Một ngày để nhớ
Hoàng Xuân Phú
Sáng ngày 17/3/2013, chúng
tôi rủ nhau tổ chức một buổi tưởng niệm các đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh ở
biên giới phía bắc, nhân dịp kỷ niệm 34 năm ngày Trung Quốc buộc phải chấm dứt
cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2-3/1979. Để có được những giờ phút tâm linh
yên tĩnh nhất, chúng tôi chọn bờ sông Hồng, đoạn chảy qua Phường Nhật Tân, Quận
Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
Nơi đó không thuộc phạm trù "nơi công cộng"
theo định nghĩa tại Thông tư số 09/2005/TT-BCA,
nên về lý thì "họ" không thể viện dẫn Nghị định số 38-2005-NĐ-CP
để cản trở "tập trung đông người". Tuy nhiên, thực tế cho thấy
"họ" không cần lý, mà chỉ "thích thế" là đã
có thể ra tay... Thành thử, để khỏi hỏng việc như hôm 17/2/2013, chúng tôi kín
đáo chuẩn bị và chỉ báo cho rất ít người biết để tham gia..
10h30 chúng tôi đến địa điểm
đã chọn. Thật ấm lòng khi thấy mấy thanh niên mặc áo phông in bản đồ Tổ quốc, với
hình trái tim ở vị trí hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và lời khẳng định "Nhân
dân không quên!"
.
Các bạn trẻ rất nhiệt
tình, luôn tự giác, xông xáo, lo toan.
.
Một chỗ cao hơn hẳn xung
quanh được chọn để đặt bàn bày lễ vật.
.
Sắp lễ gần xong, thì phát
hiện ra chỗ cao nhất lại là chỗ bẩn nhất. Không thể chọn đống phế thải làm nơi bày
tỏ tình cảm thiêng liêng, nên đành phải… "tự diễn biến". Và tuổi
trẻ đóng vai trò xung kích trong mọi đổi thay.
Không dễ tìm ra chỗ sạch sẽ
trên bờ sông quê hương đã đầy rác rưởi, nhưng không phải là không có. Và nơi thấp
nhất lại là nơi sạch nhất.
.
Mỗi người góp một tay khi "nhà
có việc".
.
Không chọn một vòng hoa lớn
– có thể hoành tráng, nhưng lại dễ hư hỏng và phảng phất cô đơn, mà làm 12 vòng
hoa nhỏ - giản dị nhưng ấm cúng trong đội hình tập thể, tượng trưng cho một tiểu
đội, và xếp thành hàng ngay ngắn, như các chiến sĩ trước giờ ra trận thuở nào. Một
quy định được chấp hành nghiệm ngặt: Vòng hoa chỉ được kết từ thực vật, tuyệt đối
không sử dụng hoa giả, xốp và các vật liệu có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Như vậy vừa trọn vẹn về tâm linh, vừa không để "họ" có cớ cản phá.
.
Đẹp dáng xung
phong.
.
Dày dạn và thận
trọng, anh Ba
Sàm (tức
Nguyễn Hữu Vình) thăm dò đáy sông…
.
…
để rồi tác nghiệp.
.
Đúng 11h00, buổi
lễ tưởng niệm bắt đầu.
Đại tá Nguyễn
Đăng Quang tuyên bố lý do.
.
Người người
chìm trong nỗi nhớ.
.
Nghẹn ngào
trong sâu thẳm
.
Gửi lửa lòng
qua ngọn lửa hồng
.
Mỗi
người thắp một nén hương.
… đợi đến lượt
mình, rồi cắm 3 nén hương ở 3 nơi.
.
Phải chăng, với
người cựu chiến binh ấy, thì sự hy sinh của đồng đội quá nhiều nên không thể gộp
chung làm một?
.
Các cựu chiến
binh Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Anh Dũng và Nguyễn Quang A tưởng
nhớ đồng đội.
.
