Thực hư vụ chữ sai trên bức hoành phi ở Đền Hùng
Lời dẫn của Tễu Blog: Dưới đây là bài viết về những chữ sai - sai rành rành rồi, không cãi được nữa - tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Tại khu di tích này, đã thành một "truyền thống" rất có hệ thống về những sai sót. Năm xưa, người ta tu sửa lăng mộ Hùng Vương thay cột gạch bằng cột đá, trên mỗi mặt cột đều khắc lại vào đá những câu đối cũ. Trong đó có mấy chữ "thập bát đại truyền" 十八代傳 (mười tám đời truyền) thành ra "thập bát khuyển truyền" 十八犬 傳 (mười tám chó truyền) tức là rơi mất bộ "nhân" (亻) ở chữ "đại" 代 (đời) rồi thêm nét thành chữ "khuyển"犬 (chó). Việc bị phát giác, đơn kiện lên tận TBT Lê Khả Phiêu. VP TBT chuyển đơn thư về Viện Hán Nôm, Viện phải cử bà Đỗ Thị Hảo lên tận nơi xem xét, sửa chữa, bấy giờ mới yên.
Những ngày này, tâm thức của mọi người con đất Việt
đang đau đáu hướng về Đất Tổ, về ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba, với
lòng thành kính khôn nguôi tưởng nhớ cội nguồn dân tộc.
Những chuyến hành hương về Đền Hùng (Phú Thọ) luôn là dịp để mỗi người con dân nước Việt bày tỏ lòng thành kính, khơi dậy những tình cảm thiêng liêng, lòng tự hào dân tộc. Tuy nhiên, với bác Trần Văn Sinh, 73 tuổi, thành viên lớp thư pháp Chùa Hoằng Ân (Quảng Bá, Hà Nội), chuyến về nguồn của bác hôm đầu tháng 3 Dương lịch đã để lại những cảm xúc kém vui vì lỗi Hán tự không đáng có trên bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang” 肇 祖 南 邦 ở Đền Trung, trong quần thể di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
.
“Viết sai vậy là bất thành văn”
Theo chia sẻ của bác Sinh, bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang” ở nhà Đại Bái đền Trung, nhìn từ ngoài vào thì nằm bên tay trái. Chữ “Tổ” thừa một chấm. Chữ đúng thì chỉ có chấm ở dưới, hoàn toàn ko có dấu chấm ở trên như bức ảnh trên đây. Nếu chỉ cần thêm một dấu chấm thì chữ sai hoàn toàn.
Những chuyến hành hương về Đền Hùng (Phú Thọ) luôn là dịp để mỗi người con dân nước Việt bày tỏ lòng thành kính, khơi dậy những tình cảm thiêng liêng, lòng tự hào dân tộc. Tuy nhiên, với bác Trần Văn Sinh, 73 tuổi, thành viên lớp thư pháp Chùa Hoằng Ân (Quảng Bá, Hà Nội), chuyến về nguồn của bác hôm đầu tháng 3 Dương lịch đã để lại những cảm xúc kém vui vì lỗi Hán tự không đáng có trên bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang” 肇 祖 南 邦 ở Đền Trung, trong quần thể di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
.
Bức hoành phi ở Đền Trung, được đọc từ phải qua là “Triệu Tổ Nam Bang”.
Chữ “Tổ” được khoanh tròn (Ảnh: Chụp ngày 13/3/2013, do ông Sinh cung cấp)
Chữ “Tổ” được khoanh tròn (Ảnh: Chụp ngày 13/3/2013, do ông Sinh cung cấp)
“Viết sai vậy là bất thành văn”
Theo chia sẻ của bác Sinh, bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang” ở nhà Đại Bái đền Trung, nhìn từ ngoài vào thì nằm bên tay trái. Chữ “Tổ” thừa một chấm. Chữ đúng thì chỉ có chấm ở dưới, hoàn toàn ko có dấu chấm ở trên như bức ảnh trên đây. Nếu chỉ cần thêm một dấu chấm thì chữ sai hoàn toàn.
