Lại chuyện vãn trên đường lên Lũng Cú
Vũ Xuân Tửu
Mấy
hôm cuối năm dương lịch, vừa rồi, tôi cùng anh em dưới Hà Nội lên, đi chơi Lũng
Cú. Đoàn hơn chục người, cả người lớn và trẻ con, đi 2 xe ô-tô. Lần đầu tiên
tôi được ngồi xe Lexus, trị giá đâu những 3 tỷ đồng, sản xuất tại Mỹ. Thấy anh
giám đốc công ty bên Vinalines, trực tiếp lái xe, vốn là người chỉ quen đại
dương, nên tôi dẫn đường Mậu Duệ lên Mèo Vạc cho đỡ dốc và cũng để đỡ choáng,
lúc về mới qua Vần Chải xuống Yên Minh. Thế là, đi theo một vòng thúng, dến được
tất cả các điểm du lịch: dốc Pắc Sum, cổng trời Quản Bạ, núi Cô Tiên, đèo Mã Pì
Lèng, chợ cổ Đồng Văn, Cột cờ Lũng Cú, dinh Sà Phìn, vv…
*
Đêm
Mèo Vạc, rét 80C, trên đỉnh núi Chí Sán có tuyết.
Dân
phượt lên đông quá, từng đoàn, từng đoàn xe mô-tô Minxk, cắm cờ đỏ sao vàng,
băng băng chạy vào phố huyện, khiến các nhà nghỉ Khau Vai, Mai Đào, Hoàng Anh,
Việt Hưng và khách sạn Hoa Cương chật cứng. Cánh phượt mặc áo đỏ in sao vàng,
nom cứ như cánh thanh niên đi biểu tình ở Hà Nội, phải trải chiếu nằm càn khan
trong các phòng. Tôi tất tả chạy đi gõ cửa cả nhà khách huyện ủy và nhà khách
ủy ban nhân dân huyện cũng không còn chỗ. Cuối cùng mới ké được đoàn nghỉ rải
rác mấy nơi.
Tôi
đi vùng cao biên giới nhiều lần, nhưng lần này gặp dân phượt, rất ấn tượng.
Nghe nói, phượt phải thuê 13 đô-la/xe/ngày, hẳn là tiền túi!
Lâu
lâu mới lại thấy không khí tấp nập ở Mèo Vạc, đấy là ngày chợ tình Khau Vai,
phượt du lịch, gợi nhớ thời chiến tranh, Trung đoàn 877 hành quân từ Mậu Duệ
lên biên giới Mèo Vạc và các cô giáo hết kỳ nghỉ đông, lục tục đáp xe khách lên
cao nguyên. Các cô tập trung học tập ở huyện lỵ dăm bữa nửa tháng, rồi lại tỏa
về các điểm trường cheo leo trên núi cao. Tôi được trưởng công an huyện phân
công lên lớp, giảng về Bộ luật Hình sự 1985 cho các cô. Tôi còn nhớ lúc đó anh
Quy làm trưởng phòng giáo dục, khen: “Chỉ mỗi anh giảng là các cô trật tự nghe
thôi”. Tôi sướng nở từng khúc ruột. Về sau, tôi cũng được giảng về Bộ luật Dân
sự cho cán bộ cơ quan Công an tỉnh Tuyên Quang nữa. Tôi nhớ, khi lấy ví dụ minh
họa về một chi tiết, làm cho cả hội trường xôn xao rằng, Liên Xô sụp đổ, các
trụ sở đảng cộng sản bị tịch thu, vì không đăng ký tài sản. Ta thấy vậy, xin ý
kiến ông Đỗ Mười về chuyện đăng ký tài sản của đảng, và được đồng ý…
Đêm,
tôi rủ mấy anh em trong đoàn du lịch xuống trụ sở công an huyện chơi. Tôi cảm
thấy nhớ đơn vị cũ quá, chả gì cũng gắn bó một thời chiến tranh gian khó. Công
an huyện bây giờ khang trang, nhà xây mấy tầng, công trình phụ khép kín. Chẳng
bù cho chúng tôi thời xưa, mấy anh em ngủ chung một giường. Chỉ được cái nước
là thoải mái. Công an huyện có cái bể nước to, dân bản xung quanh đến tắm giặt
thùm thũm cả ngày. Cạnh bể có cái nhà tắm nhỏ như cái chòi gác, xung quanh che
bằng cót. Cánh đàn ông hay rút cót hút thuốc lào, nên nhà tắm trống huơ trống
hoác, khiến mấy cô cấp dưỡng mỗi khi tắm là phải che chắn ni-lon. Cứ nghe tiếng
rút cót lại kêu oai oái, rất buồn cười. Vùng cao giá rét, uống rượu ngô, rồi
hút thuốc lào mới thấy ngọt giọng làm sao. Mỗi bao thuốc lào An Thái, Thống Nhất
50 gam, mà chỉ nhoáng một cái là hết tiệt. Bây giờ, cánh đàn ông hút thuốc lào
bằng bật lửa ga và ống nước dẫn vào tận nhà tắm từng gia đình.
