Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT: ĐẰNG SAU "KIẾN NGHỊ 72" - SỰ NGỤY TẠO CÓ CHỦ ĐÍCH


Lời dẫn: Gần đây, trên báo chí và các blog cá nhân xôn xao về vụ việc nghiêm trọng ở Báo Đại Đoàn Kết có liên quan đến Ông Đinh Đức Lập - Tổng biên tập của báo. Được biết, Đinh Đức Lập chưa từng một ngày làm báo, lại có tiền sự về gian lận bằng cấp, nhưng nhthế lực lớn bao che và nâng đỡ nên đã được bổ nhiệm đứng đầu tờ báo Đại Đoàn Kết, cơ quan ngôn luận của Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam. 

Mời độc giả cùng đọc bài đăng trên Đại Đoàn Kết số ra hôm nay để thấy nghiệp vvà đạo đức của TBT Đinh Đức Lập và cánh phòng viên Thời sự - Chính trị của tờ báo này. 
 
Sự thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trên một số trang mạng: Sự ngụy tạo có chủ đích!
(09/03/2013)

Thời gian qua, trên một số trang mạng có "giới thiệu” bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992, ký tên tập thể, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập... Ngoài một số người có chức danh và địa chỉ cụ thể, thì hầu hết là tên không có địa chỉ. Tìm hiểu của Đại Đoàn Kết tại Hà Tĩnh cho thấy, đa phần những cái tên này là không có thực và bị giả mạo.

Mỗi ngày truy cập mạng, thấy ngày càng nhiều người ký tên vào bản kiến nghị 72, với một loạt các yêu sách đòi sửa đổi nhiều chương, điều trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, thậm chí họ còn đưa ra cả một bản được gọi là "Dự thảo Hiến pháp”, cổ súy cho một thể chế có tổng thống, tam quyền phân lập... chúng tôi thấy có điều gì đó uẩn khúc: tại sao lại có nhiều bà con nông dân Hà Tĩnh ký tên trên mạng như vậy, trong khi nhiều người còn mơ hồ về internet. Người nông dân quanh năm vất vả lo làm ăn, họ lấy đâu ra thời gian mà lướt web, để ký tên kiến nghị những điều mà bản thân họ không hiểu.

Chúng tôi trăn trở và tự hỏi: từ khi có Đảng lãnh đạo, chèo lái đưa con thuyền đất nước tiến lên CNXH, người dân từ thân phận nô lệ đã đứng thẳng lên làm chủ đất nước, đời sống ngày một cơm no áo ấm. Vậy thì vì sao họ lại kiến nghị những điều mà họ thừa biết sẽ làm rối loạn đất nước? Liệu có phải nhiều người dân bất bình với Đảng, Nhà nước đến vậy, khi mà Đảng, Nhà nước luôn chăm lo cho đời sống của họ ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn? Với tư cách nhà báo, chúng tôi thấy có trách nhiệm tìm hiểu cho rõ ngọn ngành những uẩn khúc đó.
.
Đoàn viên thanh niên Hương Sơn thu hoạch lúa giúp bà con nông dân.
Ảnh: baohatinh.vn
Cuộc sống bình lặng

Ngày 2-3, chúng tôi có mặt tại Hà Tĩnh. Bị ám ảnh bởi bí mật nằm sau những cái tên không rõ nguồn gốc, xuất xứ ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 đăng tải trên một số trang mạng, chúng tôi nóng lòng muốn biết họ là ai.

Trên đường từ thành phố Hà Tĩnh về xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh), nhìn những cánh đồng lúa xanh tươi rộng ngút tầm mắt do đã dồn điền đổi thửa xây dựng nông thôn mới, cảnh những người nông dân đang cặm cụi làm việc trên đồng, nét mặt thanh thản, chúng tôi không thể hình dung được ai trong số họ đã ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, với những điều đi ngược lại nguyện vọng của đa số người dân Việt Nam. Nhìn những con người chân chất kia, không ai có thể nghĩ họ lại mang trong mình một tâm hồn bị tổn thương, uất ức, không thể là của những con người đang bị áp bức được. Chỉ có những con người thực sự được làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình mới có được nét mặt bình thản một cách tự nhiên như vậy.

