Đóng góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992:
GS Nguyễn Minh Thuyết nói về điều 71 và sự tồn tại của người đồng tính
Cần tiếp tục bảo vệ tuyệt đối quyền con người
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tiếp tục chỉ ra một số điểm mà ban soạn thảo Hiến pháp cần lưu ý để có điều chỉnh cho phù hợp.
Dưới góc nhìn của một luật sư, ông Nguyễn Đăng Quang – Trưởng Văn phòng Luật sư Đăng Quang bày tỏ: Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đều quy định quyền con người được nhà nước bảo hộ bao gồm: quyền sống, quyền không bị tra tần đánh đập, không bị hạ nhục, không bị bắt làm nô lệ.
Tóm lại là không bị đối xử tàn bạo và được bình đẳng trước pháp luật. Đây là những quyền tuyệt đối được bảo đảm vì nó liên quan đến sự sống còn, nhân phẩm của cá nhân vì vậy trong bất cứ hoàn cảnh nào kể cả khi người bị hạn chế quyền tự do do vi phạm pháp luật thì các quyền con người vẫn được bảo đảm.
Đây là một quy định tiến bộ, văn minh, nhân đạo phù hợp với đạo đức dân tộc và các điều ước quốc tế. Với tính chất đặc biệt ấy, Điều 71 Hiến pháp 1992 có quy định: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật”.
“Quyền bình đẳng nam nữ ở Việt Nam lần
đầu tiên được quy định trong Hiến pháp 1946 và đó là một tiến bộ vượt
bậc. Nhưng đến nay, khi mà sự tồn tại của những người đồng tính, song
tính, chuyển đổi giới tính là sự thực, đã được pháp luật nhiều nước thừa
nhận thì Hiến pháp sửa đổi cần đảm bảo quyền bình đẳng của họ và nghiêm
cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với họ”, GS Thuyết nói.
.
GS Nguyễn Minh Thuyết nói về điều 71 và sự tồn tại của người đồng tính
Thứ hai 04/02/2013 07:17
(GDVN) - Điều 71
được đánh giá là "dấu son" của Hiến pháp 1992 khẳng định: “Không ai bị
bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê
chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc
bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật”. Dự thảo chuyển Điều 71
thành Điều 22, nhưng toàn bộ quy định được trích ở trên đã bị xóa.
Cần tiếp tục bảo vệ tuyệt đối quyền con người
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tiếp tục chỉ ra một số điểm mà ban soạn thảo Hiến pháp cần lưu ý để có điều chỉnh cho phù hợp.
Cụ thể, Điều 71 của Hiến pháp 1992 viết
rõ: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết
định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội
quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật”.
Dự thảo chuyển Điều 71 thành Điều 22,
nhưng toàn bộ quy định được trích ở trên (nhằm hạn chế việc bắt người
tùy tiện) đã bị xóa. “Hiến pháp năm 1992 đã quy định rõ ràng như vậy mà
vẫn còn có những trường hợp bị bắt và giam giữ tùy tiện. Nếu quy định
này mà bị gạch khỏi Hiến pháp thì thì sẽ có nhiều vấn đề bất cập xảy
ra?”, GS Thuyết nói.
.
.
Việc bắt giữ phải có lệnh của TAND hoặc VKSND được đánh giá là "dấu son" trong Hiến pháp 1992. |
Dưới góc nhìn của một luật sư, ông Nguyễn Đăng Quang – Trưởng Văn phòng Luật sư Đăng Quang bày tỏ: Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đều quy định quyền con người được nhà nước bảo hộ bao gồm: quyền sống, quyền không bị tra tần đánh đập, không bị hạ nhục, không bị bắt làm nô lệ.
Tóm lại là không bị đối xử tàn bạo và được bình đẳng trước pháp luật. Đây là những quyền tuyệt đối được bảo đảm vì nó liên quan đến sự sống còn, nhân phẩm của cá nhân vì vậy trong bất cứ hoàn cảnh nào kể cả khi người bị hạn chế quyền tự do do vi phạm pháp luật thì các quyền con người vẫn được bảo đảm.
Đây là một quy định tiến bộ, văn minh, nhân đạo phù hợp với đạo đức dân tộc và các điều ước quốc tế. Với tính chất đặc biệt ấy, Điều 71 Hiến pháp 1992 có quy định: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật”.
