Phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII. Ảnh: TTXVN |
Bàn trao danh hiệu “danh nhân”, “nhà khoa học nhân dân”
(LĐO) -
Thứ năm 21/03/2013 11:38
Dự thảo luật thi đua khen thưởng (sửa đổi) vừa được thảo luận tại Ủy ban TVQH sáng nay (21.3) đã bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, và đặc biệt, danh hiệu “danh nhân”.
Theo Ban soạn thảo, danh
hiệu “danh nhân” nhằm tôn vinh những người có đóng góp đặc biệt cho đất
nước (Quốc Tổ Hùng Vương, Anh hùng dân tộc…)
Ngoài ra, việc xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” sẽ tiến hành định kỳ 5 năm một lần thay cho xét hàng năm như hiện nay, nhằm khắc phục tình trạng khen tràn lan. Thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng không nên có danh hiệu “nhà khoa học nhân dân”. Theo ông Thi, danh hiệu kèm theo hai chữ “nhân dân” chỉ nên gắn với những “nhà” phục vụ nhân dân, cống hiến cho xã hội, những người của công chúng như nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ. Nhà khoa học cơ bản là vinh danh thành tựu sáng tạo của họ bằng giải thưởng”. “Có lẽ chả có nước nào có danh hiệu Nhà khoa học nhân dân, bởi như thế có khi lại tầm thường hóa giải thưởng của họ” - ông Thi nói.
Vị giáo sư từng là Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng “Danh nhân không phải là danh hiệu. Danh nhân là sự vinh danh". Theo ông: "Chúng ta đi khen danh hiệu danh nhân là không phải". Ông đòi hỏi một “sự công nhận nhưng theo một trình tự khác, một thẩm quyền khác và phải được toàn xã hội thừa nhận”.
Tiếp lời ông Thi, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng bình luận đây là những ý kiến rất sâu sắc. Lấy ngay trường hợp GS Đào Trọng Thi được Tổng thống Nga trao tặng danh hiệu, Phó Chủ tịch nói việc trao tặng đó là “rất cụ thể chứ không "sáng tạo" như ở Việt Nam”.
Nhằm hạn chế tình trạng “quan thi đua”, dự án Luật đã đặt ra các quy định nhằm hạn chế khen thưởng đối với quan chức cấp vụ trở lên. Tuy nhiên, quy định mang tính chất “buộc” này gặp phải sự phản ứng của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn. “Thành tích đến đâu thì khen đến đó chứ”- ông Sơn chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết: Thời gian vừa rồi Mình khen cho lãnh đạo nhiều, cán bộ ít, khen nhà nước nhiều, ngoài xã hội thì ít. Do vậy, theo ông: “Sẽ hạn chế từ cấp vụ, trừ những trường hợp có thành tích đặc biệt suất sắc”.
Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, bà Thu Hà nói thêm: Vừa qua 90% là khen cán bộ công chức, cán bộ quản lý. Vì thế, theo bà, Hội đồng đã trình 2 phương án: Một là cán bộ từ cấp sở vụ trở lên thì chỉ 20 - 30% được khen thưởng. Phương án 2 là khen quá trình cống hiến theo thời gian công tác, thời gian giữ chức vụ. "Không khen thường xuyên mà thành tích đến đâu khen đến đó. Các đồng chí lãnh đạo phải đảm bảo tiêu chuẩn, chẳng hạn đạt thành tích có ảnh hưởng trên phạm vi toàn quốc”- bà Hà nêu ý kiến.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước thì bình luận, cũng từ thực tiễn, rằng hiện có “Nhiều thứ dân gian quá, chúng ta nên đưa vào danh hiệu nhà nước”. Nhắc lại chuyện quốc phục, quốc hoa, ông cho rằng “Không khéo đưa ra nhiều là rối, gây đủ thứ chuyện”.