Tấm
bia ghi số liệu tuyến đường Hạnh Phúc, nay là quốc lộ 4C nối thành phố Hà Giang
với thị trấn Mèo Vạc, trăm rưởi cây số; trước kia nằm chỏng chơ ở đầu chợ, trẻ
con leo trèo nhẵn thín, nay được dựng trang trọng ở cạnh sân vận động và tô trắng
lại nét chữ chìm, dễ đọc hơn: thời gian thi công 6 năm (1959-1965), chi phí
5.549.201 đồng. Năm triệu rưỡi mà làm được hơn trăm cây số đường ô-tô hiểm trở,
tiền đồng lúc đó giá trị như đô-la!
Cột
cờ Lũng Cú mở cửa tầng tháp, cho dân vào bên trong và trèo cầu thang xoáy lên
đỉnh cột. Lá cờ 54 mét vuông rủ xuống, cánh phượt quỳ gối hôn cờ, khiến lòng
tôi rưng rưng. Ai bảo thanh niên vô cảm, thờ ơ với tổ quốc là phải tội với trời
đất.
*
Tôi
gọi điện cho nhà văn Đỗ Bích Thúy, (tác giả truyện Tiếng kèn môi bên bờ rào đá,
được chuyển thể thành phim Chuyện của Pao), bối cảnh dựng ở đâu? ĐBT bảo, Sủng
Là.
Đoàn
du lịch dừng lại ở Sủng Là.
Nhớ
lại, nơi cách đây 30 năm, chúng tôi từng công tác ở đây khá lâu, không biết bao
nhiêu lần đi bộ qua dốc Phố Cáo này, tưởng đến đứt hơi; lúc vào Phố Cáo, lúc
lên Lũng Táo, lúc ở Sủng Là. Hệ thống mốc giới Pháp- Thanh, theo Công ước 1887
và 1895, thì Phố Cáo có mốc số 11 và Sủng Là mốc 13, Sà Phìn 14, Lũng Táo 15,
Ma Lé 16, Lũng Cú 17, thuộc xã Đồng Văn, tỉnh Hà Tuyên (cũ), đều giáp công xã
Tùng Cản, huyện Ma Ly Phố, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Trực tiếp bảo vệ biên
giới là nhiệm vụ của bộ đội, biên phòng, còn công an giữ an ninh. Phố Cáo lúc
đó có tay xã đội trưởng tên là Th.S.Ch, công tác rất năng động, thông minh, nói
năng kín kẽ đủ điều. Chúng tôi bảo nhau, tay này phải mà cán bộ huyện mới xứng.
Thế mà không ngờ, nó làm gián điệp cho Trung Quốc tự lúc nào. Ở Phố Cáo chỉ có
1 đường mòn qua biên, được bảo vệ chặt chẽ, thế mà khai thác mới biết, nó đã nhiều
lần lén lút vượt biên sang báo cáo tin tức cho bí thư công xã Tùng Cản. (Bí thư
công xã trực tiếp chỉ đạo công tác an ninh, tình báo ở giáp biên).
Cổng nhà Mua Pháy Tủa, ở xóm Lũng Cẩm Trên, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang.
Bối cảnh phim Chuyện của Pao.
Đoàn
du lịch hỏi bọn trẻ con, biết bối cảnh quay phim ngay ở xóm Lũng Cẩm Trên, tại nhà
Mua Pháy Tủa. Tất cả kéo vào chụp ảnh tíu ta tíu tít. Ngước nhìn núi Pù Chù
Lủng cao vời vợi, lòng bồi hồi nhớ mấy câu thơ viết thở xưa:
Sủng là có
núi Pù Chù Lủng
Cao hơn mây,
thấp dưới sao trời…
Bây
giờ, tìm lại, chả thấy bản thảo đâu nữa.