“Ở Đền Trung, chữ Tổ thừa nét là thành sai. Không thể nói theo cách khác
được. Người nào treo lên thì phải có trách nhiệm bởi đây là tổ của đất
nước, sai một cái nhỏ nhất cũng không được, thay đổi một cái nhỏ nhất
thôi cũng phải nâng lên đặt xuống, mời các nhà khoa học, chuyên môn đến
xem xét, phân tích kỹ lưỡng. Thực tế, chúng ta không thiếu các nhà
chuyên môn. Viết sai như vậy là bất thành văn, vô cùng nguy hiểm,” bác
Sinh phân tích.
.
Chân thư đòi hỏi nghiêm cẩn
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Vietnam+, bác Sinh nhấn mạnh: Chúng ta viết tiếng Hán nhưng chúng ta có cách đọc của người Việt Nam. Tổ tiên ta từ năm 1010 đã có “Thiên đô chiếu” của Lý Công Uẩn, năm 1076 có bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”,… Ở Việt Nam, chúng ta tự hào có 3 thứ ngôn ngữ. Thể tự ngôn ngữ của Việt Nam nằm trên thế chân vạc gồm: Hán-Việt, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
Cũng theo bác Sinh, toàn bộ các bức hoành phi ở Đền Hùng từ xưa hoàn toàn là chữ Hán hết, và được viết theo lối “Chân thư,” tức là đòi hỏi sự chân thực, nghiêm cẩn cao độ.
“Đền Hùng là quốc tổ, ông tổ của mọi thứ thì không được phép mảy may sơ suất. Cả dân tộc, đất nước nhìn vào đó. Có rất nhiều học giả từ các nước sang thăm Đền Hùng, vậy họ sẽ nghĩ gì khi thấy nơi thờ quốc tổ lại sai như thế? Viết thiếu nét hay thừa nét thì chữ đó sai, không có trong văn tự nữa, nó không có ý nghĩa gì cả. Đó là ‘bất thành văn’. Nghĩa và âm hoàn toàn sai,” bác Sinh bộc bạch.
Để xác minh vấn đề, trong ngày 16/3, nhóm phóng viên Vietnam+ đã có chuyến tìm hiểu thực tế tại Đền Hùng, Phú Thọ. Sau khi chụp lại ảnh bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang” với chữ Tổ bị thừa nét ở Đền Trung, Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với Ban quản lý di tích Đền Hùng.
.
Ông Triệu Ngọc Bảo, Thủ từ giữ Đền Trung cho biết: “Tôi được nhận làm ông Từ từ ngày 31/12/2012 đến nay. Theo quy chế, mỗi người chỉ phục vụ một năm, mỗi người chỉ được làm một lần. Chúng tôi thì không biết chữ Hán, nhưng từ cha ông truyền lại, ở Đền Trung có 3 bức hoành phi là Hùng Vương Tổ Miếu, Hùng Vương Linh Tích và Triệu Tổ Nam Bang. Tất cả hoành phi và đồ thờ đều do ban quản lý di tích làm, tôi mới lên đây nên không biết.”
.
Tôn trọng nguyên bản?
Khi được hỏi quan điểm của Ban quản lý di tích về vấn đề này, bà Tạ Thị Kim Nhung, Phó Giám đốc Ban quản lý di tích Đền Hùng phụ trách mảng bảo tồn, trả lời: “Những bức hoành phi này là những bức hoành phi cổ, từ ngày xưa, theo văn bia có nói ở thời nhà Nguyễn đã có sửa các bức hoành phi ở Đền Trung.
Năm 2009 bắt đầu tu sửa Đền Trung và hoàn thành vào năm 2010. Ban quản lý khu di tích đã tôn trọng hoành phi của các bậc tiền nhân và đem sơn thếp lại, chứ còn về chữ thì anh em không có sửa chữa gì cả. Về chữ Hán, chúng tôi là thế hệ hậu sinh, nên am hiểu chưa được sâu sắc. Trước khi tu sửa Đền Trung, đã có nhờ Hội đồng khoa học Viện Hán Nôm xem xét thẩm định và đã báo cáo Hội đồng khoa học của Bộ Văn hóa.”
Bà Nhung cũng rất thẳng thắn: “Khu di tích Đền Hùng là nơi thờ tự tổ tiên chung của cả nước, nên việc quan tâm, chăm lo đến Đền Hùng là trách nhiệm của tất cả con dân đất Việt, vì tất cả đều hướng về cội nguồn, với mong muốn khu di tích ngày càng đẹp và khang trang hơn. Những ý kiến đóng góp này, chúng tôi xin ghi nhận để tiếp tục nghiên cứu và sẽ nhờ các nhà khoa học, nhà chuyên môn trong lĩnh vực Hán Nôm giúp đỡ, thẩm định”.