Sửa đổi Hiến pháp 1992 cần phải phát huy điều này và quy định về các quyền này phải rõ ràng và đượckhẳng
định là có hiệu lực trực tiếp để nhà nước phải có nghĩa vụ đảm bảo cho
người dân được hưởng các quyền này trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh,
người dân có quyền dẫn chứng ngay các quy định đó trong Hiến pháp để bảo
vệ quyền của mình.
Nếu không quy định như Điều 71 của Hiến pháp 1992 thì việc bắt và giam giữ người bị tùy tiện hoặc bị lợi dụng vi phạm vào một trong những quyền của con người. Ví dụ: Khi bị bắt, bị tạm giữ, người ta có quyền im lặng chờ người trợ giúp pháp lý mà không bị đánh đập, bức cung…
Nếu không quy định như Điều 71 của Hiến pháp 1992 thì việc bắt và giam giữ người bị tùy tiện hoặc bị lợi dụng vi phạm vào một trong những quyền của con người. Ví dụ: Khi bị bắt, bị tạm giữ, người ta có quyền im lặng chờ người trợ giúp pháp lý mà không bị đánh đập, bức cung…
Luật sư Quang bày tỏ: “Những quyền cơ
bản là vậy tại sao Hiến pháp sửa đổi lại bỏ đi? Theo tôi phải phát huy
hơn nữa chứ, nhà nước phải khẳng định trong Hiến pháp trách nhiệm của
nhà nước như thế nào đối với các quyền cơ bản này. Nếu không quy định là
không tôn trọng quyền con người và không thực hiện nghĩa vụ của một
quốc gia tham gia các công ước quốc tế về quyền con người”.
.
.
Luật sư Nguyễn Đăng Quang - Ảnh: Ngọc Quang |
Ngoài ra, theo Luật sư Nguyễn Đăng
Quang, Ủy ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp nên xem lại Khoản 2 Điều
16 “Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi
ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
Điều khoản này lưu ý và cấm người dân
không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân làm phương hại đến
lợi ích quốc gia, lợi ích của người khác, nhưng lại nêu quá sơ sài và
chung chung, không chỉ rõ thế nào là hành vi lợi dụng quyền công dân,
thế nào là hành vi lợi dụng quyền con người, không chỉ rõ ranh giới đâu
là quyền con người, đâu là quyền công dân. "Khi không xác định rõ được
về hành vi thì các cơ quan thi hành luật sẽ hiểu khác nhau, dễ bị lợi
dụng hoặc áp dụng nhầm lẫn, dẫn tới oan sai", luật sư Quang cảnh báo.
Vấn đề thu giữ thư tín và sự tồn tại của người đồng tính
GS Nguyễn Minh Thuyết nêu Đoạn 2 Khoản 2
Điều 23 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp “Việc bóc, mở, kiểm soát, thu
giữ thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin
riêng tư khác do pháp luật quy định” và phân tích: Trong thuật ngữ pháp
lý Việt Nam, “pháp luật” được hiểu là tất cả các loại văn bản quy phạm
pháp luật, từ Hiến pháp, luật cho đến nghị định của Chính phủ, thông tư
của bộ ngành, nghị quyết của hội đồng nhân dân, quyết định của chủ tịch
uỷ ban nhân dân từ cấp tỉnh cho tới cấp xã.
Việc sử dụng thuật ngữ này trong dự thảo liệu có "ngụ ý" bất kỳ một cấp quản lý nào cũng có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho phép xâm phạm những bí mật riêng tư của mọi người không? Đúng ra, những trường hợp đặc biệt cho phép kiểm soát điện thoại, bóc mở thư tín phải được Quốc hội quy định bằng luật.
Việc sử dụng thuật ngữ này trong dự thảo liệu có "ngụ ý" bất kỳ một cấp quản lý nào cũng có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho phép xâm phạm những bí mật riêng tư của mọi người không? Đúng ra, những trường hợp đặc biệt cho phép kiểm soát điện thoại, bóc mở thư tín phải được Quốc hội quy định bằng luật.
“Nếu chỉ có một câu chung chung như
trong dự thảo là do pháp luật quy định thì cũng rất có thể xảy ra tình
trạng lạm quyền núp dưới vỏ bỏ danh nghĩa luật pháp”, GS Thuyết nhấn
mạnh.