Về đến xã Sơn Tiến, để có thể tìm hiểu thông tin một cách khách quan nhất, chúng tôi không vào gặp lãnh đạo xã mà lân la làm quen với người dân. Ra đồng, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Phúc đang cặm cụi cấy lúa, sau một hồi trò chuyện, phần nào chúng tôi đã hiểu nhau. Nhân đà câu chuyện đang rôm rả, tôi hỏi chị là xã có triển khai lấy ý kiến của người dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 không, chị Phúc thật thà: "Có đó, các ông ấy cũng có tuyên truyền và bảo ai có góp ý thì gửi về xã, nhưng mà tụi tui quanh năm mần ruộng, có biết mô mà góp ý...”.

Làm quần quật, lấy đâu thời gian vào mạng internet

Đến nhà anh Nguyễn Văn Cảnh, cán bộ MTTQ xã Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) từ đầu giờ chiều, chúng tôi phải chờ mấy tiếng đồng hồ anh mới về. Mở cổng đẩy xe cút kít chất đầy mấy bao gạo vào, anh hồ hởi: "Rứa đó, các chú thấy anh có vất vả không. Quanh năm suốt tháng cứ quần quật mà không hết việc mô...”. Theo anh vào nhà, đợi anh pha xong ấm nước, lấy lý do cần dùng internet, chúng tôi hỏi: "Anh có mạng internet không?”. Anh Cảnh nhìn chúng tôi cười hóm hỉnh: "Răng các chú hỏi thật hay trêu tui vậy? Mần 5 sào ruộng đã vất vả, còn công việc ở xã nữa, thời gian mô vào mạng internet, mà lắp chi cho tốn tiền...”.

Trao đổi với Đại Đoàn Kết, một cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, tỉ lệ người dân nông thôn sử dụng internet chỉ chiếm 20-30% trên toàn địa bàn tỉnh. Điều này giải thích vì sao nhiều gia đình ở nông thôn Hà Tĩnh cũng có cách nghĩ và cách sống giống như gia đình anh Cảnh. Quả thật cuộc sống của người nông dân quanh năm vất vả, quần quật lao động cả ngày, tối về cơm nước xong họ chỉ muốn chìm sâu vào giấc ngủ, thời gian xem tivi còn ít, nói gì đến lướt mạng. Chị Bùi Thị Linh (xã Thạch Thắng, Thạch Hà) cho biết, hai vợ chồng chị nhận 4 sào ruộng (500m2 chứ không phải 360m2 như ở Bắc Bộ) để nuôi 4 đứa con. Làm nông không đủ, anh chị phải đi làm thêm ở ngoài thành phố kiếm thêm tiền cho con ăn học. "Vợ chồng tui đi từ sáng sớm đến khuya mới về, tiền ăn còn chẳng đủ lấy tiền mô mà trả tiền internet. Mà tụi tui có việc mô mà cần internet...” - chị Linh cho hay.

Chị Nguyễn Thị Xuân (Kỳ Anh) khi được hỏi nhà có mạng internet không, có thường xuyên vào mạng không, chị thẳng thắn trả lời: "Mạng internet thì tui có lắp cho cháu nó học. Nhưng mà vợ chồng tui chẳng bao giờ động vào máy tính bởi có biết mô mà vào mạng...”. Còn anh Nguyễn Viết Huân thì mặc dù thỉnh thoảng có lướt mạng, nhưng khi được hỏi có biết một số trang mạng đang đăng bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 không, anh ngớ người: "Tui chỉ thấy ở xã người ta tuyên truyền lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 thôi. Thỉnh thoảng lên mạng thấy báo chí đưa ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, chứ có biết có trang mạng nào đăng bản kiến nghị mô...”.

Mạo danh và ngụy tạo

Ở một trang mạng, ngay dưới bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, những người chủ trang này đã đề rất rõ: "Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ "kiennghi***@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ”. Vậy nhưng có tới 1/3 nếu như không muốn nói là một nửa trong số những người "ký tên” kiến nghị sửa đổi Hiến pháp chỉ là những cái tên hết sức chung chung không có địa chỉ cụ thể: "Lê Quý Lộc, công dân Việt Nam, TP HCM”, "Hoàng Văn Trường, làm ruộng, Hà Tĩnh”, "Trần Văn Pháp, nông dân, Đồng Nai”...

