Đoàn đại biểu của những người ký tên vào bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 trao bản Kiến nghị cho đại diện Ủy ban sửa đổi Hiến pháp
Hồi 10h sáng thứ Hai 4-2-2013, một đoàn
đại biểu gồm 16 nhân sĩ trí thức, đại diện cho 72 người đầu tiên trực
tiếp ký tên và hàng ngàn đồng bào đã tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị
về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp
của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy
ban.
Thành phần Đoàn đại biểu gồm: Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội; Phan Hồng Giang, TSKH ngành nghiên cứu văn học, Hà Nội; Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn TNCS HCM – TPHCM, TPHCM; Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN, Hà Nội; Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Hà Nội; Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Hà Nội (vắng mặt đột xuất); Tương Lai, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KTVN, Hà Nội; Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội (Trưởng đoàn); Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TPHCM; Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An; Hoàng Xuân Phú, GS, Viện Toán học, Hà Nội; Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục & Thanh thiếu niên-Nhi đồng Quốc hội, Hà Nội; Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; Tô Nhuận Vỹ, Nhà văn, Huế.
Trước đó, Đoàn đã thông báo mời một số báo chí tới tham dự, đưa tin.
Tiếp Đoàn có ông Lê Minh Thông, Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Ban Biên tập dự thảo sửa đổi,
bổ sung Hiến pháp 1992 và một số cán bộ trong Văn phòng Ủy ban sửa đổi
Hiến pháp.
Phóng viên các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, VietnamNet đều có mặt.
Sau đây là một số hình ảnh và nội dung phát biểu:
.
.
Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, Trưởng đoàn,
ký vào văn bản gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
ký vào văn bản gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Ông Lê Minh Thông: Thay
mặt cho Ban biên tập, chúng tôi nhiệt liệt chào mừng các bác đến Văn
phòng của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để thăm và trao đổi công tác. Tôi xin
giới thiệu tôi là Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc
hội, Phó trưởng ban thường trực Ban biên tập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp.
Xin được thay mặt Ban biên tập một lần nữa xin được kính chào các bác,
chúc các bác sức khỏe (vỗ tay). Và thay mặt Ban biên tập, chúng tôi xin
được rất hân hạnh lắng nghe ý kiến các bác. Làm việc với các bác hôm nay
có tôi và các đồng chí chuyên viên của Văn phòng Ủy ban sửa đổi Hiến
pháp.
Ông Chu Hảo: Có lẽ anh Thông cho phép tôi được giới thiệu các thành viên trong đoàn (Nội dung như ở trên). Sau đây chúng tôi xin được mời Trưởng đoàn của chúng tôi phát biểu.
.
.
Ông Nguyễn Đình Lộc: Thực ra tôi và các anh bên Quốc hội cũng rất là quen, vì tôi … (cười)
… Nhưng có lẽ theo tôi là chúng ta nên bình thường hóa cái quan hệ này đi, xem đây là một sinh hoạt rất bình thường, sinh hoạt dân chủ. Nhưng mà dù sao thì tôi cũng phải có vài lời cho rõ:
Kính gửi Ủy Ban Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp 1992. Chúng tôi những công dân có tên trong danh sách
16 người kèm theo đại diện cho 72 người đã trực tiếp ký tên vào “Kiến
nghị sửa đổi Hiến pháp 1992” và hàng ngàn người khác đã tham gia ký tên
tiếp. Hôm nay đến địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37
Hùng Vương để trao Bản Kiến nghị cho quý Ủy Ban.
Việc chuẩn
bị cho Bản kiến nghị đã được thực hiện một cách công phu lấy ý kiến
nhiều chuyên gia pháp luật, các vị nhân sĩ nguyên là lãnh đạo Quốc hội,
Đảng, Chính phủ, các nhân sĩ tri thức đã từng tham gia nghiên cứu, đóng
góp nhiều ý kiến sâu sắc để sửa lỗi Hiến pháp trong những năm qua. 72
người đã đi đến nhất trí về ký tên ban đầu vào Bản Kiến nghị thể hiện ý
thức trách nhiệm của mình đối với vận nước. Ngày 22 tháng 01 năm 2013,
chúng tôi đã chính thức công bố toàn văn Bản Kiến nghị và Dự thảo trên
trang mạng boxit để lấy ý kiến đóng góp của mọi người dân khắp trong và
ngoài nước. Có hơn 2000 chữ ký nhất trí với nội dung Bản Kiến nghị,
ngoài ra còn rất nhiều ý kiến đóng góp chân tình, có giá trị của người
dân. Với mong muốn đem trí tuệ của mình, kiến thức tập thể, ý nguyện
đông đảo người dân tới người có trách nhiệm nhất góp phần cho Bản Hiến
pháp mới thực sự của dân, do dân, vì dân, những người tham gia xây dựng
Bản Kiến nghị thống nhất cử một số đại diện đảm bảo Kiến nghị này trực
tiếp gửi tới Ủy Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Ngoài bản Kiến nghị này,
có tài liệu tham khảo là Bản Dự thảo Hiến pháp năm 2013 làm rõ các nội
dung rất mới mẻ trong đó. Cũng để tăng cường hơn nữa ý kiến đóng góp của
người dân, mong Ủy ban Dự thảo cho công bố với báo chí tóm tắt tinh
thần Bản Kiến nghị này của chúng tôi. Đấy là tôi nói vắn tắt. (Ông Nguyễn Đình Lộc trao bản Kiến nghị cho ông Lê Minh Thông. Vỗ tay).
.
.
Ông Lê Minh Thông:
Trước hết là thay mặt cho Ban biên tập, tôi xin được nhận Bản Kiến nghị
của các bác. Và trách nhiệm của Ban biên tập là chúng tôi sẽ báo cáo với
Ủy ban sửa đổi Hiến pháp về Kiến nghị của các bác, còn việc lắng nghe
cái ý kiến kiến nghị như thế nào thì thuộc thẩm quyền của Ủy ban Sửa đổi
Hiến pháp. Trách nhiệm của chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay các đồng chí
trong Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp. Xin được cám ơn các bác! Các bác còn có
ý kiến gì nữa không ạ?