Bỗng
nghe nhà văn Lê Văn Thảo gọi điện di động, phàn nàn về chuyện cô em gái ở Sài
Gòn, vừa qua tham gia biểu tình, chống Trung Quốc xâm phạm biển đảo, bị hành dữ
quá, có người canh cửa, không cho ra khỏi nhà, đi ăn sáng cũng không được, làm
sao đây? Tôi bảo, ngăn chặn như thế khác nào khủng bố tinh thần, như thế là sai
luật, phải trình báo chính quyền can thiệp.
*
Cách
đây 3 tháng, tôi viết bài Chuyện vãn trên đường lên Lũng Cú. Đấy là viết về
chuyến đi cùng nhà văn Lê Văn Thảo, gửi đăng trên Tễu- blog). Đáng lẽ, tháng vừa
rồi, tôi lại được tháp tùng ông đi Hoàng Su Phì, xem ruộng bậc thang, nhưng vì
xe ô-tô bị trục trặc ở Đoan Hùng, nên lỡ, ông phải quay về Hà Nội cho kịp dự lễ
kỷ niệm 55 năm thành lập HNV VN. Tôi định sẽ kể cho ông nghe về con quạ của
Nguyễn Hữu Đang. Chả là, nghe nói, cái hồi ông NHĐ bị giam ở trại Quyết Tiến,
thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, từ năm 1964 đến 1975; (trước đây, nói 15
năm ở Hà Giang là không đúng, đề nghị ai có tư liệu, trao đổi lại xem sao?). Có
thể hiểu, ông NHĐ phải lên đó, từ khi xảy ra cuộc chiến tranh bằng không quân
của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, cho đến ngày giải phóng miền Nam. Vì đó, gần biên giới Việt-
Trung, nên an toàn chăng?
Sông Nho Quế, dưới chân đèo Mã Pì Lèng
Nghe
kể, ông NHĐ ở trại rất hiền, không có biểu hiện chống đối như mấy ông linh mục,
nên giám thị cho ông xuống bếp giúp việc nhặt rau, thái bí và cũng cải thiện
đôi chút về đời sống, chuyện giàu nhà kho, no nhà bếp mà lại. Ông không giao
thiệp với bạn tù, không kêu ca phàn nàn điều gì, chỉ quanh quẩn với con quạ.
Ông nuôi một con quạ, không biết để làm gì, nhưng có vẻ quyến luyến lắm. Nói
đến quạ, chợt nhớ câu thơ cổ: “Trăng tà chiếc quạ kêu sương”…
*
Lúc trở
về Quản Bạ, thấy Tiến Sĩ Nguyễn Lê Huy, Trưởng
ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, đang chỉ huy
nhân viên căng khẩu hiệu, biểu ngữ, để chuẩn bị hôm sau, tổ chức đón các vị
khách du kịch đầu tiên của năm mới. Áy chà chà, long trọng quá, khách hàng là
thượng đế thật rồi. Về đến Hà Giang đã chập tối, sân vận động thành phố treo
đèn kết hoa chuẩn bị đêm văn nghệ chào đón giao thừa dương lịch.
Chúng
tôi vào hiệu cà-phê 83, trên đường Nguyễn Trãi, thấy có rất nhiều sách. Chủ
quán là cựu giám đốc thư viện tỉnh, nghỉ hưu. Qua Hà Giang ngày ấy, mỗi khi
dừng lại, chờ mua vé xe khách đi vùng cao, chúng tôi lại vào thư viện tỉnh, bên
cầu Yên Biên đọc sách, rồi quen vợ chồng anh Mãi, chị Nguyệt là thủ thư. Bây
giờ, anh chị đã chuyển về ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội). Anh chị có 2 đứa con gái
sinh đôi, gọi là Minh chị, Minh em xinh như búp- bê.
Vừa
uống ca-phê, tôi vừa tranh thủ tra lại từ “Chuyên nghiệp” trong cuốn từ điển
của Vietlex, Nxb Đà Nẵng, 2009. Vì từ điển Tiếng Việt của tôi cũng do nxb này,
2000, từ CN chỉ có 2 ý là nghề nghiệp
chuyên môn và chuyên về 1
nghề, phân việt với nghiệp dư, mà thiếu hẳn ý thứ 3 mới bổ sung là có tính chất chuyên môn hóa cao đáp ứng
yêu cầu chất lượng. Đây mới là ý quan trọng. Còn nhớ, năm 2008, Hội Nhà
văn Việt Nam tổ chức hội thảo, tại thành phố Ninh Bình, về vấn đề nâng cao tính
chuyên nghiệp trong sáng tác văn học. Tôi xin đăng ký tham luận, nêu đúng tinh
thần chuyên nghiệp như ý thứ 3 kia, nhưng nhịn suông, còn bản tham luận khác
được chỉ định, phát biểu theo kiểu ý thứ 2, lại được thù lao 300.000đ. Lạ thế,
nhưng không phải cứ trả tiền là thành lẽ phải được đâu. Chợt nhớ câu: “Đồng
tiền như phấn thổ”/đồng tiền như bụi đất. (xem Một số suy nghĩ về vấn đề: “Nâng
cao tính chuyên nghiệp của văn học”/Trannhuong.com).
