Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

BBC ĐƯA TIN XUNG QUANH BÀI BÁO CỦA PGS.TS NGUYỄN THANH TÚ

Bỏ điều 4 'đe dọa sự tồn vong dân tộc'


Cập nhật: 12:16 GMT - thứ hai, 18 tháng 2, 2013

Một nhà văn quân đội ở Việt Nam vừa cho rằng bỏ điều 4 Hiến pháp “là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc”.

Bài đăng trên trang báo của Quân đội Việt Nam hôm cuối tuần 17/2/2013 đã lên tiếng bảo vệ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền và cho rằng “khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình”.

Dù không nhắc lại cụ thể các kiến nghị đòi bỏ điều 4 của Hiến pháp 1992 về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhà văn, phó giáo sư, tiến sỹ  Nguyễn Thanh Tú cũng tin rằng “việc đòi bỏ điều 4 Hiến pháp vừa phi lý, vừa chẳng hợp tình”. 

Trung tá Tú giải thích như sau:

“Phi lý ở chỗ với vai trò lịch sử của mình không một ai có thể làm thay Đảng ta công cuộc đưa đất nước phát triển, lớn mạnh,”

“Chẳng hợp tình ở chỗ cố tình quên lịch sử, cố tình quên những hy sinh xương máu của Đảng ta, dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc...”

Ông cũng nhấn mạnh rằng việc đòi bỏ điều 4 “có thể nói đó là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc này”.

Hiện Từng giữ chức Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, ông Tú không nêu tên mà chỉ gián tiếp nói những người đòi bỏ điều 4 Hiến pháp là “cơ hội”:

“Có những kẻ cơ hội dựa vào một số sai lầm của Đảng ta để kêu gọi sửa đổi Điều 4 Hiến pháp đòi thay đổi vị trí lãnh đạo cách mạng của Đảng.”

Về phía Đảng, ông cũng nêu cảnh báo rằng “thể chế chính trị nào không được dân tin, không được dân ủng hộ lại bị thế lực nước ngoài can thiệp, o bế, nuôi dưỡng, giúp đỡ lực lượng phản động bên trong thì thể chế chính trị ấy sớm muộn sẽ bị diệt vong”.

Theo ông, giải pháp là Đảng phải tăng cường hơn nữa niềm tin của dân vào Đảng và để làm được điều đó thì “Đảng phải tự làm trong sạch mình, tự mình trau dồi bản lĩnh, trí tuệ của mình bằng cách tăng cường mối liên hệ mật thiết với dân”.

Tuy vậy, về đối nội, Trung tá nhà văn Nguyễn Thanh Tú nghiêm khắc khẳng định rằng chính quyền của Đảng phải sẵn sàng “chủ động chống lại sự can thiệp từ bên ngoài và trấn áp các phần tử đi ngược lại lợi ích dân tộc”. 
.
Mãi một niềm tin

"Phải chủ động trấn áp các phần tử đi ngược lại lợi ích dân tộc"
Trung tá Nguyễn Thanh Tú

Kết thúc bài viết, ông Tú dẫn lời Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du (Dẫu rằng vật đổi sao dời; Tử sinh phải giữ lấy lời tử sinh) để khẳng định “một bản lĩnh, một lập trường, một niềm tin” mà theo ông, đó là “bản lĩnh cộng sản”.

Trong thời gian từ đầu năm đến hết tháng 3/2013, tại Việt Nam đang diễn ra kỳ ghi nhận ý kiến người dân và các tổ chức xã hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. 

Dù có những ý kiến cho rằng đợt lấy ý kiến của dân này sẽ không đem lại kết quả gì cụ thể, nhiều cựu quan chức, trí thức vẫn nêu lên tiếng nói của họ về thể chế chính trị cần phải có để phù hợp với tình hình tại Việt Nam.

Một nhóm nhân sỹ, trí thức mà đại diện là cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đề nghị công bố bản dự thảo Hiến pháp của họ đi kèm các kiến nghị sửa đổi Hiến pháp.

Họ cũng cho rằng bản dự thảo chính quyền đưa ra có "nhiều điều vi hiến" và bất hợp lý.

Trong các xu hướng khác nhau, có các ý kiến như của ông Vũ Mão, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội đề xuất bổ sung điều 4 Hiến pháp sửa đổi để làm rõ hơn sự giám sát của dân với Đảng.

Trước đó, trong một hội thảo 'Xây dựng Đảng' ở Hà Nội, giáo sư Nguyễn Văn Huyên cũng cảnh báo rằng "Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài" hay là không.