Ông Nguyễn Đình Lộc:
Tôi thì … tôi nghĩ những buổi như thế này thì cũng nên là ngồi lâu lâu
tí chăng? Chúng ta tạo cái sinh hoạt dân chủ trong … của đất nước. Nên
xem đây là sinh hoạt dân chủ, vì chúng tôi với tất cả thành tâm mà đến
đây, không có một ý đồ nào khác. Và chắc các anh tiếp chúng tôi cũng vì …
đây là những người thành tâm đến với chúng ta. Nhưng mà … là sự ban
đầu. Mọi sư ban đầu bao giờ cũng có cái bỡ ngỡ của nó. Nhưng mà ,trước
lạ sau quen, tôi nghĩ rằng dần dần rồi chúng ta tạo ra cái không khí dân
chủ, để mọi tiếng nói dân chủ đều có thể bọc bạch ra được. Cho nên tôi
nghĩ là … anh Trung xem có ý kiến gì thêm nói thêm nữa ? …
.
.
Ông Nguyễn Trung: Trước
hết tôi rất hoan nghênh việc đồng chí đã đại diện cho Ủy ban sửa đổi
Hiến pháp tiếp chúng tôi và tiếp nhận chính thức Bản Kiến nghị của chúng
tôi và đồng thời tiếp nhận luôn cả cái Hiến pháp mẫu để tham khảo.
Cho tôi xin nói một vài suy nghĩ thế
này. Hiến pháp là một việc cực kỳ hệ trọng, quyết định vận mệnh của một
quốc gia, nó lại là một văn bản thiêng liêng nhất, tối cao nhất đối với
cả nước. Cho nên tôi nghĩ rằng cái việc lần này tiến hành sửa đổi Hiến
pháp là một cái sinh hoạt chính trị cực kỳ quan trọng của đất nước. Xin
cho phép tôi nói thế này, một cách rất thẳng thắn: hiện nay phải nói
rằng dư luận trong nước đã rất sôi nổi xung quanh vấn đề này. Rất không
may là tự nhiên nó hình thành ra hai cái loại, xưa nay vẫn có một cái
danh từ tôi không biết ai đặt cho, một bên là dư luận của báo chí “lề
phải”, một bên là dư luận của báo chí “lề trái”. Tôi nghĩ rằng là cái sự
phân chia như vậy nó rất không nên và tôi nghĩ rằng về phía nhà nước là
những người đang trực tiếp được dân ủy nhiệm tiến hành những cái việc
như thế này nên làm sao có một cái thống nhất hay là một cái trao đổi
giữa các báo chí, giữa các luồng dư luận khác nhau để mà đừng có cái
chuyện lề trái, lề phải nữa. Lề trái hay lề phải, nhưng mà vấn đề Hiến
pháp là Hiến pháp của cả nước. Cho nên việc đầu tiên tôi xin đề nghị nên
có một cái cách gì đó làm sao để mà có một cái thực sự một cái diễn đàn
của nhân dân bàn về những vấn đề vận mệnh của đất nước. Đó là ý kiến
thứ nhất.
.
.
Ý kiến thứ hai tôi cũng thấy rằng, tiếc
rằng cho đến nay tất cả những báo chí chính thống của chúng ta hầu như
là đứng ngoài cuộc. Và thậm chí là có những cái gì mà đưa lên thì lại
đưa lên một chiều thôi. Còn rất nhiều cái ý kiến khác thì tôi thấy rằng
là hầu như là vắng bóng, tôi nghĩ rằng là bây giờ nên giao nhiệm vụ cho
các báo chí chính thống đang được nhà nước ủy nhiệm vai trò báo chí làm
sao cũng phải sưu tầm những cái tiếng nói xây dựng chung quanh cái
chuyện sửa đổi Hiến pháp này để thực sự nó trở thành một vấn đề thảo
luận, chứ đừng để cho cái việc xây dựng Hiến pháp nó chỉ là một bên nói,
một bên không nghe hoặc ngược lại. Thì như thế là nó không thể nào hình
thành được một cái diễn đàn mà nhất là vấn đề xây dựng Hiến pháp bây
giờ lại là vấn đề hết sức hệ trọng đối với đất nước.
Ý thứ ba cho phép tôi nói thế này, sự
thực ra tình hình đất nước của chúng ta hiện nay đang có rất nhiều vấn
đề vừa là những cái thách thức cực kỳ lớn, rất nguy hiểm nhưng mà đồng
thời cũng là những cơ hội rất lớn. Cho nên tôi nghĩ rằng, việc sửa đổi
Hiến pháp lần này hoặc là cái việc viết lại, viết Hiến pháp mới nó là
cái cơ hội vô cùng lớn. Có thể từ cái chỗ này chúng ta tạo ra được một
cái sức mạnh của dân tộc, cái ý chí của dân tộc để mà giải quyết những
các thách thức đất nước bây giờ đang phải đối mặt cũng như là để giải
quyết những các nhiệm vụ bây giờ đất nước phải làm.
Cho nên bây giờ chúng tôi rất thiết tha
đề nghị với Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp quan tâm đến chuyện này và lưu ý
đến những các đề nghị của chúng tôi. Nhất là chúng tôi thiết tha đề nghị
nên có một diễn đàn công khai, cởi mở. Một cái diễn đàn này mà tôi nghĩ
rằng là hoàn toàn trong tầm tay tổ chức chứ không phải là có vấn đề gì
trừ phi là chúng ta sợ cái sự thảo luận công khai thì chúng ta không dám
làm. Còn nếu chúng ta thật sự vì quan tâm đến vận mệnh của đất nước,
thực sự là vì muốn cần phát huy cái ý chí của nhân dân, thực sự cần một
cái sự đồng tâm nhất trí rất cao độ, nó gần như là một cái dạng Diên
Hồng mới cho một thời điểm vô cùng quan trọng của đất nước, thì tôi đề
nghị một cái diễn đàn như vậy. Dân tộc này hoàn toàn đủ trưởng thành để
mà có một cái diễn đàn như vậy. Tôi không nghĩ rằng chúng ta làm được
một cái diễn đàn như thế, những cái người nào xấu, những cái người nào
mà muốn lật đổ cái đất nước Việt Nam này có thể có chân trong cái diễn
đàn đó được. Đấy là một cái đề nghị rất thiết tha của chúng tôi. Xin
hết.