Như vậy có thể thấy, ngay việc đưa tên người ký đơn kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, những người chủ trang mạng này đã không tôn trọng chính tiêu chí mà họ đưa ra ban đầu. Ai cũng hiểu, nếu chỉ đưa ra một cái tên, ở tại một tỉnh rộng tới 6.055,6 km² (Hà Tĩnh), 5.903,940 km2 (Đồng Nai)... thì bất cứ ai cũng có thể đưa hàng triệu cái tên như vậy lên trên mạng internet.

Đó là chưa kể có những người nông dân bị mạo danh, nhưng vì họ quanh năm chân lấm tay bùn, chẳng có điều kiện chi trả phí internet, và nếu có, họ cũng chẳng bao giờ vào mạng vì kiến thức về công nghệ thông tin hạn hẹp, nên không biết tên mình đã bị mạo danh trên mạng internet. Cũng có những người thông thạo về internet, thì lại có hiểu biết rất hạn chế về Hiến pháp và pháp luật, họ còn không nắm được các điều, các chương của Hiến pháp thì làm sao có thể  "góp ý” bằng cách ký tên vào bản kiến nghị trên các trang mạng được.

Bằng điều tra độc lập của Đại Đoàn Kết, cùng với tư liệu thu thập được của cơ quan an ninh, có thể khẳng định: Ngoài một số nhân sĩ, trí thức có tên, tuổi, chức danh, địa chỉ cụ thể, đa số tên người dân ký tên trên bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện đang phát tán trên một số trang mạng là giả mạo. Việc ngụy tạo tên người dân nhằm tạo sức ép với Đảng và Nhà nước đã khiến việc dân chủ lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bị lợi dụng làm méo mó, biến dạng là động cơ chính trị không trong sáng của một số người có tư tưởng đối lập. Hành động trên không chỉ ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ của đất nước, mà còn làm ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội, gây ảnh hưởng không tốt đến đại bộ phận người dân Việt Nam. Không những vậy, việc giả mạo, ngụy tạo đó còn làm ảnh hưởng đến uy tín của những nhân sĩ, trí thức có uy tín trong cả nước.

Nhóm phóng viên Thời sự- Chính trị

22 nhận xét :

  1. Sao thử không tìm những người có danh phận đàng hoàng cho dể tìm không!. Hay là vô khỉ ho gà gáy mà hỏi những người dân tộc thiểu số?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao TBT Đinh Đức Lập không phỏng vấn luôn phóng viên Trần Ngọc Kha - phóng viên Ban Thời sự chính trị của chính báo Đại Đoàn Kết của mình về việc có đúng là mày ký tên vào Bản Kiến nghị của 72 Nhân sĩ Trí thức đòi sửa đổi Hiến Pháp không?

      Xóa
    2. Thời sự VTV vừa đưa tin này lên đấy chú Tễu à. Tôi biết Lập cố chơi trò này để tìm cách mua lòng lãnh đạo Đảng, Nhà nước để che tội lỗi của y. Song việc nào đi việc nấy chú Tễu nhể. Ca ngợi thì ghi điểm nhưng không xóa đươc sai phạm tày trời đâu.

      Xóa
    3. Trần Ngọc Kha phóng viên Ban Thời sự chính trị báo Đại Đoàn Kết bị TBT Đinh Đức Lập và Bí thư chi bộ Nguyễn Quốc Khánh đưa vấn đề dám ký vào Bản kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức sửa đổi Hiến Pháp và dám đến báo Gia đình xã hội chất vấn lãnh đạo báo về việc đuổi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên

      Xóa
    4. BBC đã có bài phản ứng về việc này

      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130309_constitution_fraud_allegation.shtml

      Xóa
    5. Phó thường dânlúc 10:10 10 tháng 3, 2013

      Sao PV báo ĐĐK không hỏi mấy bác nông dân đó xem mấy người biết ĐĐK không ? Có bao giờ họ mua và đọc báo ĐĐK không ?

      Xóa
    6. Đọc xong những bài viết trên báo Đại Đoàn Kết, tôi cảm thấy buồn nôn. Toàn là những luận điệu rẻ tiền, thiếu IQ nhằm bịp bợm những người thiếu thông tin và ít theo dõi thời sự.

      Những tay nhà báo của báo Đại Đoàn Kết đi phỏng vấn những người chưa hề ký tên vào bản kiến nghị 72 (cũng như các bản kiến nghị trước) rồi vu cáo các nhân sĩ trí thức ngụy tạo chữ ký.