Ngược lại, về phía tiếp tục bày tỏ lòng trung thành tuyệt đối với Đảng cũng có các cách nhìn khác nhau.

Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Ủy viên Trung ương Đảng thì bày tỏ lo ngại về nguy cơ suy thoái, “đe dọa sự tồn vong” của Đảng Cộng sản và kêu gọi không "khoanh tay đứng nhìn Đảng tan rã" như ở Liên Xô cũ.

Còn quan điểm của trung tá Nguyễn Thanh Tú trong bài mới nhất, cũng như đại tá Trần Đăng Thanh hồi cuối năm 2012 thì cho rằng cần sẵn sàng bảo vệ Đảng và thể chế chính trị bằng mọi giá.
.

10 nhận xét :

  1. Không bỏ điều 4 mới là đe dọa sự tồn vong của dân tộc !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 4000 năm văn hiếnlúc 15:09 19 tháng 2, 2013

      Xin phép bác Diện cùng mọi người cho tôi được nói 1 câu: "DÂN TỘC VIỆT NAM ĐÃ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỪ RẤT LÂU TRƯỚC KHI ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP XUẤT HIỆN CƠ MÀ."

      Xóa
    2. Bạn có thấy khẩu hiệu ghi ." Đảng cộng sản việt nam quang vinh muôn năm " không bạn ? Vấn đề muốn được muôn năm không thì phải cho điều 4 đó vào . Vì chính ông nguyễn minh triết đã thừa nhận . " bỏ điều 4 là tự sát " đó !

      Xóa
  2. Từ năm 1930 - 1988 qua các thời kỳ không có điều 4 HP thì ĐẢNG lãnh đạo người dân tin theo ĐẢNG có sai trong CCRD người dân vẫn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của ĐẢNG CỦA NHÀ NƯỚC không thấy sự đe dọa nào ảnh hưởng đến tồn vong của dân tộc mà chi có thăng lợi lớn.

    Ông Tú nhầm lẫn: "Bản lĩnh cộng sản" làm gì có từ những con người trong một XH phong kiến với ý thức hệ nông dân mạng nặng tư tưởng tư hữu. Vài năm gần đây do quản lý KT xã hội có nhiều vấn đề Nên dẫn đến " một bộ phận không nhỏ" NPT Đảng viên suy thoái rồi " một con sâu đã chết, một bầy sâu thì chết đất nước này" TTS. Bất công trong quản lý đất đai, quản lý xã hội, làm Nhân dân mất lòng tin khiếu kiện khắp nơi tạo nên làn sóng dân oan... có phải vì điều 4 HP cho nên có sự ỷ lại của một số ĐV có chức có quyền mà ĐẢNG đã bị thoái hóa như vậy.

    Giờ đây có điều kiện sửa lại HP cho phù hợp với giai đoạn Phát triển của đất nước rõ ràng cần phái tranh luận công khai dân chủ để xây dựng cho được một bản HP có lợi cho sự phát triển đất nước và cuộc sống của nhân dân. Kiến nghị của 72 vị nhân sỹ trí thức là một bản kiến nghị đầy tinh thần trách nhiệm với dân với nước. Thiết nghĩ nhà nước nên tổ chức tranh luận công khai và có thời gian để nhân dân tìm hiểu góp ý không làm gì phải vội để bản HP phải là của một nhà nước của dân do dân và vì dân.





    Trả lờiXóa
  3. Một đảng cầm quyền mà không thể đưa đất nước phát triển lớn mạnh , đưa lại đời sống ấm no và dân chủ cho nhân dân thì thử hỏi mọi người đảng đó có năng lực và còn uy tín với dân nữa không ? một đảng đã suy thoái nặng nề sau nhiều năm độc quyền mà ông cựu đứng đầu đảng LKP đã phải nói : " thực trạng suy thoái trong đảng đã nặng quá rồi như là bệnh ung thư " một đảng như thế liệu còn khả năng và phẩm chất để lãnh đạo đất nước không ? một đảng cầm quyền đã đưa nạn tham nhũng lên thành quốc nạn thành giặc nội xâm thì thử hỏi đảng đó có còn chút uy tín nào trước nhân dân nữa mà còn cố giử quyền lực .