.
.
Ông Lê Công Giàu: Tôi
xin có ý kiến! Mấy hôm nay trong TP HCM cũng có một số cuộc họp, Câu lạc
bộ Hưu trí, rồi vân vân … Một số anh em ngồi lại với nhau cũng có trao
đổi về vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Có một điều mà anh em đề nghị tôi rất
là cấp bách đó là vấn đề kéo dài thời gian góp ý. Vì hiện nay quy định
là 3 tháng mà “tháng giêng là tháng ăn chơi”, hết một tháng rồi. Mà ngay
cái việc triển khai xuống cho đến tận tay người dân đến giờ này vẫn
chưa có nhiều cái thông tin. Ngay Bản Dự thảo thì cũng chỉ mới đưa xuống
một vài nơi. Cho nên tôi đề nghị cái này là … cái này là rất cấp bách:
đề nghị gia hạn thời gian cho góp ý Hiến pháp, mà chúng tôi đề nghị,
trong cái bản đề nghị chung này chúng tôi cũng đã có rồi đấy, rất nhiều
anh em nhắc đi nhắc lại là nếu có dịp thì anh phải nói đề nghị Ủy ban
Soạn thảo Hiến pháp rồi trình ra cho cấp có thẩm quyền kéo dài cái này
ra 1 năm thì mới đủ thời gian để anh em và dân chúng góp ý. Chứ đâu phải
Hiến pháp là ai cũng có thể móc từ bụng ra nói được ngay mà phải trao
đổi thảo luận và phải có thời gian để mà suy nghĩ, nghiên cứu. Thì tôi
xin đề nghị là nhấn mạnh cái điểm thời gian là 3 tháng, mà trừ tháng tết
là còn có 2 tháng rất là gấp. Không thể nào là một cái Hiến pháp mà có
thể 5 năm, 10 năm, 20 năm nữa mới thay đổi mà lại chỉ có thể làm trong 2
tháng thì có lẽ đối với chúng ta ai cũng thấy cái điều đó nó quá cấp
bách, rất là khó thực hiện. Và nếu như thế là sẽ làm qua loa, làm cho nó
có hình thức thôi chứ không thể nào nó có chiều sâu được. Tôi xin hết.
Ông Phạm Duy Hiển: Tôi
xin có một ý kiến, ngắn thôi. Chúng tôi ở đây cũng nhiều lần là cũng
được các ban của Quốc hội mời đến để mà tham vấn về chuyện này chuyện
khác, lần này thì không được mời nhưng mà chúng tôi tự động có cái ý
kiến gửi. Tôi chỉ rất mong là làm thế nào những ý kiến này được phản
hồi, mà tốt nhất là được phản hồi trong một cái cuộc ngồi lại giữa những
người Sửa đổi Hiến pháp và những người lãnh đạo Quốc hội cùng đối thoại
với chúng tôi để xem chúng tôi sai ở chỗ nào. Rất mong!
.
.
Ông Nguyễn Đình Lộc:
Tôi xin phát biểu thêm một ý kiến. Hôm nay chúng ta nói đến Hiến pháp mà
Hiến pháp thì chúng ta biết được về mặt lý luận chúng ta xác định rõ,
mà ngay Tư sản cũng đã xác định rõ là luật cơ bản. Vừa rồi tôi cũng đột
nhiên được đọc một tác phẩm về Mác, chính ông Mác cũng nói: Hiến pháp là
luật cơ bản … Cái chữ “cơ bản” của ông ấy rõ lắm. Nhưng mà hiểu như thế
nào được đầy đủ các từ đó, rồi tính đến cái việc vận dụng vào xã hội ta
như thế nào? Thì có một điều mà tôi băn khoăn như thế này:
Thật ra, nhân dân đã quan tâm đến Hiến
pháp chưa? Bao nhiêu người quan tâm? Người nông dân ai nghĩ đến Hiến
pháp? Cho nên làm thế nào những cái dịp như chúng ta tổ chức lấy ý kiến
hiện nay phải là một cái cơ hội để làm thế nào để tuyên truyền thật rộng
rãi đến những kiến thức rất là cơ bản nhưng cũng là tối thiểu có thể
đến được đối với người nông dân. Không thì người dân vẫn cứ dửng dưng mà
mình thấy hơi lo, hơi lo là vì cơ bản như thế mà mình xem thường thì
tức là tai họa rồi. Thật ra đấy là một sự lãng phí rất lớn trong quá
trình phát triển cái nền văn bản pháp luật, nền văn bản Hiến pháp. Đấy
là một sự lãng phí rất lớn. Nhưng mà vì tình hình nó như thế cho nên
chúng ta có vẻ như là chấp nhận nó và xem đó như là một việc bình thường
trong sinh hoạt của chúng ta. Cho nên rõ ràng đó là một tai họa. Vì vậy
những dịp như chúng ta đang thực hiện hiện nay, thì phải thấy rằng đây
là một thời cơ, cơ hội rất lớn cho chúng ta và các cơ quan có trách
nhiệm, mà tôi nghĩ rằng là chính Quốc hội của chúng ta chứ không phải ai
khác, phải là cơ quan đi đầu trong việc như vậy. Vì vậy tôi thấy rằng
là nếu mà Quốc hội chúng ta lại lặng lẽ như thế này như hiện nay ý thì
thực ra cũng là đáng tiếc. Nên như thế là một sự lãng phí rất lớn vì
loài người đã đi đến cái Hiến pháp hàng 2, 3 thế kỷ nay rồi. Thế mà bây
giờ chúng ta cứ lẽo đẽo chạy theo mà chạy không kịp chứ không phải chạy
đuổi. Thường thường anh đi sau phải nhanh hơn anh đi trước thì thực tế
bây giờ chúng ta lại lẽo đẽo đi sau. Và vì vậy mà cái kiến thức Hiến
pháp rất cơ bản đó, hết sức thiêng liêng đó, hết sức quý giá đó, hết sức
giá trị đó lại thật ra treo lơ lửng, ai cũng nhìn thấy được nhưng không
ai thấy nó phải làm gì cả.