      Đúng là nhục gì mà nhục dữ vậy Đại Đoàn Kết ? Vậy thì đến bao giờ mới đủ trình độ và bản lĩnh để sánh vai cùng các BBC, Reuters, AFP, AP đây ?

      Xóa
  2. Điều này càng chứng tỏ là dân vẫn còn ít được tiếp xúc thông tin nhiều chiều mà chỉ được xem "ti vi" mà thôi nên họ chẳng quan tâm gì đến Hiến pháp cả. Nếu mọi người dân đều đựoc truy cập internet, biết được thông tin khách quan, nhiều chiều, biết tiền "nộp sản" của họ được "nướng" như thế nào thì sự việc lại hoàn toàn khác ông "Đại (mất) đoàn kết" ạ.

    Trả lờiXóa
  3. Mời bà con vào xem bài này trên blog huunguyenddk để thấy tư cách của đinh đức lập tệ hại như thế nào :
    http://huunguyenddk.blogspot.com/2013/03/tong-bien-tap-inh-uc-lap-ky-niem-sinh.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mặt Trận Tổ Quốc ơi, ông là ai? Có cái ông Đinh Đức Lập kỷ niệm ngày sinh nhật mình bằng cách dùng báo Mặt trận đăng 4 tấm ảnh của mình để bắt bạn đọc mua báo ngắm nhìn ông ta!!! Rất kinh khủng! Thưa các vị lãnh đạo Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam!

      Xóa
  4. Cán bộ Đoàn không dùng bằng giả!lúc 16:33 9 tháng 3, 2013

    Kiểu làm báo bi hài của ông Đinh Đức Lập đã xúc phạm bạn đọc thậm tệ, xúc phạm cả những người nông dân nào đó như được ông Lập ngồi salon ở Hà Nội chỉ đạo người "ảo" lang thang bờ ruộng Hà Tĩnh để mô tả về nỗi thống khổ của họ! Chính họ đã được nhóm của ông Đinh Đức Lập đã lột tả thành những người nông dân hiền lành như "đàn cừu" nghèo khổ, lam lũ giữa thể kỷ 21 này chưa hề được thụ hưởng những giá trị cơ bản nhất của con người trong xã hội dân chủ văn minh dưới sự lãnh đạo của .......Đảng Cộng sản quang vinh!

    Trả lờiXóa
  5. Một bài viết buồn nôn.
    Muốn bài viết thuyết phục người đọc thì hãy phân tích "kiến nghị 72" đúng sai ở chỗ nào để mọi người hiểu chứ? Viết thế này chỉ người đọc chỉ có ghét,và coi thường về trình độ.( có thể rất nhiều người chửi thề đấy!) Sao đại diện cho báo nhà nước được?
    Còn dọa an ninh thì thật vô lối. Người ta góp ý với dự thảo hiến pháp bằng cách kí vào kiến nghị thì sao? Đã ông Hùng, ông Trọng dọa rồi. Mà dọa xong thì có anh Nguyễn Đắc Kiên đấy sao?

    Trả lờiXóa
  6. Người Hà Tĩnhlúc 17:04 9 tháng 3, 2013

    Viết báo ngu xuẩn rứa! Họ xem bạn đọc thời này là cái thứ chi mà họ dám viết bài có sức "thuyết phục" ghê gớm ra rứa hè!

    Trả lờiXóa
  7. Đề nghị đảng xử lý nhóm phóng viên TS-CT của báo đại đàn két vì đã dám lợi dụng tự do ngôn luận tuyên truyền,phỉ báng,tố cáo,vu khống,chống phá đảng:
    Báo viết:..."Từ khi có đảng lãnh đạo, chèo lái đưa con thuyền đất nước tiến lên CNXH, người dân từ thân phận nô lệ đã đứng thẳng lên làm chủ đất nước ..." (Thế nhưng) : ..."cuộc sống của người dân quanh năm vất vả, quần quật lao động cả ngày, tối về cơm nước xong họ chỉ muốn chìm sâu vào giấc ngủ (ngàn thu) ... Chị Bùi Thị Linh (xã Thạnh Thắng - Thạch Hà) hai vợ chồng chị nhận 4 sào ruộng để nuôi 4 đứa con. Làm nông không đủ, anh chị phải đi làm thêm ở ngoài thành phố kiếm thêm tiền cho con ăn học"...
    Trước tới giờ tôi cứ tưởng ngần ấy năm xây dựng thiên đường CNXH dân tôi phải thật sự sung túc đúng như khầu hiệu đảng đã rao :"Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Chứ ngờ đâu tình thế lại đảo ngược tệ hại đến thế. Đọc bài báo này tôi có cảm giác như xã hội Việt Nam đang ở vào thời đại của Chí phèo, Lão Hạc (Nam Cao)