    Trả lờiXóa
  4. Không biết ông PGS.TS Nguyễn Thanh Tú leo lên cái học hàm, học vị ấy bằng cách nào mà đưa ra thứ "ní nuận" không thể lọt tai những người am hiểu cuộc sống? Ông không hề thấy sự vận động, không hề thấy "phép biện chứng" mà ông đã được học trong nhà trường nhiều năm. Ông cho là cái gì đã đỏ cứ đỏ mãi, mặc dù trong quá trình vận động nó đã thâm xì.
    Ông này cũng không hiểu điều giản dị mà dân gian đã nói :"Hữu xạ tự nhiên hương". Nếu thơm thì đảng chả cần điều 4 vẫn thơm, dân vẫn tin, vẫn không mất quyền lãnh đạo. Một khi đã mất tín nhiệm thì cố ép cũng chả có ý nghĩa gì. Đảng với dân như đôi nam nữ trong hôn nhân. Tình yêu phải xuất phát từ trái tim, tâm đồng, ý hợp, chứ cứ gán ghép, dùng chính quyền cấp giấy đăng ký để hợp pháp hóa, nhưng một người đã không yêu thì cuộc hôn nhân trước sau cũng đổ vỡ. Đơn giản thế thôi. Ôi, giáo sư với giáo siếc, tiến sĩ tiến siếc!

    Trả lờiXóa
  5. " Xóa bỏ điều 4 HP 1992 đe dọa sự tồn vong dân tộc " . Nói như thế là nói ngược . Vì dân tộc này sinh ra Đảng CSVN chứ không phải ĐCSVN sinh ra dân tộc VN . ĐCSVN có thể tồn vong chứ dân tộc VN từ khi vua Hùng dựng nước chỉ có tồn và phát triển chứ chưa hề vong dù trải qua 1000 năm bị Tầu đô hộ , 100 trăm bị Pháp chiếm đóng . Cụ Hồ đã chẳng nói " Vua Hùng dựng Nước , Bác cháu ta cùng nhau giữ nước " . Vua Hùng dựng nước chứ có phải ĐCSVN dựng nước đâu .

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết của Nguyễn Thanh Tú chỉ đáng vứt vào sọt rác. Bài của Hoàng Xuân Phú về vai trò nhân dân trong hiến pháp có giá trị hơn nhiều. Một chân lý được khẳng định là: chính quyền phải là của dân, bởi dân, và vì dân. Vì thế hiến pháp cũng phải của dân, bởi dân, và vì dân. Hiến pháp không thể vì đảng phái hay bất cứ tổ chức chính trị nào, nghĩa là không thể khẳng định quyền lãnh đạo của Đảng CSVN. Các quyền sinh sống, đi lại,hội họp, ăn nói, thông tin,các quyền tự do báo chí, biểu tình v.v.. là những quyền đương nhiên, mặc định của người dân, thì hiến pháp phải tôn trọng và bảo vệ các quyền đó. Muốn thế hiến pháp phải hạn chế sự lạm quyền, độc quyền của những người được dân bầu ra, phải phân quyền rõ ràng, không thể có các vị vưà là bộ trưởng hay thứ trưởng lại vưà là đại biểu quốc hội, cũng như đại biểu quốc hội không thể kiêm nhiệm chánh án toà án. Sự ôm đồm quyền hành không thể chấp nhận được.
    Dân tộc Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn năm nay trước khi có đảng CSVN và nó sẽ tiếp tục tồn taị bằng ý chí sức sống của dân tộc mà chẳng cần đảng CSVN. Thực tế chứng minh đảng CSVN đã hạn chế sự phát triển sự lớn mạnh của dân tộc. Cứ nhìn các nước láng giềng không cộng sản như Singapore, Mã Lai, Thái Lan Hàn Quốc, Nhật bản thì rõ.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi thấy Philippines họ hay quá, Trung quốc muốn cướp biển đảo của họ, ở thế yếu họ đưa liền sự tranh chấp ra Liên Hiệp Quốc, toàn dân họ ủng hộ. Xin nhắc, Hiến Pháp của Philippines không có điều gì tương đương với điều 4 Hiến Pháp của ta.

    Còn ở nước ta, bây giờ dân không có cá ăn. Tôi chỉ là bà nội trợ, tôi muốn có cá cho chồng con ăn. Là người Việt Nam, tôi muốn biển đảo của đất nước phải được bảo vệ. Tôi không hiểu vì sao điều 4 Hiến Pháp theo như ông Trung tá Nguyễn Thanh Tú là quý nhất, là phải có để bảo vệ sự tồn vong của đất nước, mà bây giờ biển đâu rồi, ra chợ kiếm con cá con tôm khổ quá.

    Trả lờiXóa