.
.
Cho nên tôi nghĩ rằng là không biết làm
thế nào đây, phải chăng vừa rồi như anh Trung nêu ý kiến, phải chăng là
phải biến những cái dịp này tổ chức nhiều hội thảo và tìm ra những cái ý
kiến nó mạnh mẽ đối với nhau, để tìm ra cái… Và tôi nghĩ rằng anh em
phải nói rằng là phía Nam mạnh hơn ở chỗ này, vì miền Bắc chúng ta có
một thời gian dài là theo Hiến pháp Sô viết, mà Hiến pháp Sô viết là
Hiến pháp Stalin, mà Hiến pháp Stalin, Hiến pháp Lênin là nói chuyên
chính thôi. Bây giờ thì không khí khác hẳn. Nói đến Hiến pháp thì không
thể nói đến chuyên chính. Đương nhiên đó là công cụ quan trọng nhưng mà
nó chủ yếu không phải để chuyên chính, để mà thay đổi xã hội, để mà phát
triển xã hội. Nhưng mà bây giờ ý kiến ấy chúng ta nói được với nhau,
thuyết phục không đơn giản. Cho nên … không biết là … Có anh Thông chủ
trì thế này là may quá, cho nên nêu vấn đề này để rồi làm thế nào để
tri thức Hiến pháp, văn hóa Hiến pháp nó lan rộng trong nhân dân như là
làn sóng. Tôi nghĩ là rằng là một thuận lợi rất cơ bản, nếu bỏ qua là
một sự lãng phí, đáng trách và đáng phê phán.
Ông Tương Lai: Tôi thì
cũng có dịp theo dõi và biết được anh Thông cũng đã có phát biểu trên
diễn đàn Quốc hội, trên báo chí. Thế nó có một cái tình cờ thế này, ở
trong đoàn hôm nay đi là có 3 người, trước hết là có anh Lộc, nguyên Bộ
trưởng Tư pháp, trưởng Ủy ban mà do Quốc hội và Bộ Khoa học công nghệ
thành lập gọi là Ủy ban … gì nhỉ … duyệt về thảo luận Hiến pháp do anh
Lộc làm trưởng ban (ông Lộc: cũ rồi) và anh Vũ Đức Khiển và tôi
cũng có dịp được tham gia vào trong … Tôi nghĩ cách đây cũng 5 năm rồi
anh Lộc ạ, và hôm ấy ông Lộc có một cái kết luận tôi nhớ mãi sau đó ông
Nguyễn Khánh cũng là thành viên của Ban ấy cũng nhấn mạnh là các anh lưu
ý ý anh Lộc là cái đề tài mà Bộ Khoa học công nghệ trao hồi ấy cho cái
viện của anh Đường, sau này là anh Thảo phụ trách đấy, là lập một cái đề
tài cấp nhà nước về sửa đổi Hiến pháp. Mà
phải thành đề tài cấp nhà nước và làm trong mấy năm, một cái chi phí
khá lớn, cái số tiền bỏ ra khá lớn nhưng mà vấn đề là làm thế nào để qua
cái này nâng cao hiểu biết về pháp luật, về dân trí. Bởi vì muốn nói
thực thi dân chủ mà dân, trình độ dân không am hiểu về luật pháp, không
có tinh thần thượng tôn luật pháp thì rất khó để mà thực thi dân chủ.
Từ bấy đến nay thì vô
hình chung hôm nay cả 3 thành viên đó có mặt trong đoàn đến đây để mà
đưa cái kiến nghị ra. Thì chúng tôi nghĩ như thế này, tại sao chúng tôi
làm cái việc kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và trong một thời gian vắn tập
trung cao độ trí tuệ của một nhóm người. Bên cạnh cái kiến nghị là đưa
ra một cái dự thảo Hiến pháp mới dựa trên những cái thành tựu mà như là
anh Lộc đã trình bày, vượt qua cái thời kỳ, cái tư duy của Stalinit,
Maoit về chuyên chính vô sản. Và đã gọi là chuyên chính vô sản thì không
thể có một cái Hiến pháp là công cụ của dân để mà kiểm soát nhà nước.
.
.
Thực chất Hiến pháp là Bộ luật cơ bản để
mà ai kiểm soát ai, là dân kiểm sát cái quyền lực, để dân trao quyền mà
không bị mất quyền. Đó là cái bi kịch lớn nhất của loài người từ xưa
đến nay mà đến bây giờ vẫn chưa vượt qua được. Nhưng mà dù sao những
thành tựu của văn minh nó cũng đã bước những cái bước tiến để nó đạt tới
cái chỗ là dân qua công cụ của pháp luật mà trước hết là qua Hiến pháp –
cái đạo luật cơ bản mà anh Nguyễn Đình Lộc vừa nói để mà kiểm soát
quyền lực của nhà nước, để nhà nước không phải muốn làm gì thì làm mà
nhà nước chỉ làm được những cái việc mà luật pháp cho phép, còn dân thì
được làm tất cả những việc gì mà luật pháp không cấm. Và như vậy thì
không thể có khái niệm về chuyên chính vô sản được, cho nên cái đó phải
loại trừ ra khỏi đời sống tinh thần của đất nước thì mới có thể bàn tới
chuyện Hiến pháp. Chừng nào còn giữ cái tư duy ấy, chừng ấy không thể có
Hiến pháp và mọi cái sự sửa đổi vụn vặt đều trở nên vô nghĩa. Cái tinh
thần ấy chính là tinh thần chúng tôi đưa ra trong Kiến nghị về sửa đổi
Hiến pháp. Và đó cũng là tinh thần mà trí tuệ dồn vào để đưa ra như là
một tài liệu tham khảo về Hiến pháp sắp tới của một nước Việt Nam dân
chủ.