    Trả lờiXóa
  8. Một bài bài ngu xuẩn, tự vả vào mặt mình bôm bốp mà vẫn dám cho đăng báo bắt người dân bỏ tiền ra mua báo, sao mà vô liêm sỉ quá vậy hử Đinh Đức Lập?
    Câu trên thì nói: “từ khi có Đảng lãnh đạo, chèo lái đưa con thuyền đất nước tiến lên CNXH, người dân từ thân phận nô lệ đã đứng thẳng lên làm chủ đất nước, đời sống ngày một cơm no áo ấm”... Còn đoạn dưới thì mô tả người nông dân: “quanh năm vất vả, quần quật lao động cả ngày, tối về cơm nước xong họ chỉ muốn chìm sâu vào giấc ngủ, thời gian xem tivi còn ít, nói gì đến lướt mạng... đi từ sáng sớm đến khuya mới về, tiền ăn còn chẳng đủ lấy tiền mô mà trả tiền internet. Mà tụi tui có việc mô mà cần internet...”. Vậy mà bài báo dám khẳng định một ông cán bộ tuyên giáo địa phương cho biết tỷ lệ nông dân sử dụng internet ở Hà Tĩnh từ 20-30% dân số. Con số này là không có ít đâu, sao phóng viên Đại đoàn kết không tìm 20-30% nông dân có dùng internet mà hỏi nhỉ? Hãy xem tổ chức quốc tế người ta nói nè: “WeAreSocial cho biết số người dùng Internet Việt Nam là 30,8 triệu. Tỉ lệ người dùng Internet trên tổng số dân là 34% (cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Riêng năm 2012, Việt Nam có thêm 1,59 triệu người dùng mới” (Vietnamnet http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-thong-tin-vien-thong/93736/30-8-trieu-nguoi-viet-nam-su-dung-internet.html).
    Báo Đại đoàn kết bôi bác hạ thấp người nông dân Việt Nam quá thể, kết quả của các chính sách phát triển nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta bị báo Đại đoàn kết phủ nhận sạch trơn rồi còn gì!

    Trả lờiXóa
  9. "Làm quần quật, lấy đâu thời gian vào mạng internet"
    bởi ai bởi cái gì mà dân ta khổ như thế này. Sau "cách mạng" đã mấy chục năm mà một thành quả tuyệt vời của nhân loại cũng không được hưởng.
    Cái thằng phóng viên dốt nát này bợ đít chủ ai dè làm hại chủ đây mà.

    Trả lờiXóa
  10. Bọn này ngu thật,xem thường mọi người quá thể."-Nhóm phóng viên thời sự" là những đứa nào? không tên à?-Nếu không có đứa chịu trách nhiệm thì đừng đăng.

    Trả lờiXóa
  11. Thật tình, tôi không thể hiểu nổi tại sao cái được gọi là “Nhóm phóng viên Thời sự - Chính trị” – một chuyên mục quan trọng – của báo Đại Đoàn Kết lại yếu kém về cả trình độ nghiệp vụ lẫn thể hiện về cú pháp như thế? Bài viết thì sơ sài, thiếu logic; lý lẽ không hề thuyết phục; thông tin, tư liệu thì quá sơ sài đến như vậy...? Tôi càng ngạc nhiên hơn khi ông TBT Đại Đoàn Kết cho đăng bài này? Hay chính ông TBT cũng không đủ trình độ để thẩm định chất lượng của một bài báo??? BUỒN THAY.

    Trả lờiXóa
  12. Internet cũng là kenh thông tin. Hay là ko kiẻm duyẹt được nên mới phải chơi trò vu khóng?