*
Nếu
tôi nhớ không nhầm, mùng một đầu năm dương này, ngày Luật Biển Việt Nam bắt đầu
có hiệu lực và cũng là ngày Trung Quốc sẽ xử phạt tàu thuyền qua vùng biển
Hoàng Sa…
Anh
em phượt đâu rồi? Xin kính chào và chúc năm mới khí thế mới nhé!
Thành phố
Tuyên Quang, 1/1/2013
V.X.T
Miềng không có điều kiên phượt nhưng đọc của Vũ Xuân Tửu thấy xúc động quá ,đất nước mình đẹp quà và cũng lớn đần đấy chứ 30 năm trước ông phải đi bộ còn hôm nay ngồi xe lexus ,thấy dân phượt hôn cờ tổ quốc trên đỉnh Lũng cú .người tốt nhân lên tham nhũng ,cơ hội ,không dung thứ ,ứng xử trí tuệ với địch với ta thì đất nước mình đẹp và mạnh nhiều trong thế giới hòa bình không thua gì nước khác
Trả lờiXóaNghe nhà văn Vũ Xuân Tửu chuyện vãn trên đường lên Lũng Cú đầu năm 2013 , người Nam Bộ thấy mà thèm . Chắc chả bao giờ có cơ hội thăm nơi biên ải xa xôi. Được đọc, được xem qua hình ảnh cũng thú vị rồi .
Trả lờiXóaNói chuyện nghiện thuốc lào của người Bắc, tôi kể hầu quí vị một chuyện vui. Số là tôi có một vị thầy tên Hoàng, năm 1950 được gửi đi du học trời Tây . Năm đó thì từ VN qua Tây chỉ có bằng tầu thủy lênh đênh trên biển hàng tháng trời , từ Bắc Bộ thì khởi hành ở cảng Hải Phòng bằng tầu cận duyên đâu có êm ả gì , cập bến Saigon cũng hết cả tuần lễ. Từ Saigon lấy vé tầu Tây đi Mac-xây . Du học sinh mà làm gì có nhiều tiền , nên phải lấy vé hạng thường chả được ở cabin. Vị này ngoài đồ dùng cá nhân , hành lí còn phải mang theo 30kg thuốc lào, vì các bạn đi trước ở trời Tây chỉ có nhớ thuốc lào hơn nhớ cha nhớ mẹ.
Lúc đo chưa có bịch nhựa , chỉ gói chung với áo quần. Không may hành lí của Hoàng bị thấm nước . Mùi thuốc lào ướt thì khó chịu lắm . Vậy mà cậu Hoàng cũng tha nó được lên bờ, qua quan thuế Mac xây. Tây nó cũng biết khách VN quí thuốc lào , nên cho qua. Cậu Hoàng bắt xe lửa đi từ Mac xây lên Lyon , rồi bắt tiếp tầu đi Paris . Cũng chưa tới nơi, vì đích đến của câu là Roma .
Tới được bến bờ rồi thì khỏi nói . Khói um cả một kí túc xá, đến nổi BGĐ phải báo động !
Hì hì, giá mà nước nhà bình yên thịnh vượng sớm sớm, em "còn gân", em về VN kiếm cái xe Huê Kỳ ngon ngon chở bác Tễu và quí khách hiên trà này đi phượt một chuyến lên Lũng Cú! Bác CD Nam Bộ đi với em hông? Bên chỗ em cũng đồi núi chập chùng, cũng lạnh và mùa Đông cũng có tuyết, em chạy xe đường đèo đường dốc cũng quen tay lái rùi. Nhưng phải nhanh nhanh tí, chứ quá 5 năm nữa thì chắc em chẳng còn sức mà làm bác tài.
XóaThôi thì bây giờ đành ké bác Vũ Xuân Tửu mà đi thăm biên ải "hàm thụ" vậy. Nước non mình đẹp quá! Bao giờ được thảnh thơi chung tay xây dựng quê hương, sao cho nước mình giàu mạnh, dân mình hạnh phúc, các bác nhỉ?