.
.
Chúng ta đã bao nhiêu núi xương sông máu
đổ ra để giành được độc lập, nhưng mà có độc lập mà không có tự do,
không có dân chủ, không có hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa gì.
Điều này thì nó trở thành câu nói cửa miệng của mọi người rồi. Nhưng mà
trên thực tế chúng ta mới có độc lập nhưng mà chúng ta chưa có dân chủ,
chưa có tự do. Trên thực tế cho đến hiện nay là nông dân, bà con Dương
Nội vẫn đang ngồi biểu tình và trên những cái video mà phi chính thức
đó, ngoài luồng đó thì vẫn thấy là dân… Mặc dầu là trong những cái diễn
văn thì chưa bao giờ những cái từ “vì dân”, “phục vụ dân”, “gần dân” nó
lại nhiều như bây giờ. Và dân nói là gần dân, phục vụ dân và đừng thụi
dân như người ta đang thụi dân trên, ngay cả vấn đề đối với bà con Dương
Nội, bà con Văn Giang. Cho nên cái Hiến pháp này tôi đề nghị, nhân ở
đây thì đề nghị là các vị ở trong cái … tiếp nhận ý kiến sửa đổi Hiến
pháp làm sao để lắng nghe cho được cái tiếng nói của dân. Và trong tiếng
nói của dân thì có tiếng nói của cái nhóm trí thức mà chúng tôi đã kiến
nghị, thì chúng tôi xin có ý kiến thêm là như vậy.
.
.
Ông Nguyễn Đình Lộc:
Thôi như thế có lẽ cũng là … Mở đầu tôi nghĩ cũng là tốt rồi. Mong có
thể được gặp lại. Và thay mặt cho các đồng chí anh em ở đây xin được cám
ơn đồng chí Thông và tất cả anh em ở Ủy ban đã giành thời gian ưu tiên
cho chúng tôi trong những ngày bận rộn này của các anh để tiếp chúng
tôi, tuy cũng không được dài lắm nhưng cũng đậm đà rồi đấy. Tin xin chia
tay, cám ơn.
Ông Lê Minh Thông: Một lần nữa tôi xin
thay mặt cho Ban biên tập chúng tôi xin cám ơn các bác đã bố trí thời
gian đến trực tiếp gặp Ban biên tập và chúng tôi sẽ chuyển Kiến nghị của
các bác đến các cơ quan có thẩm quyền để xem xét các Kiến nghị của các
bác. Tết Nguyên đán sắp tới, xin thay mặt Ban biên tập chúc sức khỏe các
bác, chúc cho một Năm mới các bác và gia đình dồi dào sức khỏe và đón
Mùa Xuân hết sức an lành. Xin tạm biệt các bác. (Vỗ tay).
.
.
Ông Nguyễn Đình Lộc bắt tay ông Lê Minh Thông
Hàng thứ nhất, từ trái: Hồ Uy Liêm, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan,
Nguyên Ngọc,
Nguyễn Đình Lộc, Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Nguyễn Minh Thuyết, Tô Nhuận Vỹ.
Nguyễn Đình Lộc, Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Nguyễn Minh Thuyết, Tô Nhuận Vỹ.
Hàng thứ hai, từ trái: Lê Công Giàu, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Phạm Duy Hiển,
Hoàng Xuân Phú, Phan Hồng Giang. (Ảnh: Lê Kiên).
Hoàng Xuân Phú, Phan Hồng Giang. (Ảnh: Lê Kiên).
Nguồn: Ba Sàm.
Tuyệt vời! Tuy nhiên, cần phải phổ biến thật rộng rãi kiến nghị này để nhiều người dân biết, hiểu và tham gia kí tên thể hiện ý chí của mình. Nếu không, mọi kiến nghị "NGƯỜI TA" - những người "ĐÀY TỚ, CÔNG BỘC" của Dân sẽ bỏ ngoài tai. Tôi và chắc chắn nhiều người cũng thấy rằng, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 đã bị "nhóm lợi ích" chi phối, đó là một Dự thảo Hiến pháp không thể hiện ý chí của đại đa số người Dân.
Trả lờiXóaXin được cảm ơn rất nhiều và gửi lời kính chúc sức khỏe đến các quí vị trí thức đã vì vận mệnh đất nước và đại diện nói lên ý chí của người Dân.
Đọc tin tức, nghe phỏng vấn trên mạng, tôi hiểu là Bản Kiến Nghị cũng như Bản Dự Thảo Hiến Pháp đề nghị của các vị nhân sĩ trí thức đã được chuẩn bị công phu từ trước. Rất mừng là các bậc trí thức hàng đầu của dân ta, nhất là đã ở độ tuổi rất già dặn từng trải, đã có thể giữ mối liên lạc chặt chẽ với nhau và cùng làm việc chung, hành động chung một cách tuy âm thầm nhưng rất hiệu quả.
Trả lờiXóaBậc hiền tài của dân ta không thiếu - không thời nào thiếu - nhưng các bậc hiền tài cùng nhau làm việc, cùng nhìn một hướng, cùng đoàn kết một lòng, cùng nỗ lực cho một kế hoạch chung... như thế này, thì phải nói là một ơn phúc tuyệt vời của hồn thiêng sông núi. Nói không ngoa, có khi hàng trăm năm mới có được một lần như thế này!
Tai họa ghê gớm nhất của dân tộc ta, tôi nghĩ trước hết chính là ở hai chữ "ly tán". Chính vì chia rẽ, nghi kỵ, bất dung, bất hòa với nhau, ít là trong gần cả thế kỷ vừa qua, mà dân ta chuốc lấy những thảm kịch bi đát dường này. Cám ơn các vị nhân sĩ trí thức lão thành. Lối hành động đoàn kết và hiếu hòa của các vị chính là tấm gương lớn cho lớp hậu bối, và đó sẽ là con đường để mở ra cho đất nước một tương lai!
Hoan hô và hết lòng tri ân chư liệt vị-Kính chúc quý vị thành công!