Ngoài ra, việc xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” sẽ tiến hành định kỳ 5 năm một lần thay cho xét hàng năm như hiện nay, nhằm khắc phục tình trạng khen tràn lan. Thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng không nên có danh hiệu “nhà khoa học nhân dân”. Theo ông Thi, danh hiệu kèm theo hai chữ “nhân dân” chỉ nên gắn với những “nhà” phục vụ nhân dân, cống hiến cho xã hội, những người của công chúng như nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ. Nhà khoa học cơ bản là vinh danh thành tựu sáng tạo của họ bằng giải thưởng”. “Có lẽ chả có nước nào có danh hiệu Nhà khoa học nhân dân, bởi như thế có khi lại tầm thường hóa giải thưởng của họ” - ông Thi nói.
Vị giáo sư từng là Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng “Danh nhân không phải là danh hiệu. Danh nhân là sự vinh danh". Theo ông: "Chúng ta đi khen danh hiệu danh nhân là không phải". Ông đòi hỏi một “sự công nhận nhưng theo một trình tự khác, một thẩm quyền khác và phải được toàn xã hội thừa nhận”.
Tiếp lời ông Thi, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng bình luận đây là những ý kiến rất sâu sắc. Lấy ngay trường hợp GS Đào Trọng Thi được Tổng thống Nga trao tặng danh hiệu, Phó Chủ tịch nói việc trao tặng đó là “rất cụ thể chứ không "sáng tạo" như ở Việt Nam”.
Nhằm hạn chế tình trạng “quan thi đua”, dự án Luật đã đặt ra các quy định nhằm hạn chế khen thưởng đối với quan chức cấp vụ trở lên. Tuy nhiên, quy định mang tính chất “buộc” này gặp phải sự phản ứng của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn. “Thành tích đến đâu thì khen đến đó chứ”- ông Sơn chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết: Thời gian vừa rồi Mình khen cho lãnh đạo nhiều, cán bộ ít, khen nhà nước nhiều, ngoài xã hội thì ít. Do vậy, theo ông: “Sẽ hạn chế từ cấp vụ, trừ những trường hợp có thành tích đặc biệt suất sắc”.
Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, bà Thu Hà nói thêm: Vừa qua 90% là khen cán bộ công chức, cán bộ quản lý. Vì thế, theo bà, Hội đồng đã trình 2 phương án: Một là cán bộ từ cấp sở vụ trở lên thì chỉ 20 - 30% được khen thưởng. Phương án 2 là khen quá trình cống hiến theo thời gian công tác, thời gian giữ chức vụ. "Không khen thường xuyên mà thành tích đến đâu khen đến đó. Các đồng chí lãnh đạo phải đảm bảo tiêu chuẩn, chẳng hạn đạt thành tích có ảnh hưởng trên phạm vi toàn quốc”- bà Hà nêu ý kiến.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước thì bình luận, cũng từ thực tiễn, rằng hiện có “Nhiều thứ dân gian quá, chúng ta nên đưa vào danh hiệu nhà nước”. Nhắc lại chuyện quốc phục, quốc hoa, ông cho rằng “Không khéo đưa ra nhiều là rối, gây đủ thứ chuyện”.
Tễu: Quốc hội độ này rảnh gớm! Hết quốc hoa, quốc phục. rồi đi kiện phải cược tiền. Giờ đến Nhà khoa học nhân dân. Buồn cười quá! Hình như các ông này chưa học ngữ văn hay sao ấy! Hay là có vấn đề gì về sức khỏe tinh thần rồi?
Báo Thanh Niên:
Cháu chưa thành niên không được “thường trú” với ông bà
22/03/2013 3:40
Chiều 21.3, Ủy ban TVQH tiếp tục thảo luận nội dung sửa đổi của luật Cư trú.
Theo dự thảo chỉnh lý, các điều kiện để được đăng ký thường trú tại
các TP trực thuộc T.Ư là có thời gian tạm trú từ 2 năm trở lên; có chỗ ở
hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức và phải bảo đảm điều
kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND TP, có xác nhận của
chính quyền địa phương hoặc công chứng, được người cho thuê, cho mượn,
cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là
nơi đang tạm trú.
Dự thảo luật cũng bổ sung trường hợp được đăng ký thường trú đối với người độc thân về sống với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột khi được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu.
Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, cho hay Ủy ban tán thành với việc bổ sung các trường hợp này vào dự thảo luật. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc, nghiên cứu bổ sung thêm trường hợp người chưa thành niên còn cha, mẹ và cha mẹ vẫn có điều kiện nuôi dưỡng nhưng có nguyện vọng về sống với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột. “Bởi vì, trên thực tế có trường hợp con chưa thành niên có nguyện vọng và nhu cầu về ở với ông, bà hoặc người họ hàng thân thích khi bố mẹ ly hôn và bố mẹ đều đã kết hôn với người khác”, ông Lý giải thích.
Từ góc nhìn cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ lý giải nếu quy định cháu được về ở với ông bà và nhập hộ khẩu thì sẽ là “một thử thách lớn”, gây áp lực lên vấn đề an sinh xã hội các TP lớn. Ngay với các quận nội thành hiện giờ ở Hà Nội, TP.HCM đáp ứng nhu cầu học cho các đối tượng trong nội thành cũng đang còn khó. Do đó, ban soạn thảo nêu ra nội dung này nhằm hạn chế trường hợp bố mẹ cho con cái lên ở với ông bà để học ở nội đô TP lớn.
Dự thảo luật cũng bổ sung trường hợp được đăng ký thường trú đối với người độc thân về sống với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột khi được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu.
Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, cho hay Ủy ban tán thành với việc bổ sung các trường hợp này vào dự thảo luật. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc, nghiên cứu bổ sung thêm trường hợp người chưa thành niên còn cha, mẹ và cha mẹ vẫn có điều kiện nuôi dưỡng nhưng có nguyện vọng về sống với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột. “Bởi vì, trên thực tế có trường hợp con chưa thành niên có nguyện vọng và nhu cầu về ở với ông, bà hoặc người họ hàng thân thích khi bố mẹ ly hôn và bố mẹ đều đã kết hôn với người khác”, ông Lý giải thích.
Từ góc nhìn cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ lý giải nếu quy định cháu được về ở với ông bà và nhập hộ khẩu thì sẽ là “một thử thách lớn”, gây áp lực lên vấn đề an sinh xã hội các TP lớn. Ngay với các quận nội thành hiện giờ ở Hà Nội, TP.HCM đáp ứng nhu cầu học cho các đối tượng trong nội thành cũng đang còn khó. Do đó, ban soạn thảo nêu ra nội dung này nhằm hạn chế trường hợp bố mẹ cho con cái lên ở với ông bà để học ở nội đô TP lớn.
Bảo Cầm
Nguồn: Thanh Niên
.
Trước kia em đã bẩu các bác rồi... Không có quốc hội nơi nào rảnh như "cuốc" hội nước ta. Toàn ăn rồi làm chuyện không đâu...Họ không làm gì khác ngoài việc ngồi chờ để hợp pháp hoá những chủ trương có sẵn từ chính phủ. Vị nào có tâm huyết một chút với dân thì y như rằng khoá sau vắng bóng...
Trả lờiXóaCười vãi cả..."trung tiện" ra! Vụ khen/phong tặng ông nguyên Bí thư Thừa Thiên-Huế còn sờ sờ ra đấy.
Trả lờiXóaChỉ có ở VN mới có cái UBTVQH như vậy, toàn tranh cãi những việc lặt vặt, trong khi chủ quyền biển đảo đang bị thằng Tầu gậm nhấm từng ngày thì... xếp xó!
QH dưới trướng của ông hói khóa này nghe chừng hài hài thế nào ấy.
Vụ ông bí thư Thừa Thiên Huế sự thể ra sao rồi Bác Diện...?
XóaQuá nhiều nhà khoa học nhân dân không có lấy một công trình đăng báo nước ngoài!
Trả lờiXóaCòn danh nhân thì cần gì phải phong tặng. Sử sách ghi công, nhân dân tưởng nhớ là đủ. Nói lại chuyện nhạc sĩ Trịnh công Sơn , không phải là nhạc sĩ ưu tú, nhân dân nhưng tầm cở được nhân dân ghi nhận là nhạc sĩ lớn, cần gì phong tặng!
Lại còn Y Moan,
Xóavà mới đây là cụ Hà Thị Cầu.