Về các quy trình tu bổ, sửa chữa tại Đền Hùng, ông Lưu Quang Huy, Phó Giám đốc Ban quản lý di tích phụ trách mảng xây dựng và tu bổ, giải thích: “Cái cũ (hoành phi) do đời xưa để lại, mình đã tôn trọng, giữ nguyên không thay đổi. Nhưng về quy trình thực hiện làm hoành phi mới, đã có cơ quan tư vấn thông qua, chủ đầu tư mang qua Bộ Văn hóa-Thông tin-Thể thao và Du lịch thẩm định toàn bộ.
"Bộ Văn hóa có lấy ý kiến của Hội đồng Khoa học của Bộ, để tìm hiểu sai hay đúng rồi tiếp tục chỉnh sửa. Cơ quan đầu tư tiếp tục gửi sang Viện Hán Nôm, nhờ bên đó thẩm định toàn bộ bộ chữ.
"Sau khi thẩm định xong, bên đó (Viện Hán Nôm) làm cỡ chữ và đóng dấu xác nhận từng chữ một và sau đó mang đi triển khai thực hiện, cho đục. Đục xong lại nhờ các anh Viện Hán Nôm lên thẩm định xem có sai sót gì không. Đó là tất cả quy trình làm mới. Khu di tích luôn tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bà con, du khách về Đền Hùng.”
Anh Huy cũng cho biết, trước khi sửa chữa Đền Trung, toàn bộ các hoành phi cũ được dỡ xuống, niêm phong cẩn thận, rồi chuyển cho các đơn vị tổ chức thi công sơn son thếp vàng. Trước khi treo hoành phi mới lên, Ban Quản lý di tích lại mời các nhà chuyên môn đến thẩm định xem quá trình thi công có làm mất nét (hoành phi cũ) hay không./.
Tham khảo: [Những điều khó hiểu trong dự án di tích Đền Hùng]
.
Ông Sinh trong cuộc trò chuyện với phóng viên Vietnam+ (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)
Chân thư đòi hỏi nghiêm cẩn
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Vietnam+, bác Sinh nhấn mạnh: Chúng ta viết tiếng Hán nhưng chúng ta có cách đọc của người Việt Nam. Tổ tiên ta từ năm 1010 đã có “Thiên đô chiếu” của Lý Công Uẩn, năm 1076 có bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”,… Ở Việt Nam, chúng ta tự hào có 3 thứ ngôn ngữ. Thể tự ngôn ngữ của Việt Nam nằm trên thế chân vạc gồm: Hán-Việt, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
Cũng theo bác Sinh, toàn bộ các bức hoành phi ở Đền Hùng từ xưa hoàn toàn là chữ Hán hết, và được viết theo lối “Chân thư,” tức là đòi hỏi sự chân thực, nghiêm cẩn cao độ.
“Đền Hùng là quốc tổ, ông tổ của mọi thứ thì không được phép mảy may sơ suất. Cả dân tộc, đất nước nhìn vào đó. Có rất nhiều học giả từ các nước sang thăm Đền Hùng, vậy họ sẽ nghĩ gì khi thấy nơi thờ quốc tổ lại sai như thế? Viết thiếu nét hay thừa nét thì chữ đó sai, không có trong văn tự nữa, nó không có ý nghĩa gì cả. Đó là ‘bất thành văn’. Nghĩa và âm hoàn toàn sai,” bác Sinh bộc bạch.
Để xác minh vấn đề, trong ngày 16/3, nhóm phóng viên Vietnam+ đã có chuyến tìm hiểu thực tế tại Đền Hùng, Phú Thọ. Sau khi chụp lại ảnh bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang” với chữ Tổ bị thừa nét ở Đền Trung, Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với Ban quản lý di tích Đền Hùng.
.