Trả lờiXóaPhúc vẫn còn cho dân tộc Việt. Các nhân sĩ đã bắt đầu mở ra một chương mới cho dân tộc Việt
Trả lờiXóaBản DT HP của các vị này như tảng thiên thạch vừa rớt xuống đất Nga . Nó có sức công phá rất mạnh.
XóaCảm ơn các nhà trí thức lão thành đã vì dân , vì nước. Hơn lúc nào hết, hành động " cùng hướng" của các bậc trí thức , tuy mới chỉ khởi đầu, cũng đã nhen nhóm cho đa số dân chúng có được ngọn lửa niềm tin nhỏ ,hướng đến một tương lai của dân chủ hơn.
Trả lờiXóaCác vị nhân sĩ trí thức đại diện cho 72 vị và hàng ngàn chữ kí, đã nói rất thẳng thắn, không tránh né những điều cấm kị (Tư duy chuyên chính vô sản là lỗi thời ..) và cả những điều nóng hổi như câu chuyện đương xảy ra ở Dương Nội , Văn Giang ( gần dân , phục vụ dân đừng có thụi dân ...).
Trả lờiXóaNhững ý kiến trung thực đó chắc cả thế giói internet đều theo dõi và biết , còn các vị có thẩm quyền trong Đảng và QH tiếp thu thế nào thì con phải chờ .
Nhưng điều tôi nghĩ là phải thêm thời gian cho dân đóng góp ý kiến sửa đổi HP ít nhất là 1 năm.
Tiếp nhận kiến nghị đúng ra phải là ủy ban sửa đổi hiến pháp, chứ không phải là ban biên tập. Xem ra đường đến đích cũng không mấy sáng sủa!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaPháp luật phải xây dựng từ thực tiễn, không từ lý luận.
Một thực tiễn không thể chối cãi là tất cả các nước trên thế giới đứng đầu danh sách dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh là các nước đi theo cơ chế quản lý nhà nước đa đảng, không độc đảng.
Vậy từ thực tế đó ( có thể nói là từ quy luật đó) tôi kiến nghị sửa đổi điều 4 Hiến pháp 1992 như sau: Phải bỏ độc quyền lãnh đạo chính trị, đồng thời kiến tạo môi trường cạnh tranh chính trị lành mạnh như cạnh tranh kinh tế hiện nay.
Dự thảo sửa đổi hiến pháp 2013 chỉ là một bản dự thảo phiến diện , lạc hậu tiếp tục lạc hậu , bảo thủ tiếp tục bảo thủ , nó không đại diện cho toàn dân mà chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích , một tổ chức mà thôi . Còn bản kiến nghị sửa đổi của các nhà trí thức mới thể hiện được tính dân chủ và tính thời đại . Nhất định sẽ thành công dù cho có bất kỳ một sức mạnh cường quyền nào cản trở ngày hôm nay thì một bản hiến pháp thực sự dân chủ vì nước vì dân sẽ hiện diện trên tổ quốc ta trong tương lai rất gần . Tưởng rằng trong đóng tro tàn đã tắt hết lửa thì hôm nay ngọn lửa đó đã bật lên rồi bởi các nhân sỹ trí thức yêu dân yêu nước và lửa sẽ bùng cháy lên toả sáng soi đường cho mọi người hướng tới một tương lai tươi sáng hơn tốt đẹp hơn .
Trả lờiXóaThật tuyệt vời! Đúng là đất nước còn hồng phúc. Nếu Đảng biết lắng nghe những bộ óc lớn như vậy thì sẽ cứu được nguy cơ đất nước. Đọc những lời phát biểu của các vị nhân sĩ trí thức trong buổi trình Kiến nghị sửa đổi HP mà cảm động. Đảng, Nhà nước hãy trân trọng họ với trí tuệ và tâm huyết của họ. Đó là nguồn chất xám và tấm lòng vô cùng quý giá đối với Tổ quốc và Dân tộc.
Trả lờiXóaCũng xin cảm ơn Anh Ba Sàm, Nguyễn Xuân Diện. Nếu không có các anh thì làm sao biết được những chi tiết sống động, có giá trị như thế trong buổi trình Kiến nghị.
Thật đáng trân trọng các vị trí thức... dù biết là chả có hy vọng gì..
Trả lờiXóaHoan nghênh , vô cùng hoan ngênh, thế mới xứng là các nhà trí thức, Cần phải có nhiều cuộc như thế này
Trả lờiXóa10 QUYỀN CƠ BẢN KHÔNG THỂ THIẾU TRONG MỘT HIẾN PHÁP VĂN MINH DÂN CHỦ
Trả lờiXóahttp://10quyenhiendinh.blogspot.com/2013/02/10-quyen-khong-thieu-trong-mot-hien.html
Thưa bà con,
Trả lờiXóaTrong không khí phấn khởi của những người Việt hải ngoại yêu dân chủ, cũng như phe dân chủ trong nước, về những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992, đang thu lượm được những kết quả khả quan, ít ra trên mặt trận thông tin tuyên truyền, thì một số luật gia có tiếng trong nước lại tỏ dấu hoài nghi rất nhiều từ vài tháng trước đây.
Dưới tựa đề "QUỐC HỘI CHỈ SỬA HIẾN PHÁP LẶT VẶT" đăng trên BBC ngày thứ năm 08 tháng 11 năm 2012, các vị này đã cảnh giác : "Lần tu chính hiến pháp mà kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 13 đang bàn thảo chỉ sửa đổi về mặt kỹ thuật, hình thức của 'đạo luật gốc' là chính mà không đề cập các vấn đề cơ bản như điều chỉnh hệ thống, thể chế chính trị, cùng các quyền cơ bản của người dân, theo một số chuyên gia từ trong nước."
Đi vào chi tiết, bài báo trên đã dẫn chứng cho thấy rõ một số điểm quan trọng cần lưu tâm
[trích]
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 08/11/2012, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Hợp, chuyên gia luật hành chính từ Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh nói ông tin rằng các sửa đổi đều nằm trong khuôn khổ chủ trương, chính sách của Đảng, do đó sẽ không có sửa đổi gì lớn:
"Tôi cho rằng lần này sửa hiến pháp, thì đảng và nhà nước vẫn chưa có quyết định gì lớn.