Trao chút lòng
thành
.
Vấn vương trong
khói
.
Gửi tình theo
gió
.
Công đoạn chuẩn
bị cuối cùng…
.
… là cài lên mỗi
vòng hoa một quyển lịch bỏ túi…
.
… in hình cô gái.
Tại sao chúng tôi lại làm như vậy? Trong những năm tháng nghèo đói ấy, người ở
lại thường tặng cho người ra trận chút quà nho nhỏ làm kỷ niệm, trong đó hay có
quyển lịch. Và những chàng trai chưa kịp yêu, chưa một lần cầm tay con gái,
thích cất giữ trong ví một tấm ảnh người đẹp hoàn toàn xa lạ, như thể đó là
chân dung người yêu của mình. Chính vì thế, chúng tôi chọn những quyển lịch bỏ
túi in hình người đẹp, cài lên vòng hoa, như thể dúi vào túi chàng trai ra trận.
.
Lúc tiễn đưa
.
Hương tỏa khói nhạt
nhòa nước mắt
.
Các Anh đã hiển
linh!
.
Thẳng tắp như
hàng quân ra trận thuở nào
.
Những cánh hồng
thắm được rải xuống mặt sông Hồng, như những giọt lệ của "cô gái nhà
bên thẹn thùng chưa dám nói".
.
Lần chia tay
này chúng tôi không giám vẫy
.
Chỉ lặng nhìn
.
Lặng nhìn
.
Dần khuất bóng
.
Xa xa
.
Để kỷ niệm một
ngày đáng nhớ, cựu chiến binh quân đội Nguyễn Anh Dũng đề nghị chụp chung với cựu
chiến binh công an Nguyễn Đăng Quang một kiểu "lực lượng vũ trang".
Tôi hỏi: "Lực lượng vũ trang của ai?" Các anh cười hiền lành: "Của
Nhân dân!"
Chẳng hiểu anh
Ba Sàm có nghĩ mình cũng là cựu chiến binh hay không, mà cũng chen vào giữa. Với
đôi bàn chân lấm bùn, anh có vẻ đại diện cho bà con nông dân… Văn Giang. Giáo
sư Nguyễn Đông Yên và Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng áp sát hai bên. Họ đại diện
cho nhân dân, dang tay đùm bọc "lực lượng vũ trang của nhân dân".
.
Trước lúc chia
tay
.
ông Yên đề nghị "đổi ca phó nháy", để tôi xuất hiện
một lần trong ảnh.
.
Hà
Nội, 20/3/2013
Mấy
bài liên quan:
Thật xúc động!
Trả lờiXóaXin gửi lời tri ân đến linh hồn các tử sỹ đã vì tổ quốc mà hy sinh, cầu cho linh hồn các anh chị sớm siêu thoát!
TUYỆT VƠI !
Trả lờiXóaCẢM ƠN TẤT CẢ MỌI NGƯỜI .
Bác Hoàng Xuân Phú quả là người có tấm lòng trân trọng tình bạn, quan tâm đến từng "đồng đội" của mình. Bác ý có khả năng đồng cảm rất cao với người khác, đọc mỗi lời ghi chú ngắn bên dưới mỗi tấm hình, tôi nhận ra điều đó.
Trả lờiXóaHồn thiêng sông núi,anh linh của các anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống vì đât nước thân yêu phò hộ cho dân tộc này trường tồn mãi mãi với thời gian,hãy ra tay tiêu diệt bọn phản động cản trở sự vươn lên của đất nước vì sự ngu xuẩn và lòng tham vô đáy của chúng!-xin tri ân liệt quý vị.
Trả lờiXóaCác anh linh sẽ phù hộ cho tổ quốc của chúng ta. Thầy Hoàng Xuân Phú thật tuyệt vời. Thích nhất là lúc thầy cười và ăn kẹo lạc! Kính chúc thầy nhiều sức khỏe.
Trả lờiXóa