Có chứ, phải có chứ.
Trả lờiXóaCác ngành Giáo dục và Y tế
đều đã có danh hiệu
NHÀ GIÁO NHÂN DÂN
THÀY THUỐC NHÂN DÂN.
Thì không lẽ những người làm khoa học lại chịu thiệt thòi ru.
Phải có danh hiệu NHÀ KHOA HỌC NHÂN DÂN chứ.
Và để tiến tới xã hội công bằng văn minh,
mọi ngành nghề trong xã hội đều phải có danh hiệu này.
Chứ không,
để họ thiệt à.
Tỷ như các ngành vũ trang,
mặc dù có danh hiệu Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân rồi,
nhưng đó là danh hiệu toàn quân, danh hiệu toàn ngành
như Tòa án Nhân dân thôi.
Đấy không phải danh hiệu cá nhân.
Mà mình đang vinh danh cá nhân cơ mà.
Vậy cũng phải có danh hiệu NHÂN DÂN cho các đồng chí này chứ.
Chỉ còn phải bàn là gọi thế nào cho hay, cho đúng thôi.
Có thể gọi là CHIẾN SỸ NHÂN DÂN
nghe thì hay đấy nhưng e là chưa thật trúng.
Vì có những đồng chí đang là sỹ quan cơ mà.
Tên SỸ QUAN NHÂN DÂN thì nghe nó thế nào ấy.
Vậy nay xin đề nghị gọi theo cấp bậc như
BINH NHÌ NHÂN DÂN
ĐẠI TÁ NHÂN DÂN
THƯỢNG TƯỚNG NHÂN DÂN.
Nhưng lại còn các vị Đại biểu Quốc hội nữa,
các vị phong danh hiệu NHÂN DÂN cho cả bàn dân thiên hạ
mà các vị không được gì à.
Vậy là không biết điều.
Vậy cũng phải phong thôi.
Chỉ còn băn khoăn là đặt tên danh hiệu như thế nào.
NHÀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NHÂN DÂN thì nghe nó thế nào ấy,
mà NGHỊ SỸ NHÂN DÂN thì thấy nó tư bản làm sao.
Nghĩ mãi chưa tìm được tên nào thích hợp.
Nhà Đốp tôi xin nhờ các bậc cao minh chỉ giáo.
Con cắn răn cắn cỏ con lạy các NGÀI!!!
Trả lờiXóaThế giới họ cười cho cái sự ngu dốt này đó các NGÀI ạ.
sao không đều nghị là "nhà khoa học nông dân" có khi lại hay hơn :))
Trả lờiXóaĐã là "nhà" rồi còn phải "nhân dân"
Trả lờiXóaĐề nghị quốc hội bàn luôn việc ăn uống như: mỗi người nên ăn cái gì, ăn vào lúc nào, ăn ở đâu, mỗi bữa ăn bao nhiêu gạo, mấy thứ thịt...
Trả lờiXóaRồi bàn luôn chuyện ỉa nữa.
Đã là nước XHCN văn minh thì việc ỉa cũng phải được định hướng.
Thật trúng ý tôi,đề nghị quốc hội nghiên cứu việc mất vệ sinh ở thôn quê, thực sự đây là vấn đề nóng về việc "đi vệ sinh". Phần đa người dân vẫn tống tất cả mọi thứ ra đồng ruộng không theo một tổ chức nào. Nhân tiện nhắc thêm việc mà dân gian gọi là "Đi cầu tõm" ta lên sửa lại từ này là "đi hái hoa" cho có chút văn hóa. Nước ta là nước XHCN văn minh mà lại để hình ảnh "Đi cầu tõm" vẫn còn tồn tại trong nhân dân thì hơi xấu mặt với bọn tư bản giãy chết quá!
XóaXin nói cho rõ ngọn nguồn.
Trả lờiXóaDanh hiệu NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, NGHỆ SỸ NHÂN DÂN là ta vay mượn từ Liên Xô cũ.