"Hầu như các vấn đề lớn và cơ bản vấn giữ nguyên. Các sửa đổi là rất nhỏ."
"Cái gì cần thiết lắm thì mới sửa, còn cái gì chưa thực cần thiết mà chưa có cản trở gì, thì vẫn để tiếp tục. Chỉ tập trung vào các yếu tố kỹ thuật, còn theo tôi không có sửa gì nhiều lắm."
Về khả năng hiện thực và thời điểm được đưa ra bàn thảo của vấn đề tăng cường hay không quyền lực của Chủ tịch nước, ông Hợp nói:
"Cũng có một số ý kiến lần này cho rằng cần tăng cường quyền lực cho Chủ tịch nước, nhưng tôi cho rằng chưa chắc Quốc hội quyết định như thế."
Chuyên gia này không cho rằng Việt Nam trong thời gian tới đây có thể đặt vấn đề về điều chỉnh chế độ chính trị theo hình thức Tổng thống chế.
(...)
Phó Giáo sư Nguyễn Cảnh Hợp cho biết thêm lần sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ không bàn nhiều về vấn đề phúc quyết Hiến pháp, một quyền hiến định từng được quy định ngay trong bản Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, cũng như chưa thể bổ sung về vấn đề trưng cầu dân ý.
"Theo tôi lần bàn (về sửa) Hiến pháp lần này sẽ không bàn điều đó nhiều."
"Còn về trưng cầu dân ý, thì bây giờ chúng ta phải làm luật về trưng cầu dân ý. Cái đó chúng ta chưa làm."
Về khả năng sửa đổi hay không trong lần bàn thảo tu chính hiến pháp lần này về chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, ông Hợp nói: "Cái này cũng có nhiều quan điểm khác nhau, trên các diễn đàn người ta cũng đã bàn rất nhiều, nhưng theo tôi, ở Việt Nam chưa nên bàn về vấn đề sở hữu tư nhân về đất đai. Có khi còn phức tạp hơn.
"Cho nên quan điểm của đảng và nhà nước vẫn để như là trong hiến pháp quy định hiện nay, tức là không có sửa gì cả."
Còn luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội, cho rằng lần sửa đổi này vẫn chưa có tính đột phá vì chưa đảm bảo được yêu cầu của việc cải cách chính trị đi cùng với cải cách kinh tế, đặc biệt là đảm bảo một số nhu cầu và quyền cơ bản của công dân trong xã hội.
Ông nói với BBC hôm 08/11:
"Cái người ta chờ đợi là phải sửa đổi trên nền của bản hiến pháp 1946 bởi vì những cái được chờ đợi rất lâu, trong (sửa đổi) hiến pháp lần này vẫn chưa đi vào khâu đột phá.
"Đó là những vấn đề dân chủ, vấn đề nhân quyền và ví dụ như vấn đề mà người ta khao khát như quyền được biểu tình, tự do ngôn luận, tự do trình bày ý kiến của mình.
"Về các công ước quốc tế về nhân quyền và các quyền dân sự mà Việt Nam đã phê chuẩn, thì đã có các quyền đó, nhưng những quyền đó vẫn không thể hiện rõ trong hiến pháp của mình.
[hết trích]
(còn tiếp)
Tuy nhiên vẫn chưa gọi là hết hy vọng, hay "hết thuốc chữa" trong lần này, bởi đảng muốn là một chuyện, nhưng xem ra các đại biểu quốc hội kỳ này cũng có ý kiến riêng. Bằng chứng cũng trong bài báo trên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập Pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo đã cho biết:
Trả lờiXóa[trích]
Khác với quan điểm của luật sư Trần Quốc Thuận, TS Thảo nhấn mạnh lần sửa Hiền pháp này so với trước đây là sửa đổi, bổ sung "không bị đóng khung" hoặc giới hạn trước. Ông nói:
"Nếu qua tổng kết, thấy rằng những quy định trước đây hiện nay không còn phù hợp, hoặc trong tương lai sẽ không còn phù hợp nữa, và những điều đã rất rõ, và có sự đồng thuận cao của nhân dân, vì nhân dân là chủ thể của quyền lực và lập hiến, mà nhân dân thấy cần phải sửa nhiều, thì cũng sẵn sàng, Ủy ban dự thảo sửa đổi sẽ chuẩn bị các hướng đó.
"Còn nếu nhân dân nói, như hiện nay, tức là như Hiến pháp hiện hành, cũng đã phù hợp rồi, thì không cần phải sửa nhiều nữa, mà chỉ sửa những gì thực sự cấp bách, thực sự cần thiết và thấy nó không còn phù hợp, thì sẽ có quyết định. Lần này khác với những lần sửa đổi trước, tức là không bị đóng khung vào việc giới hạn là chỉ được làm cái này, mà không được làm cái kia."
[hết trích]
Không ít đại biểu quốc hội khác cũng tỏ ra đồng quan điểm với TS Thảo:
[trích]
Được biết, trong đợt bàn thảo về tu chính Hiến pháp lần này, nhiều đại biểu đã đề nghị Quốc hội cân nhắc sửa đổi một số điểm trong bản Hiến pháp năm 1992 liên quan tới tăng cường vai trò của Chủ tịch Nước, xem xét vấn đề giám sát, kiểm soát quyền lực của các cơ quan công quyền bởi công dân.
Một số đại biểu cũng đặt vấn đề xem xét ra quy định cụ thể để thể chế hóa các quyền bầu cử, ứng cử và trưng cầu dân ý, cũng như quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân và nhiều nội dung khác.
[hết trích]
Có lẽ đây là động lực mạnh mẽ đã khiến cho một số trí thức trong nước đã mạnh dạn đưa ra kiến nghị đòi hỏi có những thay đổi sâu rộng trong lần tu chính hiến pháp 1992.
