Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

TRUNG QUỐC: HÀNG VẠN NGƯỜI BIỂU TÌNH Ở TRÙNG KHÁNH

Biểu tình lớn ở Trùng Khánh 
Chủ Nhật, 15/04/2012, 06:06 (GMT+7)  
TT - Hàng chục ngàn người dân trong khu khai thác phát triển kỹ thuật và kinh tế Vạn Thịnh, phía tây nam Trùng Khánh (Trung Quốc) đã xuống đường biểu tình trong hai ngày 10 và 11-4.

Hàng chục ngàn người dân Vạn Thịnh biểu tình phản đối sáp nhập ranh giới hành chính
 sáng 10-4 -Ảnh: weibo.com

Trung tâm thông tin Internet Trung Quốc, trang cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc (china.org.cn) dẫn nguồn Tân Hoa xã cho biết cuộc biểu tình đã nhen nhóm từ ngày 10-4 và trở thành đại quy mô trong ngày 11-4 khi có hơn 10.000 người dân khu Vạn Thịnh cùng đổ ra phong tỏa mọi lối ra của các đường cao tốc, ném đá vào nhân viên công quyền, đập phá 12 xe cảnh sát và đốt rụi bốn xe khác. Người dân Vạn Thịnh giăng biểu ngữ “Chúng tôi cần cơm ăn, hãy trả Vạn Thịnh cho chúng tôi”...

Một quan chức địa phương giấu tên cho biết quyết định sáp nhập khu Vạn Thịnh vào huyện Kỳ Giang do Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn hồi tháng 10-2011 đã khiến chế độ bảo hiểm y tế và lương hưu của người dân bị giảm nhiều.

Đã có đụng độ xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát làm nhiều người bị thương, song con số không được công bố cụ thể. Có nguồn tin cho rằng hơn 50 người đã được đưa đến bệnh viện do bị thương nặng.

Chỉ đến khi Chủ tịch Trùng Khánh Hoàng Kỳ Phàm xuất hiện và đưa ra cam kết chính quyền Trùng Khánh sẽ thực hiện “tám chính sách phúc lợi mới”, dành ưu đãi cho người dân Vạn Thịnh trước đây, trật tự mới được vãn hồi.

Theo china.org.cn, các quan chức Ủy ban nhân dân Trùng Khánh cho rằng cuộc biểu tình chỉ liên quan đến những lợi ích kinh tế của người dân, chứ không dính dáng gì đến vụ cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hi Lai và phó chủ tịch Vương Lập Quân.

MỸ LOAN
Nguồn: Tuổi Trẻ.
Đọc tiếp...

TS. NGUYỄN HỒNG KIÊN: FESTIVAL HUẾ - LÀM VĂN HÓA HAY LÀM TIỀN?

Festival Huế: Làm văn hóa hay làm tiền?

TS Nguyễn Hồng Kiên

Nhà cháu tình cờ đọc bài “Một sự kiện văn hóa đặc trưng Việt Nam” trên báo QĐND điện tử.

“Một sự kiện văn hóa đặc trưng Việt Nam” MÀ “Ghi nhận đầu tiên của Festival Huế 2012 là sự hội tụ của các đoàn nghệ thuật đại diện 5 châu lục với 28 quốc gia, 40 đoàn nghệ thuật và nhóm nghệ sĩ.” ???.

Từ mấy hôm trước, nhà cháu bỗng thấy cần đặt lại vấn đề về Định hướng- Chủ trương của cái gọi là Festival Huế.

Thôi thì để “quốc tế hóa”, đành chấp nhận thói ‘sính’ ngoại ngữ’ 1 tí vậy. Nhưng nếu DỊCH RA TIẾNG VIỆT thì rõ là LỄ HỘI HUẾ.

Vậy CỐT LÕI của Lễ hội Huế là cái gì? Để tôn vinh, quảng bá cái gì đây?

Nhà cháu rất tán đồng điều bác nhà văn Ngô Minh nói với RFI: “Trong bối cảnh hiện nay, khi mà cái rường mối ràng buộc con người trong xã hội nông nghiệp xưa ngày càng mai một, và khi mà chế độ quân chủ không còn nữa, vua không còn nữa, thì mình tổ chức cái lễ này như thế nào?”.

Đọc tiếp...

RFI: VĂN NGHỆ SĨ TRÍ THỨC XỨ HUẾ NÓI VỀ FESTIVAL HUẾ 2012

Huế: Festival 2012, một vài ghi nhận
Trọng Thành (RFI)
Nhóm nhạc Jazz Colombo Box trình diễn tại Huế (DR)
Festival diễn ra trong tuần lễ từ ngày 08/04 đến 14/04/2012 tại thành phố Huế là một chuỗi các hoạt động văn hóa, được tổ chức hai năm một lần, với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế và trong nước. Tham gia vào Festival năm nay có hơn 30 đoàn nghệ thuật, từ gần 30 quốc gia.

Festival cũng là dịp Huế trở nên hấp dẫn hơn với các khách du khách. Sự xuất hiện dồn dập của các hoạt động nghệ thuật trong một thời gian ngắn có thể mang lại một cơ hội thưởng thức văn hóa hay kinh doanh đối với nhiều người, nhưng cũng có thể cản trở sinh hoạt thường nhật, làm nổi lên những tương phản giầu - nghèo, bất công xã hội ... đối với nhiều người khác. Quan điểm của người Huế về Festival Huế là hết sức đa dạng.

Trong tạp chí của RFI ngày hôm nay, chúng tôi hy vọng có thể chuyển tới quý vị một chút không khí của ngày hội qua tiếng nói của một số nhà văn hóa Huế, và một số nhận xét chung về lễ tế Nam Giao, về Festival Huế, để góp phần soi tỏ các hiện tượng đang là chủ đề tranh luận.

Các khách mời của RFI là các nhà văn Ngô Minh, Bửu Ý, Trần Thùy Mai, các nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Xuân Hoa, các nhà giáo Hà Văn Thịnh, Thái Kim Lan, Nguyễn Văn Bình.

Đọc tiếp...