Hồi những năm 80 thế kỷ trước, Việt Nam hòa nhập công đồng XHCN một cách toàn diện và vay mượn rất nhiều thứ từ Liên Xô. Chẳng hạn:
Gọi Hội đồng Bộ trưởng thay Chính phủ
Gọi Bộ Nội Vụ thay Bộ Công An,
Gọi ông sỹ quan 3 sao 2 gạch là đại tá,
Lập các Liên hiệp xí nghiệp,
Đổi tên Đại học Kinh tế kế hoạch thành ĐH Kinh tế Quốc dân.
Rồi đến các loại nhân dân: Nhà giáo nhân dân, Nghệ sỹ nhân dân.
Đến nay Liên Xô đã tan rã. Việt Nam cũng bỏ đi phần lớn tên gọi a dua theo Liên xô. chỉ còn sót vài thứ: LICOGI ( Viết tắt của Liên hiệp xí nghiệp thi công cơ giới), Trường Kinh tế Quốc dân,... Thiết tưởng vài năm nữa sẽ bỏ nốt.
Ai ngờ , Quốc hội hết việc làm lại khới mấy thứ thối ấy ra.
thế chắc cũng phải có "Đại biểu QH ưu tú", và "ĐBQH nhân dân" để phân cao thấp
Trả lờiXóaSau "nhà khoa học nhân dân" sẽ đến . . . "nhà nông nhân dân"!!!
Trả lờiXóaXe chính chủ; quan tài cán bộ, viên chức không có nắp kính, có 7 vòng hoa quay vòng băng dán viếng; đăng ký, báo tử chó mèo chính chủ; không được bày bán, lưu hành thịt gia súc sau giết thịt quá 8 giờ; CMND ghi tên cha, mẹ; danh hiệu Danh nhân; nhà khoa học nhân dân; phạt nông dân nếu sử dụng phân bón giả...
Trả lờiXóaCòn gì nữa và sẽ còn gì nữa nhỉ hở các bác?
Tiếp theo sẽ là Liệt sĩ ưu tú, Liệt sĩ nhân dân...
XóaQuốc hội VNXHCN mà, có cái gì mà nó chừa đâu, thưa bác.
Và cuối cùng sẽ là "Ngân hàng nhân dân" và "kho bạc nhân dân" các bác ạ!!!
XóaQuán Nhậu Nhân Dân.
Trả lờiXóaRất tiếc là cái Kho Bạc không phải là của nhân dân.
A.Einstein từng nói :" Có hai thứ không có giới han: vũ trụ và sự ngu ngốc của con người. Nhưng về vũ trụ thì tôi không chắc chắn lắm". Đây lại là sự ngu ngốc của đỉnh cao trí tuệ nên ...
Trả lờiXóaQĐND mà có phải nhân dân đâu . Đảng đang giành lấy nó . Vậy thì những thứ " nhân dân " khác Đảng chê à ? Thật hết biết cho cái QH khóa này .
Trả lờiXóaGiải tán nó đi cho đỡ tốn tiền của Nhân Dân
Trả lờiXóacác Bác không thông cảm Quốc hội, vì quốc hội ta rảnh quá, không biết làm gì nữa thui
Trả lờiXóaTrời ơi, cơm áo gạo tiền của chúng ta để họ bàn những cái chuyện thế này sao? trong khi kinh tế khó khăn thì trả lời qua loa, bế tắc. Thất nghiệp tham nhũng cửa quyền ối giời ơi bọn người không biết xấu hổ kia.
Trả lờiXóaBác diện ơi ! Chỉ số hạnh phúc dân mình đứng thứ nhì thế giới . Mấy bác ub thường vụ quốc hội nhà ta chắc đang phấn đấu để được đứng đầu thế giới về " quốc hội hài ước " nhất đó bác diện ạ . Hề hề ...
Trả lờiXóaBên Mỹ ,Pháp, Hàn quốc...đâu có nghệ sỹ ,nhà giáo ,thầy thuốc nhân dân, ưu tú nhưng họ làm cái gì thì ra cái đó.Mình sao lắm danh hiệu mà chẳng ra ngô ra khoai gì cả.Chỉ thấy ngày càng đâm ra lú lẩn nhiều.
Trả lờiXóa