Còn đại biểu Dương Trung Quốc, đang nằm trong chăn, biết chăn có rận ra sao, nên còn ngần ngại, chỉ chủ trương nên trở về thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của thời trước 1975
Tuy nhiên nếu quan sát kỹ tình hình hiện này, ta thấy còn có những yếu tố khác tác động vào. Đó là của Ngân hàng Thế giới (World Bank), cũng như trong nội bộ đảng CSVN
(còn tiếp)
Theo BBC đưa tin ngày 07 tháng 11 năm 2012 như sau:
Trả lờiXóa[trich]
Trong khi Quốc hội Việt Nam có dự kiến bàn về sửa đổi luật đất đai, Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố Thông cáo báo chí về Khuyến nghị Chính sách Đất đai chung của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên Quốc gia của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh:
“Đối xử công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất là rất quan trọng đối với tăng trưởng công bằng hơn và phát triển con người ở Việt Nam."
"Việc sửa đổi Luật Đất đai là một cơ hội quan trọng nhằm đảm bảo công bằng lợi ích giữa các nhà đầu tư và nông dân, và tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị đất đai tại Việt Nam” bà Pratibha Mehta cho biết.
Tương tự, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, cũng nói tới tầm quan trọng của việc sửa đổi luật đất đai tại Việt Nam.
"Điều quan trọng là sửa đổi Luật Đất đai cần tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho việc quản lý đất đai một cách hiệu quả , công bằng và bền vững hơn về môi trường đối với nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm."
[hết trích]
BBC cũng đưa tin hôm 01 tháng 02 vừa qua một diễn ra một hội thảo ‘xây dựng Đảng’, giữa các trí thức trong đảng, nhưng bị các báo chí lề phải "lơ là" đưa tin !
[trích]
Ông Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nói:
"Hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ."
Tiến sỹ Mạch Quang Thắng nói về nguyên nhân và hệ quả của độc quyền là “không có lực lượng nào phản biện với tư cách một tổ chức chính trị đủ mạnh” trước Đảng cầm quyền hiện nay.
Ông Thắng cũng chỉ ra vai trò hạn chế của Mặt trận Tổ quốc trong vai trò phản biện. Ông còn nói về nguy cơ thoái hóa, biến chất trong đội ngũ Đảng; sự suy yếu trong quyền lãnh đạo "biểu hiện ở chỗ lòng tin của nhân dân với Đảng đã bị suy giảm".
Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học, cảnh báo "Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài", theo trích dẫn trên VietnamNet.
"Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo."
Ông Huyên cũng nói đến thói lười học và đầu óc thủ cựu kéo lùi đà tiến của Việt Nam:
Tiến sỹ Tống Đức Thảo từ Viện Chính trị học thì đề nghị Đảng nên giới thiệu cán bộ của mình ra tranh cử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và để dân được quyền lựa chọn người đại diện.
Đại biểu Trần Đình Nghiêm cho rằng "nhân dân phải được giám sát quyền lực thông qua các hình thức phổ biến nhất như bầu người đại diện, bãi miễn người đại diện trong các cơ quan quyền lực".
(...)
Học viện Xây dựng Đảng, cơ quan tổ chức hội thảo, được thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 7/2009, trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Hội thảo diễn ra trong bối cảnh có cuộc thảo luận và đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 ở Việt Nam cho đến hết tháng 3 năm nay.
Cùng lúc, trên thế giới một trào lưu dân chủ và tự do thông tin đang bùng nổ, thách thức mọi mô hình, hệ thống chính trị - kinh tế kiểu cũ, kể cả ở các nước Phương Tây, Trung Đông và châu Á.
Trong lúc quan hệ đối ngoại của Việt Nam và các cường quốc Phương Tây tiến triển mạnh, nhu cầu thúc đẩy thay đổi chính trị đang trở thành vấn đề nội tại của nước này hơn là một sự can thiệp từ bên ngoài dù vẫn có chỉ trích về tình hình nhân quyền và hạn chế thông tin của Hà Nội.
[hết trích]
Tóm tắt, áp lực trong ngoài đã khiến cho quốc hội phải có thái độ quyết liệt hơn trong lần này.
Kính cáo
Lại Mạnh Cường
BA SÀM PHÊ BÌNH HAI TỔNG BIÊN TẬP BÁO LỀ ĐẢNG (Blog Huỳnh Ngọc Chênh)
Trả lờiXóahttp://huynhngocchenh.blogspot.com/2013/02/ba-sam-phe-binh-hai-tong-bien-tap-bao.html
Lắng nghe ý kiến tâm huyết của trí thức (VNN). Nếu như ai theo dõi cuộc gặp gỡ này và một cuộc nữa với văn nghệ sĩ trên VTV-Thời sự tối qua (từ phút thứ 4’), thì sẽ thấy rõ hơn cái tựa bài như một lời mỉa mai. Cùng lúc, với hiện tượng mấy báo cố tình im tiếng trước sự kiện Đoàn đại biểu những người ký tên vào Bản kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 tới tận trụ sở Ủy bản sửa đổi Hiến pháp để trao bản Kiến nghị, chúng tôi thấy cần phải vạch mặt chỉ tên những kẻ sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong trò bưng bít thông tin này. Đó là hai tội đồ Bùi Sĩ Hoa, TBT VietNamNet và Phạm Đức Hải, TBT Tuổi Trẻ.
Xem thế thì bản kiến nghị của các nhân sĩ trí thức không đẹp lòng BCT, nhất là BTGTW , cho nên các tờ báo có uy tín như Tuổi Trẻ Tp HCM, VietnamNet không hề loan một hàng chữ nào về sự kiên này .
Trả lờiXóaSửa đổi HP 1992 lần này nếu gọi là sửa nên dùng từ Tu Chính HP 1992 . Đúng như nhận định của Ls Trần Quốc Thuận, chưa có tính đột phá gì đâu . Qua những tuyên bố và những việc làm của BCT khóa này thì điều rõ nét nhất là tính bảo thủ ! Các nhân sĩ trí thức cũng không chờ đợi nhiều mà điều quan trọng là các vị đó gióng lên một tiếng chuông thật lớn, thật âm vang cho thế hệ kế tiếp .
Chúc thành công!
Trả lờiXóa