Bên cạnh đó, GS Nguyễn Minh Thuyết chỉ
rõ Điều 74 của Hiến pháp 1992có quy định: “Việc khiếu nại, tố cáo phải
được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy
định”. Tuy nhiên, khi được sửa thành Điều 31 trong Dự thảo, quy định
ràng buộc về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo không còn nữa. "Chúng
ta đều thấy rằng, tình trạng khiếu nại vượt cấp, khiếu nại kéo dài đã
được các cơ quan truyền thông phản ánh rất nhiều thời gian qua. Nếu bỏ
đi quy định này thì sẽ rất bất lợi cho người dân", GS Thuyết chỉ rõ.
Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa,
Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng chỉ ra
một số quy định chưa cập nhật với tình hình thực tế trong một số lĩnh
vực. Ví dụ, Điều 27 quy định: “Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền
ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia
đình”.
.
Nguồn: GD Việt Nam.
Việc bóc, mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác do pháp luật quy định” (HP dự thảo)
Trả lờiXóaGS. Nguyễn Minh Thuyết: "Trong thuật ngữ pháp lý Việt Nam, “pháp luật” được hiểu là tất cả các loại văn bản quy phạm pháp luật, từ Hiến pháp, luật cho đến nghị định của Chính phủ, thông tư của bộ ngành, nghị quyết của hội đồng nhân dân, quyết định của chủ tịch uỷ ban nhân dân từ cấp tỉnh cho tới cấp xã.
Việc sử dụng thuật ngữ này trong dự thảo liệu có "ngụ ý" bất kỳ một cấp quản lý nào cũng có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho phép xâm phạm những bí mật riêng tư của mọi người không? Đúng ra, những trường hợp đặc biệt cho phép kiểm soát điện thoại, bóc mở thư tín phải được Quốc hội quy định bằng luật".
Những người bị bắt trong cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược ngày 21-8-2011 và đặc biệt ngày 9-12-2012 bị khám người, khám điện thoại, máy ảnh. Các bức ảnh trong máy đều bị công an xóa sạch. Chẳng có một tờ lệnh nào cho việc khám xét tài sản. Đến người bị bắt cũng chẳng có lệnh, chẳng có chứng cớ phạm tội.
Hiện HP 1992 (tốt hơn Dự thảo mới) đang hiệu lực họ còn chà đạp như thế. Vậy HP mới có phải nhằm hợp pháp hoá việc khám xét vô điều kiện?
Xem danh sách nhân sự của Ban Nội chính có 86 người là người cũ của Thủ tướng (Ban chống tham nhũng của CP). Vậy thì cũng "Bình mới rượu cũ"> bày vẽ cho tốn tiền ngân sách thôi. Chẳng ăn thua chi mô. Nói như Nguyễn Bà Thanh là "huề trớt".
Trả lờiXóaHQ nói có lý!Đúng là"BÌNH MỚI RƯỢU CŨ",vậy nên VN luôn luôn chậm tiến và ở vào top những nước nghèo nhất thế giới!
Trả lờiXóaTôi rất đồng tình với quan điểm của Gs. Nguyễn Minh Thuyết. Tôi nhận thấy trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 chứa đựng nhiều bất ổn. Điều 71 HP 1992: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật” mà còn bị công an bất chấp và chà đạp: bắt người không cần lệnh, đánh thành thương tật, thậm chí đánh chết... Vậy mà Dự thảo chuyển thành Điều 22, xóa bỏ phần này đi thì số phận người Dân sẽ thế nào đây???
Trả lờiXóaThế mới biết là dự thảo mới lại có nhiều điều "phú quý giật lùi". Thôi thà cứ để nguyên như cũ vừa đỡ tốn kém vừa có vẻ "tiến bộ" hơn. Nói như vậy bởi tôi tin là những người dự thảo họ không "gà mờ" đâu. Nhưng không hiểu sao họ lại cố làm cái điều có ý nghĩa "giật lùi" ấy! Có lẽ Đào Tiến Thi nói đúng:" Vậy HP mới có phải nhằm hợp pháp hoá việc khám xét vô điều kiện?"
Trả lờiXóaCám ơn GS Nguyễn Minh Thuyết đã chỉ ra vấn đề.