BÁO CÁO VỀ VIỆC XÂY DỰNG 1.004 TỦ SÁCH,
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG 1.200 TỦ SÁCH TRONG 2013,
VÀ TÓM LƯỢC LỘ TRÌNH SÁCH HÓA NÔNG THÔN
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG 1.200 TỦ SÁCH TRONG 2013,
VÀ TÓM LƯỢC LỘ TRÌNH SÁCH HÓA NÔNG THÔN
Mến chào mọi người,
Sau 14 tháng thí điểm mô hình gây
quỹ 20.000 đồng/tháng từ người Việt Nam để xây dựng các Tủ sách nông thôn tại vùng
mục tiêu chính là huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; và để đo lường các
hiệu ứng xã hội dựa trên các yếu tố giả định được đưa ra trong tiến trình “Từ
Sách cho nông thôn đến Sách hóa nông thôn” nhằm đưa ra chiến lược hành động
tổng thể giải quyết tình trạng thiếu sách ở nông thôn và khuyến đọc trong 5 năm
tới, thông qua các trang mạng xã hội, các kênh truyền thông để nối kết và thúc
đẩy các nguồn lực xã hội, nguồn lực của Việt ở nước ngoài và một số bạn bè quốc
tế, chúng tôi đã thu được các kết quả đúng như dự kiến.
Từ 1.004 tủ sách được xây dựng bởi
hành động của cộng đồng trong 14 tháng qua, tôi cầu mong mắt phải còn lại của
tôi sẽ an toàn cho đến khi tôi thực hiện chuyến đi xe máy giới thiệu Tủ sách
phụ huynh (tủ sách đặt tại lớp học) đến tất cả các sở giáo dục trên cả nước
(2013), và đạp xe vòng quanh thế giới “Vì Sách cho Nông thôn Việt Nam và các
nước đang phát triển” (2014-2015). Kỳ vọng rằng 2 chuyến đi của tôi sẽ tạo
cảm hứng cho 170.000 người Việt GÓP SÁCH tự xây dựng 170.000 Tủ sách phụ huynh
(mỗi tủ có từ 50 đến 90 đầu sách với kinh phí khởi động là 1 triệu đồng và nhà
trường cùng phụ huynh đóng tủ); 70.000 dòng họ tự xây dựng 70.000 tủ sách,
và tất cả các giáo xứ và nhà chùa trên cả nước đều xây dựng tủ sách phục
vụ tín đồ, phật tử và xã hội (mỗi tủ 150-200 đầu sách với kinh phí khởi động là
4-5 triệu đồng).
Chúng tôi xin Báo cáo kết quả, chia
sẻ Kế hoạch xây dựng Tủ sách 2013, Tóm lược lộ trình sách hóa nông thôn như
sau:
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 14 THÁNG GÂY QUỸ
1.1. SỐ TỦ SÁCH ĐƯỢC XÂY
DỰNG TỪ THÁNG 11/2011-03/2013
Sau 14
tháng, nhờ các hiệu ứng lan truyền và sự tham gia của tất cả tầng lớp trong xã
hội, người Việt ở nước ngoài…1.004 tủ sách đã được xây dựng giúp 40.000
người dân nông thôn có cơ hội đọc sách, đặc biệt khoảng 29.000 học sinh được
đọc ít nhất 50 đầu sách/1 năm thay vì 1-5 đầu sách/1 năm như hàng chục năm
trước đây.
1.1.1 TỦ SÁCH PHỤ HUYNH (tủ sách đặt tại lớp
học)
Mời mọi
người xem hiệu quả tủ sách phụ huynh trên VTV2
và bài trên báo Thái Bình
1.1.1.1. Tại huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình
74 tủ sách được xây dựng từ từ sự đóng góp của người
Việt trong nước và ngoài nước (phụ huynh đóng tủ đựng sách).
731 tủ sách được xây dựng bởi cha mẹ học sinh, người xa quê,
chính quyền địa phương và nhà trường. Trị giá các tủ sách trên 1.5 tỷ đồng.
Đến ngày
20/02/2013, 905/958 lớp học của các trường tiểu học và trung học cơ
sở của huyện Quỳnh Phụ đã có tủ sách phụ huynh. Học sinh tự quản và tự phục vụ,
các em đọc sách tại lớp và mượn đưa về nhà bất cứ lúc nào các em muốn.
1.1.1.2. Tại huyện Kiến Xương, Thái Bình
32 tủ sách được xây dựng tại 2 trường THCS Vũ Hòa và Vũ Trung,
và trường tiểu học Vũ Trung bởi cha mẹ học sinh và một số người xa quê.
1.1.1.3. Tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
2 tủ sách được trường THCS Thụy Phong thí điểm xây dựng tại
2 lớp học bởi nhà trường.
16 tủ sách được xây dựng bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Đức, Anh, New Zealand
(hỗ trợ sách) và cha mẹ học sinh (đóng tủ).
1.1.1.4. Tại trường dân lập Lương Thế
Vinh, Hà Nội
1 tủ sách được khởi động sự đóng góp của Nhóm hành động sách
hóa nông thôn, nhà sách Đông Tây và nhà trường.
20 tủ sách khác do cha mẹ học sinh và nhà trường tự xây dựng.
1.1.1.5. 3.2.1.5. Tại huyện Ba Vì, Hà Nội
6 tủ sách được xây dựng tại 6 lớp học bởi nhóm Vòng tay bè
bạn. Nhóm VTBB đã có kế hoạch nhân rộng tủ sách phụ huynh đến 8 xã thuộc huyện
Ba Vì trong năm 2013.
1.1.1.6. Tại trường Trung học cơ sở huyện Hoàng
Văn Thọ xã Đại Lịch, Văn Chấn, Yên Bái.
3 tủ sách được xây dựng bởi Hội sinh viên Việt Nam
tại Anh (hỗ trợ sách) và cha mẹ học sinh và nhà trường (đóng tủ).
1.1.2 TỦ SÁCH DÒNG HỌ
Trong 14
tháng, số lượng Tủ sách được nhận rộng như sau:
1.1.2.1 Tại Thái Bình
Tủ sách
họ Phạm xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ.
Tủ
sách VŨ DƯƠNG, thôn An Mỹ, xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ.
Tủ sách
họ Nguyễn, thôn Tràng, xa An Tràng, huyện Quỳnh Phụ.
Tủ sách
họ Đặng xã Đông Hà, huyện Đông Hưng.
Tủ sách
họ Đinh Văn, thôn Vĩnh Truyền, xã Văn Lang, huyện Hưng Hà.
1.1.2.2 Tại Hải Phòng
1.1.2.3 Tại Hà Tây
Tủ sách
họ Nguyễn xã Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ.
1.1.2.4 Tại Quảng Ninh
Tủ sách
họ Phạm, xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn.
1.1.2.5 Tại Hải Dương
Tủ sách
họ Bùi Hữu, xã Thanh Gianh, huyện Thanh Miện.
1.1.2.6 Tại Thanh Hóa
Tủ sách
họ Trần Văn, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc
1.1.2.7 Tại Nam Định
Tủ sách
họ Phạm, xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
1.2 SỐ TIỀN
HUY ĐỘNG ĐƯỢC
Số tiền
đóng góp cho Chương trình sách hóa nông thôn là 302.523.000 đồng (ba
trăm linh hai triệu, năm trăm hai mươi ba ngàn đồng), thấp hơn mức kỳ vọng
khoảng 150 triệu đồng.
1.3 CÁC HIỆU
ỨNG ĐẠT ĐƯỢC
Cha mẹ của 26.000 học sinh của huyện
Quỳnh Phụ đã đóng góp ít nhất 50.000 đồng / gia đình để xây dựng Tủ sách phụ
huynh, bằng khoảng 1,7 tỷ đồng.
2.700 giáo viên đã góp 20.000
đồng/người để mua sách cho 54 Tủ sách phụ huynh, tổng 54 triệu.
Người Việt trong nước góp gần 200
triệu đồng và gần 700 đầu sách.
Kiều bào, du sinh và một số bạn bè
quốc tế đóng góp hơn 5.000 USD và gần 700 đầu sách.
Công chức, doanh nhân đã xây dựng 47
tủ sách phụ huynh cho trường cũ.
1 người Việt làm việc tại Đức gửi
tiền về quê làm 3 tủ sách dòng họ.
Hội sinh viên tại Đức, Anh, New Zealand,
Singapore
đã kêu gọi gây quỹ Sách cho nông thôn.
Du sinh tỉnh Thanh Hóa đã lập Nhóm
xây dựng tủ sách nông thôn.
Đặc biệt quan trọng, nhờ kết
quả 905 tủ sách phụ huynh được xây dựng ở huyện Quỳnh Phụ trong năm 2012, huyện
Thái Thụy cùng với chúng tôi lập kế hoạch xây dựng 1.090 Tủ sách phụ huynh
trong năm 2013.
1.4 NHỮNG KHÓ
KHĂN HIỆN TẠI
Do số quỹ
gây không đủ để đáp ứng kế hoạch ủng hộ sách như đã cam kết với Phòng giáo dục
huyện Quỳnh Phụ và 1 dòng họ, tôi đã ứng trước sách cho 88 tủ sách phụ huynh
=88 triệu đồng và 1 tủ sách dòng họ =1.5 triệu đồng. 27.000 giáo viên huyện
Quỳnh Phụ đã góp 20.000 để trả nợ giúp 54 triệu. Hiện tại chúng tôi còn nợ
nhà sách 35.500.000 đồng. Trung tâm chúng tôi còn nợ Liên hiệp các Hội khoa
học & Kỹ thuật Việt Nam
13 tháng quản lý phí với 600.000 đồng/tháng =7.800.000 đồng, và nợ kế toán bán
thời gian 6.000.000 đồng.
Hiện tại,
chúng tôi đã cam kết hỗ trợ sách cho 216 tủ sách (216 triệu) cho Phòng giáo dục
huyện Thái Thụy, Thái Bình để Phòng GD làm cơ sở kêu gọi toàn huyện xây
dựng 1.090 tủ sách trong năm 2013. Kinh phí để thực hiện dự án ở Thái Thụy là 428.000.000
VNĐ nhưng chúng tôi mới chỉ kêu gọi được hơn 50.000.000 đồng. Tổng kinh phí dự
án là 3 tỷ đồng và đối ứng của địa phương là 2,6 tỷ đồng. Ngoài ra, chúng tôi
cần khoảng 200.000.000 đồng để nhân rộng 100 tủ sách phụ huynh đến đồng bằng
sông Cửu Long, Tây Nguyên và Tây Bắc, và hoàn thiện các mô hình khuyến đọc ở
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
2. KẾ
HOẠCH NĂM 2013
Trong năm 2013, theo cam kết
với Phòng giáo dục huyện Thái Thụy, Trung tâm chúng tôi sẽ hỗ trợ sách cho 216
tủ sách phụ huynh để huyện có cơ sở huy động nguồn lực địa phương xây dựng 874
tủ sách phụ huynh trên toàn huyện. Tổng số tủ sách được xây dựng trên huyện
Thái Thụy là 1.090 tủ. Chi phí cho dự án từ chúng tôi là 428 triệu và địa
phương đóng góp khoảng 2,7 tỷ đồng. 1.090 tủ sách sẽ giúp 30.000 học sinh có
một hệ thống thư viện đến tận lớp học.
Chúng tôi dự tính nhân rộng 100 Tủ
sách phụ huynh đến đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Tây Bắc. Với kinh phí
khoảng 150 triệu đồng.
Từ tháng 7-12/2013, tôi sẽ đến
khoảng 30 sở giáo dục để giới thiệu Tủ sách phụ huynh.
Từ 20/3/2013, khởi động mô hình
khuyến đọc tại huyện Quỳnh Phụ.
Vận động tỉnh Thái Bình nhân rộng Tủ
sách phụ huynh ra toàn tỉnh.
Chúng tôi tiếp tục vận động chính
sách để Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa Tủ sách phụ huynh vào Tiêu chí Trường học
thân thiện; và Hội Khuyến học Việt Nam đưa việc xây dựng Tủ sách dòng họ vào
Tiêu chí Dòng học khuyến học.
Tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật để các nhóm
nhân rộng Tủ sách phụ huynh và dòng họ đến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Cần
Thơ, Sóc Trăng, Sơn La...
Cuối năm 2013, lập kế hoạch đạp xe
vòng quanh thế giới trong 2014-2015để kêu gọi 300.000 người Việt Nam tự
về quê xây dựng Tủ sách phụ huynh, Tủ sách dòng họ và Tủ sách giáo xứ.
Rất mong
mọi người tiếp tục ủng hộ 20.000/tháng =240.000 đồng/1 năm(2013) Vì một nông
thôn Việt Nam
an toàn, tiến bộ, bền vững và nhân văn. Chúng tôi cần 2.500 người Việt
Nam hành động để khoảng 40.000 học sinh nông thôn huyện Thái Thụy và các
vùng khác được đọc ít nhất 500-800 đầu sách từ lớp 1-12, một con số ngang bằng
với học sinh Hà Nội và các thành phố khác trên cả nước.
Tên tài
khoản: Trung tâm hỗ trợ tri thức và Phát triển cộng đồng
Số tài
khoản: 0691002944428, Vietcombank Hà Nội, chi nhánh Hà Tây.
Vui lòng ghi rõ họ tên, địa chỉ
và nội dung ủng hộ: Ủng hộ xây dựng tủ sách nông thôn.
Quý vị ủng hộ sách vui lòng gửi đến:
Thư viện cà phê Đông Tây nhà N11A phố Trần Quý Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội (chúng
tôi chỉ nhận sách do các nhà xuất bản Việt Nam ấn hành và được lưu hành, chúng
tôi không nhận sách giáo khoa ngoại trừ sách nâng cao từ tiểu học đến trung học
phổ thông)
Xin mời mọi người xem phần Lộ trình
sách hóa nông thôn, giải trình và minh bạch thông tin liên quan đến tủ sách và
cá nhân tôi như ở dưới đây.
3. LỘ
TRÌNH SÁCH HÓA NÔNG THÔN, THÍ ĐIỂM GÂY QUỸ 20.000 đồng/tháng từ người Việt Nam.
Tính đến tháng 10/2011, sau 15 năm
đeo đuổi ý tưởng đưa sách về nông thôn bằng thời gian và một phần tiền bạc của
cá nhân; và sự đồng hành của cộng đồng, lộ trình sách hóa nông thôn và Bộ khung
của hệ thống thư viện dân sự đã được kiến tạo hoàn thành từ các bước như sau:
(i) Từ tháng 6/2007 (22 tuổi) đến
tháng 3/2007 (32 tuổi): Khảo sát, nghiên cứu và thiết kế các mô hình tủ
sách phù hợp với vùng miền, cấu trúc cộng đồng và kết cấu xã hội dân sự; và lập
chiến lược truyền thông.
(ii) Từ tháng 3/2007 đến tháng
9/2009: Bằng tiền túi của cá nhân (khoảng 20 triệu), sách cũ xin được, 12
triệu do một số cá nhân chia sẻ, đã xây dựng được 32 tủ sách ở 9 tỉnh khác
nhau.
(iii) Từ tháng 10/2009 đến
tháng 8/2011: - Tủ sách dòng họ. Sáng kiến Tủ sách dòng họ dành được
400.000.000 từ Cuộc thi sáng kiến phục vụ cộng đồng do Trung tâm Hỗ trợ
sáng kiến phục vụ công đồng (CSIP) tổ chức vào tháng 6/2009. Tủ sách dòng họ
được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho chuẩn hóa tủ sách dòng họ tại 3 xã An
Vũ, An Dục và Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Bên tài trợ cho tôi
nhận mức lương 8.000.000/tháng trong 24 tháng. Từ số tiền có được, tôi đã lập
ra Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng Trong thời gian này, 54 tủ
sách dòng họ đã được xây dựng ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Với mong muốn SÁCH
về nông thôn nhanh hơn, Tết Nguyên Đán 2010, tôi đã đi xuyên Việt bằng xe máy
từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để giới thiệu Tủ sách dòng họ đến ngành thư viện
của 16 tỉnh thành và kêu gọi đưa sách về nông thôn.
(iv) Tháng 5/2010: Tôi
khởi động mô hình Tủ sách phụ huynh (tủ sách đặt tại lớp học) tại trường THCS
An Dục, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Đúng như thiết kế, Tủ sách phụ huynh đạt các kỳ
vọng gồm: (a) Cha mẹ học sinh tham gia đóng góp 30-50.000 đồng/1 năm để con họ
đọc ít nhất 50 đầu sách/1 năm (bình quân thư viện trường học chỉ đạt 0.5-3 đầu
sách báo được mượn/1 học sinh/1 năm học); (b) người xa quê sẽ góp tiền xây dựng
tủ sách; (c) việc học sinh đọc sách sẽ tác động thúc đẩy thầy cô giáo và cha mẹ
đọc sách và (d) xóa bỏ tình trạng thư viện nhà trường chỉ là nơi chứa
sách/trưng bày sách như hàng chục năm qua.
(v) Tháng 10/2011:
Tôi đồng khởi động mô hình Tủ sách giáo xứ, giáo họ với luật sư công giáo Lê
Quốc Quân. Đến nay, những người công giáo dân đã tự nhân rộng tủ sách đến 29
giáo xứ trên cả nước.
4. LỜI CÁM ƠN
Để tạo dựng được Bộ khung cho hệ
thống thư viện dân sự bằng nghiên cứu, thiết kế và ứng dụng Tủ sách dòng
họ, Tủ sách phụ huynh và đồng khởi động Tủ sách giáo xứ; và huy động được sự
chung tay của hơn 30.000 thành viên cộng đồng xây dựng hơn 1.100 tủ sách,
tôi vô cùng biết ơn và cám ơn:
(i) Em ông nội tôi đã xây dựng
trường phục vụ cộng đồng miễn phí và ông nội đã mời những thầy Tây học về dạy
cho con cháu vào những năm 1920-1945, khẩu hiệu mà người bác họ quá cố truyền
lại từ nhóm ông nội tôi “học thật nhiều và hành thật nhiều để nhón chân
bên ni (này) hình chữ S thấy bên tê (kia) là nước Mỹ” đã luôn nhắc nhở
tôi hãy bền bỉ với ý tưởng Sách cho nông thôn của mình. Tôi vô cùng kính phục
bố tôi, người đã dạy toán miễn phí trong gần 20 năm cho hàng trăm học sinh
nghèo và yếu kém của quê tôi, rất nhiều trong số các em đã học trung cấp, cao
đẳng và đại học. Hành động bền bỉ của bố tôi là một bài học nhắc nhở tôi “không
được bỏ cuộc”. Trong quá trình âm thầm nghiên cứu các mô hình tủ sách, tôi luôn
được chú họ là nhà văn Nguyễn Quang Thân động viên và nhắc nhở với ý“độc lập và
kiên định ý tưởng của mình, hãy để lại cho đời một sản phẩm”. Tôi vô cùng biết
ơn cậu bên họ mẹ tôi Trần Quốc Hiền đã đồng hành xuyên Việt cùng tôi trong Tết
năm 2010 cũng như thường xuyên gọi điện động viên tôi.
(ii) Tư tưởng vĩ đại
khuyến trí phục quốc của cụ Phan Châu Trinh và nhà thực hành khai trí phục quốc
cụ Nguyễn Văn Vĩnh.
(iii) Giáo sư Phong Lê,
nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Quang Thiều,
Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Thụy Anh, chị Nguyễn Thị Kim Thanh - Sài Gòn, cô Từ
Thị Nga - Canada, chị Nguyễn Cẩm Vân - Hà Lan, giáo sư Hà Dương Tường – Pháp,
Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng… và tất cả các cá nhân đã ủng hộ
sách và tiền để tôi xây dựng các tủ sách trong 6 năm qua.
(iv) Thầy Lưu Thanh Thụ,
người đã ủng hộ áp dụng mô hình Tủ sách phụ huynh ở trường THCS An Dục; thầy
Lại Cao Hạnh, cô Dương Lệ Nga và thầy Uông Minh Thành đã thúc đẩy và hỗ trợ
nhân rộng tủ sách ra toàn huyện Quỳnh Phụ; và gia đình thầy Uông Minh Thành đã
cho tôi sinh sống và làm việc tại nhà trong gần 1 năm qua.
(v) Tất cả các nhà báo,
phóng viên truyền hình, các bloggers và chủ nhân các trang mạng người Việt Nam và nước
ngoài đã tận tâm hỗ trợ tôi.
(vi) Nhà sách Đông Tây đã
luôn tạo điều kiện bán sách giá thấp, cho nợ sách, nhận sách ủng hộ và giúp kho
chứa.
(vii) Du học sinh tại
Đức, Anh, New
Zealand, Singapore
đã gây quỹ đưa sách về nông thôn .
Điều tốt
cho tôi động lực để sống tốt hơn và điều xấu cho tôi áp lực để hành động xóa bỏ
nó. Sách hóa nông thôn là sản phẩm của cả hai.
Trân trọng cám ơn tất cả mọi người
đã đồng hành cùng Chương trình sách hóa nông thôn.
Nguyễn Quang Thạch
Email: sachchonongdan@gmail.com
5. GIẢI TRÌNH & MINH BẠCH
Tôi xin trả lời các câu hỏi như là
phần giải trình mà cộng đồng quan tâm. Xin mời mọi người xem các cứ liệu minh
bạch tài chính ở phần cuối cùng.
(i) Anh Thạch nhận bao nhiêu
tiền lương/1 tháng từ đóng góp của cộng đồng cho Trung tâm hỗ trợ tri thức và
Phát triển cộng đồng?
Trả lời: Trong 13 tháng qua, tôi bố
trí lương 5.000.000 đồng/1 tháng và nộp các khoản bảo hiểm 1.425.000/1 tháng,
xem chi tiết sao kê lương ở trang cuối. Mức lương 5.000.000 đủ cho cá nhân tôi
sống thanh đạm ở Hà Nội và Quỳnh Phụ, Thái Bình nơi có 905 tủ sách phụ huynh
được xây dựng trong 14 tháng qua.
(ii) Anh Thạch có nhận
hoa hồng khi mua sách không?
Trả lời: Để người dân nông thôn có
sách đọc trên quy mô rộng lớn, ngoài công việc thiết kế và áp dụng các mô hình
tủ sách để đánh thức nguồn cầu sách ở thị trường nông thôn, tôi đã và đang tiếp
tục chiến lược tạo nên thị trường SÁCH GIÁ THẤP ở nông thôn với mức chiết khấu
30-50%. Bởi thế, việc mua sách là trong sạch tuyệt đối, không ai có thể nhận
hoa hồng từ mua sách, tất cả các trường mua sách đều được chiết khấu (30-40%
nếu nhà sách chịu tiền vận chuyển và 30-50% nếu bên mua chịu phí vận chuyển).
Tôi đã đề nghị nhiều người ủng hộ tự mua sách, số sách tôi mua trực tiếp với
nhà sách chưa đến 100.000 triệu đồng. Bởi vậy, khái niệm hoa hồng không có
trong suy nghĩ của tôi.
(iii) Tại sao anh Thạch không
viết các dự án tìm kiếm hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế?
Trả lời: Chiến lược xuyên suốt của
tôi từ lúc thiết kế các mô hình tủ sách và ứng dụng thực địa trong 16 năm nay
là người Việt Nam tự cường xây dựng thư viện để “Tự cường xây dựng đất nước”
trong nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, tôi cũng đã nhận hỗ trợ từ ông Alistair
Sawe, doanh nhân Úc có vợ là người Việt, một cán bộ của Cộng đồng Châu Âu và bạn
bè của nhà báo Marrian Brown khoảng 30 tủ sách và kinh phí đi xuyên Việt năm
2010, họ là những người nước ngoài nhiệt tâm, luôn ủng hộ từng bước đi của tôi.
(iv) Khi số tiền được ủng
hộ tăng lên thì anh có bố trí lương cao hơn mức khi nghỉ việc không?
Trả lời: Việc tôi dành 16 năm đeo
đuổi để tạo nên Bộ khung cho hệ thống thư viên dân sự và thúc đẩy hơn 1.100 tủ
sách ra đời từ “Khát vọng duy nhất của đời tôi là giúp cho tất cả người dân
nông thôn có sách đọc; và Tôi muốn nông dân Việt Nam bắt tay bình đẳng với nông
dân Mỹ, Israel và Nhật Bản”. Bởi vậy khi đi làm cho PMU85 - Bộ GTVT, BTC của
Bỉ, World Vision và Global Fund đều chỉ là các bến đỗ để tôi tìm hướng đi cho
khát vọng của mình. Bởi thế, Tôi sẽ không bao giờ bố trí lương cao hơn mức khi
nghỉ việc, tôi cần khoảng 400 USD/tháng cho mình và con trai đang ở Sài Gòn,
như thế tôi còn sướng hơn 60 triệu người dân nông thôn và dân nghèo thành thị.
(v) Tại sao anh không đi
làm với thu nhập như cũ và trích mỗi tháng 3-5 triệu đồng đi làm tủ sách?
Trả lời: Đi làm và bỏ ra 3-5 triệu
làm tủ sách thì quá dễ, nó chỉ làm cho hình ảnh tôi nổi lên tý nhưng thiệt cho
xã hội rất nhiều. Như đã chia sẻ trên báo http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/58855/nguoi-khong-hanh-phuc-trong-phong-may-lanh.html
“Tôi bỏ việc với mức lương 900USD/tháng (gồm bảo hiểm) để theo đuổi việc này
thì tôi chấp nhận mức lương khoảng 500 USD/tháng (gồm bảo hiểm) từ đóng góp của
mọi người nếu được đồng thuận.”. Chấp nhận “hao hụt” ít nhất mỗi tháng 400 USD
để làm chỉ số nền huy động số đông trong xã hội quan tâm đến Sách cho Nông thôn
nhằm dần tạo nên một xã hội chia sẻ trách nhiệm và hướng đời sống tinh thần
bằng tri thức là mục tiêu của tôi. Nếu tôi không dám nghỉ việc để dành toàn
thời gian với những bước đi mạnh mẽ hơn thì không thể có 1.004 Tủ sách ra đời
trong 14 tháng qua và càng không thể có 1.100 Tủ sách Phụ huynh sẽ được ra đời
trong năm 2013 này. Những kết quả này không thể tính bằng tiền.
(vi) Ngoài việc xây dựng các
tủ sách ở các địa phương, anh sẽ làm gì để đẩy nhanh tiến trình Sách hóa nông
thôn?
Trả lời: Song song với việc kêu gọi
người Việt Nam
chung tay để xây dựng các tủ sách, tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
- Chúng tôi tiếp tục vận động các cá
nhân gốc nông thôn TỰ về xây dựng Tủ sách cho chính quê hương mình.
- Chúng tôi tiếp phát triển các mô
hình khuyến đọc và chia sẻ cho toàn xã hội.
- Chúng tôi tiếp tục vận động chính
sách để Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa Tủ sách phụ huynh vào Tiêu chí Trường học
thân thiện; và Hội Khuyến học Việt Nam đưa việc xây dựng Tủ sách dòng họ vào
Tiêu chí Dòng học khuyến học
Tất
cả các thông tin liên quan đến tủ sách, được thể hiện ở các link dưới đây. Các
tủ sách dòng họ và tủ sách phụ huynh.
CHI TIẾT 1.090 tủ sách cần được hỗ trợ xây dựng trong năm 2013 tại đây
Chi tiết 905 tủ sách phụ huynh
được xây dựng tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Chi tiết tiền ủng hộ và chi tiêu
Sao kê ủng hộ gửi vào tài khoản
Vietcombank
Sao kê ủng hộ gửi vào tài khoản
Techcombank
Sao kê chuyển khoản từ tài khoản
cá nhân sang tài khoản Trung tâm hỗ trợ tri thức và phát triển cộng đồng.
Sao kê tiền lương tôi được nhận
trước khi nghỉ việc lần 3 vì Sách cho nông thôn
Chi
tiết tiền huy động được và chi tiêu được thể hiện tại đây link này
Rất khâm phục Nguyễn Quang Thạch, rất có ít người giám suy nghĩ và làm được như em, chúc em thành công và được nhiều người ủng hộ.
Trả lờiXóaTôi thấy bạn nên dẹp bỏ cái tư tưởng mấy câu slogan, đưa vào tiêu chí này nọ. VN có quá nhiều câu slogan tuyên truyền sáo rỗng rồi. Chỉ có XH lưu manh mới đẻ ra khái niệm "trường học thân thiện" gì gì đó, thưa bạn Thạch!
Trả lờiXóaThưa bác nặc danh. Cái gì cũng cần vận động bác ạ.
Trả lờiXóaBác thử nghĩ xem nếu 100% lớp học trên đất nước này có 50 đầu sách trở lên thì bọn trẻ được lợi biết chừng nào?
Bác cứ ra bất cứ 1 xã ngoại thành nào làm phỏng vấn ngẫu nhiên để biết bọn trẻ nông thôn mỗi năm đọc bao nhiêu đầu sách ngoài sách giáo khoa?
Thưa với bác bình quân mỗi năm trẻ nông thôn ở Thái Bình chỉ đọc 1-5 đầu sách. Trong khi đó, trẻ đô thị đọc 50 đầu sách trở lên.
Rất mong bác thực địa với tôi một chuyến.
Cám ơn bác
Thưa bác nặc danh,
Trả lờiXóa"Một con số ấn tượng là năm học 2009-2010 khi chưa có tủ sách phụ huynh, Trường THCS An Dục với 303 học sinh nhưng chỉ có 180 bản sách được mượn từ thư viện nhà trường. Từ khi có tủ sách phụ huynh, đã có trên 2.000 cuốn sách được mượn đưa về nhà và trên 20.000 lượt sách được đọc tại lớp/1 năm."
http://baothaibinh.com.vn/11/14705/tu_sach_phu_huynh_tren_que_lua_thai_binh.htm
Tôi đánh giá cao công việc bạn làm, nhưng bạn nói đưa tủ sách của bạn để làm tiêu chí bình bầu "trường học thân thiện" gì đó. Tôi đã chán ngấy với mấy cái khẩu hiệu dán đầy đường rồi. Trường học là môi trường để xây dựng tri thức và nhân cách, nó đã vượt vươn cao hơn ý nghĩa thân thiện rồi. Bạn hãy đi nước ngoài đây đó để coi ở đâu có mấy khẩu hiệu kỳ cục vậy ko. Chỉ có trong XH loạn lạc họ mấy bày ra mấy trò này để gỡ gạt, bạn hãy làm bằng tấm lòng, đừng chạy theo để đạt mấy tiêu chí vớ vẫn này. Ý của tôi là vậy!
Trả lờiXóa