Tiếp thu ý kiến góp ý Hiến pháp đến tháng 10
VIỄN SỰ - T.LỤA | 03/03/2013 05:40 (GMT + 7)
TT - Đây là khẳng định của Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng trong buổi làm việc với TP.HCM về tổ chức lấy ý kiến
nhân dân TP liên quan đến dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ngày 2-3.
Chủ tịch Quốc hội nói đừng coi ngày 31-3 là thời hạn kết thúc việc lấy ý kiến nhân dân góp ý cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Đây chỉ là thời hạn để tổng kết báo cáo nhằm hoàn thiện một bước cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Từ thời điểm đó cho đến khi Quốc hội họp vào tháng 5, 6 và sau đó là kỳ họp tháng 10, các ý kiến của nhân dân góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vẫn được trân trọng, tiếp thu đầy đủ để hoàn thiện trước khi Quốc hội thông qua.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội đánh giá TP.HCM đã
làm tốt công tác lấy ý kiến nhân dân về góp ý Hiến pháp, đặc biệt là đã
tổ chức sâu rộng vào tất cả tầng lớp nhân dân, từng khu phố, từng gia
đình, cá nhân. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội tỏ ý chưa hài lòng về những
số liệu ý kiến góp ý mà TP báo cáo. Theo Chủ tịch Quốc hội, vấn đề không
chỉ là bao nhiêu ý kiến đã góp ý Hiến pháp, mà cần phải nói rõ bao
nhiêu ý kiến đồng ý, bao nhiêu ý kiến chưa đồng tình, bổ sung những điểm
nào, thái độ của người dân, kể cả những người không đóng góp ý kiến ra
sao...
Thay mặt lãnh đạo TP, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cho
biết TP sẽ kịp thời điều chỉnh những vấn đề chưa đạt yêu cầu trong công
tác lấy ý kiến nhân dân góp ý cho dự thảo Hiến pháp.
* Ngày 2-3, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến
pháp chế doanh nghiệp về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại Hà Nội.
Ông Vũ Văn Dũng - phó tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa - cho
rằng việc thu hồi đất trong quá trình phát triển đô thị bây giờ là vấn
đề rất nghiêm trọng. Thu hồi đất của nhân dân với mức bồi thường thấp,
sau đó đất giao cho các doanh nghiệp, các chủ dự án lại rất có giá trị,
việc xử lý không thỏa đáng này đã làm người dân bị tổn thương sâu sắc,
gây nên khoảng cách giàu nghèo lớn trong xã hội. Xã hội bất ổn, liên
minh công - nông trở nên mong manh hơn...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đây cũng là một ý kiến khác biệt, cần được tiếp tục thảo luận. Quan trọng là những ý kiến nêu lên khi thực hiện không làm thay đổi thể chế chính trị, thay đổi bộ máy nhà nước, thay đổi quyền công dân... “Đồng ý hay không thì phải xem ý kiến toàn dân thế nào, toàn Quốc hội thế nào, sau khi thảo luận toàn thể, rộng rãi” - Chủ tịch Quốc hội nói. |
Nguồn: Tuổi trẻ.
Tễu: Tin làm sao được ông Sinh Hùng! Xem ở đây thì biết.
Mấy bác nghe theo ông ấy mua chứng khoán, chết ráo cả. May mà Quốc hội cò người còn tỉnh táo chứ nghe ông ấy "không thể không đường sắt cao tốc" thì bây giờ 86 triệu con dân nước Việt "trên răng dưới ...tự do" cả rồi!
Ông bẩu: "đừng coi ngày 31-3 là thời hạn kết thúc việc lấy ý kiến nhân dân góp ý cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp". Thế sao ông cứ để mặc cho Hà Nội "chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền" sớm thế, mới 7/3 đã chung kết?
Tễu: Tin làm sao được ông Sinh Hùng! Xem ở đây thì biết.
Mấy bác nghe theo ông ấy mua chứng khoán, chết ráo cả. May mà Quốc hội cò người còn tỉnh táo chứ nghe ông ấy "không thể không đường sắt cao tốc" thì bây giờ 86 triệu con dân nước Việt "trên răng dưới ...tự do" cả rồi!
Ông bẩu: "đừng coi ngày 31-3 là thời hạn kết thúc việc lấy ý kiến nhân dân góp ý cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp". Thế sao ông cứ để mặc cho Hà Nội "chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền" sớm thế, mới 7/3 đã chung kết?
Ghóp ý phải đúng ý các bác
Trả lờiXóaDân mà ghóp ý ngoài bản dự thảo là không được là phản động với các bác
Nếu không thay đổi tà quyền, không thay đổi quyền công dân thì sửa cái gì và sửa làm gì?
Trả lờiXóaCác ống cống ở TP Sài Gòn mới được xây rộng lắm. Họ đã chuẩn bị sẵn.
Đồng ý với Tễu: tin sao được ông Sinh Hùng vì ổng là chuyên gia có nick name là chém gió.
Trả lờiXóa"Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội tỏ ý chưa hài lòng về những số liệu ý kiến góp ý mà TP báo cáo. Theo Chủ tịch Quốc hội, vấn đề không chỉ là bao nhiêu ý kiến đã góp ý Hiến pháp, mà cần phải nói rõ bao nhiêu ý kiến đồng ý, bao nhiêu ý kiến chưa đồng tình, bổ sung những điểm nào, thái độ của người dân, kể cả những người không đóng góp ý kiến ra sao... "
Trả lờiXóaƠ, thế cái Kiến nghị do 72 vị nhân sĩ trí thức khởi xướng và có hẳn đoàn đại diện đến trao tận tay Văn phòng Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội? Không biết Ủy ban có báo cáo lên ông Chủ tịch Quốc hội chưa nhỉ?
Và hơn nữa, đề nghị ông Chủ tịch yêu cầu chính quyền TpHCM báo cáo chi tiết các thông tin mà ông yêu cầu cho cả người dân nữa, chứ không chỉ cho mình ông mà thôi!
"Muốn nói gian làm quan mà nói"
Trả lờiXóaEm thì em chả dám bẩu các bác tin hay không tin...Xin mọi người hãy đọc lại bài "Những câu nói bất hủ của ngài phó Thủ tướng Nguyến Sinh Hùng" để tự đưa ra lời nhận xét...!
Trả lờiXóaNhưng cái câu này thì rất đúng"Trung Quốc và Việt nam nắm tay nhau đi lên XHCN"
Trả lờiXóaÔng Sinh Hùng đã cho thấy một hình ảnh không mấy tốt đẹp. Nếu các bạn theo dõi các phát ngôn và hành động của ông ấy qua các vấn đề lớn về kinh tế chính trị đều thấy ông này quen nói dóc một cách quá "hồn nhiên" và mâu thuẫn với hành động.
Trả lờiXóaHãy xem cộng sản làm.
Ý ông Sinh Hùng thế này: "Quan trọng là những ý kiến nêu lên khi thực hiện không làm thay đổi thể chế chính trị, thay đổi bộ máy nhà nước..." thì còn gì mà ý kiến nữa.
Trả lờiXóaỪ nhỉ? Tin thì lấy đâu, còn đâu "thóc giống" mà đổ ra ăn nữa đây!
Trả lờiXóaLàm sao tin được!!!
Trả lờiXóaBà Méc-Ke,TT nước Đức và ông Gooc-Ba-Chốp, Tổng thống Liên Xô đã nói cộng sản chuyên nói dối và nói dối trắng trợn.
Trả lờiXóaLà Chủ tịch Quốc hội, sao ông Hùng không ra văn bản gia hạn góp ý Hiến pháp mà nói miệng?. Bằng văn bản còn lật lộng, nói miệng làm sao tin được, coi chừng "bẫy" - Có thể lắm: Ông nói thế nhằm xả căng để "giục hoản cầu mưu". Ngoài ông Hùng ra, gần như hầu hết đại biểu Quốc hội là đảng viên, họ sẽ quyết theo ý chỉ của Đảng - trong khi Nhân dân tiếp tục "chổng mông" góp ý, bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã thành chính thức lúc nào không hay, khi ấy kêu trời không thấu. Họ "lẻo mép" lắm, nói như rót mật vào tai, hãy coi chừng ?!
Trả lờiXóa