Ông Sinh trong chuyến trở lại Đền Hùng ngày 16/3 (Ảnh: Phương Mai/Vietnam+)
Ông Triệu Ngọc Bảo, Thủ từ giữ Đền Trung cho biết: “Tôi được nhận làm ông Từ từ ngày 31/12/2012 đến nay. Theo quy chế, mỗi người chỉ phục vụ một năm, mỗi người chỉ được làm một lần. Chúng tôi thì không biết chữ Hán, nhưng từ cha ông truyền lại, ở Đền Trung có 3 bức hoành phi là Hùng Vương Tổ Miếu, Hùng Vương Linh Tích và Triệu Tổ Nam Bang. Tất cả hoành phi và đồ thờ đều do ban quản lý di tích làm, tôi mới lên đây nên không biết.”
.
Bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang do PV Vietnam+ chụp ngày 16/3 vẫn còn lỗi thừa nét
như bức ảnh do ông Sinh cung cấp (Ảnh: Phương Mai/Vietnam+)
như bức ảnh do ông Sinh cung cấp (Ảnh: Phương Mai/Vietnam+)
Tôn trọng nguyên bản?
Khi được hỏi quan điểm của Ban quản lý di tích về vấn đề này, bà Tạ Thị Kim Nhung, Phó Giám đốc Ban quản lý di tích Đền Hùng phụ trách mảng bảo tồn, trả lời: “Những bức hoành phi này là những bức hoành phi cổ, từ ngày xưa, theo văn bia có nói ở thời nhà Nguyễn đã có sửa các bức hoành phi ở Đền Trung.
Năm 2009 bắt đầu tu sửa Đền Trung và hoàn thành vào năm 2010. Ban quản lý khu di tích đã tôn trọng hoành phi của các bậc tiền nhân và đem sơn thếp lại, chứ còn về chữ thì anh em không có sửa chữa gì cả. Về chữ Hán, chúng tôi là thế hệ hậu sinh, nên am hiểu chưa được sâu sắc. Trước khi tu sửa Đền Trung, đã có nhờ Hội đồng khoa học Viện Hán Nôm xem xét thẩm định và đã báo cáo Hội đồng khoa học của Bộ Văn hóa.”
Bà Nhung cũng rất thẳng thắn: “Khu di tích Đền Hùng là nơi thờ tự tổ tiên chung của cả nước, nên việc quan tâm, chăm lo đến Đền Hùng là trách nhiệm của tất cả con dân đất Việt, vì tất cả đều hướng về cội nguồn, với mong muốn khu di tích ngày càng đẹp và khang trang hơn. Những ý kiến đóng góp này, chúng tôi xin ghi nhận để tiếp tục nghiên cứu và sẽ nhờ các nhà khoa học, nhà chuyên môn trong lĩnh vực Hán Nôm giúp đỡ, thẩm định”.
Về các quy trình tu bổ, sửa chữa tại Đền Hùng, ông Lưu Quang Huy, Phó Giám đốc Ban quản lý di tích phụ trách mảng xây dựng và tu bổ, giải thích: “Cái cũ (hoành phi) do đời xưa để lại, mình đã tôn trọng, giữ nguyên không thay đổi. Nhưng về quy trình thực hiện làm hoành phi mới, đã có cơ quan tư vấn thông qua, chủ đầu tư mang qua Bộ Văn hóa-Thông tin-Thể thao và Du lịch thẩm định toàn bộ.
"Bộ Văn hóa có lấy ý kiến của Hội đồng Khoa học của Bộ, để tìm hiểu sai hay đúng rồi tiếp tục chỉnh sửa. Cơ quan đầu tư tiếp tục gửi sang Viện Hán Nôm, nhờ bên đó thẩm định toàn bộ bộ chữ.
"Sau khi thẩm định xong, bên đó (Viện Hán Nôm) làm cỡ chữ và đóng dấu xác nhận từng chữ một và sau đó mang đi triển khai thực hiện, cho đục. Đục xong lại nhờ các anh Viện Hán Nôm lên thẩm định xem có sai sót gì không. Đó là tất cả quy trình làm mới. Khu di tích luôn tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bà con, du khách về Đền Hùng.”
Anh Huy cũng cho biết, trước khi sửa chữa Đền Trung, toàn bộ các hoành phi cũ được dỡ xuống, niêm phong cẩn thận, rồi chuyển cho các đơn vị tổ chức thi công sơn son thếp vàng. Trước khi treo hoành phi mới lên, Ban Quản lý di tích lại mời các nhà chuyên môn đến thẩm định xem quá trình thi công có làm mất nét (hoành phi cũ) hay không./.
Tham khảo: [Những điều khó hiểu trong dự án di tích Đền Hùng]
.
Để tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề, ngày 15/3, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi ngắn với các nhà chuyên môn, dựa theo bức ảnh được bác Sinh cung cấp. Theo giảng viên-thạc sỹ Đinh Thanh Hiếu – Bộ môn Hán Nôm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: “Đúng là bốn chữ đó là Triệu Tổ Nam Bang, và hai chữ Triệu, Tổ bị viết sai so với chữ chuẩn, dù vẫn có thể đọc ra được. Chữ Triệu bộ Duật bị viết sai, thiếu cái sổ xuống; còn chữ Tổ thì bị thừa nét, đáng là bộ Kỳ thì lại bị viết thành bộ Y. Ở đây, chữ Tổ thì rõ là sai rồi, vì thêm một nét thì nó đã chuyển thành bộ khác. Chữ Tổ bộ Kỳ là đúng, nhưng bị viết nhầm thành bộ Y, thì cũng là sai. Tuy nhiên, thực tế người ta vẫn có thể luận ra được là chữ gì và nội dung nói về vấn đề gì. Nhưng đúng là cách viết chữ Tổ sai.”
Trần Long-Phương Mai (Vietnam+)
"...hoàn toàn ko có dấu chấm ở trên..."
Trả lờiXóaDạ chữ "ko" đọc là"ka..o..ko" ạ ?
Theo tôi cả 4 chữ này đều sai, ngoài những lỗi sai của chữ triệu, chữ tổ như phân tích ở trên thì cả chữ nam, chữ bang cũng viết sai nốt. Chữ nam sai ở chỗ bộ bát bị viết thò ra ngoài, còn bộ phong ở bên trái của chữ bang viết bị thụt nên biến thành bộ mao. Tôi đồ rằng những chữ này là do một họa sĩ không biết chữ Hán viết chứ với một người biết chữ Hán không thể phạm một lỗi sơ đẳng như vậy.
Trả lờiXóaĐúng như bạn nhận xét ,cả 4 chữ trên bảng nầy đều sai những lỗi cơ bản .Học chữ Hán mà sai từ lỗi xếp bộ thì làm sao mà đúng nghĩa được .
XóaCác cụ có trách nhiệm phải sửa ngay kẻo du khách Trung Quốc họ cười chết
Quả đúng như bạn nói: Cả bốn chữ đều sai! Còn nói như bà gì phó BQL là tôn trọng nguyên bản thì chẳng đúng tẹo nào. Ngụy biện!!!
XóaNhận xét hoàn toàn chính xác. Hiện tượng sai sót này phổ biết trên tất cả các công trình danh lam được trùng tu của Việt Nam.
XóaĐã nhận ra được là sai thì cũng là đáng mừng ! Và cũng cần sửa chữa ngay . Chỉ là không hiểu được vì sao , qua bao đời , bao thế hệ và bao năm mà không ai phát hiện cái sai này .
XóaNgười của BQL do không biết chữ Hán nên luôn giữ tinh thần bảo tồn nguyên hiện trạng ... cũng là chấp nhận được . Còn hơn nhiều nơi kiếm đủ chuyện, hết tiểu tu , trung tu ... đủ các thể lọai - càng trùng tu càng dễ chấm mút ! Và thực tế ai cũng thấy là càng tu bổ thì di tích càng biến dạng !
Thôi thì trong câu chuyện Đền Hùng đợt này mong các nhà chuyên môn làm cho đúng !
Về thủ tục, nghe có vẻ nhiêu khê, nghiêm túc lắm! Lúc nào chả vậy, nhưng sai bét đến mức nhục quốc thể thế này kỳ cùng là lỗi của ai? Hồ sơ còn đó, chả lẽ Viện Hán Nôm không kết luận được hay sao mà mỗi người nói một phách? Thật ăn phí cơm! Riêng chữ "đại" thành chữ "khuyển" phải là đại tội hoặc là đại âm mưu của giặc tàu và bọn phản quốc, phải truy tận nơi. Thật hết chổ nói!
Trả lờiXóaVâng, những sai sót lần này có thể tạm cho là do dốt chữ, chứ cái vụ chữ "đại" viết thành "khuyển" thì rất đáng ngờ là sự cố ý! Hết chỗ nói thiệt!
XóaTrước đây có lần tôi đọc ở đâu đó rằng sinh viên theo học ngành Hán Nôm là một hy sinh lớn, vì thấy trước là ra trường rất khó xin việc làm. Nhưng vì sao các vị lãnh đạo và cán bộ của các ban quản lý di tích ở khắp nước hiện nay mắc rất nhiều sai sót chuyên môn lại cứ được ngồi hoài ở chức vụ đó? Sao không dứt khoát tuyển đội ngũ sinh viên ra trường, đã được đào tạo bài bản về thay chỗ những người không đáp ứng được yêu cầu?
Thì cứ nói gắn gọn là chữ Tổ là bộ Kỳ, nhưng ở đây lại dùng bộ Y. Như thế là sai. Nói dài thế này đọc thấy nhàm quá
Trả lờiXóaĐề nghị ông Hoàng Anh Tuấn cho tổ chức bình chọn mấy hiện vật trên là DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI năm 2013.Việc này cho cháu ông nhắn tin tơi bời luôn sau đó nếu có ai thắc mắc thì bảo nó chưa được học
Trả lờiXóaQuí vị nhận xét đúng : 4 chữ trên Bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang do PV Vietnam+ chụp ngày 16/3 tất cả đều sai.
Trả lờiXóa_ chữ "Triệu" : 肈 ( phồn thể) = 肇 ( giản thể)=> chử 肈 = 戶 + 戈 và 聿 ở phía dưới. ( 肇 Triệu trên bức hoành phi sai ở phần bộ 聿/Duật ).
_ chử tổ : 祖 = 示/礻 (Thị hay kỳ)+ 且 (thả) - bộ kỳ không là 2 chấm bên tay phải; chỉ có bộ chữ Y 衣 thì mới biến thành cách viết có 2 chấm bên phải 衣 = 衤.
_ chữ Nam : Nam 南 ngày nay viết như vậy thì mới đúng, nhưng có tài liệu là xưa thì có thể là cách viết như trên bức hoành phi cũng được. (tham khảo : http://www.chineseetymology.org/CharacterEtymology.aspx?submitButton1=Etymology&characterInput=%E5%8D%97.
_ chữ bang : bang 邦 + 丰 + 阝
Làm việc chi lạ rứa ? Thẩm đinh trước thẩm định sau mà vẫn cứ sai . Thế ra là một lũ ngốc với nhau cả . Chữ Nho thành chữ Nhe cả rồi . NH cùng vần với NHậu , với NHũng !
Trả lờiXóaViệt Nam hiện nay không thiếu những người có đủ khả năng viết và biên tập nội dung các bức hoành phi này.Tại sao không sử dụng các chuyên gia của Viện Hán Nôm,hoặc những chuyên gia độc lập nhưng rất tâm huyết sẳn sàng đóng góp mà không cần bất cứ sự thù lao nào.Có thể tổ chức một cuộc thi để chọn ra phương án tốt nhất. Chung Tú- Sài Gòn
Trả lờiXóaCái này nó giống Fast Food bị viết thành Fast Foot trong tiếng Anh.
Trả lờiXóaSách giáo khoa thì toàn in cờ TQ. Đất nước ta giờ đây cái gì cũng loạm nhoạm, giả cầy ...
Hmm!Vậy mà nhìn các ông làm ở sở văn hóa ở các tỉnh nói riêng. các sở khá nói chung, ông/bà nào cúng bét nhất là bằng thạc sĩ. Không hiểu thác sĩ, tiến sĩ vậy mà viết chữ sai cũng không biết, cón nếu không có kiến thức thì phải đi thuê các viện/khoa nghiên cứu chuyên ngành chú sao lại làm bậy. Xem ra bằng giả đã lan tràn khắp chốn ở cái đất nước này. Giáo dục như vậy thì chỉ đáo tạo ra các thể loại hữu danh vô thực ăn hại đát nát mà thôi. Nát!!!
Trả lờiXóasao không dùng chữ thuần Việt cho nhanh nhi?
Trả lờiXóaÝ kiến hay đấy. Tại sao lại cứ phải là chữ Nho, chữ Hán , sồi sai be bét, lại lắm trò chưởi nhau ?
XóaNgười TQ nhìn thấy bảo ấy chúng nó vẫn bắt chước ta mà bắt chước một cách thật ngây ngô ! Chúng đang làm trò hề cho thiên hạ .
4 chữ sai 3:
Trả lờiXóa- Chữ Triệu sai,vì phần dưới phải là chữ duật
- Chữ Tổ sai vì bộ thủ thuộc bộ thị,không phải bộ y.
- Chữ Bang sai vì bộ thủ thuộc bộ phong,nét sổ phải nhô đầu.
Riêng các chữ nhỏ không rõ nên không biết đúng sai thế nào.
Chung Tú - Sài gòn
Theo quan điểm của tôi, thì các bức hoành phi, câu đối ở Đền Hùng nên ghi thêm chữ quốc ngữ vào để mọi người con đất Việt đến chiêm bái đều có thể hiểu được nội dung đó là gì (hoặc diễn nghĩa để mọi người nắm được). Việc ghi ở vị trí nào, trên tấm biển nào kèm theo thì do Ban quản lý di tích đề xuất trên cơ sở tham mưu của các cơ quan chuyên môn có liên quan. Thiết nghĩ mỗi người con đất Việt lên đền Hùng mà không biết chữ nghĩa gì ghi trên các bức hoành phi câu đối thì khác nào bọn mù lòa bước qua một thế giới xa lạ, như vậy làm giảm đi tính tự hào dân tộc. Chữ Hán-Nôm là sản phẩm của lịch sử để lại thì chữ Quốc ngữ cũng thế, ta cứ tùy theo thời thế mà đưa thêm vào để mọi người cùng biết là hay nhất.
Trả lờiXóaKs Dũng.
Có lẽ loại chữ này là chữ Việt cổ có từ trước thời Tần Thủy Hoàng Trung Quốc, sau khi xâm lược Việt Nam và đồng hóa Việt Nam thì loại chữ này biến mất. Không biết các cụ nào mà còn có thể viết ra được. Kinh hãi thiệt.
Trả lờiXóaVăn tự và Ngôn ngữ Việt
Trả lờiXóaThưa Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện Trang chủ cùng quý bác,
Tôi thấy bài viết lý thú và cần thiết; Những ý kiến phản hồi rất hay chứa đựng nhiều nhiệt huyết và tri thức nên chắc chắn là một tài liệu lưu trữ quý để đọc lại. Tôi cũng đồng ý với bác „Người Buôn Gạch (16:11, 18.3)“ là (sau khi soi xét các góc cạnh thì) nhìn vấn đề giản tiện đi, không nhất thiết „nâng cao quan điểm“.
Xin có một số ý ngắn góp thêm như sau:
*
Trong 1 bài khảo về „ngôn ngữ là công cụ tư duy“ (chưa tìm lại được), tôi rút ra: Việc ta (người Việt) dùng các ký tự chữ Nho, chữ Latin, chữ Pháp, chữ Slave (chữ Nga, nhưng người tạo lập là người Bulgaria), … đều nên coi là công cụ để truyền tải tư duy, đạo lý Việt. Lý Thường Kiệt dùng chữ Nho để viết „Nam quốc sơn hà, Nam Đế cư“, Đức Thánh Trần Hưng Đạo dùng chữ Nho để viết „Hịch tướng sỹ văn“, Hoàng Đế Quang Trung dùng chữ Nôm (?) để tuyên bố „đánh cho Sử tri Nam Quốc sơn hà chi hữu chủ“. … (và nhiều chuyện dân gian lý thú khác).
Chữ „Quốc ngữ“ của ta ngày nay là kết quả giao lưu văn hóa („toàn cầu hóa“), mà cũng là khả năng cũng như thành tựu tiếp thu, cải biến của ngưới Việt. Không phủ nhận công lao những vị khơi mào dùng ký tự Latin trong tiếng Việt, nhưng cũng cần nhìn rõ điều cơ bản là yêu cầu và khả năng thâu nhận của tiền nhân chúng ta.
*
Chữ là công cụ tư duy của cộng đồng dân tộc cụ thể nên cần tôn trọng, nên Tiền nhân của ta đánh giá cao công việc thời Tần của người Tàu: „Một cỗ Xa-Thư đồ sộ“. Chữ Hán có nguyên tắc (học bài đầu từ lớp 5): Trên trước/dưới sau, TRÁI trước/PHẢI sau, trong trước/ngoài sau, chấm trước/phẩy sau, sổ trước/mác sau, …
Không phải „khoe/ ba hoa“, nhưng nhân đây cũng muốn cùng thấy sự khác biệt ngữ pháp giữa ngôn ngữ Việt và Tàu: Người Việt viết và đọc từ TRÁI qua PHẢI, theo TƯ DUY Việt. Lấy thí dụ câu „thực sự cầu thị“, Mao Trạch Đông trong „Về việc nghiên cứu (chủ nghỉa Mác) của chúng ta (đcs Tàu)“ phân tích rất khác, trong khi người Việt nói „rất Việt“: Thật lòng/tâm (thực sự) muốn (cầu) biết/thấy (thị).
Xin đề nghị:
+ Nếu là chữ viết của Tiền nhân thì theo cung cách (di sản) cũ và viết chữ cho đúng;
+ Cần chuẩn hóa cách dùng (viết) bằng quy định ngữ pháp cụ thể;
+ Nếu có thể thì dùng theo ngữ pháp Việt: Viết „Triệu Tổ Nam Bang“ (肇 祖 南 邦) theo trật tự Việt như đề nghị trong bài.
*
Trao đổi là học hỏi nên xin mạnh dạn có „ý kiến ngắn“ như lời cảm ơn Trang chủ và quý bác.
Thân mến.
Bức hoành phi này với chữ viết loạng quạng, thấy rõ là chữ của người mới tập viết, chưa thạ dùng bút lông, rõ ràng là sản phẩm mới sản xuất ra, không phải là bản gốc sơn lại như chị Nhung nói. Chữ rất vụng dại.
Trả lờiXóaNếu còn hoành phi cũ đề nghị Ban quản lý cho treo lại, chúng tôi không cần những thứ mới toanh mùi sơn Nhật thế kia...
Đúng là "xấu hay nói tốt, dốt hay nói chữ'"! Cả 4 chữ vừa xấu vừa sai nét! Sai
Trả lờiXóacả với bức hoành phi trên đền thượng! Nên đề nghị Ban quản lí di tích vứt đi thôi! Không thì khách hiểu biết người ta "ỉa" vào đầu chúng ta mất thôi TS Diện ơi!
Các bạn không nghe à?
Trả lờiXóaVăn hay chữ tốt
Không bằng thằng dốt lắm tiền!?
Hiện có một hiện tượng ngớ ngẩn mà được coi là thời thượng - Thư pháp tiếng Việt! Thực ra, thư pháp chỉ dành cho tiếng Tàu. Tiếng Việt là Latin hóa, nên khi viết "thư pháp tiếng Việt" người đã làm cho rối rắm, khó đọc hơn, chẳng sáng sủa gì! Bọn Tây (mẫu tự Latin) nó có thèm làm chuyện... tù mù đó đâu!
Trả lờiXóaTục ngữ có những câu thật chí lí:" Thấy người ta ăn tễ cũng nhặt cứt dê bỏ bị"; "Thấy người phi ngựa (mình) cũng quất bò gẫy chân " ; "Thuyền đua thì lái cũng đua, con cá nóa nhảy con cua cũng bò"... Tôi cũng nghĩ như bác Nặc danh 18...
XóaBác Tễu ơi: Có bác độc giả bên ABS còn giữ một tờ "công đức Đền Hùng" năm 2010, so sánh với tờ của năm 2013 thì hai chữ Hán ghi khác nhau. Xin mách bác Tễu và các bác:
Trả lờiXóahttps://www.facebook.com/photo.php?fbid=376489179133003&set=pcb.376493882465866&type=1&theater
Dẹp bỏ ba cái chữ lăng quăng đó đi, viết bằng tiếng Việt cho mọi người cùng hiểu !
Trả lờiXóaBác ơi: Ca nước không biết còn được bao nhiêu người đọc được Hán và Nôm nên chả mấy ai hiểu được nó sai như thế nào cho dù các bác giải thích hết cả nước bọt. Vấn đề ở đây là những người quản lý Đền họ không biết. Mà không biết thì đâu có lỗi. Lỗi lại ở chỗ để người không biết làm công việc ấy thôi. Còn ai để thì em không biết.
Trả lờiXóaTrách em không biết chữ Hán Nôm? Em chỉ cần biết... số là được. Hè hè.
Trả lờiXóa