    Trả lờiXóa
  13. Giời ạ, nhà báo thế này thì còn hơn báo hại, câu trước đá câu sau. Nịnh đảng mà viết thế này thì bằng hại đảng. Ấy thế mà cả một “Nhóm phóng viên Thời sự- Chính trị” của ông Lập đi thực địa để viết cơ đấy.
    Đọc muốn ói, nhưng cố đọc hết bài. Cái báo này còn ăn cơm từ ngân sách (tiền thuế của dân) mà lại đang khoét thêm mẫu thuẫn giữa nhân dân với đảng.
    Viết câu đầu: “người dân từ thân phận nô lệ đã đứng thẳng lên làm chủ đất nước, đời sống ngày một cơm no áo ấm”
    Này đây các ông lại viết:
    “tôi hỏi chị là xã có triển khai lấy ý kiến của người dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 không, chị Phúc thật thà: "Có đó, các ông ấy cũng có tuyên truyền và bảo ai có góp ý thì gửi về xã, nhưng mà tụi tui quanh năm mần ruộng, có biết mô mà góp ý...”.”
    “Chị Bùi Thị Linh (xã Thạch Thắng, Thạch Hà) cho biết, hai vợ chồng chị nhận 4 sào ruộng (500m2 chứ không phải 360m2 như ở Bắc Bộ) để nuôi 4 đứa con. Làm nông không đủ, anh chị phải đi làm thêm ở ngoài thành phố kiếm thêm tiền cho con ăn học. "Vợ chồng tui đi từ sáng sớm đến khuya mới về, tiền ăn còn chẳng đủ lấy tiền mô mà trả tiền internet. Mà tụi tui có việc mô mà cần internet...” - chị Linh cho hay.”
    Ối giời ơi, cái loa của ông Lập còn tệ hơn cái loa của mõ ngày xưa cả trăm lần. Chính ông Lập cho đăng bài này là phản pháo lại các phương tiện truyền thông của nhà nước, mà suốt cả tháng nay đều khẳng định dự thảo sửa đổi, bố sung hiến pháp năm 1992 “được đại bộ phận nhân dân đồng tình”.
    Dân không “biết mô mà góp ý”, vậy biết gì mà đồng tình hả các ông báo hại?
    Cả nhà có 6 miệng ăn, chỉ có 2000m2 cấy lúa, phải ra thành phố làm thêm (các ông nói làm thêm cho nó sang chứ thực ra đi làm thuê theo việc nên phải ra chợ người, ngồi chờ dài cổ mong có người đến thuê để kiếm vài chục ngàn/ngày). Vậy thì “ấm no hạnh phúc” ở chỗ nào hả ông Lập?

    Trả lờiXóa
  14. Với vai trò là một tờ báo,là cơ quan ngôn luận của Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam,hà cớ gì các vị cứ đưa những lý lẽ,những việc làm như đồ con nít.Nếu các vị thấy bản dự thảo 72 này không thuyết phục,thấy chắc chắn đại đa số người dân xẽ phản đối,thì sợ gì mà không dám mang ra trưng cầu dân ý để bóc mẽ bộ mặt ngụy tạo có hay hơn không.Nếu không chưng cầu dân ý,thì căn cứ vào đâu mà kết luận tốt,hay xấu.Một cơ quan ngôn luận của một Ủy ban đại đoàn kết toàn dân mà lại có cách suy diễn,nói năng không hơn gì những chuyện ở hàng tôm,hàng cá thì làm sao mà đoàn kết được ai.
    Muốn lột bộ mặt của những kẻ được qui là suy thoái,là phản động,là cơ hội chính trị,thì hãy mang điều 4 Hiến Pháp,cũng như hãy đặt câu hỏi:quân đội trung với đảng hay trung với nước?Đa đảng hay chỉ duy nhất một đảng?rồi cho nhân dân bỏ phiếu kín,thì sẽ biết ai là suy thoái với biến chất hay cơ hội ngay thôi.Làm gì mà cứ giở mãi chiêu rêu rao,bôi nhọ người ta, như vậy thì mặt mình chắc cũng xẽ đẹp lắm đấy ông TBT ạ.
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa
  15. Vịnh Hạ Long bị rút tên khỏi danh sách bảy kỳ quan thiên nhiên mới vì Đinh đức Lập phát hiện là hàng triệu người ký tên ở nhà không có laptop, destop hay tablet

    Trả lờiXóa