, vì chúng vào nhà ta ăn cắp trái phép thì ta có quyền bắt.

    Trả lờiXóa
  2. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 03:20 16 tháng 4, 2013

    CTN Trương Tấn Sang nên đi thăm Trường Sa một chuyến thì sau này vẫn được tiếng để đời . Ông đã đi thăm vùng biên giới cực bắc, thăm Thác Bản Giốc, thăm Cột Cờ Lũng Cú , sợ gì không thăm Trường Sa chứ ? Phần xa xội nhất của Tổ Quốc trên Biển Đông không đáng được lãnh đạo Đ và NN dến thăm sao ?

    Trả lờiXóa
  3. Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà Nước nên đi , đến ,và gặp gỡ nhân dân các vùng biên giới , các nơi dân còn đang thiếu ăn , khổ sở trăm bề và nhất là các hải đảo xa xôi tiền tiêu của Tổ Quốc bởi nơi đó người dân đang phải hứng chịu muôn vàn khó khăn , mà chủ yếu vẫn là do sự sâm lấn ngang ngược của Trung Quốc .Trong khi Quân Đội , Cảnh sát Biển , kiểm ngư còn đang lúng túng và bị " Trói Tay " bời những luật pháp , thì chính Họ - Những ngư dân dũng cảm đang ngày đêm biến mình thành những cột mốc di động để bảo vệ chủ quyền của tổ Quốc . Hãy dành cho gia đình họ những sự trợ cấp đặc biệt để họ yên tâm sống và ra khơi . Hãy tận thu ngay những con " Tàu Ma " của vinashil , vinaline còn đang dật dờ trên sóng để đóng cho họ những con tàu vững chăc , điều đó chắc sẽ có ích hơn nhiều lời nói ," hội thảo " hay " nghị quyết " ồn ào nhưng thiếu thực tiễn - mong lắm thay !

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa