Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcĐƠN TỐ CÁOVề: hành vi phá hoại tài sản công dân và đánh người bằng dùi cui điệncủa du kích xã Dur KmălKính gửi: UBND huyện Krong Ana, tỉnh Dak LakTôi tên là Phạm Văn Chung, 25 tuổi, làm rẫy và sửa xe máy, sinh sống cùng gia đình tại đội 6, thôn Buôn Triết, xã Dur Kmăl, huyện Krong Ana, tỉnh Dak Lak.Gia đình tôi từ Bắc vào Nam theo chính sách kinh tế mới của nhà nước từ năm 1988 và định cư ở Buôn Triết, xã Dur Kmăl, huyện Krong Ana, tỉnh Đắk Lắk, gặp rất nhiều khó khăn do lũ lụt, thiếu đất canh tác.Đến năm 1990, chúng tôi đi khai hoang một cánh rừng ven sình lầy thuộc Buôn Triết thành nương rẫy trồng lúa và cà phê, rồi đắp đập be bờ thành một hồ nhỏ diện tích chừng 1 ha để tưới nước cho lúa, cà phê. Tới đầu năm 2008, gia đình tôi mới vay mượn được tiền, thuê máy múc bờ đập tạo thành hồ chứa nước hoàn chỉnh.Vào ngày 12 tháng 3 năm 2013, mọi người trong gia đình tôi đang bơm nước tưới lúa thì bỗng phát hiện có máy xúc, máy ủi lao thẳng lên bờ đập giữ nước tưới cho ruộng lúa và rẫy cà phê của gia đình, ủi phá vỡ bờ đập.Gia đình tôi không rõ nguyên nhân vì sao bèn chạy ra thợ lái máy yêu cầu dừng lại để hỏi, nhưng thợ lái máy xúc, máy ủi vẫn tiếp tục phá, san lấp đập. Ngay sau đó anh Tư (người xã bên) là chủ sở hữu hai máy ủi, máy xúc đó cũng vào. Sau khi máy ủi phá hết bờ đập và san lấp mặt bằng, chỉ còn lại con mương của gia đình tôi dùng để lấy nước tưới lúa và cà phê bên trên, anh Tư cũng cho máy ủi lấp hết. Gia đình tôi vô cùng phẫn nộ, đã chạy ra trước đầu máy ủi ngăn cản thì từ đâu ào vào lực lượng dân quân du kích xã Dur Kmăl đấm đá tới tấp lên người tôi và nhiều người trong gia đình. Ai cũng bị lực lượng của xã khống chế bằng dùi cui điện. Bố tôi tuổi cao sức yếu bị du kích xã đánh bằng dùi cui điện tới chết ngất. Chưa xong, ông Ma Khem và dân quân du kích xã tiếp tục đấm đá, đạp bố tôi lăn xuống mương sâu. Thấy bố tôi bị ngất và bị úp mặt xuống mương toàn bùn đất, anh Nguyễn Văn Thanh – anh rể tôi chạy xuống bế bố tôi lên thì bị lực lượng của xã chạy theo, tiếp tục đấm đá khiến anh bị thương rất nặng.Kiểm tra sau đó thì bố tôi bị mất một điện thoại di động hiệu Nokia cùng số tiền là 500.000 đồng.Sau khi xảy ra sự việc, gia đình tôi đã làm đơn lên UBND xã Dur Kmăl nhưng không hề được giải quyết.Anh Tư nói với gia đình tôi: bây giờ anh ta thuê của xã khu đất này rồi, mất 150 triệu, nếu gia đình muốn có thì phải bỏ số tiền đó ra. Đất đai chúng tôi khai hoang, mất bao công sức, sao bây giờ phải nộp tiền để tiếp tục sử dụng?Từ đó tới nay, gia đình tôi cũng không nhận được thỏa thuận nào từ phía anh Tư về đền bù cho đất đai mà chúng tôi đã mất bao nhiêu công sức, thời gian khai phá. Hiện nay, đập bị phá, nước mất hết, lúa và cà phê của gia đình chúng tôi bị khô héo, chết cháy.Nay tôi làm đơn này để gửi tới UBND huyện cùng các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.Dur Kmăl, ngày 18 – 3 – 2013Người viết đơnNguyễn Văn ChungĐội 5, thôn Buôn Triết, xã Dur Kmăl, huyện Krong Ana, tỉnh Đắk LắkĐT: 0914 55 91 86 / 0129 42 745 89 / 0164 34 377 43
Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013
MỘT TIẾNG KÊU CỨU TỪ ĐẠI NGÀN TÂY NGUYÊN
Nhãn:
Tây Nguyên
,
Tin tức
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Thì đúng là luật rừng mà!Nếu anh Chung không dựa vào báo chí và mạng xã hội một cách mạnh mẽ tôi tin chắc anh sẽ phải trở thành một Đoàn Văn Vươn thứ hai thì mới giành lại đất của mình được
Trả lờiXóaĐường nào thì A.Chung cũng chết: Hoặc chết trong tù, hoặc chết do cây cối chết, tài sản mất!!
Xóaanh có viết đơn chứ làm kiểu gì anh cũng thật bại .bởi vì kẻ ăn cướp là bầy đàn có tổ chức có lực lượng ủng hộ .có hiến pháp bảo vệ đất đai là của toàn dân mà.chuyện xẩy ra thường ngày như thế này tốt nhất là đừng có đơn từ gì cả .đất là vú mẹ mất đất là chết chi bằng chọn cái chết cho đàng hoàng để bọn cướp đừng có lăm le
Trả lờiXóaĐây cũng là một hệ quả của chính sách di dân ồ ạt vào Tây Nguyên sau giải phóng MN, làm cho số người di cư đến lớn hơn số người bản địa. Trước kia, chỉ có người Tây Nguyên sinh sống và sở hữu đất đai, rừng núi, sông suối cùng nền văn hóa lâu đời và đặc sắc của họ. Sau này, quyền sở hữu đất đai thuộc toàn dân, từ đó nhiều cộng đồng buôn làng mất quyền sở hữu vùng đất của mình... Vấn đề này phải được giải quyết từ gốc chứ không thể chữa trị theo triệu chứng được.
Trả lờiXóaÔi quê tôi.Sao bất an đến thế!
Trả lờiXóaỐi các cụ Tổng bí thư, cụ Chủ tịch nước, cụ Thủ tướng ơi, “toàn dân” đâu không thấy ra bênh vực dân đen thế? Đất đai là sở hữu của toàn dân mà, thế tại sao dân lại kéo cả dân quân, du kích ra cướp của dân thế?
Trả lờiXóaỐi bà Doan phó Chủ tịch nước ơi, “dân chủ gấp vạn lần” là thế sao? Dân chủ cho kẻ mạnh ỷ ế chính quyền để đánh đập, hà hiếp dân lành thế sao?
Các ông các bà muốn mỗi người dân là một Đoàn Văn Vương hay sao vậy?
Người dân bị cướp đất, cắt đường sinh kế của họ, dồn họ vào đường cùng thì hậu quả xã hội sẽ ra sao?
Bọn súc sinh này chỉ có thể cho nó quả bom thôi. Đúng là lũ súc vật. Đọc vụ này lại nhớ đến anh hùng Đoàn Văn Vươn - Tiễn Lãng - Hải Phòng.
Trả lờiXóa(Mõ Làng Chờ)
Tiếng kêu trong rừng thẳm . Nó lạc vào chốn thâm u như tiếng chim tu hú. Anh Nguyễn hay Phạm văn Chung hãy can đảm rúc thêm tiếng tù và cho vang vọng núi rừng cho nối kết với những tiếng kêu của Tiên Lãng, Văn Giang ở miền đồng bằng . Dù là nơi Tây Nguyên rừng thẳm hay nơi đồng bằng mầu mỡ , hay nơi bãi biển mặn, vẫn là quê hương, nơi ấy có những người con của Tổ Quốc VN, có vui buồn tủi nhục, cùng chung dòng máu đỏ da vàng .
Trả lờiXóaBọn nha lại nó bát nháo thế,đi mà kiện ÔNG TRỜI.
Trả lờiXóaThật ngốc:Xã nó làm lại đi trình xã,xã nó là con huyện,huyện là con tỉnh...ĐI MÀ KIỆN TRỜI!
VÌ NƯỚC VÌ DÂN chỉ là các cán bộ của CỤ HỒ,nhưng CỤ đã mất từ năm 1969!
Đáng thương cho daantooi!